Hợp đồng thử việc giúp người lao động đảm bảo những quyền lợi của bản thân khi tham gia động. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ những quy định về hợp đồng này như: Mẫu hợp đồng khi thử việc, mức lương thử việc, thời gian thử việc,… Tất cả những vấn về này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Mọi thắc mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng từ các luật sư.
>> Tư vấn chính xác về hợp đồng thử việc mới nhất năm 2022, Luật sư giải đáp miễn phí 1900.6174
Mẫu hợp đồng thử việc mới nhất
Chị Phượng (Hà Nội) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi mong Luật sư tư vấn giải đáp như sau:
Tôi đang là trưởng phòng nhân sự cho một công ty may ở quận Ba Đình. Hiện tại, công ty tôi muốn tuyển thêm khoảng 100 người lao động để làm việc tại xưởng may. Trước khi người ứng tuyển được làm nhân viên chính thức, công ty chúng tôi có yêu cầu những nhân viên này cần thử việc 2 tháng tại công ty. Vậy tôi muốn biết mẫu hợp đồng thử việc mới nhất hiện nay như thế nào? Rất mong luật sư cung cấp mẫu hợp đồng cho chúng tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư!”
>> Hướng dẫn cách viết hợp đồng thử việc mới nhất năm 2022, Luật sư tư vấn 1900.6174
Trả lời:
Xin chào chị Phượng! Cảm ơn chị Phượng đã tin tưởng và đặt câu hỏi liên quan đến lĩnh vực tư vấn luật lao động. Về vấn đề mà chị thắc mắc, Luật sư của Tổng đài chúng tôi xin cung cấp mẫu hợp đồng thử việc mới nhất như sau:
Hợp đồng thử việc là một văn bản căn cứ pháp lý, ràng buộc trách nhiệm giữa người lao động và người sử dụng lao động. Một mẫu hợp đồng lao động thử việc chuẩn, chính xác cần có các nội dung về thỏa thuận về nội dung công việc mà người lao động phải đảm nhận và nêu rõ nội dung về các quyền và các nghĩa vụ đã thỏa thuận giữa các bên để hướng tới thỏa thuận chung.
MẪU HỢP ĐỒNG THỬ VIỆC MỚI NHẤT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———-o0o———-
HỢP ĐỒNG THỬ VIỆC
Chúng tôi, một bên là Ông(Bà): …………..…………………………
Chức vụ: ……………………………………………………………
Đại diện cho: ……………………………………………………..…
Địa chỉ: ……………………………………………………..….……
Và
Một bên là: ……………………………………………………..……
Sinh ngày ……. tháng …….. năm …….……………………………
Nghề nghiệp:………………………………………………………
Hộ khẩu thường trú tại:……………………………………………
Mang CMND số: ……….. do CA …….. cấp ngày …… tháng …… năm ………..
Thỏa thuận ký kết Hợp đồng thử việc và cam kết làm đúng những điều khoản sau đây:
Điều 1: Ông (bà) ……….. làm việc theo loại Hợp đồng thử việc có thời gian là 03 tháng kể từ ngày …. tháng …. năm …. đến ngày …. tháng …. năm …………..
Tại địa điểm: …………………………………………………….
Chức danh chuyên môn: ……………… Chức vụ: ……………….
Công việc phải làm:
– Thực hiện công việc theo đúng chức danh chuyên môn dưới sự quản lý, điều hành của Ban Giám đốc (và các cá nhân được bổ nhiệm và uỷ quyền của Ban Giám đốc);
– Phối hợp với các bộ phận khác trong Công ty để phát huy hiệu quả công việc;
– Những công việc khác theo nhu cầu kinh doanh của Công ty và theo lệnh của Ban Giám đốc (và các cá nhân được bổ nhiệm và uỷ quyền của Ban Giám đốc)
Điều 2: Chế độ làm việc:
– Thời giờ làm việc: 48 giờ/tuần (sáng từ 8h đến 12h, chiều từ 13h30′ đến 17h30′);
– Được cấp phát những dụng cụ: Cần thiết theo yêu cầu công việc
– Điều kiện an toàn và vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 3: Nghĩa vụ và các quyền lợi của người lao động:
3.1 Quyền lợi:
– Phương tiện đi lại làm việc: Cá nhân tự túc;
– Mức lương thử việc:
– Phụ cấp: Tự túc
– Hình thức trả lương: Trả 01 lần vào ngày 15 hàng tháng;
– Nghỉ hàng tuần: 01 ngày (Chủ Nhật)
– Chế độ đào tạo: Theo quy định của Công ty và yêu cầu công việc. Trong trường hợp NV được cử đi đào tạo thì NV phải hoàn thành khóa học đúng thời hạn, phải cam kết sẽ phục vụ lâu dài cho Công ty sau khi kết thúc khoá học và được hưởng nguyên lương; các quyền lợi khác như người đi làm. Nếu sau khi kết thúc khóa đào tạo mà nhân viên không tiếp tục hợp tác với Công ty thì nhân viên phải hoàn trả lại 100% phí đào tạo và các khoản chế độ đã được nhận trong thời gian đào tạo.
– Những thỏa thuận khác: Trong vòng 15 ngày (làm việc) kể từ ngày ký kết hợp đồng thử việc này, vì bất cứ lý do gì mà người lao động không tiếp tục cộng tác với công ty (kể cả trong trường hợp công ty thông báo chấm dứt hợp đồng thử việc trước thời hạn) thì người lao động cam kết sẽ không yêu cầu công ty phải thanh toán bất cứ chế độ và quyền lợi nào của người lao động trong thời gian nêu trên.
3.2 Nghĩa vụ:
– Hoàn thành những nội dung đã cam kết và những công việc trong Hợp đồng;
– Nộp văn bằng, chứng chỉ bản sao y chứng thực có thời hạn trong vòng 06 tháng tính đến ngày nộp ( có học hàm cao nhất theo đúng chức danh chuyên môn) cho Công ty ngay khi ký hợp đồng thử việc này.
– Chấp hành nội quy lao động, an toàn lao động, kỷ luật lao động…..
– Tuyệt đối không sử dụng khách hàng của công ty để trục lợi cá nhân;
– Trong thời gian hiệu lực hợp đồng và trong vòng 24 tháng kể từ khi nghỉ việc tại Công ty nhân viên không được phép : Cung cấp thông tin, tiết lộ bí mật kinh doanh của công ty ra ngoài, không được phép hợp tác, sản xuất, kinh doanh, làm đại lý sử dụng, tiết lộ thông tin về khách hàng, mặt hàng, sản phẩm tương tự của Công ty cho bất kỳ tổ chức cá nhân nào nhằm phục vụ công việc riêng cho mình mà chưa được sự đồng ý bằng văn bản từ phía công ty. Trường hợp bị phát hiện – Cá nhân đó sẽ bị khởi tố trước pháp luật.
Điều 4: Nghĩa vụ và quyền hạn của người sử dụng lao động:
4.1 Nghĩa vụ:
– Bảo đảm việc làm và thực hiện đầy đủ những điều khoản trong hợp đồng;
– Thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn các chế độ và quyền lợi cho người lao động theo hợp đồng này.
– Bảo quản văn bằng, chứng chỉ gốc( nếu có ) cho nhân viên trong thời gian hiệu lực hợp đồng.
– Hoàn trả lại văn bằng, chứng chỉ gốc (nếu có) cho nhân viên sau khi nhân viên đã hoàn thành các nghĩa vụ đã cam kết tại hợp đồng thử việc này.
4.2 Quyền hạn:
– Điều hành người lao động hoàn thành công việc theo Hợp đồng (bố trí, điều chuyển, tạm ngừng việc);
– Tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng thử việc, kỷ luật người lao động theo quy định của pháp luật, và nội quy lao động của Công ty.
Điều 5: Điều khoản thi hành:
– Những vấn đề về lao động không ghi trong hợp đồng thử việc này thì áp dụng theo quy định của nội quy lao động và pháp luật lao động;
– Hợp đồng thử việc này được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản và có hiệu lực kể từ ngày …. tháng …. năm ….
Hợp đồng làm tại:…………………….
Người lao động
(Ký, ghi rõ họ tên) |
Người sử dụng lao động
(Ký, ghi rõ họ tên) |
Trên đây là mẫu hợp đồng thử việc mới nhất hiện nay do luật sư của chúng tôi cung cấp. Mọi câu hỏi liên quan đến hướng dẫn ghi thông tin trong mẫu hợp đồng thử việc, chị hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn chi tiết.
Tổng Đài Pháp Luật là đơn vị Luật sư tư vấn có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm giải quyết thành công việc vấn đề trong thực tế. Mọi thắc mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174để được luật sư tư vấn pháp luật nhanh chóng!
>> Xem thêm: Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần – Tư vấn mức hưởng BHXH một lần mới nhất
Mẫu hợp đồng thử việc song ngữ
Sử dụng mẫu hợp đồng thử việc song ngữ trong trường hợp nào?
Chị Hằng (Hà Tĩnh) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi mong Luật sư tư vấn như sau:
Tôi đang là trưởng phòng nhân sự của một công ty trên địa bàn Thành phố Hà Tĩnh. Công ty tôi là công ty có vốn đầu tư nước ngoài, do một người có quốc tịch Hàn Quốc làm chủ sở hữu. Hiện tại công ty đang tuyển quản lý cho bộ phận kinh doanh. Theo quy định tại công ty tôi, quản lý trước khi làm việc chính thức tại công ty phải thử việc trong thời gian 3 tháng. Vì vậy, tôi muốn hỏi trong trường hợp này, công ty tôi có cần sử dụng mẫu hợp đồng song ngữ không? Trong những trường hợp nào cần sử dụng mẫu hợp đồng thử việc song ngữ? Tôi xin cảm ơn luật sư!”
>> Hướng dẫn cách viết hợp đồng thử việc song ngữ mới nhất năm 2022, Luật sư tư vấn1900.6174
Trả lời:
Cảm ơn chị Hằng đã tin tưởng và đặt câu hỏi cho Tổng Đài Pháp Luật! Về câu hỏi của chị, chúng tôi đã xem xét và đưa ra câu trả lời như sau:
Hợp đồng thử việc song ngữ là hợp đồng thử việc được soạn song song bằng 2 ngôn ngữ khác nhau. Hợp đồng lao động thử việc song ngữ này được ký kết giữa người lao động và người sử dụng lao động, thỏa thuận làm việc với nhau dựa trên nguyên tắc bình đẳng tự nguyện giữa các bên.
Thông thường, các trường hợp thường sử dụng hợp đồng thử việc song ngữ, như sau:
1. Ký kết hợp đồng thử việc giữa doanh nghiệp và người lao động nước ngoài;
2. Ký hợp hợp đồng thử việc giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với người lao động Việt Nam
3. Người lao động thử việc mà người sử dụng lao động hoặc chủ doanh nghiệp là người nước ngoài.
Trên đây là những trường hợp cần sử dụng hợp đồng song ngữ. Theo những thông tin chị cung cấp, công ty của chị là doanh nghiệp của người nước ngoài và đang tuyển quản lý cho bộ phận kinh doanh. Do vậy, khi người quản lý này đến thử việc, công ty bạn cần sử dụng đồng thử việc song ngữ.
Mọi thắc mắc liên quan đến mẫu hợp đồng thử việc song ngữ, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sư tư vấn chi tiết từ luật sư!
>> Xem thêm: Thủ tục lãnh bảo hiểm xã hội – Lãnh BHXH 1 lần
Mẫu hợp đồng thử việc song ngữ tiếng Anh
Chị Thùy (Nam Định) có câu hỏi:
“Thưa luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc mong Luật sư giải đáp:
Xin chào Luật sư, tôi là Thùy. Hiện tại tôi đang là nhân viên phòng nhân sự của công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Theo kế hoạch của công ty, phòng marketing sẽ tuyển thêm người lao động để làm việc cho dự án mới của công ty. Vì vậy, tôi muốn biết mẫu hợp đồng lao động thử việc song ngữ tiếng Anh mới nhất hiện hành như thế nào? Những nội dung chính trong mẫu hợp đồng này là gì? Rất mong luật sư cung cấp mẫu hợp đồng cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!”
>> Tư vấn chính xác mẫu hợp đồng thử việc song ngữ tiếng Anh, Luật sư tư vấn 1900.6174
Trả lời:
Cảm ơn chị Thùy đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Tổng Đài Pháp Luật! Đối với vấn đề của chị, chúng tôi xin cung cấp mẫu hợp đồng thử việc song ngữ tiếng Anh như sau:
Hiện nay, hợp đồng thử việc song ngữ thường được sử dụng nhiều nhất là hợp đồng thử việc song ngữ Anh Việt. Các nội dung của hợp đồng song ngữ được viết bằng hai ngôn ngữ tiếng Việt và được dịch sang tiếng Anh ở ngay phía sau.
Nội dung chính của hợp đồng thử việc song ngữ bao gồm các nội dung như sau:
+ Họ tên, địa chỉ của người sử dụng lao động, chức danh của người giao ký kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
+ Họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, nơi cư trú, số thẻ, mã định danh Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
+ Địa điểm và công việc làm việc;
+ Thời hạn của hợp đồng thử việc
+ Mức lương theo chức danh hoặc theo công việc, hình thức trả lương, thời hạn chi trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
+ Thời giờ nghỉ ngơi, thời giờ làm việc;
+ Trang thiết bị bảo hộ lao động cho người lao động.
MẪU HỢP ĐỒNG THỬ VIỆC SONG NGỮ TIẾNG ANH
CÔNG TY… Name of the company: Số/ No: ….. |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence – Freedom – Happiness ******** …………. , ngày ……..tháng ….. năm 20… |
HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
LABOR CONTRACT
Chúng tôi, một bên là: Ông/Bà ………………………..…………………………………….
We are, from one side: Mr/Ms…………………………………………..………………
Quốc tịch: ……………………………………………………………………………………………
Nationality:………………………………………………………………………………
Chức vụ:………………………………………………………………………………………………..
Position:………………………………………………………………………………………………..
Đại diện cho: Công ty …………………………………………………………………….
On behalf of: …………………………………………………………………………..……….
Địa chỉ: ………………………………………………………..……………………………..
Address: ………………………………………………………………………………………
Và một bên là Ông/Bà: .………………………………………………………………………
And from other side Mr/Ms: ………………………………………………………………..
Ngày sinh: ………………………………………………………………………………………
Date of birth: …………………………………………………………………………………..
Trình độ:…………………………………………….… Chuyên môn: ……………………
Degree: ………………………………………………….Profession: ………………………
Hộ khẩu thường trú:…………………………………………………………………………..
Permanent address:……………………………………………………………………………
CMND số: ………………………………Cấp ngày: …………………………..Tại: ……………..
ID card no : ……………………………..Issued on:………………………….. Issued at: ………
Điện thoại:…………………………………………………………………………………….
Tel: ………………………………………………………………………………..…………
Đồng ý ký hợp đồng lao động này (Hợp đồng) và cam kết làm đúng những điều khoản sau đây:
Agreed to enter into this labor contract (the “Contract”) and commit to implement the following provisions:
Điều 1: Thời hạn và phạm vi công việc
Section 1: Term and scope of work
1.1. Loại Hợp đồng: Hợp đồng lao động xác định thời hạn, tính từ………………. …….…..…..đến: …………………
Kind of Contract: Definite-term labour contract, from……………………………. …………………to:………………………
Người sử dụng lao động có quyền chấm dứt Hợp đồng trước thời hạn nêu trên nếu người lao động không đáp ứng yêu cầu công việc.
The Employer holds the right to terminate the Contract if the Employee does not satisfy the requirement of work.
1.2. Địa điểm làm việc: …………………………………………………………………………
Working place: ………………………………………………………………………………………..
1.3. Chức vụ/chức danh chuyên môn: ……………………… Bộ phận:………………
Position/Profession:…………………………………………..Department:………………………..
1.4. Mô tả công việc:…………………………………………………………………………………….
Job description:……………………………………………………………………………………………
Điều 2: Chế độ làm việc
Section 2: Work regime
2.1. Thời giờ làm việc:
Work schedule:
2.2. Được cấp phát những dụng cụ làm việc gồm:
Working equipment/tool provided:
Điều 3: Quyền lợi và nghĩa vụ của Người lao động
Section 3: Rights and obligations of the Employee
3.1. Quyền lợi
Rights
1. Đồng phục: Được trang bị đồng phục và bảo hộ lao động Uniform: Provided with uniform and labor safety facility
2. Phương tiện đi lại: Mean of Transportation:
3. Mức lương hoặc tiền công tổng: Monthly gross salary or wages:
4. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp: theo quy định của Bộ luật Lao động.Social insurance, medical insuarance, unemployment insuarance: according to the Labour Code.
5. Phụ cấp trách nhiệm: ………. Executive allowance:………….
6. Hình thức trả lương: chuyển khoản Method of Payment: bank transfer
7. Chế độ nâng lương: Salary review:
8. Tiền thưởng: Bonus:
9. Đào tạo: Training:
10. Chế độ nghỉ ngơi: Time of Rest:
+ Chế độ nghỉ phép năm: Annual leave:
+ Nghỉ hàng tuần: Weekly day off:
+ Nghỉ lễ tết: Holidays:
3.2. Nghĩa vụ
Obligations
+ Hoàn thành công việc mình đảm trách nêu trong Hợp đồng, chấp hành lệnh điều hành sản xuất kinh doanh, bảo vệ tài sản của
Công ty và sẽ chịu trách nhiệm bồi thường những tài sản bị hư hỏng do vô ý, bất cẩn hay cẩu thả hoặc bị mất cắp khi chuyển giao.
+ Fulfillment In all the work as undertaken according to this contract, complying with production and business orders, protecting the properties of the Company and shall compensate for damage or losing properties due to carelessness, negligence or theft.
+ Nghiêm túc tuân thủ và tôn trọng thời hạn và các cam kết trong hợp đồng. Bồi thường cho Công ty các chi phí đào tạo và/hoặc các cam kết trách nhiệm bằng tiền nêu trong Hợp đồng này hoặc trong quy định của Công ty trong trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn mà không được sự đồng ý của lãnh đạo Công ty.
+ Strictly following and respecting the terms of and commitment in the Labor contract. Compensating to the Company all training expenses and/or monetary commitment mentioned in the Labor contract and/or in labor regulations of the Company in the case the Employee intentionally terminates the Labor contract without approval of the director of the Company.
+ Nghiêm túc tuân thủ và tôn trọng các yêu cầu của các cấp lãnh đạo, các nội quy và quy định của Công ty.
+ Strictly following and respecting the instructions of management levels, rules and regulations in the Company
Điều 4: Quyền và nghĩa vụ của Người sử dụng lao động
Section 4: Rights and obligations of the Employer
4.1. Quyền
Rights
+ Có quyền đình chỉ hoặc áp dụng hình thức kỷ luật theo Luật lao động và Nội quy lao động hoặc chấm dứt Hợp đồng đối với Người lao động vi phạm nội quy, quy định của Công ty hoặc không đáp ứng các yêu cầu về sức khỏe cũng như chuyên môn.
+ Having the right to suspend or apply disciplinary measures according to labor law and regulations or terminate the contract of the Employees who has violated the regulations, rule of the Company or the health and ability could not meet the requirement of work..
+ Người sử dụng lao động có quyền điều chuyển Người lao động sang nơi làm việc khác mà Người sử dụng lao động điều hành hoặc làm chủ theo quy định của pháp luật.
+ Employer reserves the right to transfer the Employee to other property which is owned or managed by the Employer in accordance to the law and regulations.
4.2. Nghĩa vụ
Obligations
+ Đảm bảo việc làm và thực hiện đầy đủ các điều đã cam kết trong hợp đồng
+ Ensuring the work and completely fulfillment in all the commitment in the Contract.
+ Thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn các chế độ và quyền lợi cho người lao động theo Hợp đồng.
+ Making full and timely payment of all remuneration to the Employee in accordance with the Contract.
Điều 5: Điều khoản chung
Section 5: General provisions
5.1. Hợp đồng này được làm và ký ngày: …………….tại Hà Nội
This contract is made and signed on: …………………..in Hanoi
5.2. Hợp đồng này được làm thành 02 bản, Người sử dụng lao động giữ 01 bản và Người lao động giữ 1 bản.
This Contract is made in 02 copies, 01 copies will be kept by the Employer and 1 copy to be kept by the Employee.
Người sử dụng lao động
Employer |
Người lao động
Employee |
Công ty, doanh nghiệp khi soạn thảo hợp đồng song ngữ lưu ý, nội dung của văn bản được viết bằng tiếng Việt và nội dung sẽ được viết bằng tiếng nước ngoài còn lại phải trùng khớp, mang một nghĩa chung thống nhất. Tránh các trường hợp hợp đồng thử việc này dịch sai có thể bị hủy và không còn giá trị sử dụng.
Trên đây là Mẫu hợp đồng thử việc song ngữ tiếng Anh, chị có thể áp dùng mẫu hợp đồng này vào quá trình thử việc của công ty mình. Mọi thắc mắc trong quá trình thực hiện soạn thảo hợp đồng, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn trực tiếp của các luật sư!
Các lưu ý trong hợp đồng thử việc
Nội dung hợp đồng thử việc
Chị Phương Bình (Thanh Hóa) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi thắc mắc mong Luật sư tư vấn giải đáp:
Tôi mới được tuyển vào làm việc tại một công ty chuyên cung cấp các đồ dùng học tập. Trước khi đi làm công ty có yêu cầu ký hợp đồng thử việc trong vòng 2 tháng. Tuy nhiên khi tôi đọc hợp đồng không thấy có nội dung về thời hạn hợp đồng. Vì vậy, tôi muốn hỏi luật sư, nội dung của hợp đồng thử việc có những nội dung nào? Trong trường hợp này, nội dung về thời hạn hợp đồng không có trong hợp đồng có đúng với quy định của pháp luật hay không? Tôi cảm ơn Luật sư!”
>> Tư vấn chi tiết các nội dung của hợp đồng thử việc, Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Cảm ơn chị Phương Bình đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho Tổng Đài Pháp Luật. Với vấn đề thắc mắc của chị, chúng tôi đã xem xét và xin đưa ra lời giải đáp như sau:
Hợp đồng thử việc là sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về công việc làm thử trước khi người lao động có thể làm chính thức về một số điều liên quan đến công việc làm thử đó cũng như điều kiện làm việc, quyền lợi và lợi ích giữa các bên… được ghi nhận tại hợp đồng thử việc. Trong thời gian thử việc người sử dụng lao động và người lao động sẽ phải thực hiện các quy định và nghĩa vụ như đã thỏa thuận trong hợp đồng thử việc này.
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 21 Bộ luật lao động năm 2019 quy định rõ về hợp đồng thử việc bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
“1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu dưới đây:
a) Họ tên, địa chỉ của người sử dụng lao động, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
b) Họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
c) Địa điểm và công việc làm việc;
d) Thời hạn của bản hợp đồng lao động;
đ) Mức lương theo chức danh hoặc công việc hình thức trả lương hoặc thời hạn chi trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc nâng lương,;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ;
h) Trang thiết bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng tay nghề.“
Trên đây là những thông tin chính có trong hợp đồng thử việc. Đối với trường hợp của chị, hợp đồng thử việc của công ty cung cấp đồ dùng học tập là không đúng với quy định của pháp luật vì thiếu nội dung liên quan đến thời hạn hợp đồng. Để bảo vệ quyền lợi của bản thân khi tham gia làm việc tại công ty, chị cần yêu cầu công ty bổ sung nội dung thời hạn hợp đồng vào hợp đồng thử việc. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung chính của hợp đồng lao động, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn trực tiếp của Luật sư!
>> Xem thêm: Điều kiện hưởng BHXH 1 lần – Chế độ lãnh bảo hiểm theo quy định pháp luật
Thời gian thử việc
Chị Ngọc Lan (Ninh Bình) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi mong Luật sư tư vấn như sau:
Tôi đã ra trường và có kinh nghiệm 5 năm làm việc tại vị trí kỹ sư xây dựng. Hiện tại, tôi vừa mới nộp hồ sơ xin việc vào vị trí kỹ sư cao cấp của một công ty tại Ninh Bình. Khi phỏng vấn họ nói cần thử việc em trong 02 tháng vì đây vị trí công việc có chức danh nghề nghiệp yêu cầu cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên. Vậy tôi muốn hỏi, thời gian thử việc mà công ty đưa ra là đúng hay sai theo quy định pháp luật? Em xin cảm ơn luật sư!”
>> Thời gian thử việc theo quy định của pháp luật là bao lâu? Luật sư tư vấn 1900.6174
Trả lời:
Cảm ơn chị Ngọc Lan đã tin tưởng và đặt câu hỏi cho Tổng Đài Pháp Luật! Về vấn đề thắc mắc của chị, các Luật sư của Tổng đài chúng tôi đã phân tích và đưa ra câu trả lời như sau:
Theo căn cứ tại Điều 25 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về thời gian thử việc cụ thể như sau:
“Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận với nhau căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc đó nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện dưới đây:
1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý công ty, doanh nghiệp theo quy định của Luật Quản lý, Luật Doanh nghiệp, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp yêu cầu cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp yêu cầu cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, nhân viên nghiệp vụ và công nhân kỹ thuật;
4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.“
Như vậy, công ty kia yêu cầu bạn thử việc 60 ngày đối với vị trí kỹ sư cao cấp là hoàn toàn đúng theo quy định của pháp luật. Bởi vì đây là công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đẳng trở nên. Mọi thắc mắc về thời gian thử việc, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư nhanh chóng.
>> Xem thêm: Chế độ thai sản khi sinh con theo quy định mới nhất năm 2022
Tiền lương thử việc
Anh Hiếu (TP. Hồ Chí Minh) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư tôi có vấn đề mong Luật sư giải đáp như sau:
Tôi có đi ứng tuyển vị trí nhân viên pháp chế của công ty cung cấp thực phẩm tại TP. Hồ Chí Minh. Khi phỏng vấn, họ có nói rõ lương chính thức của tôi là 10 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên họ lại muốn tôi thử việc trong 01 tháng và mức lương thử việc sẽ là 8.5 triệu đồng. Vậy thưa Luật sư theo quy định pháp luật hiện hành thì mức lương thử việc là bao nhiêu và mức lương họ trả tôi trong thời gian thử việc đó là đúng hay sai? Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư!”
>> Mức lương thử việc theo đúng quy định của pháp luật? Luật sư giải đáp 1900.6174
Trả lời:
Cảm ơn anh Hiếu đã tin tưởng và đặt câu hỏi cho Tổng Đài Pháp Luật. Về vấn đề thắc mắc của anh, các Luật sư của Tổng đài chúng tôi đã phân tích, nghiên cứu, và đưa ra câu trả lời như sau:
Thử việc là khoảng thời gian mà lao động làm thử công việc của người sử dụng lao động giáp để xem người thử việc đó có đáp ứng được các yêu cầu của công việc đó hay không.
Xét quy định tại Điều 26 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về tiền lương thử việc như sau:
“Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.”
Theo đó, sau khi thời gian thử việc kết thúc, việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động này phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động và trả 100% mức lương theo như hai bên đã thỏa thuận.
Như vậy, những thông tin anh cung cấp ở trên, công ty trả lương thử việc cho anh 8.5 triệu đồng và trả tiền lương chính thức 10 triệu đồng là hoàn toàn đúng với quy định căn cứ tại Điều 26 Bộ luật lao động năm 2019. Mọi thắc mắc về tiền lương thử việc, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn trực tiếp!
Kết thúc thời gian thử việc
Chị Hoài Ngọc (Đà Nẵng) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi thắc mắc mong được giải đáp:
Đầu tháng 03/2022 vừa rồi, tôi có xin vào làm việc tại một công ty thời trang. Công ty yêu cầu tôi thử việc trong thời gian 02 tháng. Đến nay đã gần hết hợp đồng thử việc nhưng tôi thấy công việc mà công ty giao cho tôi trong quá trình làm việc có nhiều đầu việc không có trong hợp đồng nên tôi muốn chấm dứt hợp đồng thử việc. Vậy thưa Luật sư, trong trường hợp này, tôi có được kết thúc hợp đồng không? Rất mong luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!”
>> Tự ý hủy bỏ hợp đồng thử việc có cần thông báo không? Luật sư giải đáp 1900.6174
Trả lời:
Cảm ơn chị Hoài Ngọc đã tin tưởng và đặt câu hỏi cho Tổng Đài Pháp Luật! Về câu hỏi mà chị thắc mắc, chúng tôi đã xem xét và xin đưa ra phản hồi như sau:
Căn cứ tại Điều 27 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về kết thúc thời gian thử việc như sau:
1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc đó cho người lao động.
Trường hợp thử việc đạt yêu cầu, người sử dụng lao động sẽ tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết người lao động và trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động mới đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu đã đưa ra, công ty sẽ đưa ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
2. Trong thời gian thử việc trên, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc này hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Như vậy, căn cứ vào quy định ở trên đối với trường hợp của chị Hoài Ngọc, trong thời gian thử việc, chị có quyền chấm dứt hợp đồng thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường. Mọi thắc mắc liên quan đến gia hạn hợp động lao động, chị hãy gọi ngay cho chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được đội ngũ luật sư của chúng tôi tư vấn nhanh chóng!
>> Xem thêm: Mức phạt vi phạm hợp đồng bao nhiêu? Theo quy định pháp luật
Thời hạn báo trước khi nghỉ trong thời gian nghỉ việc
Chị Quỳnh Hương (Bình Dương) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi thắc mắc mong được giải đáp:
Cách đây 02 tháng tôi có kí kết hợp đồng thử việc với công ty điện tử tại Bình Dương, thời gian thử việc của công ty tôi là 03 tháng. Trong hợp đồng thử việc có nêu rõ là muốn ngừng thử việc phải báo trước 10 ngày nhưng theo Luật lao động năm 2019 có quy định về thời gian thử việc có thể nghỉ bất cứ lúc nào mà không cần báo trước. Vậy hiện tại tôi muốn nghỉ, có cần phải thông báo trước cho công ty hay không ạ? Tôi xin cảm ơn Luật sư!”
>> Thời hạn báo trước khi nghỉ việc là bao lâu? Luật sư giải đáp 1900.6174
Trả lời:
Cảm ơn chị Quỳnh Hương đã tin tưởng và đặt câu hỏi cho Tổng Đài Pháp Luật! Đối với trường hợp của chị, chúng tôi đã phân tích và xin giải đáp như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Bộ luật lao động năm 2019 về kết thúc thời gian thử việc như sau:
“1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc trên cho người lao động.
Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động mới đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động khác đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì sẽ chấm dứt hợp đồng thử việc đã giao kết hoặc hợp đồng lao động.
2. Trong thời gian thử việc trên, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng đồng lao hoặc hợp động thử việc đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.”
Theo những quy định trên, trong trường hợp này, chị có quyền hủy bỏ thỏa thuận hợp đồng thử việc mà không cần bảo trước. Mọi thắc mắc liên quan thời gian thử việc, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng từ luật sư!
Người lao động thử việc có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
Anh Trí Dũng (Ninh Bình) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi mong luật sư tư vấn như sau:
Tháng vừa rồi, tôi có ký kết hợp đồng thử việc với một công ty tại Ninh Bình. Mức lương thử việc của tôi là 5.150.000 đồng/tháng. Hợp đồng thử việc trong thời gian 3 tháng. Hiện nay tôi đã thử việc ở công ty được 1 tháng rưỡi nhưng chưa được công ty đóng bảo hiểm. Tôi có hỏi công ty và được trả lời, chỉ đồng bảo hiểm khi tôi lên làm nhân viên chính thức. Vì vậy, tôi muốn hỏi, trong trường hợp này, công ty có làm đúng theo quy định của pháp luật không? Tôi xin cảm ơn luật sư!”
>> Người lao động khi thử việc có phải đóng bảo hiểm xã hội hay không? Luật sư tư vấn 1900.6174
Trả lời:
Cảm ơn anh Trí Dũng đã tin tưởng và đặt câu hỏi cho Tổng Đài Pháp Luật! Về vấn đề mà anh thắc mắc, chúng tôi xem xét và đưa ra câu trả lời như sau:
Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định người lao động là công dân nước Việt Nam thuộc các đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội bao gồm:
– Người làm việc có ký kết hợp đồng lao động xác định thời thời gian hay không xác định thời hạn.
– Người lao động thuộc diện hợp đồng lao động theo mùa vụ hay công việc có thời hạn đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, hợp đồng được ký kết giữa người sử dụng – người đại diện pháp luật của người dưới 15 tuổi.
– Người làm việc có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng theo dạng hợp đồng lao động.
Như vậy, anh Trí Dũng ký kết hợp đồng thử việc không phải bảo hiểm xã hội bắt buộc. Công ty mà anh làm việc đang thực hiện theo đúng quy định của quy định của pháp luật. Tuy nhiên, nếu anh có thời gian thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà hợp đồng đó thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì cả người sử dụng lao động và anh Trí Dũng phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho cả thời gian thử việc.
Mọi câu hỏi hay thắc mắc về đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian thử việc, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư, chuyên gia pháp lý tư vấn trực tiếp.
>> Xem thêm: Rút bảo hiểm xã hội có cần sổ hộ khẩu không? Rút sổ bảo hiểm khác tỉnh được không?
Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc có phải bồi thường không?
Anh Đại (Hà Nam) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi mong luật sư tư vấn như sau:
Tôi đã ký hợp đồng thử việc với một công ty giày da với mức lương 3.500.000 VND với thời gian thử việc là 60 ngày. Nhưng tôi mới làm việc ở đây được 01 tháng, công ty này đơn phương chấm dứt hợp đồng thỏa thuận thử việc. Vậy Luật sư cho tôi hỏi, trong trường hợp này tôi có được hưởng bồi thường hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư!”
>> Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng có phải bồi thường không? Luật sư tư vấn 1900.6174
Trả lời:
Cảm ơn anh Đại đã tin tưởng và đặt câu hỏi cho Tổng Đài Pháp Luật! Về vấn đề thắc mắc của anh, chúng tôi đã xem xét và xin đưa ra câu trả lời như sau:
Căn cứ tại Khoản 2 Điều 27 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về vấn đề chấm dứt hợp đồng thử việc trong thời gian người lao động thử việc như sau:
“2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ hợp đồng thử việc này mà không cần báo trước và sẽ không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.”
Như vậy, theo quy định trên, trong thời gian thử việc này, người sử dụng lao động và người lao động đều có quyền chấm dứt thỏa thuận thử việc mà không cần báo trước và cũng không phải bồi thường trong trường hợp việc làm thử không đạt yêu cầu như hai bên đã thỏa thuận trước đó.
Do đó, công ty bạn có quyền hủy bỏ thỏa thuận thử việc và không phải bồi thường cho bạn nếu trường hợp bạn làm việc không đạt yêu cầu hoặc có hành vi vi phạm thỏa thuận thử việc mà hai bên đã thỏa thuận.
Nếu bạn muốn công ty bồi thường cho bạn thì bạn phải chứng minh được rằng bạn đã làm tốt công việc đó theo như thỏa thuận giữa bạn và phía bên ty có hành vi vi phạm thỏa thuận thử việc giữa hai bên. Mọi vướng mắc liên quan đến hợp đồng thử việc, gọi ngay đến đương dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ luật sư.
Trên đây là những quy định của pháp luật và những vấn đề thực tế liên quan đến Hợp đồng thử việc. Chúng tôi hy vọng bài viết phần nào sẽ giúp các bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích để áp dụng trọng những trường hợp cụ thể của mình. Nếu bạn còn có bất cứ thắc mắc nào về các vấn đề pháp lý, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng Tổng Đài Pháp Luật 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời và chính xác nhất.