Cưỡng chế thi hành án dân sự là một thuật ngữ thường xuất hiện trong các luật dân sự. Trên thực tế, nhiều người dân vẫn chưa nắm rõ những quy định pháp luật liên quan đến thuật ngữ này. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp về các vấn đề liên quan điều kiện tiến hành và nội dung của các biện pháp nhằm cưỡng chế thi hành các án dân sự. Mọi thắc mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng từ các luật sư!
>> Tư vấn quy định về cưỡng chế thi hành án dân sự? Luật sư tư vấn 1900.6174
Cưỡng chế thi hành án dân sự là gì?
Cưỡng chế thi hành án dân sự là thuật ngữ thường xuyên xuất hiện trong luật dân sự. Đây là biện pháp dùng quyền lực của Nhà Nước để đảm bảo việc thi hành án của các chủ thể liên quan trong quyết định, bản án được thi hành theo thủ tục thi hành án.
Nếu các chủ thể phải thi hành án không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ được nêu trong bản án, chấp hành viên sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự.
Thời hạn tự nguyện thi hành án dân sự là bao lâu?
Anh Xuân Trường (Hà Nội) có câu hỏi:
“Thưa luật sư, tôi có câu hỏi mong được luật sư giải đáp như sau:
Năm 2019, tôi có cho ông Bình vay một khoản tiền lớn để đầu tư vào dự án nghỉ dưỡng cao cấp. Cả 2 bên đã ký kết hợp đồng và thỏa thuận rõ ràng. Đến thời hạn trả, ông Bình lấy lý do dịch bệnh kéo dài, kinh doanh sa sút mà quyết không trả tiền lại cho tôi. Do đó, tôi đã làm đơn kiện ông Bình ra tòa về tranh chấp hợp đồng vay tài sản. Tòa án đã xử cho tôi thắng và yêu cầu ông Bình phải trả nợ cho tôi. Phía cơ quan thi hành án đã có quyết định thi hành án. Vậy luật sư cho tôi hỏi: thời hạn tự nguyện thi hành án dân sự là bao lâu ạ? Tôi xin cảm ơn!”
>> Thời gian tự nguyện thi hành án dân sự trong bao lâu? Luật sư tư vấn 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi liên quan đến lĩnh vực tư vấn luật dân sự cho Tổng Đài Pháp Luật! Với vấn đề bạn gặp phải, chúng tôi đã xem xét và xin đưa ra câu trả lời như sau:
Căn cứ theo Điều 45 Luật thi hành án dân sự 2008 (được bổ sung sửa đổi năm 2014) quy định về thời hạn tự nguyện thi hành án như sau:
+ Thời hạn tự nguyện thi hành án là 10 ngày kể từ thời điểm người phải thi hành án nhận được quyết định hoặc thông báo hợp lệ thi hành án
+ Trường hợp người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hay các hành vi khác nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ thi hành án, chấp hành viên sẽ thực hiện các biện pháp cưỡng chế được quy định tại Chương 4 Luật này.
Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp, ông Bình phải có nghĩa vụ trả nợ cho bạn. Phía cơ quan thi hành án đã có quyết định thi hành án. Do đó, căn cứ theo Điều 45 Luật thi hành án dân sự 2008, trong vòng 10 ngày kể từ ngày quyết định thi hành án được ban hành, ông Bình phải có nghĩa vụ trả lại số tiền cho bạn. Nếu sau 10 ngày ông Bình vẫn không trả hoặc trong 10 ngày đó ông Bình có dấu hiệu tẩu tán, hủy hoại tài sản hay trốn thực hiện nghĩa vụ, phía chấp hành viên sẽ quyết định thực hiện biện pháp cưỡng chế.
Mọi thắc mắc về thời hạn tự nguyện thi hành án dân sự, gọi ngay 1900.6174 để nhận được sự tư vấn luật miễn phí từ luật sư!
Không tự nguyện thi hành án dân sự thì sẽ bị cưỡng chế thi hành án?
Anh Tấn Đạt (Vĩnh Phúc) có câu hỏi:
“Xin chào luật sư! Tôi năm nay 46 tuổi và hiện đang sinh sống tại huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Cách đây 3 năm, tôi có được một người bạn giới thiệu với một chủ đất tại Cao Bằng. Chủ đất có chào tôi một mảnh đất thổ cư 200m2 với mức giá 400 triệu đồng. Anh ta nói với tôi rằng: 2 năm nữa xung quanh đây sẽ được quy hoạch và chỗ này sẽ có giá cao gấp ba lần bây giờ. Do nhẹ dạ cả tin, tôi đã đặt cọc trước cho anh ta 180 triệu đồng.
Hai tháng trước, tôi phát hiện anh ta lừa bán đất đã có chủ cho tôi nên đã kiện anh ta ra tòa về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tòa án đã đưa ra mức hình phạt 6 năm tù và yêu cầu anh ta phải trả tiền lại cho tôi. Nhưng hơn 3 tuần nay gia đình anh ta lẩn tránh không trả. Vậy luật sư cho tôi hỏi: Nếu anh ta không tự nguyện trả tiền cho tôi thì có biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự nào không? Tôi xin cảm ơn!”
>> Cưỡng chế thi hành án trong trường hợp nào? Luật sư tư vấn 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn! Tổng Đài Pháp Luật xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi! Về trường hợp của bạn, luật sư đã phân tích và xin đưa ra câu trả lời như sau:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 45 Luật thi hành án dân sự 2008 có quy định rằng:
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hoặc thông báo hợp lệ quyết định thi hành án thì người thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ đã nêu ở bản án.
Căn cứ theo Điều 46 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về cưỡng chế thi hành án như sau:
+ Hết thời hạn quy định ở khoản 1 Điều 45 Luật này, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự
+ Không tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự trong thời gian từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau, các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của Pháp luật và các trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn đã bị chủ đất ở Cao Bằng lừa mua một lô đất đã có chủ. Tòa án đã yêu cầu chủ đất kia phải trả tiền đặt cọc lại cho bạn. Phía cơ quan thi hành án đã ban hành quyết định. Tuy nhiên đã 3 tuần mà phía chủ đất vẫn không trả tiền lại cho bạn. Do đó, căn cứ theo Điều 45 Luật Thi hành án 2008, bạn có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự.
+ Trường hợp nếu bên chủ đất có đủ điều kiện để trả lại số tiền đặt cọc cho bạn nhưng lại không tự nguyện chấp hành thì chấp hành viên sẽ quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự.
+ Trường hợp nếu chủ đất không có đủ điều kiện để trả lại tiền cho bạn, ít nhất 6 tháng một lần, chấp hành viên phải xác minh điều kiện thi hành án. Sau 2 lần xác minh mà người phải thi hành án vẫn chưa đủ điều kiện thi hành án thì cơ quan thi hành án sẽ gửi thông báo kết quả xác minh cho người được thi hành án. Văn bản xác minh sẽ lại được tiến hành khi có thông tin mới về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.
Nếu bạn vẫn còn bất kỳ câu hỏi nào về biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự, hãy gọi ngay 1900.6174 để được nhận sự tư vấn chi tiết từ các luật sư!
Một số biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự
Cưỡng chế thi hành án dân sự về nghĩa vụ trả vật
Anh Minh Đức (Hà Nam) có câu hỏi:
“Thưa luật sư, tôi có câu hỏi mong được luật sư giải đáp như sau:
Công ty tôi làm trong lĩnh vực phân phối xe máy. Tuần trước, chúng tôi có ký kết hợp đồng bán 50 chiếc xe máy cho nhà bán lẻ tỉnh Thái Bình. Tuy nhiên trên đường vận chuyển, bên thứ 3 đã làm mất 3 chiếc xe máy, khách hàng đã bắt chúng tôi phải bồi thường hợp đồng.
Công ty tôi đã thỏa thuận với bên giao hàng nhưng họ không chịu bồi thường tổn thất. Do đó, tôi đã kiện họ ra tòa. Tòa án đã xử bên vận chuyên theo khung hình phạt pháp lý và yêu cầu phải bồi thường lại giá trị 3 chiếc xe đó. Phía cơ quan thi hành án đã ban hành quyết định thi hành án. Nhưng 2 tuần nay, tôi vẫn chưa thấy họ bồi thường. Vậy luật sư cho tôi hỏi: Nếu họ không chấp hành nghĩa vụ thi hành án thì phía cơ quan thi hành án có biện pháp xử phạt nào không ạ? Tôi xin cảm ơn!”
>> Thủ tục cưỡng chế thi hành án dân sự về nghĩa vụ trả vật được thực hiện như thế nào? Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn! Tổng Đài Pháp Luật xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi thắc mắc đến cho chúng tôi! Với vấn đề bạn đang băn khoăn, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự về nghĩa vụ trả vật là biện pháp cưỡng chế mà người phải thi hành án cần thực hiện nghĩa vụ trả vật theo bản án, quyết định của tòa án. Biện pháp này được cơ quan thi hành án áp dụng khi người phải thi hành án có điều kiện thi hành án nhưng không tự nguyện thi hành hay có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hay những hành vi khác nhằm trốn thi hành án. Vật phải trả có thể là vật đặc định hoặc vật cùng loại.
Căn cứ theo Điều 113 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau:
+ Vật cùng loại là những vật có hình dạng, tính chất, công dụng giống nhau và có thể xác định được bằng đơn vị đo lường. Vật cùng loại có thể thay thế cho nhau.
+ Vật đặc định là những vật có thể phân biệt với các vật khác thông qua các đặc điểm riêng biệt về ký hiệu, hình dạng, màu sắc, chất liệu, đặc tính và vị trí của nó. Với vật đặc định, người phải thi hành án phải chuyển giao đúng vật đó.
Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự về nghĩa vụ vật trả vật được áp dụng khi có đủ điều kiện sau:
+ Sau khi hết thời hạn 10 ngày tự nguyện thi hành án nhưng người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án, trừ trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán tài sản, huỷ hoại tài sản hoặc trốn tránh việc thi hành án.
+ Vật phải giao phải đang tồn tại trên thực tế và do người phải thi hành án hoặc người thứ ba đang chiếm hữu hoặc sử dụng.
Việc thi hành án sẽ được Chấp hành viên cho thi hành theo thỏa thuận. Nếu không đạt được sự thỏa thuận thì thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định trả lại đơn yêu cầu.
Đương sự có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết thiệt hại nếu như vật được trả không còn nguyên vẹn hay không còn sử dụng được.
Trường hợp vật phải trả không còn thì chấp hành viên buộc người phải thi hành án trả số tiền tương ứng với giá trị của vật tại thời điểm thi hành án.
Trường hợp trả vật cùng loại mà vật đó bị hư hại, giảm giá trị hay không sử dụng được thì người phải thi hành án phải trả vật cùng loại hoặc thanh toán giá trị của vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp, Tòa án đã ban hành quyết định thi hành án yêu cầu bên vận chuyển phải bồi thường cho công ty bạn. Nhưng đã qua 2 tuần mà họ không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của mình. Do đó, bên vận chuyển sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trả vật. Vì 3 chiếc xe máy đã bị mất nên chấp hành viên buộc người phải thi hành án vật phải trả số tiền tương đương giá trị của 3 chiếc xe máy tại thời điểm thi hành án.
Mọi thắc mắc của bạn về biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự về nghĩa vụ trả vật, gọi ngay 1900.6174 để được luật sư giải đáp kịp thời!
Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trả nhà, công trình xây dựng, vật kiến trúc khác
Anh Hải Hà (Thái Bình) có câu hỏi:
“Xin chào luật sư! Tôi có kí kết hợp đồng cho thuê nhà với công ty cung cấp quần áo. Hợp đồng có thời hạn 2 năm. Trong hợp đồng có ghi rõ sau khi kết thúc hợp đồng này, bên thuê nhà có nghĩa vụ hoàn thiện và giao trả lại ngôi nhà cho bên cho thuê nhà. Nhưng sau khi kết thúc hợp đồng được 1 tuần, công ty cung cấp quần áo vẫn không chịu giao trả lại mà thậm chí còn có thái độ thách thức. Tôi đã nhiều lần hẹn gặp thương lượng nhưng họ đều cố ý tránh mặt. Tôi đã đưa vụ việc này ra tòa và tòa đã có văn bản yêu cầu công ty cung cấp quần áo phải trả lại ngôi nhà cho tôi. Tuy nhiên sau 1 tháng, công ty vẫn chưa trả lại nhà cho tôi.
Vậy luật sư cho tôi hỏi: Trong trường hợp này, chấp hành viên có tiến hành cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trả nhà không? Biện pháp cưỡng chế này được thực hiện như thế nào? Tôi xin cảm ơn!”
>> Cưỡng chế thi hành án nghĩa vụ trả nhà tiến hành như thế nào? Luật sư tư vấn 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho Tổng Đài Pháp Luật! Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trả nhà, công trình xây dựng, vật kiến trúc khác là biện pháp cưỡng chế được chấp hành viên áp dụng khi người phải thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ trả trả nhà hoặc trả lại công trình xây dựng, vật kiến trúc khác theo bản án, quyết định/quy định của pháp luật.
Đối tượng được chuyển giao trong trường hợp này là những bất động sản có giá trị lớn. Thông báo cưỡng chế cần nêu rõ ngày, giờ tổ chức cưỡng chế, yêu cầu người phải thi hành án và gia đình phải có mặt tại địa điểm thi hành án cho đến khi chuyển xong mọi tài sản ra khỏi diện tích đó. Bên phải thi hành án chịu mọi chi phí cưỡng chế.
Căn cứ theo Điều 115 Luật thi hành án dân sự 2008 quy định:
+ Chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án và gia đình ra khỏi nhà, đồng thời tự chuyển tài sản ra khỏi nhà.
+ Trường hợp họ không tự nguyện thực thi thì chấp hành viên sẽ yêu cầu lực lưỡng cưỡng chế kiểm kê tài sản và đưa họ cùng tài sản đến địa điểm mới. Tại địa điểm mới, lực lượng cưỡng chế sẽ bàn giao lại tài sản. Nếu người phải thi hành án cố tình vắng mặt, từ chối nhận tài sản thì chấp hành viên sẽ kiểm kê số lượng, ghi lại tình trạng tài sản và giao cho tổ chức/cá nhân có điều kiện bảo quản hoặc bảo quản tại kho của cơ quan thi hành án. Chấp hành viên sẽ thông báo thời gian, địa điểm cho họ tới nhận lại.
+ Trong vòng 3 tháng nếu như họ không tự đến nhận lại thì chấp hành viên sẽ định giá và bán tài sản. Số tiền thu được sẽ gửi theo hình thức tiết kiệm không kỳ hạn và thông báo cho đương sự.
+ Hết thời hạn 5 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực mà đương sự vẫn không đến nhận số tiền gửi tiết kiệm thì chấp hành viên sẽ thi hành án tháo dỡ, khôi phục hiện trạng ngôi nhà, công trình, kiến trúc. Nếu đương sự không tự nguyện tháo dỡ thì bên thi hành án sẽ cưỡng chế tháo dỡ, trừ trường hợp 2 bên thỏa thuận được với nhau.
Như vậy, theo như thông tin bạn cung cấp, công ty cung cấp quần áo đã hết hợp đồng thuê nhà nhưng không trả lại nhà cho bạn. Bạn đã khởi kiện và tòa án đã yêu cầu bên công ty cung cấp quần áo giao trả lại nhà cho bạn nhưng sau 1 tháng, công ty này vẫn chưa trả nhà cho bạn.
Do đó, bạn được quyền yêu cầu phía cơ quan thi hành án thực hiện biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trả nhà. Chấp hành viên cưỡng chế sẽ nêu rõ ngày, giờ tổ chức cưỡng chế, yêu cầu công ty cung cấp quần áo phải có mặt tại địa điểm thi hành án cho đến khi chuyển xong mọi tài sản ra khỏi diện tích đó. Công ty cung cấp quần áo phải chịu mọi chi phí cưỡng chế.
Mọi vấn đề liên quan đến biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự về nghĩa vụ trả nhà, công trình xây dựng, vật kiến trúc khác, hãy gọi ngay 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ giải đáp!
Cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất
Anh Hồng Thái (Cao Bằng) có câu hỏi:
“Xin chào luật sư! Tôi năm nay 50 tuổi và đang sinh sống tại tỉnh Cao Bằng. Do đời sống vợ chồng nhiều mâu thuẫn nên 2 vợ chồng tôi quyết định ly hôn. Về chia tài sản sau khi ly hôn, tôi được quyền sở hữu mảnh đất và ngôi nhà trên mảnh đất này.
Tuy nhiên, vợ tôi là người giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng mảnh đất này. Tòa án đã yêu cầu vợ tôi giao lại giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất cho tôi. Kể từ ngày có văn bản yêu cầu đến nay đã 1 tháng, vợ tôi vẫn chưa giao giấy tờ cho tôi. Vậy, tôi muốn muốn hỏi trong trường hợp này, tòa sẽ giải quyết như thế nào? Tôi xin cảm ơn!”
>> Tư vấn chi tiết thủ tục cưỡng chế thi hành án chuyển giao quyền sử dụng đất? Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho Tổng Đài Pháp Luật! Về vấn đề bạn đang thắc mắc, chúng tôi xin phép được giải đáp như sau:
Cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại Điều 117 Luật Thi hành án dân sự 2008. Biện pháp này được áp dụng khi người phải thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ chuyển quyền sử dụng đất theo bản án, quyết định của Tòa án nhưng không tự nguyện chuyển giao thì buộc Chấp hành viên phải thực hiện biện pháp cưỡng chế quyền sử dụng đất.
Trong trường hợp bản án, quyết định tuyên nghĩa vụ chuyển giao quyền sử dụng đất thì chấp hành viên tổ chức giao diện tích đất cho người được thi hành án. Khi tiến hành giao đất cần phải có sự tham gia của đại diện cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cùng cấp và UBND cấp xã nơi có đất được chuyển giao.
Việc xử lý quyền tài sản gắn liền với đất khi chuyển giao được thực hiện như sau:
+ Trường hợp tài sản gắn liền với đất hình thành sau khi có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật thì Chấp hành viên yêu cầu tháo dỡ hoặc chuyển tài sản ra khỏi diện tích đất phải chuyển giao. Nếu người đó không thực hiện thì Chấp hành viên cưỡng chế tháo dỡ hoặc chuyển tài sản ra khỏi diện tích đất phải chuyển giao, trừ trường hợp đương sự có thỏa thuận khác. Chi phí cưỡng chế do người có tài sản chịu.
+ Trường hợp người có tài sản gắn liền với đất từ chối nhận tài sản thì Chấp hành viên lập biên bản ghi rõ số lượng, tình trạng từng loại tài sản, giao tài sản cho tổ chức/cá nhân có điều kiện bảo quản hoặc bảo quản tại kho của cơ quan thi hành án dân sự. Sau đó thông báo địa điểm, thời gian để người có tài sản nhận lại tài sản.
+ Trường hợp tài sản gắn liền với đất có trước khi có bản án, quyết định sơ thẩm nhưng bản án, quyết định được thi hành không nói rõ việc xử lý đối với tài sản đó thì cơ quan thi hành án dân sự yêu cầu Tòa án giải thích rõ việc xử lý đối với tài sản hoặc đề nghị Toà án tái thẩm
Như vậy, trong trường hợp này, do tòa đã yêu cầu vợ bạn thực hiện nghĩa vụ giao quyền sử dụng đất tuy nhiên đã hết thời hạn tự thi hành mà vợ bạn vẫn chưa chuyển giao quyền sử dụng đất cho bạn. Theo quy định tại khoản 2 Điều 117 Luật Thi hành án dân sự năm 2008, chấp hành viên sẽ thực hiện biện pháp cưỡng chế quyền sử dụng đất đối với vợ bạn. Nếu bạn vẫn còn câu hỏi nào về vấn đề cưỡng chế thi hành án dân sự về chuyển giao quyền sử dụng đất, hãy gọi ngay 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ tư vấn!
Cưỡng chế giao, trả giấy tờ
Chị Phương Nga (Hải Dương) có câu hỏi:
“Thưa luật sư, tôi có câu hỏi mong được luật sư giải đáp như sau:
Năm 2019, tôi có ký hợp đồng mua bán một mảnh đất rộng 200m2 với một chủ đất ở Hải Dương. Trong hợp đồng có ghi rõ khi tôi chuyển tiền xong thì chủ đất có nghĩa vụ chuyển giao giấy chứng nhận sử dụng đất cho tôi. Nhưng đến nay đã 6 tháng kể từ ngày tôi chuyển tiền nhưng chủ đất luôn trốn tránh chuyển giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tôi đã đưa vụ việc này ra Tòa và Tòa cũng đã yêu cầu chủ đất phải có nghĩa vụ chuyển giao lại giấy chứng nhận cho tôi. Nhưng chủ đất vẫn không hề có dấu hiệu chuyển giao. Vậy luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này tôi có thể nhờ cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế giao giấy tờ chứng nhận sử dụng đất không? Tôi xin cảm ơn!”
>> Cưỡng chế giao, trả giấy tờ trong trường hợp nào? Luật sư tư vấn 1900.6174
Trả lời
Chào bạn! Tổng Đài Pháp Luật cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi thắc mắc đến cho chúng tôi! Về trường hợp của bạn gặp phải, luật sư của chúng tôi đã xem xét và đưa ra phản hồi như sau:
Trước tiên, cần hiểu rõ về biện pháp cưỡng chế thi hành án về giao, trả giấy tờ.
Biện pháp cưỡng chế giao, trả giấy cho người được thi hành án có thể áp dụng là biện pháp cưỡng chế độc lập hay áp dụng cùng lúc với các biện pháp cưỡng chế khác. Giấy tờ phải trả có thể là CMND, sổ hộ khẩu, hộ chiếu, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép lái xe,…
Căn cứ theo Điều 116 Luật thi hành án dân sự 2008, biện pháp cưỡng chế trả giấy tờ được áp dụng khi có các điều kiện sau:
+ Sau khi đã hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà người phải thi hành án vẫn không tự nguyện thi hành án, trừ trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án khi họ có hành vi tẩu tán, huỷ hoại giấy tờ hoặc trốn tránh việc thi hành án.
+ Có căn cứ xác định được người phải thi hành án hoặc có người thứ ba đang cầm giấy tờ thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người được thi hành án.
+ Khi đủ các điều kiện trên và chứng minh được giấy tờ đang bị người thứ 3 hoặc người phải thi hành án nắm giữ là của người được thi hành án thì Chấp hành viên có quyền thực hiện biện pháp cưỡng chế giao, trả giấy tờ. Nếu họ không tự nguyện chuyển giao giấy tờ thì chấp hành viên cưỡng chế buộc họ phải chuyển giao giấy tờ để thi hành án.
Trường hợp giấy tờ đó không thể thu hồi nhưng có thể cấp lại thì Chấp hành viên yêu cầu cơ quan có thẩm quyền ra quyết định hủy giấy tờ đó và cấp lại giấy tờ mới cho người được thi hành án.
Đối với giấy tờ không thể thu hồi, cũng không thể cấp lại được thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định trả lại đơn yêu cầu và hướng dẫn đương sự khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết.
Như vậy, theo như thông tin bạn cung cấp, bạn đã chuyển tiền mua một mảnh đất cho chủ đất nhưng họ lại trốn tránh giao giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất cho bạn. Bạn đã đưa vụ việc ra Tòa và Tòa cũng đã tuyên nghĩa vụ giao lại giấy tờ, nhưng hết thời hạn tự nguyện thi hành án, chủ đất vẫn không chịu giao ra. Nếu họ không tự nguyện chuyển giao giấy tờ thì chấp hành viên sẽ cưỡng chế buộc họ phải chuyển giao giấy tờ để thi hành án.
Mọi thắc mắc của bạn về cưỡng chế thi hành án dân sự về giao trả giấy tờ, hãy gọi ngay 1900.6174 để được sư tư vấn miễn phí từ luật sư!
Trên đây là những quy định của pháp luật và những vấn đề thực tế liên quan đến cưỡng chế thi hành án dân sự. Chúng tôi hy vọng với sự tư vấn tận tình, chi tiết từ luật sư đã giúp bạn có thêm kiến thức về luật thi hành án để bảo vệ tối đa quyền lợi của bản thân. Bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng nhất từ đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm của chúng tôi!