Lương bao nhiêu thì phải đóng thuế – Theo quy định pháp luật

Lương bao nhiêu thì phải đóng thuế thu nhập cá nhân? Cách thuế thu nhập cá nhân như thế nào? Các khoản giảm trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân là gì? Các vấn đề trên sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Ngoài ra, nếu bạn còn thắc mắc về vấn đề pháp lý nào, hãy gọi ngay đến Tổng đài pháp luật 19006174 để nhận được sự tư vấn kịp thời của các luật sư. 

>> Lương bao nhiêu thì phải đóng thuế thu nhập cá nhân? Luật sư tư vấn 19006174

luong-bao-nhieu-thi-phai-dong-thue

Lương bao nhiêu thì phải đóng thuế thu nhập cá nhân

Lương bao nhiêu thì phải đóng thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú

 

Chị Nhung (Hải Dương) có câu hỏi:

Xin chào Luật sư, tôi có thắc mắc mong Luật sư giải đáp như sau: Tôi năm nay 23 tuổi, đang cư trú và làm việc tại Hà Nội. Tôi đang là KOL cho một công ty giao dịch điện tử. Mức lương hiện tại của tôi là 15 triệu đồng/ tháng.

Tôi thắc mắc là theo quy định của pháp luật Việt Nam thì lương bao nhiêu thì phải đóng thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú. Mong Luật sư tư vấn, giải đáp thắc mắc của tôi. Tôi xin cảm ơn.

>> Lương bao nhiêu thì phải đóng thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú, gọi ngay 1900.6174

 

Trả lời:

Từ xưa đến nay thì việc đóng thuế cho nhà nước luôn là nghĩa vụ của mọi công dân. Việc đóng thuế, nộp thuế này của công dân được biết đến là một trong những hoạt động tạo nên nguồn thu nhập lớn cho ngân sách nhà nước và đồng thời nó cũng giúp cho đất nước ta có nguồn kinh phí để hoạt động và phát triển. Vậy căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành thì lương bao nhiêu thì phải đóng thuế đối với cá nhân cư trú?

Cảm ơn chị Nhung đã sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của Tổng đài chúng tôi. Với vấn đề lương bao nhiêu thì phải đóng thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú mà chỉ vướng mắc, chúng tôi đã phân tích và đưa ra phản hồi như sau:

Cá nhân không có người phụ thuộc thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân khi có số tổng thu nhập từ tiền công, tiền lương trên 11 triệu đồng/tháng (thu nhập này đã trừ các khoản phí đóng bảo hiểm bắt buộc theo quy định và các khoản đóng góp khác như từ thiện nhân đạo, học bổng khuyến khích…).

Để thuận tiện cho việc theo dõi, chúng tôi đã tính một số mức thu nhập phải nộp thuế thu nhập như bảng dưới đây.

Thu nhập trên đây là thu nhập từ tiền lương, tiền công đã trừ các khoản sau:

– Các đóng bảo hiểm, đóng góp từ thiện, khuyến học, nhân đạo, quỹ hưu trí tự nguyện.

– Thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân.

– Các khoản không tính thuế thu nhập cá nhân như một số khoản trợ cấp, phụ cấp, tiền xăng xe đi lại, tiền ăn trưa,…

* Người lao động không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng

Xét căn cứ điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC, cá nhân cư trú ký hay không ký hợp đồng lao động hoặc hợp đồng lao động dưới 03 tháng. Trong đó, có tổng mức trả thu nhập cá nhân từ 02 triệu đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập cá nhân (khấu trừ luôn trước khi trả tiền).

Hay nói cách khác, cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng này mà có thu nhập từ tiền lương, tiền công mỗi lần nhận được từ 02 triệu đồng trở lên và phải nộp thuế với mức 10%, trừ trường hợp làm cam kết theo Mẫu số 08/CK-TNCN nếu đủ điều kiện.

Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp được tính như sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 10% x Tổng thu nhập trước khi trả

Theo thông tin chị cung cấp thì chị đang là KOL cho một công ty giao dịch điện tử với mức lương hiện tại là 15 triệu đồng/ tháng. Căn cứ ở quy định trên thì chị phải đóng thuế thu nhập cá nhân theo quy định pháp luật hiện hành. Bởi vì, cá nhân phải đóng thuế thu nhập cá nhân khi có số tổng thu nhập từ tiền công, tiền lương trên 11 triệu đồng/tháng (thu nhập này đã trừ các khoản phí đóng bảo hiểm bắt buộc theo quy định và các khoản đóng góp khác như từ thiện nhân đạo, học bổng khuyến khích…).

Ngoài ra, nếu bạn còn thắc mắc về vấn đề lương bao nhiêu thì phải đóng thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú, hãy liên hệ ngay hotline 1900.6174 để được các Luật sư tư vấn trực tiếp.

 

luong-bao-nhieu-thi-phai-dong-thue-doi-voi-ca-nhan-khong-cu-tru

Lương bao nhiêu thì phải đóng thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân không cư trú

 

Anh Tiến (Hà Nội) có câu hỏi:Xin chào Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc, mong Luật sư tư vấn giải đáp giúp tôi. Tôi đang là người đại diện theo pháp luật của một chuyên gia người nước ngoài cho một công ty chuyên sản xuất, gia công đồ nội thất do doanh nghiệp nước ngoài là chủ sở hữu. Vừa qua ông chuyên gia nước ngoài này được cử về Việt Nam để có thể bồi dưỡng cũng như nâng cấp tay nghề cho người lao động.

Do tính chất công việc nên ông này không có cư trú tại một địa điểm rõ ràng. Bên công ty Việt Nam kia cũng trả cho ông này 20 triệu/ tháng. Tôi đang làm các giấy tờ liên quan thuế cho ông này.

Tôi muốn hỏi, với trường hợp của người chuyên gia nước ngoài này, lương bao nhiêu thì phải đóng thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân không cư trú? Rất mong luật sư giải đáp. Tôi xin cảm ơn.

>> Lương bao nhiêu thì phải đóng thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân không cư trú, Luật sư giải đáp 1900.6174

Trả lời:

Thuế thu nhập cá nhân là một trong các loại thuế quan trọng, nó đóng góp phần không nhỏ vào nguồn ngân sách quốc gia. Vậy cá nhân không cư trú lương bao nhiêu thì sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân?

Cảm ơn bạn đã sử dụng dịch vụ tư vấn của Tổng đài chúng tôi. Về vấn đề lương bao nhiêu thì phải đóng thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân không cư trú, chúng tôi xem xét và giải đáp như sau:

Đối với cá nhân không cư trú thì sẽ không được tính giảm trừ gia cảnh nên chỉ cần có thu nhập chịu thuế thu nhập thì sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân (thu nhập chịu thuế > 0 mới phải nộp thuế).

Hay nói cách khác, chỉ cần có mức thu nhập từ tiền công, tiền lương sẽ phải đóng thuế với mức thuế suất 20%/thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân; trường hợp có đóng góp từ thiện, khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện khuyến học, nhân đạo theo quy định thì được trừ tại khoản này.

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn đang làm người đại diện theo pháp luật của một chuyên gia người nước ngoài. Người chuyên gia này có thu nhập là 20 triệu/tháng. Theo quy định của pháp luật thì ông này sẽ phải đóng mức thuế suất là 20%/thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân. Nếu ông này có đóng góp các khoản giảm trừ thuế thu nhập cá nhân như đóng góp từ thiện, các quỹ hưu trí tự nguyện, khuyến học… thì sẽ được giảm trừ theo quy định pháp luật thuế hiện hành.

Ngoài ra, bạn còn thắc mắc về lương bao nhiêu thì phải đóng thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân không cư trú, hãy liên hệ ngay qua hotline 1900.6174 để được các Luật sư tư vấn trực tiếp.

Đối tượng nào cần nộp thuế thu nhập cá nhân

Anh Duy (Hà Nội) có câu hỏi:Chào Luật sư, tôi có câu hỏi thắc mắc như sau: tôi và vợ tôi lấy nhau từ năm 2018, có với nhau hai bé 1 tuổi và 2 tuổi. Vợ chồng tôi có mở một quán ăn nhỏ. Thu nhập của tôi là 15 triệu đồng/ tháng.

Vậy tôi muốn hỏi, theo quy định của pháp luật hiện hành thì đối tượng nào cần nộp thuế thu nhập cá nhân? Tôi có thuộc đối tượng đóng thuế thu nhập cá nhân hay không? Rất mong Luật sư tư vấn giải đáp. Tôi xin cảm ơn.

>> Những đối tượng nào phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định pháp luật, Gọi ngay 1900.6174

 

Trả lời

Cảm ơn anh Duy đã đặt câu hỏi về Tổng đài pháp luật. Chúng tôi xem xét và giải đáp thắc mắc của anh như sau:

Thuế là một thứ bắt buộc để góp vào ngân sách nhà nước và được pháp luật quy định rõ ràng với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Thuế thu nhập cá nhân không đánh vào những cá nhân có mức thu nhập thấp. Do đó khoản thu thuế này sẽ công bằng với mọi đối tượng đóng thuế này. Nó còn góp phần làm giảm đi khoảng cách chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội Việt Nam.

Đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và các cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam (Căn cứ theo Điều 2 Luật Thuế Thuế thu nhập cá nhân năm 2007, sửa đổi, bổ sung năm 2012).

Cụ thể như sau:

– Cá nhân cư trú là người cần đáp ứng một trong các điều kiện sau:

+ Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở đi tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;

+ Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.

– Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện tại quy định trên.

Theo những thông tin anh cung cấp thì anh mở một quán ăn và có thu nhập cá nhân là 15 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó, anh cũng đang cư trú thường xuyên ở Việt Nam.

Theo quy định của pháp luật thì anh đã đáp ứng đủ các điều kiện của đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Ngoài ra, nếu bạn còn thắc mắc về lương bao nhiêu thì phải đóng thuế đối với cá nhân không cư trú, hãy gọi ngay tới hotline 1900.6174 để được các Luật sư tư vấn nhanh chóng.

Tính thuế thu nhập đối với cá nhân cư trú

 

Chị Hoa (Lạng Sơn) có câu hỏi:Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi thắc mắc như sau: Tôi đang làm nhân viên cho một công ty thời trang tại Lạng Sơn. Bên cạnh đó tôi có 01 người phụ thuộc và trong tháng 6 vừa qua tôi không có đóng góp từ thiện, nhân đạo hay khuyến học. Tháng 6 vừa qua tổng số tiền lương và tiền phụ cấp của tôi là 20 triệu đồng.

Tuy nhiên khi nhận lương thì tôi bị trừ một 122.500 đồng. Tôi có hỏi công ty và được trả lời là trừ thuế thu nhập cá nhân. Vậy tôi mong Luật sư có thể hướng dẫn tôi cách tính thuế thu nhập đối với cá nhân cư trú. Tôi xin cảm ơn Luật sư.

>> Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú như thế nào? Luật sư giải đáp 1900.6174

 

Trả lời:

Cảm ơn chị Hoa đã đặt câu hỏi về Tổng đài pháp luật. Chúng tôi đã xem xét và giải đáp thắc mắc của chị như sau:

Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế đánh trực tiếp vào nguồn thu nhập của một cá nhân cụ thể.

Theo đó, mỗi cá nhân này có thể là một người cụ thể hay một quan hệ đối tác và cũng có thể là một cơ quan pháp lý của một người cụ thể. Nhìn chung, một người nằm trong đối tượng phải chịu nộp thuế thu nhập cá nhân luôn phải tính toán số tiền nộp thuế của mình. Vậy cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú như sau:

Lưu ý: Cách tính thuế thu nhập này áp dụng đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công

* Cá nhân ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên

** Công thức tính thuế Thu nhập cá nhân:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

Để tính được số thuế cần phải nộp cần phải tính được thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể như sau:

(1) Thu nhập tính thuế

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ [1]

Trong đó, Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn [2]

Căn cứ vào công thức tính thuế thu nhập trên, để tính được thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Tính tổng thu nhập

Bước 2: Tính các khoản thu nhập được miễn thuế (nếu có)

Các khoản thu nhập cá nhân miễn thuế từ tiền lương, tiền công bao gồm:

– Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày và làm trong giờ theo quy định pháp luật hiện hành.

– Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công của thuyền viên là người Việt Nam làm việc cho hãng tàu nước ngoài hoặc hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế.

Bước 3: Tính thu nhập chịu thuế theo công thức [2]

Bước 4: Tính các khoản giảm trừ

– Giảm trừ gia cảnh đối với bản thân người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm).

– Giảm trừ gia cảnh đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

Ngoài ra, người nộp thuế thu nhập cá nhân còn được tính giảm trừ các khoản đóng bảo hiểm, đóng góp từ thiện, khuyến học, nhân đạo, quỹ hưu trí tự nguyện.

Bước 5: Tính thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân theo công thức [1]

Sau khi tính được thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân, để xác định được số thuế cần phải nộp thì người nộp thuế áp dụng phương pháp lũy tiến từng phần hoặc phương pháp tính thuế rút gọn (trình bày ở dưới đây).

(2) Thuế suất thuế thu nhập cá nhân

Thuế suất từ tiền lương, tiền công đối với cá nhân ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên thì được áp dụng theo lũy tiến từng phần, cụ thể:

** Cách tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công

Khi biết được thu nhập tính thuế và thuế suất thu nhập cá nhân, sẽ có 02 phương pháp tính thuế để tính được số thuế cá nhân cần phải nộp:

Phương pháp 1: Phương pháp lũy tiến (tính số thuế phải nộp theo từng bậc thuế, sau đó cộng lại).

Phương pháp 2: Phương pháp rút gọn

Đây là phương pháp tính được số thuế thu nhập cá nhân phải nộp đơn giản hơn, phương pháp rút gọn được nêu rõ trong bảng sau:

Đối với câu hỏi thắc mắc của chị Hoa, Luật sư của Tổng đài pháp luật chúng tôi xin tính toán cho chị số tiền thuế thu nhập cá nhân của chị phải nộp là:

Theo thông tin mà chị Hoa cung cấp thì tháng 10/2020, chị có thu nhập từ tiền lương, phụ cấp là 20 triệu đồng. Chị Hoa phải nộp 10,5% bảo hiểm bắt buộc theo quy định. Được biết bà chị có 01 người phụ thuộc, trong tháng 10 vừa qua chị không đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

Thuế thu nhập tạm nộp được tính như sau:

Bước 1: Xác định thu nhập chịu thuế

Thu nhập chịu thuế của bà H là 20 triệu đồng.

Bước 2: Tính các khoản giảm trừ

Chị Hoa được giảm trừ các khoản sau:

– Giảm trừ gia cảnh cho bản thân là 11 triệu đồng.

– Giảm trừ gia cảnh cho 01 người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng.

– Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp: 0 triệu đồng × 10,5% = 2,15 triệu đồng.

Tổng các khoản được giảm trừ là: 11 + 4,4 + 2,15 = 17,55 triệu đồng

Bước 3: Tính thu nhập tính thuế

Thu nhập tính thuế của chị Hoa là: 20 – 17,55 = 2,45 triệu đồng

Bước 4: Tính số thuế thu nhập phải nộp

Thu nhập tính thuế trong tháng là 2,45 triệu đồng, thu nhập tính thuế thuộc bậc 1. Số thuế phải nộp như sau:

2,45 × 5% = 122.500 đồng.

Như vậy, số thuế thu nhập cá nhân mà chị Hoa tạm nộp đối với thu nhập nhận được trong tháng 6/2020 là 122.500 đồng.

Ngoài ra, nếu chị còn thắc mắc về cách tính thuế đối với cá nhân cư trú hay lương bao nhiêu thì phải đóng thuế, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn kịp thời của các luật sư.

Tính thuế thu nhập đối với cá nhân không cư trú

 

Anh Lê (Hải Phòng) có câu hỏi: Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi như sau: Tôi hiện đang là giám đốc một công ty chuyên gia công đồ nội thất cho một công ty nước ngoài. Bên công ty nước ngoài kia có cử một vị chuyên gia về đóng góp kinh nghiệm, nâng cao chất lượng cho người lao động công ty tôi. Ông này chưa đủ điện để cư trú tại Việt Nam.

Hiện nay, kế toán của chúng tôi đang chuẩn bị hồ sơ giấy tờ nộp lên chi cục thuế để tính thuế mà vị chuyên gia nước ngoài cần phải nộp. Vị chuyên gia nước ngoài cũng hỏi công ty tôi về việc đóng thu nhập cá nhân. Vậy Luật sư cho tôi hỏi khi cách tính thuế thu nhập đối với cá nhân không cư trú theo pháp luật hiện hành? Tôi xin cảm ơn Luật sư.

>> Cách tính thuế thu nhập đối với các nhân không cư trú như thế nào? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Cảm ơn anh Lê đã đặt câu hỏi về Tổng đài pháp luật. Đối với câu hỏi của anh về trường hợp tính thuế thu nhập cá nhân không cư trú, chúng tôi đã nghiên cứu và giải đáp thắc mắc của Lê như sau:

Việc xác định thu nhập chịu thuế của thu nhập cá nhân từ tiền công, tiền lương tại Việt Nam, trong trường hợp cá nhân này không cư trú làm việc, đồng thời ở Việt Nam và nước ngoài nhưng không tách riêng được phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

Xét căn cứ tại khoản 1 Điều 18 Thông tư số 111/2013/TT-BTC quy định số thuế thu nhập đối với cá nhân không cư trú được tính theo công thức như sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 20% x Thu nhập chịu thuế

Thu nhập chịu thuế trong trường hợp trên được xác định bằng tổng tiền lương, tiền công, tiền thù lao và các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương tiền công, mà người nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế này.

Theo đó, thu nhập chịu thuế của cá nhân không cư trú được xác định như theo quy định thu nhập chịu thuế từ tiền công, tiền lương của cá nhân cư trú, cụ thể:

– Thời điểm xác định phần thu nhập chịu thuế thu nhập đối với thu nhập từ tiền công, tiền lương là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập.

– Riêng thời điểm xác định phần thu nhập chịu thuế thu nhập đối với khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm có tích lũy là thời điểm công ty quản lý quỹ hữu trí tự nguyện, doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm.

Việc xác định phần thu nhập chịu thuế từ tiền công, tiền lương tại Việt Nam trong trường hợp cá nhân này không cư trú, đồng thời làm việc ở Việt Nam và nước ngoài nhưng không tách riêng được phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam thì thực hiện theo công thức như sau:

Lưu ý: Thu nhập chịu thuế khác (thu nhập trước thuế) phát sinh tại Việt Nam được nói ở trên là các khoản lợi ích khác bằng tiền hoặc không bằng tiền mà người lao động được hưởng ngoài tiền công, tiền lương do người sử dụng lao động trả hoặc trả hộ cho người lao động đó.

Do thông tin anh cung cấp chưa đầy đủ, nên chúng tôi xin đưa ra giải đáp về câu hỏi của anh như su: Theo quy định tại Điều 18 Thông tư số 111/2013/TT-BTC, thuế thu nhập cá nhân mà anh phải đóng bằng 20% của thu nhập chịu thuế. Bên cạnh đó, nếu bạn còn vướng mắc về cách tính thuế thu nhập cá nhân hay lương bao nhiêu thì phải đóng thuế, hãy gọi ngay đến Tổng đài pháp luật 1900.6333.705 để được luật sư giải đáp trực tuyến.

Các khoản giảm trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân

 

Chị Lan (Hà Nam) có câu hỏi:Xin chào Luật sư, tôi có câu hỏi như sau: Tôi đang là mẹ đơn thân. Hiện tôi đang là chủ shop quần áo cho một cửa hàng bán quần áo với mức thu nhập là 15 triệu đồng/tháng. Tôi đang có hai người phụ thuộc là đứa con 2 tuổi và một mẹ già 60 tuổi đang giúp tôi trông cháu bé.

Sắp tới tôi sẽ lên cơ quan thuế để đóng thuế. Vậy thưa Luật sư cho tôi hỏi các khoản giảm trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định pháp luật hiện hành như thế nào và tôi sẽ được giảm trừ các khoản gì? Xin cảm ơn Luật sư.

>> Các khoản nào được giảm trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân, Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Cảm ơn chị Lan đã đặt câu hỏi về Tổng đài pháp luật chúng tôi. Chúng tôi đã xem xét và đưa ra tư vấn như sau:

Thuế thu nhập cá nhân là sắc thuế trực thu tính trực tiếp trên phần thu nhập chịu thuế của cá nhân không cư trú và cá nhân cư trú trên lãnh thổ Việt Nam ta. Các khoản giảm trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân là các khoản sẽ được trừ vào phần thu nhập chịu thuế của cá nhân này; khi xác định được phần thu nhập chịu thuế từ tiền công, tiền lương.

Các khoản giảm trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân gồm:

Các khoản giảm trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân: các khoản đóng bảo hiểm, Giảm trừ gia cảnh, quỹ…

* Giảm trừ gia cảnh

Mỗi người nộp thuế được giảm trừ 09 triệu đồng/tháng (tức 108 triệu đồng/năm)

Mỗi người phụ thuộc được giảm từ 3.600.000 đồng/tháng.

Người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân có trách nhiệm nuôi dưỡng. Bao gồm:

+ Con chưa thành niên; con không có khả năng lao động; con bị tàn tật,

+ Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá so với mức quy định, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, học nghề hoặc trung học chuyên nghiệp; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố, mẹ không có khả năng lao động hoặc đã hết tuổi lao động; những người khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế này phải trực tiếp nuôi dưỡng.

Người nộp thuế có thu nhập từ 9.000.000 đồng/tháng trở xuống sẽ không phải khai người phụ thuộc.

Người nộp thuế có thu nhập từ 9.000.000 đồng/tháng trở lên và có người phụ thuộc thì sẽ phải khai và đăng ký người doanh nghiệp, với người sử dụng lao động. Doanh nghiệp này tổng hợp lại. Và nộp tờ khai đăng ký thuế, tờ khai đăng ký người phụ thuộc cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý đó.

* Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện

Người lao động sẽ phải bắt buộc tham gia các khoản đóng bảo hiểm và quỹ hưu trí tự nguyện . Các khoản đóng bảo hiểm này bao gồm: bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp; bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề, công việc phải tham gia bảo hiểm bắt buộc.

Mức đóng mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện đó theo quy định được trừ ra khỏi phần thu nhập chịu thuế theo thực tế phát sinh nhưng tối đa không quá 01 đồng/tháng. Mức đóng bảo hiểm sẽ thực hiện theo pháp luật về an sinh xã hội.

* Các khoản đóng góp từ thiện, khuyến học, nhân đạo

Các khoản đóng góp từ thiện, khuyến học, nhân đạo này được trừ vào phần thu nhập chịu thuế đối với thu từ tiền công, tiền lương trước khi tính thuế của người nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú.

Mức giảm trừ này tối đa không vượt quá thu nhập tính thuế từ tiền công, tiền lương của năm tính thuế phát sinh đóng góp khuyến học, từ thiện nhân đạo.

Như vậy, chúng ta có thể kết luận rằng

Nếu người lao động có thu nhập từ 9.000.000 đồng/ tháng trở xuống sẽ không phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Còn nếu người lao động có thu nhập từ 9.000.000 đồng/tháng trở lên có thể sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Căn cứ, xét theo quy định ở trên thì chị Lan sẽ thuộc các đối tượng phải tham gia đóng thuế thu nhập cá nhân theo quy định pháp luật hiện hành. Ngoài ra, chị có hai người phụ thuộc là đứa con 2 tuổi và một mẹ già 60 tuổi đang giúp tôi trông cháu bé.

Theo đó số tiền chị được giảm trừ gia cảnh là: 7.200.000 đồng. Bên cạnh đó, nếu chị còn thắc mắc về vấn đề các khoản giảm trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân hay lương bao nhiêu thì phải đóng thuế, hãy gọi ngay đến Tổng đài pháp luật 1900.6174 để nhận được sự tư vấn kịp thời của luật sư.

Một số vấn đề liên quan đến thuế thu nhập cá nhân

Thử việc có phải đóng thuế TNCN?

Anh Hưng (An Giang) có câu hỏi:Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi như sau: Tôi năm nay 23 tuổi, sinh viên ngành IT mới ra trường và đang cư trú tại thành phố Hồ Chí Minh. Qua quá trình tìm việc thì tôi có ứng tuyển vào một công ty chuyên công nghệ thông tin.

Sau khi phỏng vấn xong, tôi có ký hợp đồng thử việc với mức lương là 12 triệu đồng/ tháng. Vậy tôi có phải đóng thuế thu nhập cá nhân hay không? Tôi độc thân và không có người phụ thuộc. Tôi cảm ơn Luật sư.

>> Thử việc dưới 3 tháng có phải đóng thuế TNCN không? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Cảm ơn anh Hưng đã đặt câu hỏi về Tổng đài pháp luật chúng tôi. Chúng tôi đã phân tích và đưa ra phản hồi như sau:

Thuế thu nhập cá nhân là một trong những loại thuế rất quan trọng và đóng góp một phần không nhỏ vào nguồn ngân sách quốc gia.

Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, thì người nộp thuế là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú. Tuy nhiên, trong phạm tình huống của bạn chỉ đề cập đến vấn đề đóng thuế thu nhập cá nhân của người lao động là cá nhân cư trú.

Bên cạnh đó căn cứ theo Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC đã liệt kê ra các loại thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân, trong đó có tiền công, tiền lương mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động. Vì vậy, tiền lương thử việc cũng được tính là khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.

Do đó, trước khi trả lương cho người lao động, người sử dụng lao động này được phép trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người lao động theo quy định căn cứ tại khoản 1 Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC như sau:

1. Khấu trừ thuế

b) Thu nhập từ tiền công, tiền lương

b.1) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân này trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần…

i) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác.

Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền lương tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng có tổng mức trả thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân…

Do đó, để biết được tiền lương thử việc của anh Hứng có phải trích đóng thuế thu nhập cá nhân hay không cần căn cứ vào từng trường hợp sau:

Trường hợp 1: Anh Hưng thử việc bằng cách ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên

Thuế thu nhập cá nhân của người lao động sẽ được tính theo Biểu thuế lũy tiến từng phần. Căn cứ theo Điều 7 Thông tư số 111/2013/TT-BTC, thì căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ tiền công, tiền lương là thu nhập tính thuế và thuế suất.

Theo đó, thu nhập tính thuế này được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ đi các khoản giảm trừ như sau:

+ Các khoản giảm trừ gia cảnh (với chính bản thân là 11 triệu đồng/tháng, với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng theo quy định tại Điều 1 Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14);

+ Các khoản đóng quỹ hưu trí tự nguyện, bảo hiểm.

+ Các khoản đóng góp từ thiện, khuyến học, nhân đạo.

Như vậy, anh chỉ phải nộp thuế TNCN khi có tổng thu nhập từ tiền công, tiền lương lớn hơn 11 triệu đồng/tháng (nếu không có người phụ thuộc và nếu có 01 người phụ thuộc thì thu nhập phải lớn hơn 15,4 triệu đồng/tháng).

Trường hợp 2: Anh Hưng ký hợp đồng thử việc hoặc thử việc với hợp đồng lao động dưới 03 tháng

Trong trường hợp này mà anh có tổng mức thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên thì doanh nghiệp thực hiện khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho người lao động.

Tuy nhiên, căn cứ tại điểm i Khoản 1 Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC, người lao động chỉ có duy nhất thu nhập đó. Nhưng tổng mức thu nhập chịu thuế sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì có thể làm cam kết khai theo mẫu số 02/CK-TNCN gửi người sử dụng lao động để không bị khấu trừ thuế. Đồng thời, người lao động này còn phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết.

Ngoài ra, nếu anh còn thắc mắc về còn thắc mắc về mức đóng thuế thu nhập cá nhân khi thử việc hay lương bao nhiêu thì phải đóng thuế, hãy gọi ngay Tổng đài pháp luật 1900.6174 để nhận được sự tư vấn kịp thời của luật sư.

 

Lương 10 triệu/tháng phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?

 

Chị Linh (Hậu Giang) có câu hỏi:Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi như sau: Tôi đang là mẹ đơn thân và có một bé gái 03 tuổi. Vừa qua, tôi có ký hợp đồng lao động với một công ty chuyên sản xuất hàng xuất khẩu tại Long An. Mức lương hiện tại của tôi là 10 triệu đồng/ tháng.

Vậy , tôi muốn hỏi: Lương bao nhiêu thì phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Với mức lương 10 triệu/ tháng tôi có phải đóng thuế thu nhập cá nhân hay không?” Tôi xin cảm ơn Luật sư.

>> Lương bao nhiêu thì phải đóng thuế thu nhập cá nhân? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời

Cảm ơn chị Linh đã tin tưởng và đặt câu hỏi về Tổng đài pháp luật. Chúng tôi đã xem xét và đưa ra giải đáp thắc mắc của chị như sau:

Nếu không có người phụ thuộc, người lao động làm việc có tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công trên 11 triệu đồng/tháng thì phải đóng thuế thu nhập cá nhân.

– Nếu có một người phụ thuộc, thì thu nhập phải trên 15,4 triệu đồng/tháng mới cần phải đóng thuế.

Theo như thông tin mà chị Linh cung cấp thì chị đang là mẹ đơn thân và có một bé gái 03 tuổi. Đối chiếu với trường hợp của chị, với mức lương 10 triệu đồng/tháng và có một con nhỏ thì chị không phải nộp thuế thu nhập. Ngoài ra, nếu chị có thắc mắc về mức thuế phải đóng khi lương 10 triệu đồng/tháng mà không có người phụ thuộc hay lương bao nhiêu thì phải đóng thuế, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn chi tiết từ luật sư.

Trên đây là bài viết của Tổng đài pháp luật về các vấn đề xoay quanh” Lương bao nhiêu thì phải đóng thuế thu nhập cá nhân ?”. Chúng tôi hy vọng bài viết cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích để có thể áp dụng vào trường hợp cụ thể của mình trên thực tế. Nếu có bất cứ vấn đề nào thắc mắc cần được chúng tôi tư vấn, hãy nhấc máy và gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất.

  19006174