Lừa bao nhiêu tiền thì bị truy tố đang là câu hỏi được bạn đọc quan tâm trong vấn đề xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản. Mức phạt đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định như thế nào? Tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở đâu? Tất cả những vấn đề này sẽ được Tổng đài pháp luật giải đáp trong bài viết sau đây. Nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc về vấn đề liên quan đến pháp luật, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn miễn phí.
>> Lừa đảo bao nhiêu tiền thì bị truy tố? Gọi ngay 1900.6174
Lừa bao nhiêu tiền thì bị truy tố?
Anh Hóa (Nghệ An) có câu hỏi:
Thưa luật sư, tôi có thắc mắc sau đây cần luật sư giải quyết. Tôi hiện nay đang làm việc và sinh sống tại Nghệ An. Do tôi đóng bảo hiểm xã hội được 10 năm hiện tại đang nghỉ và hưởng chế độ hưu trí. Ngày 27/6/2022, chị M – người bên bảo hiểm nơi tôi đóng báo lại với tôi hiện tại sổ bảo hiểm của tôi đang bị thiếu 1 số giai đoạn chưa được chốt và yêu cầu tôi chi ra 2 triệu để cho chị ấy thực hiện việc chốt sổ.
Sau đó tôi có đưa tiền cho chị M. Tuy nhiên, khi tôi đi rút bảo hiểm vẫn thấy chưa được chốt giai đoạn đó và không thể rút được tiền bảo hiểm. Tôi có hỏi chị M thì chị M không trả lời tôi và luôn tìm cách trốn tránh. Tôi có nhờ kiểm tra lại thì nhân viên bảo hiểm bảo không có thông tin tôi bị thiếu. Vậy, hành vi của chị M có phải là lừa đảo chiếm đoạt tài sản không? Theo quy định của pháp luật, lừa bao nhiêu tiền thì bị truy tố? Tôi xin cảm ơn.
>> Lừa bao nhiêu tiền thì bị truy tố? Xin liên hệ 1900.6174
Phần trả lời của luật sư:
Thưa anh Hóa, cảm ơn anh đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của luật sư chúng tôi. Theo tình huống anh đưa ra chúng tôi xin giải quyết vấn đề như sau:
Thứ nhất, thế nào là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Mặt chủ quan của tội phạm
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tội có tính chất chiếm đoạt, do lỗi cố ý của chủ thể, mục đích là mong muốn chiếm đoạt được tài sản thuộc sở hữu của người bị hại.
Mục đích chiếm đoạt tài sản: Hành vi của người phạm tội có trước khi thực hiện thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản mà người phạm tội thực hiện.
Có thể nói mục đích của việc chiếm đoạt tài sản là một trong những dấu hiệu bắt buộc của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, ngoài mục đích chiếm đoạt tài sản, người phạm tội còn có thể có một số mục đích khác cùng với mục đích chiếm đoạt tài sản hoặc chấp nhận mục đích chiếm đoạt của người đồng phạm khác thì người phạm tội cũng sẽ chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan
Người thực hiện hành vi phạm tội chỉ có một hành vi khách quan duy nhất đó là hành vi chiếm đoạt nhưng việc chiếm đoạt tài sản được thực hiện bằng thủ đoạn gian dối.
Thủ đoạn gian dối của hành vi có thể được thể hiện bằng nhiều hành vi và cách thức khác nhau như: bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động, bằng hình ảnh…hoặc có thể kết hợp bằng nhiều cách thức khác nhau để đưa ra thông tin giả, không đúng với sự thật nhưng làm cho người bị lừa dối tin đó là thật và giao tài sản của mình cho người phạm tội.
Thủ đoạn gian dối của người thực hiện hành vi phạm tội bao giờ cũng phải có trước khi việc giao tài sản giữa người bị hại với người phạm tội thì mới cấu thành hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Nếu người phạm tội chỉ có thủ đoạn gian dối nhưng lại không có ý định chiếm đoạt tài sản thì không phải là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Hậu quả
Hậu của của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải là thiệt hại về tài sản mà cụ thể đó là giá trị tài sản bị chiếm đoạt. Vậy lừa bao nhiêu tiền thì bị truy tố?
Căn cứ theo khoản 1 của điều luật có quy định giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ 2.000.000 đồng trở lên mới cấu thành tội phạm. Nếu như tài sản bị chiếm đoạt mà dưới 2.000.000 đồng thì phải kèm theo một số điều kiện khác như:
Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc người phạm tội trước đây đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc hành vi phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc tài sản bị chiếm đoạt là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
Cụ thể, đối với những trường hợp mà hành vi người phạm tội có ý định chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn thì dù cho người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản đó vẫn bị coi là phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhưng là sẽ cấu thành phạm tội trong trường hợp phạm tội chưa đạt hoặc chuẩn bị phạm tội tùy thuộc vào trường hợp cụ thể để áp dụng hình phạt.
Mối quan hệ nhân quả
Hậu quả là thiệt hại về tài sản phải xuất phát từ hành vi của người phạm tội. Nếu hành vi của người phạm tội không gây ra hậu quả chiếm đoạt tài sản hay hậu quả của thiệt hại về tài sản không phải do người phạm tội thực hiện hành vi lừa đảo gây ra thì không bị truy tố về tội này.
Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản chính là quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân. Đối tượng tác động của tội phạm này phải là tài sản, trong đó bao gồm vật, tiền. Việc xâm phạm đến quyền sở hữu cũng sẽ thể hiện ở hành vi chiếm hữu bất hợp pháp tài sản của người khác sau khi lừa lấy được tài sản của họ.
Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm có thể là bất kỳ ai, bất kỳ người nào mà từ đủ 16 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 về tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì chủ thể của tội phạm này không phải là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Nếu người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi phạm tội thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này mà chỉ có người từ trên 16 tuổi mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Như vậy, chị M đã thực hiện hành vi lừa đảo anh Hóa đó là đưa ra thông tin không đúng sự thật. Sổ của anh đã chốt rồi nhưng chị M lại nói là chưa chốt nhằm chiếm đoạt số tiền 02 triệu đồng của anh. Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015, chị M đã có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Thứ hai, lừa bao nhiêu tiền thì bị truy tố?
Theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, số tiền lừa đảo được phải từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý hành chính về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm, đã bị kết án một trong các tội được quy định tại điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của bộ luật này nhưng chưa được xóa án tích mà lại còn có hành vi vi phạm hoặc hành vi này gây ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội hoặc là chiếm đoạt số tiền là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ thì vẫn bị truy tố hình sự.
Lừa bao nhiêu tiền thì bị truy tố? Thông thường số tiền đó là 2.000.000 đồng nhưng nếu số tiền dưới 2.000.000 đồng mà vi phạm một trong các trường hợp nêu trên sẽ bị xem xét và truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Như vậy, luật sư chúng tôi đã giải quyết 2 vấn đề cho anh Hóa đó là hành vi của chị M có phải là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản không? Lừa bao nhiêu tiền thì bị truy tố? Nếu anh có bất cứ thắc mắc hoặc chưa hiểu về vấn đề liên quan đến hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn luật hình sự từ các luật sư tranh tụng.
>> Xem thêm: Đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định mới nhất
Mức phạt hình sự đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Chị Thanh (Yên Bái) có câu hỏi:
Thưa luật sư, tôi có câu hỏi sau đây cần luật sư giải đáp. Tôi hiện tại là nhân viên ngân hàng BIDV ở địa phương. Vì là người tiếp xúc với tiền hàng ngày nên tôi cũng khá cảnh giác về các loại tiền giả. Ngày 1/7/2022, tôi có thực hiện giao dịch với 1 khách hàng tên Hùng. Anh Hùng đến ngân hàng để giao dịch số tiền là 10 triệu đồng.
Do lúc đó ngân hàng đông khách hàng và anh ấy bảo có việc rất gấp, cần đi ngay nên tôi cũng không để ý kiểm tra lại tiền mà đã thực hiện giao dịch. Sau khi anh Hùng về, tôi kiểm tra lại số tiền đó có 7 tờ mệnh giá 500.000 là tiền giả. Tôi đã báo ngay với cơ quan công an và anh Hùng đã bị bắt giữ ngay sau đó. Sau khi lấy lời khai anh Hùng có nói là do thấy tôi là nhân viên mới, ít kinh nghiệm nên đã thực hiện hành vi gian dối đó.
Vậy luật sư cho tôi hỏi với hành vi lừa đảo của anh Hùng bị xử phạt như thế nào? Anh Hùng có bị xử phạt tù không? Tôi xin cảm ơn!
>> Mức phạt hình sự đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản? Liên hệ ngay 1900.6174
Phần trả lời câu hỏi của luật sư.
Thưa chị Thanh, cảm ơn chị đã sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của luật sư của Tổng đài pháp luật. Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của chị như sau:
Phân tích hành vi của anh Hùng như sau:
Mặt khách quan:
Hành vi, Hùng là đã thực hiện hành vi gian dối đó là dùng tiền giả để thực hiện giao dịch bằng thủ đoạn lợi dụng sự ít kinh nghiệm của chị Thanh để lừa đảo nhằm chiếm đoạt số tiền của ngân hàng.
+ Hậu quả: thiệt hại tài sản xảy ra là 3.500.000 đồng
+ Mối quan hệ nhân quả: hành vi của anh Hùng là nguyên nhân gây ra thiệt hại số tiền 3.500.000 đồng của ngân hàng.
Mặt chủ quan:
Lỗi ở đây của anh Hùng là lỗi cố ý trực tiếp, anh Hùng biết rõ hành vi của mình là sai mà vẫn cố thực hiện đến cùng.
Mục đích: có thể thực hiện được giao dịch lừa để chiếm đoạt số tiền 3.500.000 đồng tiền giả đó.
Chủ thể:
Anh Hùng là người trên 16 tuổi, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự về mọi loại tội phạm.
Khách thể:
Anh Hùng đã xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp về tài sản của tổ chức ngân hàng được pháp luật bảo vệ.
Như vậy, theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 có thể thấy anh Hùng đã thỏa mãn các yếu tố cấu thành của tội lừa đảo chiếm chiếm đoạt tài sản. Với số tiền chiếm đoạt là 3.500.000 đồng nên anh Hùng có thể bị áp dụng hình phạt tù với mức hình phạt là cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm (theo quy định tại khoản 1 Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015).
Khung hình phạt cụ thể bao nhiêu thì tùy vào tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ mà từ đó có thể xem xét để định mức phạt cụ thể cho anh Hùng.
Trên đây là phần giải quyết về vấn đề hành vi lừa đảo của anh Hùng bị đi tù mấy năm. Trong trường hợp bạn chưa hiểu rõ về quy định của pháp luật đối với mức xử phạt hành vi lừa đảo, hãy liên hệ nagy đến hotline 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ tư vấn từ các luật sư giàu kinh nghiệm.
Mức xử phạt hành chính đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Anh Hoàng (Tuyên Quang) có câu hỏi:
Thưa luật sư, tôi có vấn đề sau cần được giải đáp. Tôi hiện nay là lao động tự do đang làm việc và sinh sống tại Hà Nội. Vừa rồi do tính hình dịch bệnh nên việc làm của tôi bị ảnh hưởng. Tôi có quen 1 người trên mạng (anh Kỳ) và được người đó giới thiệu cho công việc làm được nhận tiền trong ngày.
Ngày đầu tiên tôi làm thì thấy nhận được tiền luôn mà không phải đặt cọc gì cả. Sang ngày thứ 2, tôi cũng tiếp tục làm. Khi đến lúc nhận tiền công theo ngày, anh Kỳ nói tôi phải chuyển cho anh ấy 1 triệu để đăng ký mua đồng phục và thiết bị làm việc. Sau khi tôi chuyển tiền, anh ấy chỉ gửi về cho tôi 1 số đồ dùng cơ bản không ông liên quan gì đến công việc và giá trị chỉ có 200.000 đồng.
Vậy, Luật sư cho tôi hỏi hành vi của anh Kỳ có phải lừa đảo không? Xử phạt anh Kỳ như thế nào? Lừa bao nhiêu tiền thì bị truy tố? Xin cảm ơn luật sư!
>> Mức xử phạt hành chính đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, gọi ngay 1900.6174
Phần trả lời của luật sư:
Thưa anh Hoàng, cảm ơn anh đã sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của luật sư của Tổng đài pháp luật. Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của anh như sau:
Thứ nhất, hành vi của anh Kỳ có phải lừa đảo không?
Phân tích hành vi của anh Kỳ:
Mặt khách quan:
Hành vi của anh Kỳ là đã yêu cầu anh đưa số tiền là 1.000.000 đồng và chỉ đưa cho anh các vật dụng có giá trị 200.000 đồng cho thấy anh Kỳ đã có ý định chiếm đoạt số tiền chênh lệch kia rồi.
Hậu quả: anh đã bị thiệt hại số tiền chênh lệch là 800.000 đồng
Mối quan hệ nhân quả: Thiệt hại của bạn là do hành vi lừa đảo mà anh kỳ gây ra.
Mặt chủ quan:
Anh Kỳ phạm lỗi với lỗi cố ý trực tiếp, hành vi của anh Kỳ đã xâm phạm đến quyền và lợi ích của anh cụ thể là anh Kỳ biết số tiền của vật dụng đó là 200.000 đồng mà vẫn yêu cầu anh trả số tiền 1.000.000 đồng.
Chủ thể:
Anh Kỳ là người đủ 16 tuổi và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự
Khách quan:
Anh Kỳ đã xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của bạn được pháp luật bảo vệ.
Bằng những phân tích trên cho thấy anh Kỳ đã vi phạm về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền chiếm đoạt ở đây là 800.000 đồng là số tiền quá, dư ra từ số tiền mà anh đã chuyển để mua thiết bị lao động. Với số tiền trên anh Kỳ không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự được vì số tiền chưa lớn. Như vậy, anh Kỳ sẽ bị xử phạt hành chính.
Thứ hai, hình thức áp dụng đối với anh Kỳ như sau:
Do số tiền chiếm đoạt mà anh Kỳ đã lừa đảo anh trong trường hợp này chỉ là 800.000 thì chưa đến mức để truy cứu trách nhiệm hình sự vì anh chưa đưa ra dữ kiện là hành vi của anh Kỳ có phải là tái phạm không, hành vi của anh Kỳ có gây mất trật tự an toàn xã hội không và số tiền 800.000 đồng đó có phải là phương tiện mà gia đình anh dựa vào đó để sinh sống không thì qua đây anh Kỳ chỉ bị xử lý hành chính cụ thể như sau:
Căn cứ tại điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ/CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực gây thiệt hại đến tổ chức, cá nhân khác cụ thể xử phạt từ 2.000.000 đồng – 5.000.000 đồng tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm và các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ của người phạm tội để cơ quan có thẩm quyền có thể ra hình phạt phù hợp nhất. Với hành vi này của anh Kỳ thì phải chịu mức xử phạt thấp nhất là 2.000.000 đồng và cao nhất là 5.000.000 đồng.
Thứ ba, lừa bao nhiêu tiền thì bị truy tố?
Theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về số tiền lừa đảo được phải từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý hành chính về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm, đã bị kết án một trong các tội được quy định tại điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của bộ luật này nhưng chưa được xóa án tích mà lại còn có hành vi vi phạm hoặc hành vi này gây ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội hoặc là chiếm đoạt số tiền là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ thì vẫn bị truy tố hình sự.
Lừa bao nhiêu tiền thì bị truy tố? Thông thường số tiền đó là 2.000.000 đồng nhưng nếu số tiền dưới 2.000.000 đồng mà vi phạm một trong các trường hợp nêu trên sẽ bị xem xét và truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Như vậy, qua đây chúng tôi đã giải quyết cho anh Hoàng 3 vấn đề: hành vi của anh Kỳ có phải lừa đảo không? Xử phạt anh Kỳ như thế nào? Lừa bao nhiêu tiền thì bị truy tố? Trong trường hợp anh chưa hiểu về vấn đề quy định của pháp luật lừa bao nhiêu tiền thì bị truy tố, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn miễn phí.
Một số câu hỏi về mức phạt đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản như thế nào?
Chị Ly (Hà Nội) có câu hỏi:
Tôi là Ly hiện tại đang nuôi con nhỏ 2 tuổi ở nhà. Tôi và chồng tôi mới mua chiếc ô tô. Ngày 1/7/2022, khi tôi đang dùng facebook để nhắn tin với bạn thì có tin nhắn thông báo tôi mua xe ô tô và đã trúng thưởng một phần thưởng có giá trị 200.000.000 đồng.
Khi tôi có nhắn tin lại xác nhận thì bên đó có trả lời và có xác thực thông tin của tôi. Sau đó họ yêu cầu tôi thực hiện giao dịch trên đường link mà họ gửi đến. Do tôi mới mua xe và số tiền trúng thưởng cũng rất lớn nên tôi đã thực hiện theo đường link và đã nộp vào thẻ số tiền là 2.000.000 đồng bảo là phí VAT và 1 số khoản phí khác.
Khi tôi nộp tiền xong thì tôi không thấy bên kia gửi tiền về và tôi có liên hệ lại thì không thấy ai trả lời. Vậy, luật sư cho tôi hỏi vấn đề này có phải lừa đảo không? Tôi phải tố cáo hành vi lừa đảo đó như thế nào? Lừa bao nhiêu tiền thì bị truy tố? Tôi xin cảm ơn.
>> Tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản như thế nào? Gọi ngay 1900.6174
Phần trả lời của luật sư:
Thưa chị Ly, cảm ơn chị đã tin tưởng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của công ty chúng tôi. Sau khi tìm hiểu về vấn đề của chị cũng như bằng những cơ sở pháp luật liên quan đến vấn đề của chị chúng tôi xin giải quyết vấn đề của chị như sau:
Thứ nhất hành vi của người kia có phải hành vi lừa đảo hay không?
Hành vi lừa đảo là hành vi sử dụng thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của nạn nhân, Tài sản có thể bằng tiền hoặc các tài sản khác có giá trị bằng tiền. Thủ đoạn gian dối, đưa ra những thông tin sai sự thật, lấy những cái không có để làm cho nạn nhân tin tưởng vào điều đó và mục đích là chiếm đoạt tài sản của nạn nhân
Chủ thể của hành vi này phải là cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và hành vi dân sự. Ngoài ra người này phải thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp, biết rõ hành vi của mình là sai, là nguy hiểm cho xã hội mà vẫn làm để đạt được mục đích.
Khách thể ở đây là xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác được pháp luật bảo vệ. Hành vi xâm phạm này là xâm phạm tài sản không có dấu hiệu xâm phạm nhân thân, đây là điểm khác biệt để phân biệt giữa tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội cướp tài sản, cướp giật tài sản, cưỡng đoạt tài sản…
Như vậy bằng những căn cứ mà chúng tôi đã phân tích ở trên có thể thấy hành vi của người thông tin qua facebook kia là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bằng thủ đoạn thông báo 1 thông tin sai sự thật là chị đã trúng thưởng giải thưởng trị giá 200.000.000 đồng để nhận thưởng thì họ yêu cầu chị trả số tiền 2.000.000 đồng. Bằng thủ đoạn đó họ đã lừa chị và chiếm đoạt của chị số tiền 2.000.000 đồng nên đã vi phạm về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Thứ hai, chị có thể làm gì để tố cáo hành vi lừa đảo của người ta
Ngày nay, với sự phát triển lớn mạnh và không ngừng của mạng xã hội, hành vi lừa đảo qua mạng trở nên ngày càng trở nên phổ biến với các thủ đoạn lừa đảo tinh vi, khó nhận biết. Người bị lừa đảo có thể tố giác hành vi lừa đảo đến cơ quan có thẩm quyền để xử lý.
Cụ thể, để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, người bị hại cần phải làm đơn tố giác gửi đến Cơ quan điều tra nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú).
Hồ sơ tố giác tội phạm bao gồm:
1. Đơn trình báo công an;
2. CMND/CCCD/Hộ chiếu của bị hại (bản sao công chứng);
3. Sổ hộ khẩu của bị hại (bản sao công chứng).
4. Chứng cứ liên quan để chứng minh (hình ảnh, ghi âm, video,… có chứa nguồn thông tin của hành vi phạm tội).
Theo Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:
+ Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
+ Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
Như vậy, đây là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng vậy chị hãy chuẩn bị những giấy tờ sau:
+ Đơn trình báo công an;
+ CMND/ CCCD bản sao công chứng của chị;
+ Sổ hộ khẩu bản sao công chứng của chị;
+ Đoạn tin nhắn mà chị và người kia đã nhắn tin và những chứng cứ có liên quan khác.
Sau khi chị chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ trên hãy gửi ngay đến những cơ quan công an gần mình nhất hay những cơ quan nhà nước gần nhà mình.
Thứ ba, hành vi lừa bao nhiêu tiền thì bị truy tố?
Theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về số tiền lừa đảo được phải từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý hành chính về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm, đã bị kết án một trong các tội được quy định tại điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của bộ luật này nhưng chưa được xóa án tích mà lại còn có hành vi vi phạm hoặc hành vi này gây ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội hoặc là chiếm đoạt số tiền là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ thì vẫn bị truy tố hình sự.
Lừa bao nhiêu tiền thì bị truy tố? Thông thường số tiền đó là 2.000.000 đồng nhưng nếu số tiền dưới 2.000.000 đồng mà vi phạm một trong các trường hợp nêu trên sẽ bị xem xét và truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Như vậy, qua vấn đề mà chị đưa ra chúng tôi đã phần nào giải quyết được những thắc mắc của chị về vấn đề này có phải lừa đảo không? Tố cáo hành vi lừa đảo đó như thế nào? Lừa bao nhiêu tiền thì bị truy tố?
Trong trường hợp bạn còn chưa hiểu về vấn đề liên quan đến lừa đảo chiếm đoạt tài sản hãy liên hệ ngay tới hotline 1900.6174 để nhận được sự giải đáp từ các chuyên gia, luật sư giàu kinh nghiệm.
>> Xem thêm: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng bị xử lý như thế nào?
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới 500.000 đồng có bị truy tố không?
Chị Hòa (Đà Nẵng) có câu hỏi:
Thưa luật sư, tôi có câu hỏi sau đây cần luật sư giải đáp. Tôi hiện nay đang là nhân viên bán hàng tại địa phương. Tôi có thường xuyên lấy hàng ở các tỉnh khác về để bán. Tôi cũng có áp dụng hình thức bán hàng online.
Ngày 2/7/2022, tôi có nhận được một đơn hàng ở Hải Phòng với giá trị 1.000.000 đồng. Do là người quen nên tôi chỉ yêu cầu họ đặt cọc có 600.000 đồng mà không phải trả trước toàn bộ. Khi tôi gửi hàng qua bưu điện và bưu điện trả kết quả họ đã nhận được hàng nhưng không thanh toán số tiền còn lại.
Tôi có liên hệ lại với người ta nhưng vẫn không được, không thấy trả lời. Sau vài ngày, người ta chặn số điện thoại và facebook của tôi. Như vậy, luật sư cho tôi hỏi hành vi lừa đảo 400.000 đồng như vậy có bị truy tố không? Lừa bao nhiêu tiền thì bị truy tố? Tôi xin cảm ơn.
>> Lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới 500.000 đồng có bị truy tố không? Xin liên hệ1900.6174
Phần trả lời của luật sư:
Thưa chị Hòa, cảm ơn chị đã tin tưởng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của luật sư chúng tôi. Qua vấn đề mà chị trình bày cũng như những tài liệu liên quan mà chúng tôi có thì vấn đề của chị xin giải quyết sau đây.
Thứ nhất, hành vi lừa đảo 400.000 đồng như vậy có bị truy tố không?
Hành vi của người đặt hàng đó là hành vi lừa đảo, họ đã sử dụng thủ đoạn đặt hàng và lợi dụng sự lơ là, không để ý của chị để thực hiện hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt số tiền của chị là 400.000 đồng. Người ta phạm tội có mục đích đó là chiếm đoạt số tiền của chị. Và họ là một người trên 16 tuổi có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và hành vi dân sư. Họ đã xâm phạm trực tiếp đến tài sản của chị, nên đã vi phạm hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Nhưng số tiền mà người mua hàng lừa đảo của chị là 400.000 đồng chưa đến mức để cấu thành tội phạm được quy định tại điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Nên trường hợp này người mua hàng kia sẽ không bị xử phạt tù mà sẽ bị xử phạt hành chính.
Cụ thể là Căn cứ tại Điều 15 nghị định 144/2021/NĐ/CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực gây thiệt hại đến tổ chức, cá nhân khác cụ thể xử phạt từ 2.000.000 đồng – 5.000.000 đồng tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm và các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ của người phạm tội để cơ quan có thẩm quyền có thể ra hình phạt phù hợp nhất. Với hành vi này của anh Kỳ thì phải chịu mức xử phạt thấp nhất là 2.000.000 đồng và cao nhất là 5.000.000 đồng.
Thứ hai, hành vi lừa bao nhiêu tiền thì bị truy tố?
Theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về số tiền lừa đảo được phải từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý hành chính về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm, đã bị kết án một trong các tội được quy định tại điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của bộ luật này nhưng chưa được xóa án tích mà lại còn có hành vi vi phạm hoặc hành vi này gây ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội hoặc là chiếm đoạt số tiền là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ thì vẫn bị truy tố hình sự.
Lừa bao nhiêu tiền thì bị truy tố? Thông thường số tiền đó là 2.000.000 đồng nhưng nếu số tiền dưới 2.000.000 đồng mà vi phạm một trong các trường hợp nêu trên sẽ bị xem xét và truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Như vậy, với hành vi của người mua hàng kia do số tiền lừa đảo là 400.000 chưa thể bị cấu thành tội phạm mà chỉ bị xử phạt hành chính với mức phạt thấp nhất là 2.000.000 đồng và mức cao nhất là 5.000.000 đồng.
Còn vấn đề lừa bao nhiêu tiền thì bị truy tố thì theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì với số tiền lừa đảo từ 2.000.000 trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 điều này thì vẫn bị xử lý hình sự bình thường.
Sau khi chúng tôi đã giải quyết 2 vấn đề của chị Hòa hành vi lừa đảo 400.000 đồng như vậy có bị truy tố không? Lừa bao nhiêu tiền thì bị truy tố? Trong trường hợp chị còn thắc mắc về vấn đề lừa đảo bao nhiêu tiền sẽ bị truy tố hãy liên hệ đến cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các luật sư.
>> Xem thêm: Tố cáo lừa đảo qua mạng ở đâu? Cách thức tố cáo như thế nào?
Lừa bao nhiêu tiền thì bị truy tố đã được chúng tôi giải thích rất chi tiết ở trên. Nếu trong quá trình tìm hiểu,các bạn có những thắc mắc hay những vấn đề không hiểu về lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng như các vấn đề khác liên quan đến pháp luật, bạn hãy trực tiếp nhấc máy lên và gọi tới Tổng đài pháp luật qua hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các luật sư.