Tội bắt giữ người trái pháp luật là tội được quy định trong Bộ luật hình sự về hành vi bắt người trái pháp luật của những người không có thẩm quyền mà bắt giữ, khống chế người khác nhằm giam giữ họ. Vậy những trường hợp như thế pháp luật sẽ quy định như thế nào? Sau đây là giải đáp của Tổng đài pháp luật về vấn đề này. Nếu bạn còn bất cứ băn khoăn nào liên quan đến vấn đề pháp lý, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.
>> Mức xử phạt đối với tội bắt giữ người trái pháp luật là bao nhiêu? Gọi ngay 1900.6174
Tội bắt giữ người trái pháp luật là như thế nào?
Anh Nam (Hà Tĩnh) có câu hỏi:
Chào luật sư, tôi là Nguyễn Văn Nam, hiện nay tôi 47 tuổi tôi có vấn đề như sau muốn hỏi luật sư: Con gái đầu tôi năm nay vừa tròn hai mươi tuổi, có yêu cậu bạn cùng lớp của nó. Khi hai đứa cãi nhau, bạn trai của con gái tôi đã bắt nhốt con gái tôi ở nhà riêng của nó mà không được sự đồng ý của con gái tôi lẫn gia đình tôi.
Điều này làm gia đình tôi vô cùng tức giận và đã đi trình báo với cơ quan công an tại địa phương. Thưa luật sư, cho tôi hỏi trong trường hợp trên thì bạn trai của con gái tôi có phải là hành vi bắt người trái pháp luật không? Có thể quy vào tội bắt giữ người trái pháp luật không? Rất mong luật sư giải đáp cho chúng tôi.
>> Tội bắt giữ người trái pháp luật là như thế nào? Gọi ngay 1900.6174
Phần trả lời của luật sư:
Chào bạn cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi, với trường hợp gia đình của bạn chúng tôi xin được đưa ra lời giải đáp như sau:
Về hành vi bắt người trái pháp luật có thể được hiểu một cách khái quát như sau: là hành vi của những người không có thẩm quyền mà khống chế người khác không theo đúng các quy định của pháp luật để tạm giữ hoặc tạm giam họ một cách bất hợp pháp.
Hành vi giữ người trái pháp luật cũng là hành vi của những người không có thẩm quyền và làm trái theo đúng các quy định của pháp luật để bắt người khác, không cho người khác chạy trốn vượt ra ngoài sự kiểm soát của mình, trong một khoảng thời gian nhất định mà người bắt giữ muốn.
Hành vi giam người trái pháp luật được xem là hành vi mà những người không có thẩm quyền tự ý giam giữ người khác trái với ý muốn của họ trong một khoảng thời gian nhất định và tại một địa điểm nào đó.
Những hành vi kể trên của các cá nhân hay tổ chức đều là các hành vi xâm phạm quyền tự do thân thể của người khác nhưng khác nhau ở các hình thức thể hiện. Chủ thể của tội phạm có thể thực hiện một, hai hoặc đồng thời cả ba hành vi nêu trên.
Từ các khái niệm trên có thể thấy tính trái pháp luật của ba hành vi trên được xem là sự không thỏa mãn các quy định về bắt, giữ hoặc giam người theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự và các bộ luật liên quan. Như vậy, pháp luật của nước ta chỉ cho phép thực hiện việc bắt, tạm giữ, tạm giam trong các trường hợp sau thỏa mãn theo các yêu cầu mà trong luật đã quy định.
Bắt người phạm tội quả tang:
Với những người đang thực hiện hành vi gây tội hoặc ngay sau khi vừa thực hiện tội phạm đó mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt thì bất kỳ cá nhân nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất (trường hợp này đã được pháp luật quy định rõ tại Điều 111 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015)
Bắt người đang bị truy nã:
Trong trường hợp các cá nhân thấy hành tung của những người đang được nhà nước truy nã sẽ có quyền bắt người bị truy nã đó đưa đến cơ quan công an gần nhất để giải quyết. Trong trường hợp này hành vi bắt người này không những không vi phạm pháp luật mà cá nhân đó còn được cơ quan công an khen thưởng và biểu dương.
Bắt bị can, bị cáo để tạm giam:
Là trường hợp bắt người theo lệnh, quyết định của người, cơ quan có thẩm quyền, cơ quan công an, Viện kiểm sát. Điều này được quy định cụ thể tại Điều 113 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
Bắt người trong trường hợp khẩn cấp:
Là bắt những người trong trường hợp thấy người đó phạm tội quả tang, người phạm tội đi tự thú, đầu thú nhận tội hoặc người bị bắt theo quyết định truy nã (Điều 113 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015).
Tạm giữ người theo thủ tục hành chính:
Là biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử lý đối với người có hành vi vi phạm hành chính do người có thẩm quyền áp dụng trong các trường hợp cụ thể.
Theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 17/2016/NĐ-CP ngày 17/3/2016 của Chính phủ là các trường hợp:
Cần ngăn chặn, đình chỉ ngay các hành vi gây rối trật tự công cộng và gây thương tích cho người khác; cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong các trường hợp mà người vi phạm có dấu hiệu bỏ trốn, tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm, gây cản trở việc xử lý vi phạm; khi cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi bạo lực gia đình.
Tạm giam đối với bị can, bị cáo phạm tội theo quy định tại Điều 119 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Các trường hợp bắt, giữ hoặc giam người không đúng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và Luật Xử lý vi phạm hành chính đều bị coi là trái pháp luật.
Như vậy, trong trường hợp của ông, con gái ông bị bạn trai của cô ấy giam giữ một ngày tại nhà riêng của anh ấy là hành vi bắt giữ người trái pháp luật, bởi bạn trai bắt con gái của ông trong các trường hợp mà pháp luật không quy định, có nghĩa là bắt giữ người trái pháp luật nhằm mục đích khống chế và trừng phạt người khác.
Trong trường hợp này, ông và gia đình hãy lên cơ quan công an có thẩm quyền tại địa phương để được giải quyết và xử lý người vi phạm. Nếu có vấn đề thắc mắc thì hãy gọi ngay cho Tổng đài pháp luật hotline 1900.6174 để được giải đáp và tư vấn luật hình sự nhanh chóng.
>> Xem thêm: Tội không tố giác tội phạm có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Quy định về tội bắt giữ người trái pháp luật
Bạn Ngân (Ninh Bình) có câu hỏi:
Chào luật sư, vào năm 2020 tôi có vay tiền của một tổ chức cho vay tiền ở quê tôi để xây dựng nhà cửa và trang trải cuộc sống. Vợ chồng tôi đến nay là đã trả được toàn bộ lãi và 80% số tiền nợ. Vì chưa trả đủ nên gia đình tôi luôn bị các đối tượng cho vay tiền làm phiền.
Sau đó, gia đình tôi phải đi chạy nợ, vay tiền khắp nơi và xin gia hạn đến 1 tháng sau sẽ trả đầy đủ. Tuy nhiên, mấy ngày sau đó họ đã đổi ý muốn lấy tiền ngay và băt giữ con gái tôi đến khi gia đình tôi trả xong khoản nợ đó.
Như vậy, luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp trên hành vi của những chủ nợ trên có bị vi phạm pháp luật không? Trong trường hợp đó, pháp luật nước ta quy định như thế nào về quy định tội bắt người trái pháp luật? Rất mong luật sư cho gia đình tôi ý kiến về vấn đề trên và cách giải quyết. Xin cảm ơn luật sư đã giải đáp.
>> Tội bắt giữ người trái pháp luật được quy định như thế nào? Gọi ngay 1900.6174
Phần trả lời của luật sư:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi trong trường hợp trên chúng tôi xin được đưa ra cách giải quyết như sau:
Theo quy định hiện hành của pháp luật tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật được quy định cụ thể tại Điều 157 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
“Điều 157. Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật
1.Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 153 và Điều 377 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Đối với 02 người trở lên;
e) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
g) Làm cho người bị bắt, giữ, giam hoặc gia đình họ lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn;
h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Làm người bị bắt, giữ, giam chết hoặc tự sát;
b) Tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục nhân phẩm của người bị bắt, giữ, giam;
c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Qua đó, ta thấy việc bắt, giữ người trái pháp luật là hành vi ngăn cản, tước đoạt sự tự do di chuyển thân thể của người khác trái với quy định của pháp luật.
Về mặt khách quan:
+ Bắt người trái pháp luật: Được thể hiện ở hành vi khống chế người khác để tạm giữ hoặc tạm giam họ. Việc khống chế này có thể dùng vũ lực hoặc các biện pháp khác nhau như trói, còng tay…
+ Giữ người trái pháp luật: Được thể hiện ở hành vi không cho người bị bắt đi đâu vượt ra ngoài sự kiểm soát của người phạm tội trong một khoảng thời gian ngắn.
+ Giam người trái pháp luật: Được thể hiện ở hành vi nhốt người bị bắt vào một nơi trong một thời gian nhất định (như nhốt ở trong nhà…).
+ Dấu hiệu khác: Hành vi bắt, giữ hoặc giam người nêu trên phải trái pháp luật.
Như vây, tội phạm hoàn thành kể từ khi người phạm tội có hành vi nhằm bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật.
Về khách thể: là một trong những quyền tự do thân thể của công dân được nhà nước ta bảo vệ
Về mặt chủ quan:Những người thực hiện hành vi phạm tội nảy sẽ thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp mà không bị ai ép buộc hay đe doạ, bắt buộc phải làm.
Về chủ thể: có thể là bất cứ một cá nhân nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
Như vậy, theo quy định chung của pháp luật thì hành vi của những người chủ nợ của gia đình bạn là hoàn toàn sai và trái pháp luật. Trong trường hợp này, bạn có thể trình báo lên cơ quan công an tại địa phương để khai báo và phối hợp điều tra với cơ quan công an để nhằm bảo vệ quyền lợi của con gái và gia đình bạn.
>> Xem thêm: Tội khai báo gian dối bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Dấu hiệu của tội bắt giữ người trái pháp luật
Bạn Ngân (Nghệ An) có câu hỏi:
Chào luật sư, tôi là Ngân ở Nghệ An, thời gian trước con gái tôi trên đường đi học về bị một nhóm đối tượng lạ mặt bắt giữ con gái tôi. Nhóm đối tượng này là những người trước đây gia đình chúng tôi có từng mâu thuẫn về mảnh đất ở quê ngày trước.
Do bị gia đình chúng tôi tố cáo về hành vi vi phạm nên họ đã mâu thuẫn với chúng tôi. Sau khoảng 23 tiếng, nhóm đối tượng trên đã thông báo với gia đình chúng tôi về địa chỉ hiện tại của cháu bé.
Do sợ nguy hiểm đến con gái nên chúng tôi đã trình báo lên cơ quan công an. Vây luật sư cho tôi hỏi, trong trường hợp trên thì hành vi của nhóm đối tượng trên có dấu hiệu của tội bắt giữ người trái pháp luật không? Mong luật sư giải đáp thắc mắc trên giúp cho tôi và gia đình tôi với. Cảm ơn luật sư rất nhiều.
>> Dấu hiệu của tội bắt giữ người trái pháp luật là như thế nào? Gọi ngay 1900.6174
Phần trả lời của luật sư:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi, với vấn đề của bạn chúng tôi xin được đưa ra lời giải đáp như sau:
Theo quy định của pháp luật, căn cứ theo khoản 2 Điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định:
“Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định.”
Như vậy, việc bắt người là hành vi xâm phạm đến các quyền tự do thân thể, quyền tự do đi lại của con người của công dân nên hành vi này là hành vi trái pháp luật.
Những hành vi, hoạt động bắt hoặc giữ người được quy định chặt chẽ trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Chính vì vậy, hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật còn xâm phạm đến quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Qua đó, khách thể của tội bắt giữ người trái pháp luật là quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tự do cá nhân của con người, của công dân và các quy định của pháp luật Tố tụng Hình sự.
Về mặt khách quan của tội phạm: là các hành vi bắt giữ người trái pháp luật, những hành vi này sẽ được thể hiện trên hai phương diện như sau:
+ Người không có thẩm quyền, không có chức năng hoạt động Nhà nước và cũng không phải trường hợp phạm tội quả tang hoặc đang có lệnh truy nã nhưng vì lý do cá nhân đã có hành vi bắt, giữ, giam người trái phép.
+ Người có chức năng hoạt động Nhà nước nhưng tiến hành bắt, giữ, giam người khi không đủ tài liệu chứng cứ hoặc khi đã đủ tài liệu chứng cứ về hành vi phạm tội của họ hoặc thẩm quyền, thủ tục tiến hành, thời gian không đúng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và Luật Thi hành án hình sự 2019.
Theo đó, dấu hiệu của tội bắt giữ người trái pháp luật cũng được thể hiện trên ba hành vi như bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật. Và người phạm tội đó cũng có thể chỉ cần thực hiện một trong ba hành vi đã là phạm tội bắt giữ người trái pháp luật rồi.
Qua những quy định đó của pháp luật hiện hành chúng ta có thể hiểu mặt khách quan của tội bắt giữ người trái pháp luật như sau: gồm có ba hành vi cơ bản: bắt người trái pháp luật, giữ người trái pháp luật và hành vi giam người trái pháp luật.
Về chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội bắt giữ người trái pháp luật có thể là bất kì cá nhân nào từ đủ 16 tuổi trở lên và có đầy đủ hành vi năng lực trách nhiệm hình sự mà pháp luật quy định.
Đầu tiên, chủ thể của tội bắt giữ người trái pháp luật có thể là bất kì cá nhân nào, là công dân nước Việt Nam, người không mang quốc tịch hay các cá nhân là người nước ngoài. Chủ thể của loại tôi phạm này cũng có thể là một cá nhân bình thường nhưng cũng có thể là những người có chức có quyền hạn bắt giữ người.
Thứ hai, về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Tại Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 đã chia ra hai mức tuổi chịu trách nhiệm hình sự là người từ đủ 16 tuổi và người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. Khoản 2 Điều 9 quy định một số tội phạm người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng không có các tội quy định tại Điều 157, Khoản 1 Điều 9 quy định người từ đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi loại tội.
Do đó, độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật là người từ 16 tuổi trở lên.
Thứ ba, chủ thể thực hiện tội phạm phải là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự bao gồm năng lực nhận thức và năng lực làm chủ hành vi.
Thiếu một trong hai năng lực này, người đó bị coi là không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc bị hạn chế năng lực trách nhiệm hình sự và được loại trừ trách nhiệm hình sự theo Điều 21 Bộ luật hình sự 2015 hoặc bị áp dụng các biện pháp tư pháp theo quy định của Bộ luật này.
Về mặt chủ quan của tội phạm:
Loại tội phạm này thường được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp của các cá nhân. Bên cạnh đó, các cá nhân này nhận thức rõ được hành vi vi phạm của mình có thể xâm hại đến người khác, xâm hại đến các quyền tự do của nạn nhân.
Như vậy, qua các dấu hiệu trên của tội bắt giữ người trái pháp luật có thể thấy trong trường hợp của bạn, việc các nhóm đối tượng đã có hành vi bắt con gái của bạn lúc tan học trong vòng 23h đó là dấu hiệu của hành vi vi phạm tội bắt giữ người trái pháp luật.
Nhóm đối tượng này đã lợi dụng sự sơ hở của gia đình trong lúc cháu tan học mà lén bắt bé để hù dọa gia đình do những mâu thuẫn cá nhân từ trước. Trong trường hợp này, bạn và gia đình khi đã biết được nội dung sự việc hãy đến cơ quan công an trình bày về các dấu hiệu vi phạm của nhóm đối tượng này để đòi lại quyền và lợi ích hợp pháp cho cháu và gia đình
Nếu có vấn đề gì thắc mắc về dấu hiệu của tội bắt giữ người trái pháp luật các bạn hãy gọi đến cho chúng tôi qua Tổng đài pháp luật 1900.6174 để được hướng dẫn và giải quyết.
>> Xem thêm: Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn theo quy định mới nhất năm 2022
Khung hình phạt đối với tội bắt giữ người trái pháp luật
Bạn Nam (Ninh Bình) có câu hỏi:
Chào luật sư, theo tôi được biết mỗi con người đều có quyền tự do cá nhân không ai được xâm phạm. Tuy nhiên, ở nơi tôi có một nhóm đối tượng lợi dụng sự yếu ớt, không có khả năng tự vệ nên đã thường xuyên bắt các cháu đi mà không có sự đồng ý của gia đình. Các đối tượng trên thường giam giữ các cháu trong khoảng thời gian một ngày và bắt các cháu làm việc mà mình không thích.
Vậy luật sư cho tôi hỏi, trong trường hợp trên các hành vi của nhóm đối tượng trên có phạm tội bắt giữ người trái pháp luật không? Với những hành vi vi phạm của nhóm đối tượng trên thì khung hình phạt với tội bắt giữ người trái pháp luật là như thế nào? Mong luật sư giải đáp thắc mắc giúp tôi.
>> Khung hình phạt đối với tội bắt giữ người trái pháp luật, gọi ngay 1900.6174
Phần trả lời của luật sư:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Sau đây, chúng tôi xin đưa ra phản hồi về vấn đề này như sau:
Căn cứ theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 thì những hành vi của đối tượng trên là những hành vi vi phạm pháp luật. Tuỳ vào mức độ mà nhóm đối tượng này sẽ phải chịu mức hình phạt khác nhau và được quy định cụ thể như sau:
Theo khung hình phạt tại khoản 1 Điều 157 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 153 và Điều 377 của Bộ luật Hình sự 2015 thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Theo khung hình phạt tại khoản 2 Điều 157 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+ Phạm tội có tổ chức
+ Những người lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình.
+ Đối với người đang thi hành công vụ;
+ Những đối tượng phạm tội từ lần thứ hai trở lên.
+ Các trường hợp có hai người trở lên.
+ Với các trường hợp người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ.
+ Làm cho người bị bắt, giữ, giam hoặc gia đình họ lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn;
+ Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
Về khung hình phạt được quy định tại khoản 3 Điều 157 Bộ luật Hình sự 2015 được quy định cụ thể như sau:
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
+ Làm cho đối tượng bị bắt giữ phải tự sát hoặc gây án mạng.
+ Có những hành vi thô bạo đối với người bị bắt giữ như các hành vi tra tấn, đánh đập tàn bạo trong lúc bị giam giữ.
+ Trong lúc người bắt giữ gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
Một số hình phạt bổ sung đối với tội bắt giữ người trái pháp luật như sau:
+ Đối với những người là cán bộ, đang đảm nhận các chức vụ trong hệ thống cơ quan nhà nước thì nếu vi phạm tội này sẽ có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 đến 5 năm tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của vụ việc mà đối tượng vi phạm đã gây ra.
+ Đối chiếu các quy định của pháp luật thì hành vi của nhóm đối tượng trên là đã vi phạm pháp luật và tuỳ vào mức độ hành vi vi phạm của nhóm đối tượng trên mà cơ quan công an đã áp dụng các hình phạt tại khoản 1, 2, 3 tương ứng.
Một số câu hỏi về tội bắt giữ người trái pháp luật
Bắt giữ người trái pháp luật để đòi nợ có vi phạm pháp luật không?
Bạn Hoàng (Phú Thọ) có câu hỏi:
Chào luật sư, gia đình tôi có một khoản nợ lớn do đợt trước vợ chồng tôi vay để xây ngôi nhà. Do hai vợ chồng cũng đi làm công ăn lương, thu nhập cũng chỉ vừa đủ để chi tiêu, dành dụm mỗi tháng chỉ đủ để đóng số tiền trả nợ.
Tuy nhiên, do khoản tiền vay lớn cộng với lãi hàng tháng khá là cao nên mỗi tháng ngoài việc trả tiền lãi trên nợ gốc thì vợ chồng chúng tôi chỉ trả được một số tiền gốc rất nhỏ. Vì vậy, đến nay vợ chồng tôi đang nợ rất nhiều. Chính vì thế mới đây bọn chủ nợ đã bắt cóc con gái tôi khi cháu còn đang trên đường đi học về.
Như vậy, luật sư cho tôi hỏi với hành vi bắt con gái chúng tôi nhằm uy hiếp gia đình tôi có được xem là vi phạm pháp luật không? Trong trường hợp này thì nhóm đối tượng đã bắt giữ con gái tôi để đòi nợ có được xem là bắt giữ người trái pháp luật không?
>> Bắt giữ người trái pháp luật để đòi nợ có vi phạm pháp luật không? Gọi ngay 1900.6174
Phần trả lời cảu luật sư:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho luật sư của chúng tôi với vấn đề này chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:
Theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 về hành vi bắt người trái pháp luật, cụ thể:
Hành vi bắt người trái pháp luật có thể được hiểu một cách khái quát như sau: là hành vi của những người không có thẩm quyền mà khống chế người khác không theo đúng các quy định của pháp luật để tạm giữ hoặc tạm giam họ một cách bất hợp pháp.
Hành vi giữ người trái pháp luật cũng là hành vi của những người không có thẩm quyền và làm trái theo đúng các quy định của pháp luật để bắt người khác, không cho người khác chạy trốn vượt ra ngoài sự kiểm soát của mình, trong một khoảng thời gian nhất định mà người bắt giữ muốn.
Hành vi giam người trái pháp luật được xem là hành vi mà những người không có thẩm quyền tự ý giam giữ người khác trái với ý muốn của họ trong một khoảng thời gian nhất định và tại một địa điểm nào đó.
Căn cứ vào Bộ luật Hình sự 2015 đã quy định thì trong trường hợp của bạn thì nhóm đối tượng đã cho gia đình bạn vay tiền đã bắt cóc con gái bạn nhằm uy tiếp gia đình bạn là hành vi vi phạm pháp luật. Trong trường hợp này, nhóm đối tượng đã lợi dụng sự sơ hở của gia đình và sự không phản kháng được của cháu để bắt giam giữ cháu trái phép.
Qua đây, có thể thấy dù trong trường hợp gia đình mình đang nợ đối tượng bắt giữ người thì hành vi của những đối tượng cho vay này là hoàn toàn sai và trái theo quy định của pháp luật. Gia đình nên trình báo lên cơ quan công an ở địa phương để được đảm bảo quyền lợi cho cháu và gia đình
Công an bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật bị xử lý như thế nào?
Bạn Bình (Ninh Bình) có câu hỏi:
Chào luật sư, hôm trước, khi đang trên đường đi làm về, lúc đó trời cũng đã tối tầm khoảng 10h và trước tôi có một nhóm thanh niên rất hung dữ và trong tay cầm các vũ khí nguy hiểm. Một lúc sau, thì có các cán bộ công an đến và bắt đối tượng đi. Lúc đó, tôi đang đi trên đường và không biết gì thì đã bị lực lượng công an đưa đến đồn cảnh sát giao thông.
Như vậy, luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp công an bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật như vậy sẽ bị xử lý vi phạm như thế nào? Rất mong luật sư giải đáp thắc mắc cho chúng tôi. Tôi xin cảm ơn luật sư rất nhiều.
>> Công an bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật bị xử lý như thế nào? Gọi ngay 1900.6174
Phần trả lời của luật sư:
Chào bạn cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 157 Bộ luật Hình sự 2015 về hành vi bắt giữ người trái phép:
“2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người thi hành công vụ;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Đối với 02 người trở lên;
e) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
g) Làm cho gia đình người bị giam, giữ lâm vào tình trạng khó khăn, quẫn bách;
h) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam trái pháp luật từ 11% đến 45%.”
Dựa theo quy định tại Điều 157 của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 thì trường hợp người thi hành công vụ có hành vi bắt giữ người trái pháp luật sẽ bị phạt tù từ 02 năm lên đến 07 năm.
Như vậy, với việc cơ quan công an bắt giữ người trái pháp luật sẽ chịu những khung hình phạt tuỳ vào mức độ của vụ việc. Tuy nhiên, cũng cần xem xét đến nhiều yếu tố như ngoại cảnh, thời gian.. để xem xét và điều tra vụ việc.
Trên đây, là toàn bộ những quy định của pháp luật về tội bắt giữ người trái pháp luật. Qua đây bạn đọc có thể hiểu được khái niệm, các mức hình phạt tương ứng với mức độ nghiêm trọng của từng vụ việc và tất cả các vấn đề câu hỏi liên quan đến tội bắt giữ người trái pháp luật. Nếu bạn còn vấn đề gì thắc mắc về tội bắt giữ người trái pháp luật hãy gọi ngay cho chúng tôi qua Tổng đài pháp luật 1900.6174 để được tư vấn và giải đáp.