Tội môi giới hối lộ bị xử phạt thế nào theo quy định 2022

Tội môi giới hối lộ vẫn đang là một trong những vấn nạn đáng được quan tâm và lên án trong xã hội ngày nay khi mà việc hối lộ đang diễn ra một cách ngang nhiên và thường xuyên hơn. Qua từng năm thì pháp luật Việt Nam đã có những quy định mới để khắc phục tình trạng này. Vậy trong bài viết sau đây, Tổng đài pháp luật sẽ làm sáng tỏ về tội danh này. Nếu có vấn đề cần giải đáp, các bạn hãy liên hệ tới 1900.6174 để được hỗ trợ tư vấn.

tội môi giới hối lộ

Hối lộ là gì?

Hối lộ có nghĩa là sự mua bán quyền lực, là một hành vi vi phạm pháp luật và đạo đức, nhất là đối với người nhận hối lộ. Người được nhận hối lộ chắc hẳn phải là người nắm giữ quyền cao chức trọng và đã bán quyền lực đó để thu lợi bất chính cho bản thân mình.

Hối lộ thực chất là hành vi trao đổi lợi ích giữa hai bên giao xảy ra giao dịch. Dựa trên lý thuyết thì hành vi trao đổi đều phát triển mục đích là cùng mang lại lợi ích cho cả 2 bên, nếu quan hệ đó tạo ra lợi ích càng lớn thì mức độ tương tác sẽ diễn ra càng cao hơn. Và trong tương lai, hành động này sẽ được lặp lại như một thói quen, có hệ thống và đã hình thành lên khuôn mẫu của xã hội, của một trào lưu.
hành vi hối lộ được thực hiện dựa trên hợp tác và trao đổi. Quá trình diễn ra trao đổi sẽ dựa trên đàm phán và thỏa thuận dựa trên lợi ích chung và vì quyền lợi cá nhân từ hai phía. Nhưng dưới sự tác động đa chiều và qua lại của các mạng lưới xã hội thì hành vi đó không còn đơn giản là hành động thương lượng mà nó đã bị điều chỉnh và biến thể hoặc tiềm ẩn đi hành động trao đổi như này. Hay còn có trường hợp tặng quà tết vì với mục đích hối lộ.

Môi giới hối lộ là gì?

Môi giới hối lộ được hiểu là hành vi làm trung gian giữa người nhận hối lộ và người đưa hối lộ theo yêu cầu của một trong hai bên hoặc của cả 2 bên. Hành vi môi giới hối lộ sẽ tạo điều kiện cho sự thỏa thuận diễn ra suôn sẻ hơn.

Thông thường, môi giới hối lộ sẽ được biểu hiện qua các hành vi sau:

Giới thiệu hai bên đưa hối lộ và nhận hối lộ

Thúc đẩy và tạo điều kiện để hai bên nhận hối lộ xúc với nhau

Người môi giới có thể gặp người nhận hối lộ để truyền đạt lại thông tin từ người hối lộ hoặc ngược lại. Việc này có thể diễn ra một hoặc nhiều lần.

Thu xếp thời gian để người đưa và người nhận hối lộ gặp nhau. Đôi khi, người môi giới hối lộ sẽ có nhiệm vụ làm nhân chứng để chứng kiến tham gia vào các giao dịch hối lộ.

Tuy nhiên, môi giới hối lộ sẽ là một trong những hành vi gây nguy hiểm cho cả xã hội, có thể xâm phạm vào các hoạt động của cơ quan, tổ chức. Vì thế, môi giới hối lộ sẽ được coi là tội phạm quy định tại Bộ luật hình sự Việt nam

>>> Đặt câu hỏi cho Luật sư tư vấn tội môi giới hối lộ: Tại đây!

Quy định của pháp luật về tội môi giới hối lộ

Anh Vinh (Hà Nội) có câu hỏi về tội môi giới hối lộ như sau:
Thưa luật sư, tôi có gặp trường hợp như thế này, không biết từ bao giờ mà công ty tôi lại xuất hiện những thành phần như vậy để nhận được sự ưu ái của sếp. Cứ mỗi dịp quan trọng thì một vài nhân viên cấp dưới lại thuê những ông thân cận với sếp để sắp xếp cho những buổi ăn chơi, tiền ra tiền vào, phong bì đầy túi rồi nhận được sự quý mến của sếp rồi cho lên chức cao hơn. Vậy luật sư cho tôi hỏi thì người đứng giữa sếp và các nhân viên có được quy ra tội gì không và tội danh đó được quy định như thế nào ạ?

>> Tư vấn môi giới bao nhiêu tiền thì bị đi tù: Gọi 1900.6174

Trả lời

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho Tổng đài pháp luật. Với tội danh mà bạn nêu trong trường hợp trên thì chúng tôi xét người làm sợi dây kết nối giữa sếp và nhân viên vào tội danh môi giới hối lộ.
Tội môi giới hối lộ  được quy định như thế nào theo bộ Luật hình sự hiện hành? Thì căn cứ theo Điều 365 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội môi giới hối lộ như sau:

1. Người nào môi giới hối lộ mà của hối lộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

b) Lợi ích phi vật chất.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;

c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

d) Biết của hối lộ là tài sản của Nhà nước;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

e) Phạm tội 02 lần trở lên;

g) Của hối lộ trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng

3. Phạm tội thuộc trường hợp của hối lộ trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

4. Phạm tội thuộc trường hợp của hối lộ trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.

6. Người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

7. Người nào môi giới hối lộ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định tại Điều này.”

Theo bộ luật bổ sung thì hình phạt đối với Tội môi giới hối lộ bổ sung hình phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng, bên cạnh đó, cải tạo không giam giữ đến 3 năm là hình phạt chính và sẽ giảm mức phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm còn 6 tháng đến 3 năm, giảm mức phạt tù từ 3 năm đến 10 năm xuống còn 2 năm đến 7 năm, giảm mức phạt tù từ 8 năm đến 15 năm xuống còn 5 năm đến 10 năm, giảm mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm xuống còn 8 năm đến 15 năm.

Và để có thể đảm bảo được tính phù hợp với nền kinh tế và xã hội, phù hợp với yêu cầu đấu tranh và phòng chống tội phạm tham nhũng trong thời đại mới thì bộ luật đã có sự điều chỉnh về mức tiền và tài sản của hối lộ từ 2 triệu đồng đến dưới 10 triệu đồng thành từ 2 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng, từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng thành từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng, từ 50 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng thành 500 triệu đồng đến dưới 1 tỉ đồng, từ 300 triệu đồng trở lên thành 1 tỉ đồng trở lên.

Bên cạnh đó, bộ luật có bổ sung thêm lợi ích phi vật chất, đối với lợi ích này sẽ khó lượng hóa được nên điều luật này chỉ được quy định ở khoản 1.

Bộ luật bổ sung có thêm các tình tiết định khung tăng năng như phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ và quyền hạn

Có sự thay đổi mức phạt tiền từ 1 đến 5 lần giá trị của hối lộ sẽ bằng mức phạt từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng

Trên đây là tất cả những quy định của pháp luật về Tội môi giới hối lộ mà bạn có thể tham khảo. Mọi thắc mắc xin vui lòng gọi điện cho chúng tôi theo đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn cụ thể từng vấn đề mà bạn đang gặp phải.

>>> Xem thêm: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý như thế nào?

Các dấu hiệu của tội môi giới hối lộ

Chị Oanh (Hải Dương) có câu hỏi về tội môi giới hối lộ như sau:
Thưa luật sư, bên cạnh nhà tôi có 1 bác hàng xóm làm trong Ủy ban nhân dân xã, đợt này có bọn về mua đất của dân làng để làm khu công nghiệp nhưng người dân không đồng ý. Có nhiều hôm bọn họ đã thuê hai người đến nhà bác ý để đưa quà và tiền để nhắn người dân bán đất cho họ. Nếu mà 2 người đó bị báo lên cơ quan có thẩm quyền thì có được quy vào tội môi giới hối lộ không luật sư, tội này có những dấu hiệu nào để nhận biết ạ?

>> Luật sư chuyên bào chữa cho thân chủ vi phạm tội hình sự: Gọi 1900.6174

Trả lời

Với trường hợp của bạn vừa nêu trên và căn cứ theo quy định của pháp luật thì hai người đó đã bị quy vào Tội môi giới hối lộ Cụ thể các dấu hiệu nhận biết sẽ như sau:

– Các dấu hiệu của chủ thể tội phạm

Chủ thể phạm tội không phải là chủ thể đặc biệt, người phạm tội sẽ không nhất thiết là người có quyền cao chức trọng và cũng không lợi dụng chức vụ để phạm tội.

Dù là người có chức vụ và quyền hạn hay không thì họ sẽ trở thành chủ thể của tội phạm này nếu thuộc các trường hợp sau:
Người có đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội môi giới hối lộ nếu vi phạm quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 290 Bộ luật hình sự 2015 vì những tội danh này là tội hết hết sức nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng

Theo quy định tại khoản 1 điều 290 Bộ luật hình sự thì Đối với người dưới 16 tuổi sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự mà chỉ những người đủ 16 tuổi trở lên mới phải chịu về tội này. Theo quy định tại điều 12 Bộ luật hình sự có quy định người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Còn đối với tội được quy định tại khoản 1 của điều luật thì chỉ được xếp vào tội phạm nghiêm trọng

Nếu giá trị của hối lộ dưới 500.000 đồng thì nếu trong trường hợp người phạm tội vi phạm nhiều thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, nếu có các hành vi phạm tội bị xử phạt hành chính hoặc kỷ luật mà chưa hết thời hạn thì được coi là xóa kỷ luật hoặc không coi là đã bị xâm phạm hành chính.

– Các dấu hiệu khách thể của tội phạm

Khách thể của Tội môi giới hối lộ là các hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức đã làm cho cơ quan, tổ chức bị suy yếu haowjc mất niềm tin, lòng tin của nhân dân vào chế độ, khiến cho các cán bộ công chức tại các cơ quan đó bị tha hóa và biến chất.

tội môi giới hối lộ

– Các dấu hiệu về mặt khách quan tội phạm

• Đối với hành vi khách quan

Người phạm tội sẽ chỉ có hành vi khách quan duy nhất là làm môi giới giữa người đưa và nhận hối lộ.

Người có hành vi môi giới hối lộ sẽ có thể gặp những người nhận hối lộ để gợi ý thăm dò và đánh giá, đưa ra những yêu cầu, sắp xếp thời gian và địa điểm cho 2 bên hối lộ

Người có hành vi môi giới hối lộ sẽ có thể xuất hiện trong cuộc tiếp xúc giữa hai bên đưa và nhận hối lộ để trở thành nhân chứng về việc này.

• Hậu quả

Nếu hối lộ tài sản chưa đến 500.000 đồng thì hậu quả lại là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm nhưng phải là hậu quả nghiêm trọng

Trong đó hậu quả nghiêm trọng là do hành vi làm môi giới hối lộ gây ra những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của cơ quan và tổ chức.

– Các dấu hiệu chủ quan của Tội môi giới hối lộ

Tội môi giới hối lộ  thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc không mong muốn nhưng có ý thức bỏ mặc cho sự việc hối lộ xảy ra.

Người làm môi giới hối lộ sẽ có nhiều động cơ khác nhau, có thể là vì tình cảm, vì vụ lợi, động cơ cá nhân,… Tuy nhiên, các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ cần phải xác định động cơ để làm căn cứ để quyết định hình phạt đôi với người phạm tội.

Trên đây là những quy định của pháp luật về dấu hiệu cấu thành lên Tội môi giới hối lộ . Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào cần được giải đáp, hãy nhanh chóng liên hệ 1900.6174 để được các luật sư tại Tổng đài pháp luật hỗ trợ giải đáp.

>>> Đặt lịch hẹn với luật sư tư vấn tội môi giới hối lộ: Tại đây!

Mức phạt đối với tội môi giới hối lộ

Chị Linh (TPHCM) có câu hỏi như sau:
Thưa luật sư, tôi có chứng kiến được sự việc các cán bộ tại ủy ban cấp xã nơi tôi ở thường xuyên gửi tiền cho bên trung gian để đến tay các cán bộ cấp huyện để nhanh chóng được thăng chức, theo như tôi được biết là mỗi lần gửi phải lên đến 100 triệu đồng. Nếu việc này bị lan ra ngoài thì bên trung gian đó có bị xử phạt không và cụ thể sẽ bị xử với mức phạt như thế nào ạ?

>> Trả tiền môi giới hối lộ sau có bị phạt tiếp không: Gọi 1900.6174

Trả lời

Căn cứ theo Điều 365 Bộ luật hình sự 2015 quy định về mức xử phạt đối với Tội môi giới hối lộ như sau:

– Phạt tiền từ 20 triệu đến dưới 200 triệu hoặc phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm nếu có hành vi sau đây:

Tiền, tài sản hoặc các lợi ích vật chất khác có giá trị từ 2 đến dưới 100 triệu đồng

Lợi ích phi vật chất

– Phạt tù từ 2 năm đến 7 năm nếu phạm tội vào các trường hợp:

Phạm tội có tổ chức

Phạm tội chuyên nghiệp

Dùng mưu kế xảo quyệt

Biết rằng của hối lộ là tài sản của nhà nước

Lợi dụng chức vụ và quyền hạn

Phạm tội 2 lần trở lên

Của hối lộ có trị giá từ 100 triệu đến dưới 500 triệu đồng

– Phạt tù từ 5 đến 10 năm nếu giá trị của hối lộ là từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ đồng

– Phạt tù từ 8 đến 15 năm tù nếu giá trị hối lộ trên 1 tỷ đồng

Bên cạnh đó, người phạm tội còn bị áp dụng mức hình phạt bổ sung là bị phạt tiền từ 20 đến 200 triệu đồng. Nếu trong trường hợp người môi giới hối lộ mà chủ động khai bảo với cơ quan chức năng khi bị phát giác thì sẽ bị miễn trách nhiệm hình sự.

Như vậy đối với trường hợp bạn nêu trên thì bên trung gian hay được gọi là bên môi giới có hành vi thường xuyên môi giới hối lộ với giá trị tài sản lên đến 100 triệu đồng thì sẽ bị chịu trách nhiệm hình sự là chịu phạt tù từ 2 năm đến 7 năm tù giam. Bên cạnh đó thì người phạm tội có thể bị xử phạt thêm hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 20 đến 200 triệu đồng.

Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung tư vấn trên, xin vui lòng gọi điện đến số điện thoại 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ tư vấn.

tội môi giới hối lộ

Trường hợp được xem là không có tội, miễn trách nhiệm hình sự

Anh Việt (Hà Nam) có nội dung câu hỏi như sau:
Thưa luật sư, hiện tại tôi đang làm trợ lý cho giám đốc công ty thiết bị công nghệ tại Việt Nam, gần đây tôi có người bạn được các nhân viên trong công ty nhờ một việc là làm môi giới với giám đốc để có thể được gặp gỡ với giám đốc và làm một số việc. Nhưng khi vào làm nhân chứng thì bạn tôi mới nhận ra đó là buổi hối lộ, tổng giá trị lên đến 500 triệu đồng cùng với đó là nhiều phần quà giá trị khác. Giờ bạn tôi đang rất lo sợ, liệu rằng trường hợp đó có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không. Vậy luật sư cho tôi hỏi những trường hợp nào được xem là có tội và được miễn trách nhiệm hình sự ạ?

>> Tư vấn cách định mức án tù trong các vụ án hình sự: Gọi 1900.6174

Trả lời

Theo quy định của pháp luật, các trường hợp sẽ được xem là không có tội và được miễn trách nhiệm hình sự như sau:

– Tội đưa hối lộ

Người bị ép phải đưa hối lộ mà chủ động khai báo khi bị phát giác thì sẽ được coi là không có tội và được phép trả lại toàn bộ tài sản đã dùng để đưa hối lộ

Người đưa hối lộ tuy không có sự ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì sẽ có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được phép trả lại toàn bộ hoặc một phần tài sản dùng hối lộ

– Tội môi giới hối lộ

Người môi giới hối lộ mà chủ động tìm đến cơ quan chức năng để khai báo trước khi bị phát giác thì có thể được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về các trường hợp được xem là không có tội và được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối với trường hợp của bạn thì bạn đó cần đến cơ quan có thẩm quyền để thực hiện khai báo để được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự. Mọi thắc mắc xin liên hệ 1900.6174  để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

>>> Xem thêm: Luật sư tư vấn luật hình sự qua điện thoại

Luật sư bào chữa thân chủ phạm tội môi giới hối lộ tại Tổng đài pháp luật

Tổng đài pháp luật là nơi đáng tin cậy nếu bạn đang muốn tìm luật sư bào chữa thân chủ phạm Tội môi giới hối lộ . Đội ngũ luật sư của chúng tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật và đã tham gia vào nhiều quá trình tố tụng và làm việc với cơ quan nhà nước để bảo vệ những lợi ích hợp pháp của thân chủ, cụ thể như:

– Luật sư sẽ tiếp nhận vụ án thông qua thân chủ hoặc người thân. Từ đó sẽ đề ra các phương hướng giải quyết vụ việc

– Nếu các bạn muốn ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với luật sư thì luật sư sẽ trở thành người bào chữa hợp pháp và tiến hành tố tụng

– Luật sư sẽ nghiên cứu vấn đề và thu thập bằng chứng, chứng cứ có lợi cho thân chủ để thân chủ có nhiều cơ hội trong việc giảm nhẹ tội

– Luật sư của Tổng đài pháp luật sẽ theo sát quá trình tố tụng cùng với thân chủ và đồng thời hướng dẫn thân chủ thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Qua bài viết, hy vọng các bạn sẽ hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan đến Tội môi giới hối lộ . Nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần được hỗ trợ giải đáp nhanh chóng từ luật sư chuyên môn về tội môi giới hối lộ, xin vui lòng hãy liên hệ tới Tổng đài tư vấn theo số điện thoại 1900.6174 hoặc gửi câu hỏi qua địa chỉ email để được các luật sư hỗ trợ tư vấn.