AN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
——–

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
—————

Số: 24-CT/TW

Hà Nội, ngày 04 tháng 7 năm 2008

CHỈ THỊ

VỀPHÁT TRIỂN NỀN ĐÔNG Y VIỆT NAM VÀ HỘI ĐÔNG Y VIỆT NAM TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Thực hiện Chỉ thị 118-CT/TW,ngày 30-9-1981 của Ban Bí thư khóa IV, Hội Đông y Việt Nam đã có những bước phát triển quan trọng. Hệ thống tổ chức Hội Đông y Việt Nam được hìnhthành ở 4 cấp và đã thành lập ở 61 tỉnh, thành phố, 90% huyện, thị và 80% xã,phường. Số lượng hội viên ngày càng tăng. Hoạt động của Hội Đông y Việt Nam ởcác cấp đã góp phần quan trọng trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân và phát triểnnền đông y nước nhà : việc khám, chữa bệnh bằng đông y được mở rộng, số lượngcán bộ ngành đông y tăng, trình độ chuyên môn được nâng cao; thuốc đông y ViệtNam đa dạng về chủng loại; hoạt động xã hội hoá và công tác quản lý hành nghềđông y có những tiến bộ đáng kể.

Tuy nhiên, sự phát triển của nềnđông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam chưa tương xứng với tiềm năng vốn có,chưa ngang tầm với yêu cầu và nhiệm vụ trong tình hình mới. Những hạn chế nàysong hành với những yếu kém và hạn chế trong sự phát triển của nền đông y Việt Nam và trong triển khai chính sách quốc gia về y dược học cổ truyền. Hiện nay, nhiều cấp uỷđảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên chưa nhận thức đầy đủ về vai trò và tầmquan trọng của đông y; chưa quan tâm đúng mức đến việc xây dựng và phát triểnnền đông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong chính sách y tế và chăm sócsức khoẻ nhân dân.

Trước tình hình đó, Ban Bí thưTrung ương Đảng yêu cầu các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và cácđoàn thể quán triệt và thực hiện tốt những nội dung sau đây:

1- Quan điểm chỉ đạo

1.1- Phát triển nền đông y ViệtNam vì mục tiêu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân, góp phần cải thiện vànâng cao chất lượng nguồn nhân lực là trách nhiệm các cấp uỷ đảng, chính quyềnvà toàn xã hội.

1.2- Phát triển nền đông y ViệtNam là góp phần bảo tồn bản sắc, phát huy và phát triển một bộ phận văn hóa củadân tộc Việt Nam, thể hiện tinh thần độc lập và tự cường của dân tộc Việt Nam.

1.3- Đẩy mạnh công tác nghiêncứu khoa học, tăng cường ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, giữ gìn tính đặc thùcủa nền đông y Việt Nam, đưa nền đông y Việt Nam thành một ngành khoa học mạnh,góp phần tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu sản phẩm, dịch vụ đông y.

1.4- Phát triển nền đông y ViệtNam theo nguyên tắc kết hợp chặt chẽ giữa đông y và tây y trên tất cả các khâu: tổ chức, đào tạo, kế thừa, nghiên cứu, áp dụng vào phòng bệnh và khám, chữabệnh, nuôi trồng dược liệu, bảo tồn các cây, con quý hiếm làm thuốc, sản xuấtthuốc; đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động đông y.

1.5- Củng cố, phát triển HộiĐông y Việt Nam là thực hiện công tác dân vận của Đảng và góp phần xây dựngkhối đại đoàn kết toàn dân. Hội Đông y Việt Nam và các tổ chức thành viên là tổchức xã hội – nghề nghiệp tự chủ, năng động và sáng tạo, đại diện hợp pháp vềquyền lợi và trách nhiệm của những người hành nghề đông y. Hội Đông y có vaitrò nòng cốt trong phát triển nền đông y Việt Nam.

2- Mục tiêu phát triển nềnđông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam

2.1- Đẩy mạnh việc nghiên cứu,kế thừa, bảo tồn và phát triển đông y; kết hợp đông y với tây y trong chăm sócvà bảo vệ sức khoẻ nhân dân; xây dựng nền y dược học Việt Nam hiện đại, khoahọc, dân tộc và đại chúng, ngang tầm khu vực và thế giới; từng bước quảng bánền đông y Việt Nam ra nước ngoài.

2.2- Hoàn thiện hệ thống tổ chứcchuyên ngành đông y từ Trung ương đến địa phương; tiếp tục triển khai thực hiện“chính sách quốc gia về y dược học cổ truyền đến năm 2010” và những năm tiếptheo. Xây dựng đội ngũ thầy thuốc đông y đông đảo về số lượng, giỏi về chuyênmôn và trong sáng về y đức, đặc biệt chú trọng xây dựng đội ngũ chuyên gia đầungành.

2.3- Củng cố tổ chức, phát triểnhội viên, đẩy mạnh hoạt động của Hội Đông y Việt Nam và các tổ chức thành viênở các cấp để Hội thực sự đóng vai trò nòng cốt trong sự nghiệp phát triển nềnđông y Việt Nam, góp phần đắc lực vào sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân vàxây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

3- Nhiệm vụ và giải pháp

3.1- Nâng cao nhận thức về vaitrò của đông y, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chínhquyền đối với việc phát triển nền đông y Việt Nam.

3.2- Tiếp tục kiện toàn hệ thốngkhám, chữa bệnh bằng đông y và quản lý nhà nước về đông y, đông dược từ Trungương đến cơ sở. Xác định rõ trách nhiệm và phân công, phân cấp hợp lý giữa cácngành và các cấp trong nhiệm vụ phát triển nền đông y và Hội Đông y Việt Nam.

3.3- Hoàn thiện hệ thống phápluật, xây dựng cơ chế, chính sách và những quy định cụ thể để thực hiện việckết hợp giữa đông y và tây y một cách hài hoà và hiệu quả. Cần có chính sáchđặc thù trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ để các lương y chuyển giao những bàithuốc hay, cây thuốc quý và những kinh nghiệm phòng, chữa bệnh bằng đông y,khuyến khích truyền nghề cho thế hệ sau. Xây dựng các chế tài để xử lý nghiêmđối với những trường hợp hành nghề đông y, đông dược trái pháp luật.

3.4- Tiếp tục hoàn thiện hệthống mã ngành đào tạo thầy thuốc đông y, kể cả lương y, lương dược ở các bậchọc khác nhau; tăng cường đầu tư, hoàn thiện hệ thống các cơ sở đào tạo, baogồm trường đại học, trung học và dạy nghề đông y theo quy định của pháp luật,chú trọng đào tạo chuyên gia đầu ngành.

3.5- Xây dựng quy hoạch tổng thểvùng chuyên nuôi trồng dược liệu; đẩy mạnh nghiên cứu, điều tra, bảo tồn nguồnquỹ gen về dược liệu Việt Nam, xác định nhu cầu sử dụng dược liệu phục vụ côngtác khám, chữa bệnh và xuất khẩu. Kết hợp chặt chẽ giữa việc khuyến khích“trồng cây thuốc tại vườn, tại nhà” với việc hình thành các vùng chuyên nuôitrồng, chế biến cây, con làm thuốc theo hướng công nghiệp.

3.6- Ưu tiên đầu tư và có chínhsách đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. Chú trọng việcgiữ gìn bản sắc truyền thống và tính đặc thù của nền đông y Việt Nam từ kếthừa, bảo tồn, nuôi trồng, khai thác, chế biến dược liệu đến các phương phápkhám, chữa bệnh.

3.7- Đẩy mạnh xã hội hóa, khuyếnkhích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thành lập các cơ sở khám chữa bệnh,đào tạo nhân lực, sản xuất kinh doanh thuốc đông y, phát triển các vùng dượcliệu; sớm xây dựng các tập đoàn đông dược đáp ứng nhu cầu phát triển và hộinhập.

3.8- Đẩy mạnh hợp tác quốc tếtrên các lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học, khám chữa bệnh, nuôi trồng,chế biến dược liệu và trao đổi chuyên gia về đông y.

3.9- Để tăng cường vai trò nòngcốt của Hội Đông y trong phát triển nền đông y Việt Nam, cần thực hiện nhữngnhiệm vụ sau :

– Các cấp uỷ đảng và chính quyềncần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền về vai trò, vị trí, tầmquan trọng của Hội Đông y, trực tiếp chỉ đạo các cấp hội kiện toàn tổ chức ở 4cấp; chú trọng việc đẩy mạnh hoạt động hội, phát triển hội viên, nhất là ở cấpcơ sở. Nhà nước có cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho Hội Đông y hoạt động vàphát triển. Hội Đông y Việt Nam và các tổ chức thành viên chủ động xây dựng kếhoạch hoạt động, bao gồm việc củng cố tổ chức, phát triển hội viên, kết hợpchặt chẽ với ngành y tế trong các hoạt động chuyên môn, thực hiện đầy đủ tráchnhiệm của thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

– Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam có trách nhiệm phối hợp, thamgia xây dựng và phát triển nền đông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam.

– Ban cán sự đảng Bộ Y tế chủđộng phối hợp với Hội Đông y Việt Nam, Ban cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào tạochỉ đạo xây dựng và hoàn thiện hệ thống tổ chức, chương trình đào tạo các loạihình cán bộ chuyên ngành đông y, trong đó có lương y, lương dược theo các quyđịnh của Chính phủ.

– Ban cán sự đảng Bộ Y tế phốihợp với Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ, Hội Đông y Việt Nam chỉ đạo xây dựng cácngạch viên chức về lương y, lương dược.

– Nhà nước có cơ chế, chính sáchtăng cường vai trò của Hội Đông y trong quản lý hành nghề (cấp chứng chỉ, kiểmtra hành nghề đông y) phù hợp với năng lực, khả năng hoạt động của Hội Đông yViệt Nam, các tổ chức thành viên và theo quy định của pháp luật.

– Hội Đông y Việt Nam chủ độngphối hợp với các ngành chức năng đẩy mạnh sưu tầm, phát hiện, tập hợp và quyhoạch bảo tồn nguồn quỹ gen các cây, con làm thuốc; đặc biệt những cây, con quýhiếm có nguy cơ tiệt chủng; nghiên cứu quy trình sản xuất thuốc, từng bước ứngdụng khoa học và công nghệ trong chế biến, sản xuất thuốc đông dược, tạo ranhiều thuốc thành phẩm chữa bệnh có hiệu quả cao, nhưng vẫn giữ được tính đặcthù của thuốc đông dược.Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì cùng Ban cán sự đảngBộ Y tế, Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ, Đảng đoàn Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹthuật Việt Nam và Trung ương Hội Đông y Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn, kiểmtra, đánh giá và định kỳ báo cáo Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc thực hiệnChỉ thị này.

Nơi nhận :
– Các tỉnh uỷ, thành uỷ,
– Các ban đảng, ban cán sự đảng,
đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương,
– Các đồng chí Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng,
– Hội Đông y Việt Nam,
– Lưu Văn phòng Trung ương Đảng

T/M BAN BÍ THƯ

Trương Tấn Sang