Tội khủng bố là gì? Hình phạt đối với tội khủng bố [2022]

Tội khủng bố là gì? Khủng bố chia làm mấy loại? Các yếu tố cấu thành tội khủng bố là gì? Hình phạt đối với tội khủng bố theo quy định mới nhất như thế nào? Hiện nay, chống khủng bố là mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.

Để người dân hiểu rõ hơn về vấn đề này, ngay trong bài viết hôm nay, Tổng đài pháp luật sẽ giải đáp chi tiết những quy định của pháp luật về tội khủng bố và các vấn đề pháp lý liên quan đến phòng chống khủng bố. Trong trường hợp bạn cần được có bất kỳ câu hỏi nào cần được giải đáp, hãy liên hệ tới đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn luật hình sự hỗ trợ miễn phí. 

 

toi-khung-bo-theo-quy-dinh-moi-nhat-2022

Tội khủng bố là gì?

 

> Tội khủng bố là gì? Gọi ngay 1900.6174 để được luật sư tư vấn miễn phí

 

Theo nghĩa rộng nhất, khủng bố là việc sử dụng bạo lực và nỗi sợ hãi để đạt được một mục đích về mặt ý thức hệ. Thuật ngữ này được sử dụng chủ yếu để chỉ hành vi bạo lực có chủ đích rõ ràng trong thời bình hoặc trong bối cảnh chiến tranh chống lại những người không tham chiến.

Với bối cảnh hiện nay, khủng bố là một số hoặc tất cả hành vi của tổ chức, cá nhân như: xâm phạm, đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của người khác; hủy hoại tài sản, gây rối trật tự công cộng hay an ninh mạng; sử dụng, sản xuất các công cụ nguy hiểm… nhằm chống lại chính quyền, gây khó khăn cho quan hệ quốc tế hoặc gây ra tình trạng hoảng loạn trong quần chúng nhân dân. Hành vi khủng bố đã được quy định rõ ràng tại khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống khủng bố.

Một số đặc điểm chung của các hành vi khủng bố là những hành động bạo lực, hoặc đe dọa sử dụng bạo lực, có tính toán trước, nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể, thông thường là mục tiêu chính trị. Trong những hành động này, kích thích nỗi sợ hãi lây lan cho người dân được cho là yếu tố then chốt gây hoảng loạn, sự tàn nhẫn hướng vào những nơi đông người là những đặc điểm nổi bật.

Để gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng, các hành vi khủng bố có thể được thực hiện ở nơi công cộng, nơi tập trung đông người (ví dụ như: trung tâm thương mại, chợ, tại các nơi vui chơi, du lịch, bệnh viện, khu dân cư, trường học, tại các tòa nhà,…).

Ngoài ra, hành vi khủng bố có thể được thực hiện ở những địa điểm có tính biệt lập như tại nhà riêng hoặc trong trụ sở cơ quan… nhưng cũng nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng. Khi có thực hiện những hành vi trên, người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội khủng bố và thỏa mãn các dấu hiệu khác của cấu thành tội phạm này.

Với những hành vi nguy hiểm cho nhà nước, xã hội, nước ta đã có những quy định cụ thể để xử lý tội phạm này. Căn cứ theo khoản 1 Điều 299 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định cụ thể về các hành vi khủng bố và khung hành phạt khi phạm tội này. Theo đó, tội khủng bố là tội phạm nguy hiểm cho xã hội, gây ra tình trạng hoảng loạn trong công chúng kể cả hành vi gây rối loạn trên các phương tiện điện tử, chống chính quyền nhân dân, xâm phạm đến tính mạng của người khác, phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Trên đây là câu trả lời của Tổng đài pháp luật về tội khủng bố. Mọi thắc mắc của bạn về vấn đề này, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn miễn phí.

>> Xem thêm: Tội đe dọa giết người có bị ngồi tù không? Luật hình sự 2022

 

Phân loại khủng bố

 

> Luật sư phân loại khủng bố nhanh chóng, liên hệ ngay tới hotline 1900.6174

 

Cách phân loại khủng bố dựa trên nhiều yếu tố khác nhau giữa từng quốc gia, hệ thống chính trị và thời điểm trong lịch sử. Tuy nhiên tội khủng bố có thể được phân loại như sau:

– Khủng bố nhà nước

Loại khủng bố này là những hành động khủng bố do các chính phủ Nhà nước tổ chức, tiến hành nhằm mục đích chính trị và thường là một phần chính sách đối ngoại của chính phủ đó. Những quốc gia này cai trị quốc gia dựa trên nỗi sợ hãi và sự áp bức, chính phủ sử dụng những công cụ mà Nhà nước có sẵn như: cơ quan cưỡng chế thực thi pháp lý, các phương tiện đã được hợp pháp hóa,…

– Khủng bố có sự tài trợ của Nhà nước

Đây là hành động khủng bố của một nhóm khủng bố trong nước hoặc quốc tế, có sự tài trợ của chính quyền quốc gia. Các quốc gia sẽ có sự hỗ trợ về vốn cho chủ nghĩa khủng bố quốc tế vì những mục tiêu riêng.

Với phương pháp này, chính phủ hỗ trợ có thể sử dụng những nhân viên cấp dưới là mật vụ hoặc người đại diện của mình tác động, tạo nên sự không ổn định về kinh tế tài chính và chính trị tại một quốc gia khác. Các quốc gia này còn có thể hỗ trợ vốn khủng bố bằng cách hỗ trợ phương tiện đi lại, tiền tài, vũ khí và những thiết bị quân sự chiến lược,…. thậm chí giảng dạy và cung ứng thông tin tình báo cho những kẻ khủng bố.

– Khủng bố ý thức hệ

Với hình thức này, những kẻ khủng bố sử dụng các phương tiện, hoạt động giải trí mang tính khủng bố để biến hóa một chủ trương, đường lối đối nội hoặc để lật đổ một Nhà nước nào đó. Loại khủng bố này cũng hoàn toàn có thể mang sắc thái tôn giáo.

– Khủng bố của tổ chức tội phạm xuyên quốc gia

Các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia kinh doanh những hàng hóa bị cấm như: ma túy, động thực vật quý hiếm, bộ phận cơ thể người,… hoàn toàn có đủ khả năng tài chính, tầm ảnh hưởng để thực hiện hành động khủng bố.

Mục đích chính của tổ chức tội phạm xuyên quốc gia là nhằm vào việc bảo vệ quyền lợi riêng bằng cách tiến công vào hệ thống chính trị Nhà nước và những cá thể có khả năng sẽ gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh hoặc có tác động ảnh hưởng đến họ.

– Khủng bố của những người theo chủ nghĩa dân tộc

Những hoạt động khủng bố này thường là những trào lưu chống thực dân của những người theo chủ nghĩa dân tộc bản địa hoặc bởi những nhóm người đấu tranh đòi rời khỏi một quốc gia nào đó. Để đạt được mục đích theo chủ nghĩa dân tộc, những người này có thể tiến hành nhiều công cuộc chiến tranh khác nhau nhằm lật đổ chính phủ đang tồn tại.

Trên đây là giải đáp của luật sư về phân loại tội khủng bố. Nếu bạn chưa hiểu rõ về bất kỳ hình thức nào, hãy liên hệ ngay tới hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng nhất từ luật sư.

toi-khung-bo-phan-loai-khung-bo

 

>> Xem thêm: Tội sản xuất trái phép chất ma túy bị xử phạt như thế nào?

 

Yếu tố cấu thành tội khủng bố

 

> Các yếu tố cấu thành tội khủng bố là gì? Gọi ngay 1900.6174 để được luật sư giải đáp

 

Căn cứ theo Điều 299 Luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tội khủng bố như sau: Khi phạm tội này thì mức phạt cao nhất có thể bị tử hình, dù chỉ trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội thì mức phạt thấp nhất cũng là phạt tù từ 1 năm trở lên.

Những hành vi, hành động để cấu thành tội khủng bố gồm những yếu tố cấu thành sau:

– Chủ thể của tội phạm

Chủ thể là bất cứ người nào đủ tuổi và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể bị xử lý về tội phạm này. Những người đủ năng lực trách nhiệm hình sự hiểu rõ hành vi của mình là đúng hay sai, điều khiển, tự chủ được hành vi của mình.

Người đủ năng lực trách nhiệm hình sự là người không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh tật làm mất khả năng nhận thức hoặc tự chủ hành vi của mình. Đây là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, người từ đủ 14 tuổi trở lên có hành động khủng bố đều phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này.

– Mặt khách quan của tội phạm

Những người có hành vi sau sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội khủng bố, cụ thể:

+ Xâm phạm tính mạng người khác là hành vi dùng vũ lực làm chết người hoặc bị tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe của họ. Hành vi xâm phạm đến tính mạng hoặc đe dọa xâm phạm tính mạng, xâm hại sức khỏe người khác như: đe dọa sử dụng các loại vũ khí nguy hiểm như xả súng, đánh bom, lựu đạn,… hoặc có thể được thực hiện bằng các thủ đoạn khác như đầu độc bằng thuốc độc hoặc các loại hóa chất độc khác,… gây ra tình trạng hoảng loạn trên diện rộng trong công chúng.

+ Hành vi phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, làm cho tài sản mất hẳn giá trị sử dụng không thể khôi phục lại được và toàn bộ giá trị tài sản không còn. Hành vi phá hủy tài sản được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác như: dùng thuốc nổ, dùng chất độc, hóa chất hoặc lợi dụng thiên tai để hủy hoại tài sản…

Chẳng hạn như: dùng thuốc nổ đánh sập một tòa nhà cao tầng, một trụ sở của cơ quan, tổ chức…; phá hủy phương tiện giao thông chở nhiều người như: tàu hỏa, máy bay, xe ô tô…; xả súng vào nơi đông người như: phố đi bộ, chợ, trung tâm thương mại, khu giải trí,…

+ Hành vi chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm (Điều 14 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017).

Bàn bạc, lên kế hoạch cho những hành động khủng bố. Chuẩn bị các công cụ, đồ vật (súng, chất đốt, bom,…) để phục vụ cho mục đích phạm tội là gây hoảng sợ trong lòng người dân. Ngoài ra, hành vi, lời nói đe dọa khủng bố sẽ xâm phạm tính mạng, hủy hoại tài sản của cá nhân, tổ chức, cơ quan cũng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội khủng bố.

– Khách thể của tội phạm

Tội phạm này xâm phạm đến an toàn công cộng, gây nên sự bất an, lo sợ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống bình thường của người dân; thậm chí trực tiếp gây ảnh hưởng tính mạng, sức khỏe, quyền tự do thân thể của các cá nhân, tổ chức.

Khách thể chủ yếu của người phạm tội xâm phạm là tinh thần hoang mang, lo sợ của cộng đồng dân cư. Nếu người phạm tội có hành vi khủng bố mà gây thiệt hại đến tính mạng của người khác thì cũng không truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người mà sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự về tội khủng bố. Vì khi thực hiện hành vi khủng bố, người phạm tội chỉ mong muốn khủng hoảng tinh thần đối với nhiều người khác. Do đó, khách thể của tội khủng bố không phải là dấu hiệu để phân biệt giữa tội khủng bố với các tội phạm khác.

Trên đây là câu trả lời của Tổng đài pháp luật về yếu tố cấu thành tội khủng bố. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về các yếu tố này, liên hệ ngay tới hotline 1900.6174 để được luật sư tư vấn chi tiết và kỹ càng hơn.

>> Xem thêm: Tội huỷ hoại tài sản theo quy định của Bộ Luật hình sự 2015

 

Hình phạt đối với tội khủng bố theo quy định mới nhất

 

> Luật sư giải đáp chi tiết hình phạt đối với tội khủng bố theo quy định mới nhất. Gọi ngay 1900.6174

 

Khủng bố là loại tội phạm gây ảnh hưởng lớn vô cùng tiêu cực đến xã hội, thậm chí có thể làm lung lay nền kinh tế, chính trị của một quốc gia. Chính vì vậy, loại tội phạm này được xếp vào loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Việt Nam đã quy định cụ thể các khung hình phạt về tội khủng bố tại Điều 299 Bộ luật hình sự 2015, cụ thể như sau:

– Phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình

Đối với người gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng mà xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tùy vào mức độ thiệt hại và hậu quả khác nhau mà tòa án sẽ xét xử với mức xử phạt khác nhau.

Khi phạm tội khủng bố, nếu gây ra hậu quả nghiệm trọng như khiến nhiều người thiệt mạng hoặc là người cầm đầu của tổ chức khủng bố đã gây ra thiệt hại lớn về người và tài sản thì những đối tượng này thường bị xét vào tù chung thân hoặc tử hình.

– Phạt tù từ 05 năm đến 15 năm đối với những hàng vi sau:

+ Thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ tiền, phương tiện,…. cho khủng bố;

+ Cưỡng ép, lôi kéo, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện phần tử khủng bố; chế tạo, cung cấp vũ khí cho phần tử khủng bố;

+ Xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe hoặc chiếm giữ, làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

+ Tấn công, xâm hại, cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

– Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với các trường hợp:

Đe dọa sẽ thực hiện khủng bố, xâm phạm tính mạng người khác, gây hoảng loạn trong quần chúng. Có hành vi đe dọa sẽ phá hủy tài sản của cá nhân, tổ chức, cơ quan trên diện rộng hoặc có những hành vi khác uy hiếp tinh thần của người dân.

– Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với người nào chuẩn bị phạm tội khủng bố

Chuẩn bị phạm tội khủng bố có thể là những người tìm kiếm, sửa soạn các công cụ, phương tiện hoặc tạo ra các điều kiện khác thể thực hiện khủng bố.

Người chuẩn bị phạm tội khủng bố là những người đang bàn bạc, phân công từng người,… để thực hiện hành vi xâm phạm tính mạng, hủy hoại tài sản của người khác, khiến cộng đồng lo sợ. Chuẩn bị các công cụ, phương tiện như thuốc nổ để hủy hoại tài sản, chuẩn bị súng để xả đạn giết người, chuẩn bị xăng để đốt khu dân cư,…

– Phạt bổ sung

Người phạm tội khủng bố có thể bị tước một số quyền công dân, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trên đây là giải đáp của chúng tôi về hình phạt đối với tội khủng bố theo quy định mới nhất. Mọi thắc mắc của bạn về các khung hình phạt này, hãy gọi ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ tư vấn trực tuyến.

hinh-phat-doi-voi-toi-khung-bo

 

>> Xem thêm: Tội xâm phạm an ninh quốc gia là gì? Theo quy định BLHS 2015

 

Thực trạng khủng bố trên thế giới và khủng bố tại Việt Nam

 

> Thực trạng khủng bố trên thế giới và khủng bố tại Việt Nam như thế nào? Gọi ngay 1900.6174

 

Khủng bố luôn là mối đe dọa hàng đầu đối với sự an toàn của mỗi quốc gia cũng như toàn thể nhân loại nói chung. Chủ nghĩa khủng bố đang ngày càng lan rộng về quy mô cũng như hình thức ngày càng phức tạp và khó kiểm soát.

Khủng bố trên thế giới

Nhắc đến tổ chức khủng bố thì nhiều người sẽ nghĩ ngay đến tổ chức khủng bố IS – Tổ chức Nhà nước Hồi giáo. Tổ chức này có những hành động cực đoan, gây ra không ít bạo lực và nỗi sợ hãi cho cộng đồng.

IS đã thực hiện hàng loạt các vụ khủng bố như đánh bom, xả súng ở Nga, Pháp, Mỹ… khiến hàng trăm người thiệt mạng. Tháng 10/2019, thủ lĩnh của tổ chức IS đã bị tiêu diệt trong cuộc đột kích của quân đội Mỹ ở Syria. Tuy nhiên, IS-K là nhánh chính thức của nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) được thành lập vào tháng 1/2015 đã tấn công sân bay quốc tế ở thủ đô Kabul khiến gần 200 người thiệt mạng.

Động thái kinh hoàng và bất ngờ của IS-K cho thấy, các mối đe dọa về khủng bố trên thế giới vẫn chưa thực sự qua đi, cũng như là một lời nhắc nhở về khả năng gây ra hỗn loạn của tổ chức khủng bố IS vẫn luôn hiện hữu.

Theo các số liệu của Liên Hợp Quốc, vào năm 2021, khu vực châu Phi cận Sahara ghi nhận tới 48% số người thiệt mạng do các nhóm khủng bố trên thế giới gây ra. Lợi dụng những cuộc xung đột sắc tộc và các yếu tố phức tạp khác tại châu Phi, các nhóm khủng bố như: al-Qaeda, tổ chức tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) và các chi nhánh liên tục được mở rộng ra nhiều khu vực để tiếp tục thúc đẩy sự bất ổn về kinh tế, chính trị của các quốc gia cũng như gieo rắc nỗi sợ hãi bằng bạo lực.

Liên minh châu Phi (AU) cũng đã bày tỏ sự đặc biệt quan ngại về tình hình an ninh và nhân đạo ở khu vực Sahel. AU lên án gay gắt các cuộc tiến công của các phần tử khủng bố, nhóm vũ trang nhằm vào dân thường, những tổ chức an ninh của các quốc gia trong khu vực và các lực lượng quốc tế khác.

Ngoài ra, liên minh AU cũng cảnh báo về sự bất bình của công chúng trước tình trạng kinh tế – xã hội kém phát triển, tác động của biến đổi khí hậu, khủng hoảng kinh tế và nhân đạo do đại dịch Covid-19 gây ra… cũng góp phần làm gia tăng khủng bố và tội phạm.

Tình hình hiện nay càng đáng quan ngại hơn khi không chỉ có sự đối đầu giữa các chính phủ với phiến quân, mà còn có sự tranh đua giữa những người ủng hộ al-Qaeda và IS. Trước tình hình đó, Liên Hợp Quốc kêu gọi, các quốc gia tại châu Phi cần hết sức cảnh giác trước những nguy cơ đe dọa an ninh để chống lại chủ nghĩa khủng bố hiệu quả. Bên cạnh đó, các quốc gia trong khu vực cần chú trọng giải quyết các vấn đề về bất bình đẳng, nghèo đói và bất công trong cộng đồng dân cư quốc gia.

Khủng bố tại Việt Nam

Cũng như các quốc gia khác của Liên Hợp Quốc, Việt Nam kiên quyết lên án tất cả hành động khủng bố, dưới mọi hình thức và với bất kỳ mục đích nào.

Ở Việt Nam, mặc dù chưa xảy ra khủng bố do các tổ chức khủng bố quốc tế tiến hành, tuy nhiên những biểu hiện của hoạt động tội phạm có tổ chức gần đây cũng tiềm ẩn những mầm mống, nguy cơ gây nên khủng bố. Một số đối tượng trong nước đã lợi dụng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước móc nối với một số tổ chức phản động ở nước ngoài như: tổ chức khủng bố “Việt Tân”, tổ chức khủng bố “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”…

Trong thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện Chiến lược chống khủng bố toàn cầu của Liên hợp quốc và các nghĩa vụ quốc tế trong chống khủng bố. Việt Nam cũng đã đưa các quy định về chống khủng bố vào nhiều văn bản luật có liên quan, đồng thời không ngừng nâng cao năng lực cho các cơ quan thực thi pháp luật, trong đó có việc thành lập Trung tâm Huấn luyện chống khủng bố thuộc Bộ Công an vào tháng 2/2022.

Hiện nay, Việt Nam đã tham gia 15 hiệp định toàn cầu, nhiều thỏa thuận khu vực hoặc song phương về chống khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia và đặc biệt coi trọng nghĩa vụ quốc gia theo các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về chống khủng bố.

toi-khung-bo-thuc-trang-khung-bo

 

>> Xem thêm: Tội tàng trữ trái phép chất ma túy và mức phạt mới nhất 2022

Trên đây là giải đáp của Tổng Đài Pháp Luật về tội khủng bố. Hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về tội khủng bố, các loại khủng bố, khung hình phạt đối với tội khủng bố và thực trạng tội khủng bố hiện nay. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tội khủng bố cần được giải đáp, hãy nhấc máy và gọi ngay đến hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn miễn phí từ đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm của chúng tôi.