Thủ tục nhập khẩu cho con – Một số điểm cần lưu ý năm 2022

Thủ tục nhập khẩu cho con như thế nào? Khi nào cha mẹ được nhập khẩu cho con? Mẹ sinh con mà không có đăng ký kết hôn thì có được nhập khẩu không? Thực chất, nhập khẩu cho con là vấn đề thường gặp trong cuộc sống, có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của trẻ sau này. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người dân vẫn chưa hiểu rõ về thủ tục nhập khẩu cho con. Trong bài viết dưới đây, luật sư của Tổng đài pháp luật sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn về các vấn đề này. Trong trường hợp bạn cần được tư vấn trực tuyến, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được nghe tư vấn miễn phí từ luật sư.

thu-tuc-nhap-khau-cho-con

>> Luật sư hướng dẫn chi tiết thủ tục nhập khẩu cho con. Gọi ngay 1900.6174

Nhập khẩu cho con là gì?

Nhập khẩu cho con là đăng ký thường trú cho con tại nơi đăng ký thường trú của bố mẹ, hoặc của bố, hoặc của mẹ, hoặc của một người khác theo quy định của pháp luật.

Khi nào được nhập khẩu cho con

 

Chị Thu Hạnh (Cao Bằng) có câu hỏi:

Xin chào luật sư, tôi có câu hỏi về vấn đề nhập khẩu cho con cần được giải đáp. Anh chị tôi làm ăn xa nhà đã hơn 7 năm nay. Con gái của anh chị đã được 5 tuổi và được đăng ký cùng với hộ khẩu của ông bà nội.

Năm ngoái, do vay mượn người thân bạn bè, anh chị đã mua được một căn chung cư rộng 100m2 trên Hà Nội. Căn hộ hiện đứng tên anh tôi. Hôm trước, anh về quê xin ông bà cho anh đưa con lên Hà Nội và nhập khẩu với hộ khẩu của anh. Vậy luật sư cho tôi hỏi: khi nào được nhập khẩu cho con? Trường hợp của anh tôi thì có làm thủ tục nhập khẩu cho con được không? Tôi xin cảm ơn.

 

>Luật sư giải đáp khi nào được nhập khẩu cho con? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, Tổng đài pháp luật xin cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Với vấn đề khi nào được nhập khẩu cho con, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Căn cứ theo điểm a, khoản 2 Điều 20 Luật cư trú năm 2020 quy định về điều kiện đăng ký thường trú như sau:

Công dân trong các trường hợp sau đây được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở đó đồng ý:

–  Vợ về ở với chồng

–  Chồng về ở với vợ

–  Con về ở với cha, mẹ

–  Cha, mẹ về ở với con

Nếu con đang có địa điểm đăng ký thường trú khác với của cha mẹ thì được phép nhập khẩu cho con vào cùng nơi đăng ký thường trú của cha mẹ, hoặc của cha, hoặc của mẹ.

Trong trường hợp cha mẹ không phải chủ hộ hoặc chủ sở hữu thì nhập khẩu cho con cần được chủ hộ và chủ sở hữu hợp pháp của nơi đó đồng ý.

Như vậy, theo như bạn chia sẻ, anh bạn đã mua chung cư và căn hộ đang đứng tên anh. Hiện anh bạn đang muốn nhập khẩu cho con về với hộ khẩu của mình. Căn cứ theo điểm a, khoản 2 Điều 20 Luật cư trú năm 2020, bé gái thuộc trường hợp “con về ở với cha mẹ”. Vì vậy, con hoàn toàn được đăng ký thường trú khi được cha mẹ đồng ý.

Mọi thắc mắc của bạn về vấn đề khi nào được nhập khẩu cho con, gọi ngay 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ chi tiết và nhanh chóng nhất.

Thủ tục nhập khẩu cho con

Thủ tục nhập khẩu cho con cần những giấy tờ gì?

 

Chị Thu Hà (Vĩnh Phúc) có câu hỏi:
Xin chào luật sư, tôi năm nay 35 tuổi và hiện đang sinh sống tại Vĩnh Phúc. Tôi đã lấy chồng được hơn 2 năm. Lúc lấy nhau, do không biết nên tôi không đăng ký nhập khẩu về cùng chồng. Vợ chồng tôi vẫn sống chung với bố mẹ. Căn nhà hiện tại đang do bố mẹ chồng đứng tên.
Tháng 7 vừa rồi, tôi mới sinh con trai đầu lòng. Hiện tại, tôi muốn nhập khẩu cho con về cùng ông bà nội. Nhưng do không am hiểu về các thủ tục hành chính nên tôi không biết thủ tục nhập khẩu cho con cần những giấy tờ gì? Mong luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin cảm ơn.

 

> Thủ tục nhập khẩu cho con cần giấy tờ gì theo quy định năm 2022? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, Tổng đài pháp luật xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi thắc mắc đến cho luật sư của chúng tôi. Về thủ tục nhập khẩu cho con, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Người đi đăng ký nhập khẩu cho con (cha, mẹ hoặc người đại diện hộ gia đình, ông bà, người thân thích, người nuôi dưỡng chăm sóc) cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

– Bản sao giấy khai sinh của con (có dấu xác nhận của UBND phường/xã cấp. Nếu chưa có giấy khai sinh thì có thể mang theo hộ chiếu còn giá trị sử dụng chứa thông tin thể hiện quan hệ cha, mẹ với con hoặc Giấy xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú của con.

– Trong trường hợp khác, bạn có thể sử dụng một số loại giấy tờ, tài liệu khác chứng minh mối quan hệ cha mẹ và con, cụ thể bao gồm:

+ Quyết định về việc nuôi con của UBND tỉnh, thành phố (trường hợp nhập khẩu con vào nhà bố mẹ nuôi)

+ Quyết định công nhận việc nhận cha/mẹ/con của UBND xã, phường (khi nhập khẩu cho con ngoài giá thú, cha mẹ không đăng ký kết hôn)

+ Kết luận của Tòa án hay các cơ quan giám định về quan hệ cha,mẹ và con (trường hợp nhập khẩu cho con khi có giám định ADN,…)

– Bản chính sổ hộ khẩu (nếu còn giữ)

– Tờ khai thông tin cư trú (theo mẫu CT01 ban hành kèm theo TT 56/2021/TT-BCA): Mẫu đơn này có thể xin tại Công an xã, phường, thị trấn hoặc có thể tải về từ các website.

Lưu ý: Các giấy tờ chuẩn bị trong hồ sơ không bắt buộc phải là bản chính mà chỉ cần bản sao có chứng thực hoặc cấp từ giấy tờ gốc. Trong trường hợp bạn nộp bản photo, scan, ảnh chụp lại thì phải kèm theo bản chính giấy tờ để công an đối chiếu.

Trên đây là tất cả những giấy tờ cần thiết để làm thủ tục nhập khẩu cho con. Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ về bất kỳ loại giấy tờ nào, hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để được lắng nghe hướng dẫn trực tiếp từ luật sư dày dặn kinh nghiệm của chúng tôi.

thu-tuc-nhap-khau-cho-con-can-nhung-giay-to-gi

Trình tự, thủ tục nhập khẩu cho con

 

Anh Hoàng Kỳ (Đà Nẵng) có câu hỏi:

Thưa luật sư, tôi có câu hỏi về nhập khẩu cho con cần được giải đáp ạ. Vợ chồng tôi rời quê lập nghiệp đã được hơn 5 năm. Chúng tôi có một bé gái năm nay đã tròn 5 tuổi. Do công việc bận rộn, tôi gửi con cho ông bà nội trông và con được nhập khẩu theo ông bà từ lúc làm giấy khai sinh.

Sau nhiều năm nỗ lực làm việc, vợ chồng tôi đã mua được một căn chung cư rộng 100m2 và có hộ khẩu tại TP. Hồ Chí Minh. Nay tôi muốn đón con gái vào ở với bố mẹ và nhập khẩu cho con luôn ở trên này. Vậy luật sư cho tôi hỏi: trình tự, thủ tục nhập khẩu cho con như thế nào? Tôi xin cảm ơn.

 

>Luật sư hướng dẫn trình tự, thủ tục nhập khẩu cho con. Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Tổng đài pháp luật. Về trình tự, thủ tục nhập khẩu cho con, chúng tôi xin phép được giải đáp như sau:

Căn cứ điểm a, khoản 2 Điều 20 Luật cư trú 2020 quy định:

Công dân trong trường hợp vợ về ở với chồng, chồng về ở với vợ, con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý.

Theo quy định này, có thể thấy con gái bạn thuộc trường hợp “con về ở với cha, mẹ” và hộ khẩu căn nhà đang đứng tên bạn. Do đó, chỉ cần vợ chồng bạn đồng ý thì con bạn hoàn toàn đủ điều kiện để nhập khẩu về với cha mẹ.

Dưới đây, Tổng đài pháp luật sẽ hướng dẫn bạn trình tự, thủ tục nhập khẩu cho con.

– Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Căn cứ theo khoản 2 Điều 21 Luật cư trú 2020 quy định:

Người đi đăng ký nhập khẩu cho con cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ sau:

+ Bản sao giấy khai sinh của con

+ Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ chủ hộ hoặc chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú

+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên gia đình, trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và nơi cư trú.

– Bước 2: Nộp hồ sơ tại Công an xã/phường/thị trấn nơi cư trú của bố, mẹ, hoặc của bố, hoặc của mẹ trong trường hợp bố mẹ không cùng nơi cư trú.

+ Thời gian nộp hồ sơ: từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần

+ Cán bộ tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú sẽ cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký. Nếu hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú sẽ hướng dẫn bổ sung và hoàn thiện hồ sơ.

– Bước 3: Giải quyết hồ sơ

+ Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định và cập nhật về nơi thường trú mới của người đăng ký vào cơ sở dữ liệu về cư trú. Sau đó cán bộ sẽ thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú.

+ Thời hạn giải quyết hồ sơ là trong vòng 7 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp bị từ chối đăng ký thường trú, cơ quan có thẩm quyền sẽ gửi văn bản cho bạn và nêu rõ lý do.

Lưu ý khi đăng ký làm thủ tục nhập khẩu cho con vào hộ khẩu gia đình:

– Trẻ em, người dưới 18 tuổi có thể nhập khẩu khác với hộ khẩu của cha mẹ nếu được cha mẹ có văn bản đồng ý hoặc pháp luật có quy định

– Trong trường hợp đã đăng ký khai sinh cho trẻ theo họ mẹ thì trong sổ hộ khẩu cũng ghi tên trẻ theo họ mẹ

– Nếu nhập khẩu cho con trễ hạn hoặc để lâu mới đăng ký thì mức xử phạt sẽ là 500.000 đồng – 1.000.000 đồng (căn cứ theo điểm a, khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP). Do đó, bạn nên đi làm sớm thủ tục sớm cho con để con được nhận đầy đủ quyền lợi của mình.

Trên đây là giải đáp về trình tự, thủ tục nhập khẩu cho con. Trong trường hợp bạn còn vướng mắc tại bất kỳ bước nào trong thủ tục này, nhấc máy gọi ngay đường dây nóng 1900.6174 để luật sư hỗ trợ miễn phí.

Một số trường hợp cụ thể về nhập khẩu cho con

 

– Sau khi làm giấy đăng ký khai sinh thì cha mẹ nên đi làm thủ tục nhập khẩu luôn cho con, hoặc cha mẹ có thể kết hợp làm thủ tục đăng ký khai sinh, nhập khẩu và thẻ BHYT một lần tại UBND xã/phường để thuận tiện hơn.

– Theo quy định cũ tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 31/2014/NĐ-CP: trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày làm giấy khai sinh cho trẻ, cha mẹ hoặc người đại diện gia đình hoặc người nuôi dưỡng cần phải làm thủ tục đăng ký thường trú cho trẻ. Nếu quá thời hạn này thì sẽ bị phạt từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng (theo điểm a, khoản 1 Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).

Tuy nhiên kể từ ngày 1/2/2022, Nghị định này đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Nếu nhập khẩu cho con trễ hạn hoặc để lâu mới làm thì mức xử phạt sẽ là 500.000 đồng – 1.000.000 đồng (căn cứ theo điểm a, khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)

– Trong trường hợp cha mẹ không cùng một nơi cư trú thì trẻ được nhập khẩu theo nơi thường xuyên chung sống với bố hoặc mẹ. Trường hợp không xác định được nơi cư trú thường xuyên của bố hoặc mẹ thì nơi thường trú sẽ do bố mẹ thỏa thuận.

– Trường hợp là trẻ em, người dưới 18 tuổi được nhập khẩu vào nơi khác với hộ khẩu của bố mẹ nếu có văn bản đồng ý của bố mẹ hoặc bố mẹ ghi rõ là đồng ý vào tờ khai đăng ký cư trú hoặc trường hợp luật có quy định.

– Trẻ em được nhập khẩu mà không cần bố mẹ phải đăng ký kết hôn

– Nếu trong giấy khai sinh con theo họ mẹ thì trong cổng thông tin quốc gia về cư trú thì con cũng ghi tên theo họ mẹ.

Một số câu hỏi liên quan đến thủ tục nhập khẩu cho con

mot-so-cau-hoi-lien-quan-den-thu-tuc-nhap-khau-cho-con

Mẹ sinh con mà không có đăng ký kết hôn thì có được nhập khẩu không?

 

Chị Hà Thu (Bình Dương) có câu hỏi:

Xin chào luật sư, tôi năm nay 22 tuổi và hiện đang làm việc tại một công ty du lịch tại tỉnh Bình Dương. Tôi và chồng quen nhau từ năm lớp 12. Do không cẩn thận nên tôi đã có bầu. Biết tin, hai bên gia đình đã vội vàng bàn bạc và làm đám cưới luôn cho hai đứa. Lúc ấy, tôi chưa đủ 18 tuổi nên không thể đi làm giấy đăng ký kết hôn. Sau này do ngại làm giấy tờ nên 2 vợ chồng cũng chưa đi đăng ký. Hiện tại 2 vợ chồng tôi đã có nhà riêng và hộ khẩu đứng tên chồng.

2 ngày trước tôi mới hạ sinh một bé trai. Tôi muốn nhập khẩu cho con về với cha mẹ. Vậy luật sư cho tôi hỏi: tôi chưa có giấy đăng ký kết hôn thì có thể đăng ký nhập khẩu cho con được không? Tôi xin cảm ơn.

 

>Luật sư tư vấn làm thủ tục nhập khẩu cho con mới sinh nhanh chóng khi mẹ chưa đăng ký kết hôn. Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi thắc mắc đến cho luật sư của Tổng đài pháp luật. Về vấn đề của bạn, chúng tôi xin phép được tư vấn như sau:

– Căn cứ điểm a, khoản 2 Điều 20 Luật cư trú 2020 quy định:

Công dân trong trường hợp vợ về ở với chồng, chồng về ở với vợ, con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý.

– Căn cứ theo khoản 8 Điều 20 Luật cư trú 2020 quy định:

Trường hợp người đăng ký thường trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai thay đổi thông tin cư trú phải ghi rõ sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến bằng văn bản.

Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp, bạn và chồng chưa đăng ký kết hôn. Bạn mới sinh con được 2 ngày. Hiện tại bạn đang muốn nhập khẩu cho con về với hộ khẩu của chồng.

Căn cứ điểm a, khoản 2 Điều 20 Luật cư trú 2020, con bạn thuộc trường hợp “con về ở với cha mẹ” nên để đăng ký nhập khẩu cho con thì chỉ cần vợ chồng bạn đồng ý. Việc 2 vợ chồng bạn chưa có giấy đăng ký kết hôn không ảnh hưởng gì đến việc làm thủ tục nhập khẩu cho con.

Căn cứ theo khoản 8 Điều 20 Luật cư trú 2020, trong tờ khai thay đổi cư trú phải ghi rõ sự đồng ý của vợ chồng bạn.

Trên đây là lời giải đáp của luật sư về vấn đề đăng ký nhập khẩu cho con khi mẹ không có giấy đăng ký kết hôn. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về vấn đề này, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để nhận được hướng dẫn chi tiết từ luật sư.

Trong thời hạn bao lâu từ khi được sinh ra cha mẹ phải làm thủ tục đăng ký thường trú cho con?

 

Chị Phương Luyến (Thái Bình) có câu hỏi:

Thưa luật sư, tôi có câu hỏi về vấn đề nhập khẩu cho con mong được luật sư giải đáp. 5 năm trước vợ chồng tôi có ra nước ngoài sinh sống và làm việc. Tôi chỉ thuê nhà chứ không có hộ khẩu ở đây. Năm ngoái, tôi đã sinh hạ một bé trai. Do dịch bệnh kéo dài nên tôi chưa cho con về quê thăm ông bà được.

Năm nay, vợ chồng tôi định về nước hẳn và nhập khẩu cho con về với hộ khẩu của ông bà. Vậy luật sư cho tôi hỏi: trong thời hạn bao lâu từ khi con được sinh ra, cha mẹ phải làm thủ tục đăng ký thường trú cho con? Trường hợp con tôi đã một tuổi mới làm thủ tục nhập khẩu có phù hợp với quy định của pháp luật không ạ? Tôi xin cảm ơn.

 

>Thời hạn làm thủ tục nhập khẩu cho con là bao lâu? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho luật sư của Tổng đài pháp luật. Về trường hợp mà bạn đang gặp phải, luật sư của chúng tôi xin giải đáp như sau:

Luật cư trú 2020 chưa quy định về thời hạn bao lâu kể từ khi con được sinh ra phải đăng ký làm thủ tục thường trú. Luật chỉ quy định rằng: trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày trẻ được chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới và có đủ điều kiện đăng ký thường trú thì đại diện hộ gia đình có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú cho trẻ.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định: đối với những hành vi không thực hiện đúng theo quy định về đăng ký thường trú, tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Như vậy, theo thông tin bạn chia sẻ, con bạn đã được 1 năm nhưng bạn vẫn chưa đăng ký làm thủ tục nhập khẩu cho con. Vậy là bạn đã quá hạn so với thời gian quy định. Theo đó, mức phạt khi nhập khẩu muộn cho con là từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Trong trường hợp bạn vẫn chưa rõ về thời hạn phải làm thủ tục nhập khẩu cho con, hãy nhấc máy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự giải đáp chính xác nhất từ luật sư.

Những lưu ý khi tiến hành nhập khẩu cho con

 

Anh Chí Công (Hải Dương) có câu hỏi:

Xin chào luật sư, tôi năm nay 34 tuổi và hiện đang sinh sống tại Hải Dương. Tôi có một bé gái là con riêng với người yêu cũ. Lúc mang bầu, cô ấy bỏ đi xa nên tôi không biết rằng cô ấy có con với tôi. Sau này khi tôi đã có gia đình, cô ấy liên lạc lại và nói toàn bộ sự thật cho tôi biết.

Hiện tại cô ấy không đủ khả năng để nuôi con nữa nên muốn giao lại con cho tôi nuôi. Tôi đã bàn bạc được với gia đình và quyết định sẽ đón con gái về ở với mình. Vậy luật sư cho tôi hỏi: khi tiến hành làm thủ tục nhập khẩu cho con cần lưu ý những gì? Tôi xin cảm ơn.

 

>Những lưu ý khi tiến hành nhập khẩu cho con. Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:
Chào bạn, Tổng đài pháp luật xin cảm ơn đã gửi câu hỏi đến cho luật sư của chúng tôi. Với vấn đề mà bạn đang thắc mắc, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Nhập khẩu cho con là một trong những thủ tục quan trọng và cần thiết mà cha mẹ nên ghi nhớ để đảm bảo các quyền lợi cho con. Để hoàn tất thủ tục nhập khẩu cho con một cách nhanh chóng nhất, cha mẹ cần lưu ý 5 điều sau:

– Cần quyết định nơi nhập khẩu cho con

Nhiều cha mẹ băn khoăn không biết nên nhập khẩu cho con theo bố hay theo mẹ. Các quy định pháp luật không bắt buộc phải chọn lựa về vấn đề này. Cha mẹ nên cân nhắc đâu là nơi thuận tiện nhất cho việc nuôi dưỡng và chăm sóc bé, từ đó tiến hành làm thủ tục nhập khẩu cho con.

– Không trễ hạn nhập khẩu cho con

Luật cư trú 2020 chưa quy định về thời hạn bao lâu kể từ khi con được sinh ra phải đăng ký làm thủ tục nhập khẩu. Luật chỉ quy định rằng: trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày trẻ được chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới và có đủ điều kiện đăng ký thường trú thì đại diện hộ gia đình có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú cho trẻ. Nếu quá thời hạn này, bạn sẽ bị phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng (căn cứ theo khoản 1, điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)

– Chuẩn bị giấy tờ đầy đủ để làm thủ tục nhập khẩu cho con

Người đi đăng ký nhập khẩu cho con cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ sau:

+ Bản sao giấy khai sinh của con

+ Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ chủ hộ hoặc chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú

+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên gia đình, trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và nơi cư trú.

– Quy trình làm thủ tục nhập khẩu cho con:

+ Việc đăng ký nhập khẩu cho con diễn ra ở cơ quan Công an xã/phường/thị trấn nơi cư trú của bố, mẹ, hoặc của bố, hoặc của mẹ trong trường hợp bố mẹ không cùng nơi cư trú.

+ Cha mẹ nộp hồ sơ bao gồm đầy đủ các giấy tờ cho Công an xã/phường/thị trấn nơi cư trú của bố mẹ (nếu bố mẹ cùng hộ khẩu thường trú), hoặc nộp cho công an xã/phường/thị trấn nơi cư trú của bố hoặc mẹ (nếu bố mẹ không cùng hộ khẩu thường trú)

+ Cán bộ sẽ kiểm tra hồ sơ, đối chiếu giấy tờ và sẽ cập nhật lại thông tin thường trú trên cổng thông tin về cơ sở dữ liệu quốc gia nếu hồ sơ hợp lệ.

– Làm thủ tục nhập khẩu trễ hạn cho con, cha mẹ cần chuẩn bị những gì?

Trong trường hợp làm thủ tục nhập khẩu cho con trễ hạn, cha mẹ vẫn chuẩn bị giấy tờ và tiến hành các bước như bình thường. Tuy nhiên cha mẹ vẫn bị phạt theo quy định.

Nếu con có giấy khai sinh ở nơi khác và muốn nhập khẩu vào thành phố lớn theo hộ khẩu của cha mẹ thì cha mẹ cần chuẩn bị thêm 1 bản cam kết hoặc đơn xin xác nhận chưa nhập khẩu cho con vào nơi khác. Dù có nhập khẩu trễ hạn nhưng cha mẹ vẫn không cần giấy xác nhận về hộ khẩu hay tình trạng lưu trú tại UBND xã/phường/thị trấn nơi cư trú.

Trên đây là một số lưu ý khi tiến hành làm thủ tục nhập khẩu cho con. Nếu bạn gặp bất kỳ khó khăn nào khi làm thủ tục này, hãy gọi ngay 1900.6174, luật sư sẽ giải đáp miễn phí giúp bạn.

Như vậy, bài viết trên là những giải đáp về thủ tục nhập khẩu cho con của Tổng đài pháp luật. Chắc hẳn với sự tư vấn chi tiết từ luật sư, bạn đã có thêm nhiều hiểu biết hơn về nhập khẩu cho con và các trình tự, thủ tục liên quan. Từ đó bạn sẽ có thể bảo vệ quyền lợi y tế và học tập sau này của con. Nếu bạn vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này, hãy gọi ngay qua đường dây nóng 1900.6174 để được đội ngũ luật sư tư vấn luật của chúng tôi hỗ trợ miễn phí.