Thừa kế không phụ thuộc vào di chúc được quy định như thế nào? Phần di sản thừa kế cho người không phụ thuộc vào di chúc chia như thế nào? Tất cả những thông tin này sẽ được chúng tôi gaiir đáp trong bài viết dưới đây. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về các vấn đề pháp lý liên quan, bạn hãy liên hệ ngay đến Tổng đài pháp luật qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn miễn phí và nhanh chóng nhất.
>> Giải quyết tranh chấp thừa kế không phụ thuộc vào di chúc, gọi ngay 1900.6174
Ai được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc?
Chị Bình (Bình Định) có câu hỏi:
Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi về thắc mắc về vấn đề thừa kế như sau: Tôi và chồng tôi kết hôn năm 2002, nhưng sống ly thân vào năm 2011. Chúng tôi có hai đứa con trai (dưới 18 tuổi). Khi ly thân, hai bé đều về ở với tôi. Hiện nay, chồng tôi đã mất và có để lại di chúc. Trong di chúc có ghi tất cả tài sản của chồng tôi sẽ cho một người phụ nữ khác. Vậy Luật sư cho tôi hỏi theo quy định của pháp luật mẹ con tôi có được hưởng thừa kế? Tôi xin cảm ơn.
>> Ai được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc? Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Cảm ơn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Tổng đài pháp luật. Chúng tôi xin tư vấn trường hợp này của chị như sau:
Theo quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 về di chúc:
“Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”.
Đồng thời, Điều 625 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người lập di chúc:
“1. Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.
2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.”
Như vậy, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân người để lại tài sản cho người khác trước khi chết. Nếu đủ điều kiện để lập di chúc theo quy định của pháp luật nêu trên thì người lập di chúc có thể chỉ định người thừa kế và phân định, chia tài sản của mình mà không cần sự đồng ý của bất kỳ ai. Vì vậy, chồng của chị có quyền lập di chúc để lại toàn bộ tài sản cho người phụ nữ kia
Về vấn đề quyền lợi của người hưởng thừa kế
Theo Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc như sau:
“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.”
Theo như thông tin chị cung cấp, sau khi ly thân chị là người nuôi hai con trai. Chồng chị đã mất và để lại di chúc tất cả tài sản ch một người phụ nữ khác.
Hai con của chị vẫn chưa thành niên (chưa đủ 18 tuổi), vì vậy, mặc dù không được người bố để lại thừa kế theo di chúc nhưng 2 con chị vẫn sẽ được hưởng một phần di sản thừa kế. Phần di sản này bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật.
Về quyền thừa kế của chị Bình, pháp luật hiện hành quy định nếu hai vợ chồng chị trước ngày 3/01/1987 thì chị cũng là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Trong trường hợp này chị có thể khởi kiện ra tòa án nhân dân cấp quận/huyện để yêu cầu chia thừa kế.
Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp, bạn sẽ có những khái quát về vấn đề ai được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc. Nếu còn có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến các vấn đề pháp lý, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn.
>> Xem thêm: Chia thừa kế theo di chúc được pháp luật quy định như thế nào?
Quyền lợi của người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc
Chị Nhung (Hà Tĩnh) có câu hỏi:
Xin chào Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc về thừa kế mong Luật sư tư vấn như sau: Vợ chồng tôi kết hôn năm 2001 nhưng đã sống ly thân từ năm 2010. Chúng tôi có một bé gái năm nay 18 tuổi nhưng không có khả năng lao động. Trong thời gian này, con gái tôi chung sống với tôi. Tôi và chồng sống ly thân nhưng chưa làm thủ tục ly hôn.
Chồng tôi có chung sống như vợ chồng với một người phụ nữ khác. Họ có với nhau một cậu con trai 5 tuổi. Đến năm 2020, chồng tôi mất. Trong di chúc, chồng tôi có để lại tất cả tài sản của mình cho cậu con trai kia. Vậy trong trường hợp này, con gái tôi có được hưởng thừa kế không? Quyền lợi của người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung là gì? Tôi xin cảm ơn.
>> Quyền lợi của người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc là gì? Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin cảm ơn câu hỏi về vấn đề thừa kế của chị Nhung về vấn đề của chị chúng tôi xin đưa ra nhận định, tư vấn như sau:
Xét căn cứ theo Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc như sau:
“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.”
Trên giấy khai sinh của con gái chị có ghi tên người bố chính là căn cứ để chứng minh quan hệ bố con ở đây. Vì con gái chị đã thành niên nhưng lại mất khả năng lao động do đó, theo quy định, con gái chị vẫn sẽ được chia một phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật. Đồng thời, theo quy định trên giấy tờ chị vẫn là vợ nên chị cũng sẽ được hưởng 2/3 của một suất thừa kế.
Nếu có bất cứ thắc mắc hay băn khoăn nào liên quan đến quyền lợi của người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 của chúng tôi để nhận được sự tư vấn miễn phí.
>> Xem thêm: Quyền thừa kế tài sản khi cha mất và quy định bạn nên biết
Điều kiện để được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc
Anh Phương (Gia Lai) có câu hỏi:
Xin chào Luật sư, tôi có vấn đề về thừa kế như sau: Bố mẹ tôi mất sớm nên tôi sống với bà ngoại từ bé. Sau này, bà tôi mất có để lại di chúc dành tất cả tài sản cho một người hàng xóm. Vậy thưa Luật sư, điều kiện để được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc là gì? Mong Luật sư phản hồi thắc mắc, xin cảm ơn.
>> Điều kiện để được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Người được hưởng thừa kế di sản theo di chúc không phụ thuộc vào nội dung của di chúc là người lập di chúc không cho họ hưởng, do ý chí của người lập di chúc không phù hợp với đạo lý, bởi người Việt Nam ta vốn coi trọng nghĩa tình,”giọt máu đào hơn ao nước lã”, “một ngày cũng là đạo nghĩa phu thê”, cho nên pháp luật hiện hành mới quy định hạn chế quyền của người lập di chúc nhằm bảo vệ cho những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.
Theo đó, những người thừa kế đó sẽ được hưởng 2/3 của một suất nếu di sản được chia theo pháp luật. Điều kiện hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc như sau:
– Thuộc hàng thừa kế thứ nhất là con chưa thành niên, đã thành niên mà không có khả năng lao động, cha, mẹ, vợ, chồng.
– Người lập di chúc không cho họ hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 của một suất nếu di sản được chia theo pháp luật.
– Không thuộc trường hợp từ chối nhận di sản theo quy định tại điều 620 Bộ luật Dân sự 2015
– Không thuộc trường hợp những người không có quyền hưởng di sản (điều 621 Bộ luật Dân sự 2015):
+ Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
+ Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
+ Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
+ Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề điều kiện để được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc, bạn hãy liên hệ đến Tổng đài pháp luật qua số hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn miễn phí.
Cách thức phân chia di sản cho những người thừa kế không phụ thuộc di chúc
Chị Lánh ( Bạc Liêu) có câu hỏi:
Xin chào Luật sư, tôi có câu hỏi về thừa kế mong Luật sư tư vấn giải quyết như sau: Mẹ tôi có mảnh đất rộng 349m2 tại thành phố Bạc Liêu. Tôi bị bại liệt chân tay nên mất khả năng lao động. Bố mẹ tôi ly thân từ khi tôi còn bé, nên tôi sống chung với bố tôi. Vừa qua mẹ tôi mất, trong di chúc của bà, bà để lại toàn bộ tài sản của mình cho một người thân của bà. Theo tôi tìm hiểu được thì tôi vẫn đủ điều kiện hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc.
Vậy thưa Luật sư, mong Luật sư tư vấn giúp tôi cách thức tiến hành phân chia tài sản cho những người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc? Mong Luật sư Tổng đài pháp lý tư vấn và giải đáp.
>> Quy định pháp luật hiện hành về hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Tổng đài pháp luật. Về vấn đề bạn đang thắc mắc, chúng tôi xin đưa ra phản hồi như sau:
Việc phân chia di sản cho những người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc được thực hiện theo các bước:
Bước 1: Xác định tính pháp lý của bản di chúc.
Bước 2: Xác định hàng thừa kế thứ nhất gồm bao nhiêu người, những người đó là ai. Sau đó, xác định giá trị mỗi người được hưởng theo pháp luật, để làm căn cứ xác định giá trị của suất theo pháp luật.
Bước 3: Xác định xem có bao nhiêu người thuộc diện thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc.
Nếu những người thuộc diện thừa kế bắt buộc trên thực tế không được hưởng di sản thì họ sẽ được hưởng di sản thừa kế có giá trị bằng 2/3 suất thừa kế theo pháp luật
Nếu trên thực tiễn họ đã hưởng di sản nhưng chưa đủ 2/3 giá trị của suất thừa kế pháp luật thì chia cho họ được hưởng đủ hai phần ba một suất theo pháp luật. Nếu phần di sản họ được hưởng trên thực tế bằng hoặc lớn hơn giá trị hai phần ba một suất thừa kế theo pháp luật thì không phải chia thừa kế bắt buộc
Bước 4: Trích phần di sản thừa kế của những người thừa kế khác để bù đắp cho những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Phần di sản người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc còn thiếu sẽ được cắt giảm từ phần di sản thừa kế của những người thừa kế khác, theo tỷ lệ tương ứng mà mỗi người thừa kế khác được hưởng.
Thro thông tin bạn cung cấp, mẹ bạn có một mảnh đất tại thành phố Bạc Liêu. Trước khi mất, mẹ bạn để lại toàn bộ tài sản cho một người thân. Vì bạn không có khả năng lao động nên theo quy định của phá luật bạn vẫn sẽ được hưởng 2/3 của một suất thừa kế. Bạn cần tiến hành chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ cần thiết để nhận phần di sản thừa kế của mình.
Nếu còn bất cứ băn khoăn hay thắc mắc nào liên quan đến vấn đề cách thức phân chia di sản thừa kế cho người không phụ thuộc vào di chúc, bạn hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để nhận được sự giải đáp nhanh chóng nhất.
>> Xem thêm: Cách chia tài sản thừa kế theo di chúc được thực hiện như thế nào?
Tư vấn về vấn đề thừa kế không phụ thuộc vào di chúc
Chia thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc?
Chị Hương (Thanh Hóa) có câu hỏi:
Xin chào Luật sư, tôi có câu hỏi mong cần Luật sư giải đáp như sau: Bà tôi mất vào năm 2015. Bà tôi có 3 người con trai đã lập gia đình và một người con gái bị tâm thần. Bà tôi có hai căn nhà rộng 200m2 và một cuốn sổ tiết kiệm. Bà tôi có để lại di chúc chia tài sản cho con cháu. Mong Luật sư tư vấn giúp tôi về vấn đề thừa kế không phụ thuộc vào di chúc, xin cảm ơn.
>> Thủ tục hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc, liên hệ 1900.6174
Trả lời:
Di chúc là sự thể hiện ý chí, nguyện vọng của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi mất. Người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế, trong trường hợp di chúc là hợp pháp, thì phần tài sản sẽ được phân chia theo ý muốn của người để lại di chúc. Tuy nhiên, để giải quyết một số tranh chấp về thừa kế, pháp luật có quy định về những người được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.
Trong trường hợp của bà bạn để lại là di chúc hợp pháp thì căn cứ tại Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.”
Như vậy mặc dù bà bạn để lại di chúc không chia tài sản cho người con gái bị tâm thần, nhưng căn cứ quy định trên thì người con gái vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người được thừa kế theo pháp luật. Ở đây không có khả năng lao động được hiểu là trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viện từ 81% trở lên.
Người bị bệnh tâm thần bị mất năng lực hành vi dân sự không có khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi có thể đã được Tòa án tuyên bố là mất năng lực hành vi dân sự, không thể tự mình tham gia vào các quan hệ dân sự sẽ thuộc trường hợp hưởng di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.
Trường hợp di chúc của bà bạn để lại là di chúc không hợp pháp thì tài sản trong di chúc sẽ được chia thừa kế theo pháp luật.
Căn cứ vào quy định theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; cháu ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.”
Trong trường hợp này phần tài sản trong di chúc của bà bạn sẽ chia đều cho 4 người con. Trường hợp người con của bà chị để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người bà mất thì người cháu sẽ được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống. Nếu người cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại phần di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Tư vấn về quyền thừa kế không phụ thuộc vào di chúc
Chị Ngát (Nam Định) có câu hỏi:
Chào Luật sư, mẹ tôi mất sống, tôi sống với bố và mẹ kế. Ba tôi và bà mẹ kế có với nhau hai đứa con trai. Một thời gian sau, bố tôi mất, ông có để lại di sản là một căn nhà rộng 170m2 do bố tôi đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng . Khi bố tôi mất, bà mẹ kế và hai đứa con bà ấy đòi đuổi tôi đi không cho tôi ở lại. Vật Luật sư, tôi mong muốn Luật sư tư vấn về quyền thừa kế tài sản. Mong Luật giúp tôi, xin cảm ơn.
>> Ai được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc, liên hệ 1900.6174 để được các Luật sư tư vấn chi tiết
Trả lời:
Đối với câu hỏi yêu cầu hỗ trợ của chị, Tổng đài pháp luật chúng tôi tư vấn như sau:
Căn cứ theo khoản 16 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định:
“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”
Như vậy, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên bố bạn nên bố bạn có quyền đối với phần đất đó, nên ông bạn có quyền cho ai ở, sử dụng. Nên hành vi bà mẹ kế và hai đứa con kia đuổi chị đi là sai, vi phạm pháp luật.
Theo quy định của pháp luật về thừa kế căn cứ tại Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015, thì chị thuộc vào hàng thừa kế thứ nhất. Qua đó chị vẫn được hưởng thừa kế di sản theo quy định của pháp luật.
Trên đây là tư vấn của Tổng đài pháp luật xin được thông tin đến quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ 1900.6174 thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
Giải quyết tranh chấp thừa kế không phụ thuộc vào di chúc
Anh Hải ( Bà Rịa – Vũng Tàu) có câu hỏi:
Xin chào Luật sư, tôi có câu hỏi thắc mắc như sau: Ông X và bà Y là vợ chồng kết hôn hợp pháp, là hàng xóm của tôi. Tài sản riêng của ông X gồm có một sổ tiết kiệm 500tr đồng và một mảnh đất rộng 57m2. Trước khi chết, ông có để lại tất cả số tài sản này cho con riêng của ông. Sau khi mất, có xảy ra tranh chấp về tài sản theo di chúc giữa bà Y và người con riêng kia. Vậy mong Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế không phụ thuộc vào di chúc.
>> Giải quyết tranh chấp thừa kế không phụ thuộc vào di chúc, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Tổng đài pháp luật chúng tôi xin giải quyết câu hỏi của anh như sau:
Theo quy định tại điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 :
“ Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển giao tài sản của mình cho người khác sau khi chết” và quyền của người lập di chúc có quyền :
“ Chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế, phân định di sản cho từng người thừa kế, dành một phần di sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng, giao nghĩa vụ cho người thừa kế, chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản” ( điều 626, Bộ luật dân sự 2015).
Như vậy có thể hiểu được rằng, di chúc được tạo bởi người lập di chúc là một trong những minh chứng rõ nhất cho những người được hưởng di sản . Người lập di chúc có quyền chỉ định những người được hưởng di sản thừa kế, và được dành di sản của mình để di tặng cho người khác.
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, trong trường hợp người có di sản để lại mà không lập di chúc, thì những người thừa kế sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Tuy nhiên, trong trường hợp có di chúc để lại, những người không có tên trong di chúc vẫn có quyền được hưởng di sản . Cụ thể như sau:
Căn cứ theo điều 644 Bộ luật dân sự 2015 thì:
“Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
+ Con chưa thành niên, cha mẹ, vợ, chồng;
+ Con thành niên mà không có khả năng lao động.”
Như vậy đối với trường hợp di chúc không cho các trường hợp này hưởng di sản, hoặc chỉ cho hưởng di sản ít hơn hai phần ba suất thừa kế được chia theo pháp luật thì họ vẫn được hưởng di sản mà người chết để lại.
Căn cứ vào tình huống ta có thể thấy rằng, trong di chúc của ông X chỉ chia di sản của mình cho con riêng mà không chia cho bà Y. Tuy nhiên, trường hợp của này bà Y vẫn được hưởng di sản bằng hai phần 3 suất thừa kế của người thừa kế theo pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại điều 651 của Bộ luật dân sự 2015 thì bà B và anh C là những người thừa kế theo hàng thừa kế thứ nhất của ông A. Những người thừa kế ở cùng hàng sẽ được hưởng số di sản bằng nhau. Như vậy nếu số tài sản của A được chia theo pháp luật thì bà B và anh C mỗi người sẽ được hưởng: 500.000.000 : 2 = 250.000.000 triệu đồng.
Vậy trong trường hợp này bà B sẽ được hưởng 2/3 của 500.000.000. Ta dùng phép tính : (500.000.000/3) * 2 = 333.333.333 triệu đồng.
Như vậy có thể thấy rằng, Bà B thuộc trường hợp pháp luật quy định vẫn được hưởng di sản mà không phụ thuộc và di chúc của người chồng để lại. Tuy nhiên tranh chấp đã xảy ra giữa bà B và người con. Vậy tranh chấp này được giải quyết như thế nào?.
Theo quy định tại điều 623 Bộ luật dân sự 2015 thì thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với Bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến vấn đề “thừa kế không phụ thuộc vào di chúc” và chọn chúng tôi là người hỗ trợ. Nếu bạn có những thắc mắc gì đến những vấn đề ai được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc, quyền lợi của người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, điều kiện để được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc…. hãy liên hệ đến hotline 1900.6174 Tổng đài pháp luật chúng tôi để được hỗ trợ trực tiếp.