Các tội về tham nhũng nói chung và tội phạm về hối lộ nói riêng trực tiếp xâm hại, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, trong đó tội đưa hối lộ hết sức được chú ý. Trong những năm vừa qua, tội đưa hối lộ đang có những diễn biến rất phức tạp, hành vi này đã làm biến dạng các xử sự phù hợp của các chủ thể thẩm quyền, tạo nên các tệ nạn, gây nên hậu quả nghiêm trọng đến sự ổn định của chính trị, sự phát triển của nền kinh tế – xã hội đất nước, làm xói mòn lòng tin của nhân dân. Trong bài viết dưới đây, Tổng Đài Pháp Luật sẽ cùng bạn tìm hiểu về tội đưa hối lộ theo quy định mới nhất hiện nay. Nếu bạn cần tư vấn khẩn cấp, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời!
Tội đưa hối lộ là gì?
>> Luật sư tư vấn tội đưa hối lộ theo quy định mới nhất, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng Đài Pháp Luật! Với câu hỏi của bạn, tôi xin đưa ra lời giải thích như sau
Hiện nay, tội đưa hối lộ đang được quy định tại Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
1. Người nào trực tiếp hoặc qua trung gian đã đưa, hoặc sẽ đưa cho người đang có chức vụ, quyền hạn hoặc đưa cho người khác hoặc các tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để nhằm cho người có chức vụ, quyền hạn làm, hoặc không làm một việc gì đó vì lợi ích hoặc vì yêu cầu của người đưa hối lộ, thì sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, tiến hành phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc chịu phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Tiền, tài sản và lợi ích vật chất khác có trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
b) Lợi ích phi vật chất.
Như vậy, về bản chất tội đưa hối lộ là hành vi đưa tiền cho những cá nhân có quyền, với mục đích chính là nhờ người có quyền này làm việc có lợi cho mình. Bên cạnh đó, một dấu hiệu không thể thiếu của tội phạm này là hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền đã nhận tiền. Trên thực tế, tội đưa hối lộ được nhìn nhận dưới nhiều góc đọ khác nhau.
Tuy nhiên, nhìn chung tội đưa hối lộ chính là hành vi của người có năng lực trách nhiệm hình sự đưa hoặc sẽ đưa tiền, đưa tài sản hoặc các lợi ích khác, hoặc bằng bất kỳ hình thức nào nhằm nhờ hoặc trả ơn những người có chức vụ, quyền hạn khi họ làm việc vì lợi ích của người đưa.
Do đó, hành vi đưa hối lộ dù được nhìn nhận từ góc độ nào cũng chính là một hiện tượng tiêu cực, trái với đạo đức xã hội, trái với pháp luật và có sự ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của đời sống con người. Chính vì lẽ đó, mỗi cá nhân cần ngăn chặn hành vi này bằng việc thực hiện các hành vi cụ thể, từ đó hướng đến mục tiêu phát triển xã hội, phát triển đất nước.
> Xem thêm: Tội nhận hối lộ bị phạt thế nào theo Bộ luật Hình sự 2015?
Các yếu tố cấu thành tội đưa hối lộ
>> Tư vấn các yếu tố cấu thành tội đưa hối lộ chính xác, nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã để lại câu hỏi cho chúng tôi! Luật sư đã tiếp nhận câu hỏi của bạn và tư vấn như sau:
Khách thể của tội đưa hối lộ: Những quan hệ xã hội mà đảm bảo cho hoạt động không đúng đắn của các cơ quan, tổ chức, từ đó có thể gây ra thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Chế độ hoạt động không đúng đắn của tội phạm này được quy định trong các văn bản quy phạm, mà nội dung chính là quy định về chức năng, nhiệm vụ cũng như thẩm quyền của từng cơ quan, tổ chức ban hành theo đúng thẩm quyền và trình tự thủ tục.
Theo đó, hoạt động đúng đăn của các cơ quan, tổ chức chính là hoạt động được tiến hành trên cơ sở sự tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định có liên quan về chức năng, về nhiệm vụ và về thẩm quyền của những cơ quan, tổ chức đó.
Mặt chủ quan: Những diễn biến bên trong với mục đích chính là phản ánh tâm lý của chủ thể, nó bao gồm: lỗi, động cơ và mục đích phạm tội. Đối với tội đưa hối lộ, người phạm tội có lỗi cố ý trực tiếp. Khi thực hiện hành vi phạm tội, họ nhận thức rõ được hành vi đưa tiền, tài sản cũng như các lợi ích vật chất khác hoặc các lợi ích phi vật chất, với mục đích đưa cho người có chức vụ quyền hạn làm, hoặc không làm một việc gì đó vì lợi ích, hoặc theo chính yêu cầu của mình.
Mặc dù yêu cầu này có thể gây nguy hiểm cho xã hội, tuy nhiên vì động cơ vụ lợi hoặc tư lợi thì họ vẫn thực hiện. Trên thực tế, tội đưa hối lộ vẫn có động cơ vụ lợi, tuy nhiên động cơ vụ lợi này không phải là dấu hiệu cấu thành bắt buộc của tội phạm này.
Mục đích của tội đưa hối lộ: hành vi đưa hoặc sẽ đưa của tội phạm là nhằm để người có chức vụ, quyền hạn đã làm hoặc không làm một việc gì đó theo chính yêu cầu của người đưa sau, hoặc với mục đích làm cho người có chức vụ, quyền hạn sẽ làm hoặc không làm một việc gì đó theo yêu cầu của người đưa trước. Hành động làm hoặc không làm một việc nào đó của người có chức vụ, quyền hạn có thể là hành vi trái pháp luật hoặc không trái với quy định của pháp luật.
Chủ thể của tội đưa hối lộ: Người thỏa mãn tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 12 cũng như không thuộc các trường hợp được quy định tại Điều 21 Bộ luật Hình sự 2015 khi tội phạm thực hiện hành vi phạm tội. Cụ thể, chủ thể của tội đưa hối lộ phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên và không thuộc vào các tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 12 của Bộ luật Hình sự 2015.
Bên cạnh đó, pháp luật quy định chủ thể của tội phạm này có thể là bất kỳ ai, là người có chức vụ, quyền hạn hoặc không. Với trường hợp người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng vào chức vụ, quyền hạn của mình nhằm đưa hối lộ, thì khi đó sẽ bị áp dụng tình tiết tăng nặng định khung theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015 (Lợi dụng chức vụ, quyền hạn).
Về phần khách quan của tội hối lộ:
+ Về hành vi: ở tội phạm này biểu hiện là cá nhân, tổ chức có hành vi đưa hối lộ dưới bất kỳ hình thức nào cho người có chức vụ, quyền hạn. Hành vi đưa của hối lộ có thể là do chính người phạm tội chủ động đưa cho những người có chức vụ, quyền hạn này, tuy nhiên cũng có thể đưa theo chính sự gợi ý, đòi hỏi của những người có chức vụ, quyền hạn. Trên thực tế, hành vi đưa hối lộ có thể được thực hiện một cách trực tiếp, nhưng cũng có thể thực hiện thông qua những hành vi gián tiếp (qua người môi giới).
Thời điểm hoàn thành tội đưa hối lộ sẽ được tính từ thời điểm một mà bên chấp nhận đề nghị hoặc chấp nhận yêu cầu của bên kia. Trên thực tế, sẽ có trường hợp bên đưa hối lộ không có sự thỏa thuận trước với những người có chức vụ, quyền hạn nhưng sẽ thực hiện việc đưa của hối lộ cùng với việc đưa ra yêu cầu đối với những người có chức vụ, quyền hạn, đồng thời người đó đã chấp nhận, điều này có nghĩa là vừa nhận của hối lộ vừa chấp nhận đề nghị của chính người đưa hối lộ, thì thời điểm hoàn thành tội phạm này sẽ được tính từ thời điểm người có chức vụ, quyền hạn chấp nhận chính đề nghị của bên đưa hối lộ. Bên cạnh đó, đây cũng đồng thời chính là thời điểm hoàn thành tội nhận hối lộ.
+ Dấu hiệu khác của tội đưa hối lộ được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 sẽ bao gồm cả lợi ích phi vật chất và lợi ích vật chất. Lợi ích phi vật chất tuy không có tính hữu tình và quy giá trị thành tiền, tuy nhiên sẽ có khả năng đem đến sự hài lòng cũng như sự thỏa mãn cho người nhận, chính vì vậy nó có khả năng gây ảnh hưởng đến hoạt động thực thi công của có chức vụ, quyền hạn.
Pháp luật hiện hành quy định của hối lộ phải có giá trị từ hai triệu đồng trở lên hoặc dưới hai triệu đồng, với điều kiện là việc đưa hối lộ đó phải gây nên hậu quả nghiêm trọng hoặc có sự vi phạm nhiều lần thì khi đó mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây chính là dấu hiệu cơ bản cấu thành tội này.
Trong trường hợp tư vấn của Luật sư chưa được rõ ràng, hãy nhấc máy lên và gọi ngay đến tổng đài 1900.6174 để được tư vấn luật chính xác và chi tiết nhất!
> Xem thêm: Tội môi giới hối lộ bị xử phạt thế nào theo quy định 2022
Mức xử phạt tội đưa hối lộ
>> Tư vấn chính xác mức hình phạt đối với tội đưa hối lộ theo quy định hiện hành, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn! Nội dung thắc mắc trong câu hỏi của bạn được Luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn như sau:
Theo quy định tại Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì:
1. Người nào trực tiếp hoặc qua trung gian đã đưa, hoặc sẽ đưa cho người đang có chức vụ, quyền hạn hoặc đưa cho người khác hoặc các tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để nhằm cho người có chức vụ, quyền hạn làm, hoặc không làm một việc gì đó vì lợi ích hoặc vì yêu cầu của người đưa hối lộ, thì sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, tiến hành phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc chịu phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Tiền, tài sản và lợi ích vật chất khác có trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
b) Lợi ích phi vật chất.
…
Người đưa hối lộ mặc dù không bị ép buộc tuy nhiên đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì khi đó có thể được miễn trách nhiệm hình sự và sẽ được trả lại một phần hoặc trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
Từ chính quy định nêu trên, có thể xác định hành vi đưa hối lộ chính là hành vi dùng tiền, tài sản hoặc lợi ích phi vật chất, vật chất khác trực tiếp hoặc qua chính trung gian, nhằm đưa cho người có chức vụ, quyền hạn, giúp người này làm hoặc không làm một việc gì đó vì chính lợi ích hoặc chính yêu cầu của bản thân mình.
Theo thông tin bạn cung cấp, hành vi đưa 50 triệu đồng cho ông A của chú bạn với mục đích chuyển việc cho vợ chú bạn từ thành phố Hồ Chí Minh ra Thái Bình có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đưa hối lộ. Tuy nhiên, nếu chú bạn chủ động ra khai báo với cơ quan có thẩm quyền trước khi bị phát giác thì sẽ có thể được miễn trách nhiệm hình sự và cũng có thể được trả lại một hoặc toàn bộ số tiền mà chú bạn đã dùng để đưa hối lộ.
Về mức xử phạt tội đưa hối lộ, quy định tại Điều 364 Bộ luật Hình sự năm 2015 xác định:
1. Người nào trực tiếp hoặc qua trung gian đã đưa, hoặc sẽ đưa cho người đang có chức vụ, quyền hạn hoặc đưa cho người khác hoặc các tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để nhằm cho người có chức vụ, quyền hạn làm, hoặc không làm một việc gì đó vì lợi ích hoặc vì yêu cầu của người đưa hối lộ, thì sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, tiến hành phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc chịu phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Tiền, tài sản và lợi ích vật chất khác có trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
b) Lợi ích phi vật chất.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt
c) Dùng tài sản của Nhà nước để nhằm đưa hối lộ;
d) Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Phạm tội từ 02 lần trở lên;
e) Của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác có trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
3. Việc phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác có trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì sẽ bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.
4. Phạm tội trong các trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác có trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì sẽ bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
5. Người phạm tội còn có thể sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Như vậy, pháp luật hiện hành quy định bốn khung hình phạt về tội đưa hối lộ, cùng với mức hình phạt bổ sung được quy định tại khoản 5 điều này. Chính vì vậy, với trường hợp của chú bạn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, tiến hành phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc chịu phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Trong trường hợp bạn còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến mức hình phạt đối với tội đưa hối lộ, hãy liên hệ đến tổng đài tư vấn luật hình sự của chúng tôi qua số hotline 1900.6174 để được tư vấn chính xác nhất!
> Xem thêm: Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn theo quy định mới nhất 2022
Một số tình huống thực tế về tội đưa hối lộ
Hành vi đưa hối lộ thể hiện như thế nào?
>> Tư vấn biểu hiện của hành vi đưa hối lộ, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào bạn! Luật sư đã tiếp nhận câu hỏi của bạn và tư vấn cho bạn như sau:
Tại Điều 298 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội đưa hối lộ có nhắc đến người nào đưa hối lộ…,như vậy hành vi khách quan của tội đưa hối lộ sẽ được mô tả cụ thể trong bộ luật và chỉ có duy nhất hành vi đưa tiền, đưa tài sản, lợi ích vật chất khác cho những người có chức vụ, quyền hạn.
Trên thực tế, biểu hiện của hành vi đưa hối lộ rất đa dạng. Bằng một cách đơn giản nhất, người phạm tội sẽ trực tiếp đưa của hối lộ cho chính người nhận hối lộ, tuy nhiên thông thường những người nhận hối lộ chính là những người có chức vụ, quyền hạn và việc những người này có thể tiếp cận được cũng như đưa hối lộ là không hề dễ dàng.
Chính vì vậy, trong những trường hợp này người đưa hối lộ muốn đưa tiền đến chính người nhận hối lộ thì phải trải qua con đường trung gian là mối giới hối lộ. Hành động đưa hối lộ có thể thực hiện qua việc thanh toán một hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán,…thậm chí cũng có những người đưa hối lộ thực hiện việc chuyển lời ích thông qua việc chuyển tiền qua bưu điện, qua tài khoản ngân hàng và cũng có trường hợp, sau khi người đưa hối lộ đã có thỏa thuận với chính người có chức vụ, quyền hạn thì họ sẽ chuyển tiền vào những tài khoản mà không đứng tên người có chức vụ, quyền hạn đó mà thông qua một người khác để tránh sự việc bị phát hiện.
Hành vi đưa hối lộ có thể được thực hiện sau hoặc trước khi người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc gì đó vì chính lợi ích của họ hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, với điều kiện tiên quyết là có sự thỏa thuận với người có chức vụ, quyền hạn về vấn đề đó. Như vậy, hai trường hợp được coi là đưa hối lộ chính là đưa để thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn thực thi một công vụ có lợi cho mình và đưa vì người có chức vụ, quyền hạn đã thực thi công vụ có lợi cho bản thân mình. Trên thực tế, để đảm bảo được những lợi ích sẽ đem lại, người đưa hối lộ sẽ chủ động đưa hối lộ trước.
Đồng thời, nhằm mục đích đưa những lợi ích sẽ được đến tay chính người có chức vụ, quyền hạn khi những người này đã giúp đỡ cho người hối lộ có thể đạt được mục đích. Tình huống này trên thực tế phải có sự thỏa thuận về lợi ích trước đó giữa hai bên, ở đây của hối lộ được hiểu là một sự cảm ơn của chính người đưa hối lộ đối với việc giúp đỡ của những người có chức vụ, quyền hạn.
Nếu bạn còn bất kỳ vướng mắc nào khác cần Luật sư trợ giúp, hãy nhấc máy lên và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư tiếp nhận và giải đáp trong thời gian sớm nhất!
Đưa hoa hồng cho bác sĩ có phải là hành vi đưa hối lộ không?
>> Luật sư giải đáp chính xác hành vi đưa tiền cho bác sĩ có phải hành vi đưa hối lộ không, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã để lai câu hỏi cho Tổng Đài Pháp Luật! Luật sư đã tiếp nhận câu hỏi của bạn và đưa ra giải đáp như sau:
Trên thực tế, đưa hối lộ được hiểu chính là hành vi của người đưa tiền, đưa tài sản hoặc lợi ích vật chất khác (trực tiếp hoặc qua trung gian), nhằm mục đích khiến người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc gì đó vì lợi ích hoặc vì yêu cầu của người đưa hối lộ.
Người đưa hối lộ là chính người có lợi ích liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc làm hay không làm của người có chức vụ, quyền hạn đó. Lợi ích này có thể là lợi ích của người đưa hối lộ (ví dụ để được đi học, được đề bạt, bổ nhiệm trong công tác,…) hoặc chính là lợi ích của người thân quen, của bạn bè hoặc cũng có thể chính là lợi ích của một tập thể mà người đưa hối lộ đó là đại diện.
Hình thức đưa hối lộ hiện nay rất đa dạng: có thể được trực tiếp hoặc thực hiện qua trung gian, có thể kín đáo hay thậm chí là công khai, có thể được che đậy dưới nhiều hình thức như: quà biếu, cho tặng,… Của hối lộ được biết đến có thể chính là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác.
Tội đưa hối lộ sẽ hoàn thành từ chính thời điểm mà người đưa hối lộ đã đưa tiền, tài sản, cũng như yêu cầu những người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không tiến hành làm một việc gì đó có lợi cho người đưa hối lộ mà không phụ thuộc vào việc người có chức vụ, quyền hạn đó có đồng ý hay không.
Trường hợp người đưa hối lộ chỉ mới yêu cầu người có chức vụ, quyền hạn mà vẫn chưa đưa tiền, đưa tài sản cụ thể thì tội phạm chỉ hoàn thành khi mà người có chức vụ đồng ý nhận chính của hối lộ đó. Trường hợp mà người đưa hối lộ có sự nhầm tưởng rằng người mà mình đưa hối lộ thực chất là người có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của bản thân mình, nhưng trên thực tế thì người đó không có thẩm quyền, thì người đưa hối lộ vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đưa hối lộ (phạm tội chưa đạt).
Pháp luật hiện hành cũng quy định rõ về trường hợp này, tại Điều 364 Bộ luật Hình sự năm 2015 xác định:
1. Người nào trực tiếp hoặc qua trung gian đã đưa, hoặc sẽ đưa cho người đang có chức vụ, quyền hạn hoặc đưa cho người khác hoặc các tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để nhằm cho người có chức vụ, quyền hạn làm, hoặc không làm một việc gì đó vì lợi ích hoặc vì yêu cầu của người đưa hối lộ, thì sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, tiến hành phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc chịu phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Tiền, tài sản và lợi ích vật chất khác có trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
b) Lợi ích phi vật chất.
Chính vì vậy, theo thông tin mà bạn cung cấp, phía công ty dược đã dùng tiền, đôi khi cũng dùng các lợi ích vật chất khác để khiển các cán bộ đó làm những việc mà vì chính lợi ích hoặc theo chính yêu cầu của mình. Nhìn nhận về mặt luật pháp, hành vi này đã cấu thành nên tội đưa hối lộ và nhận hối lộ, thông qua hành vi đưa và nhận hoa hồng.
Do đó, trên thực tế phải bằng chính các nghiệp vụ điều tra phù hợp để xác định hình phạt tương ứng của những hành vi này, chứ không thể là những hành vi, biện pháp hành chính đơn giản để giải quyết được. Muốn làm được điều này, các cơ quan điều tra cần tích cực, khẩn trương vào cuộc để làm rõ có hay không có những hành vi phạm tội đang diễn ra.
Trên đây là tư vấn của Luật sư chúng tôi về vấn đề đưa tiền cho bác sĩ có vi phạm tội đưa hối lộ không. Nếu bạn còn bất kỳ vướng mắc nào khác liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời!
Dịch vụ Luật sư bào chữa tội đưa hối lộ
>> Liên hệ Luật sư bào chữa tội đưa hối lộ hợp pháp, gọi ngay 1900.6174
Luật sư sẽ tiến hành tiếp nhận vụ án thông qua các bị can, bị cáo hoặc thông qua người thân thích của chính họ. Sau khi tiếp nhận xong, luật sư sẽ tiến hành đưa ra các đánh giá ban đầu và tư vấn về phương hướng giải quyết vụ việc cho mỗi thân chủ.
Thông qua vấn đề tư vấn ban đầu, nếu khách hàng có những mong muốn sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ luật sư hình sự thì khi đó sẽ được hướng dẫn ký kết hợp đồng pháp lý với luật sư. Thông qua bản hợp đồng pháp lý này, luật sư chính thức sẽ trở thành người bào chữa cho bị can, bị cáo và đồng thời có những quyền, cũng như những nghĩa vụ được quy định tại Điều 73 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 với người được bào chữa.
Luật sư sẽ có trách nhiệm đăng ký bào chữa cho chính thân chủ đối với mỗi cơ quan có thẩm quyền.
Luật sư sẽ tiếp cận, tiến hành nghiên cứu hồ sơ vụ án, đồng thời tìm kiếm về các tài liệu, các chứng cứ để nhằm chứng minh vô tội hoặc tiến hành giảm nhẹ hình phạt đối với thân chủ.
Luật sư tiến hành tham gia tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm và phúc thẩm nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chính thân chủ, từ đó góp phần giúp Tòa án đi tìm ra sự thật của vụ án.
Luật sư sẽ luôn theo dõi và có sự đồng hành cùng với chính thân chủ của mình cho đến khi có quyết định của Bản án có hiệu lực pháp luật.
Trong trường hợp bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ Luật sư bào chữa tại Tổng Đài Pháp Luật, hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất! Hãy để Luật sư của chúng tôi bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bạn!
Trên đây là câu trả lời của chúng tôi về tội đưa hối lộ theo quy định Bộ Luật hình sự và các tình huống thực tế chúng tôi đã tiếp nhận. Trong trường hợp còn có câu hỏi cần được tham khảo, bạn có thể liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để được các luật sư của Tổng Đài Pháp Luật hỗ trợ và giải đáp cụ thể một cách hiệu quả nhất nhé.