Lãnh bảo hiểm xã hội cần giấy tờ gì? Hồ sơ rút BHXH một lần gồm những gì?

Việc rút bảo hiểm xã hội một lần hiện nay đang ngày càng được quan tâm, thế nhưng nhiều người chưa thực sự hiểu rõ về bảo hiểm xã hội. Vậy để lãnh bảo hiểm xã hội cần điều kiện nào? Lãnh bảo hiểm xã hội cần giấy tờ gì? Thủ tục rút BHXH ra sao?… Khi có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến bảo hiểm xã hội, hãy nhấc máy lên và gọi đến tổng đài 19006174 để có thể được tư vấn bảo hiểm xã hội nhanh chóng và tháo gỡ vấn đề.

lãnh bảo hiểm xã hội cần giấy tờ gì

Tư vấn hồ sơ lãnh bảo hiểm xã hội cần giấy tờ gì – Gọi 19006174

Lãnh bảo hiểm xã hội cần giấy tờ gì? Hồ sơ rút BHXH một lần gồm những gì?

Chị L.M gọi điện đến tổng đài hỏi về lãnh bảo hiểm xã hội cần giấy tờ gì?

Chào luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ luật sư tư vấn. Tôi tham gia bảo hiểm xã hội từ tháng 8/2019 đến tháng 1/2020 mức lương là 4.500.000. Khi nào tôi được rút tiền BHXH? Lãnh bảo hiểm xã hội cần giấy tờ gì? Và số tiền tôi nhận được là bao nhiêu? Sau bao lâu thì tôi mới nhận được tiền thế ạ?

>> Hỏi đáp Lãnh bảo hiểm cần giấy tờ gì? Gọi ngay 19006174

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:

Khi nào được rút tiền bảo hiểm xã hội?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 93/2015/QH13 quy định như sau:

“Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần”

Theo đó, sau 1 năm nghỉ việc không tiếp tục đóng BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH khi có yêu cầu thì bạn sẽ được rút tiền BHXH một lần. Bạn tham gia đóng BHXH đến tháng 1 năm 2020 thì đến tháng 2 năm 2021 bạn mới đủ điều kiện rút tiền BHXH một lần.

Tham khảo mọi thông tin liên quan đến Rút bảo hiểm xã hội TẠI ĐÂY 

Lãnh bảo hiểm xã hội cần giấy tờ gì?

Căn cứ Tiết 1.2.3 Điểm 1.2 Khoản 1 Điều 6 Quyết định số 166/QĐ-BHXH có quy định:

“Điều 6. Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả

1.2.3. Đối với hưởng BHXH một lần; hưởng trợ cấp một lần trong trường hợp đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng ra nước ngoài định cư, công dân nước ngoài đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng không còn cư trú tại Việt Nam: Hồ sơ theo quy định tại Điều 109 Luật BHXH; Điều 4, khoản 4 Điều 13, khoản 2 Điều 25 Thông tư số 56/2017/TT-BYT; điểm đ khoản 9 Điều 22 Thông tư số 181/2016/TT-BQP; khoản 1, 2 Điều 15 và khoản 1 Điều 16 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP, gồm:

a) Trường hợp hưởng BHXH một lần.

a1) Sổ BHXH.

a2) Đơn đề nghị theo mẫu số 14-HSB.”

Theo điều khoản trên, để nhận tiền BHXH, bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ sau cho cơ quan BHXH cấp quận/ huyện nơi bạn đang cư trú:

– Sổ BHXH;

– Đơn đề nghị theo mẫu số 14-HSB;

Ngoài ra, người dân thường thắc mắc rút bảo hiểm xã hội có cần sổ hộ khẩu không thì khi đến nộp hồ sơ xin rút BHXH một lần, bạn nên mang theo sổ hộ khẩu/giấy tờ tạm trú và chứng minh nhân dân/thẻ căn cước (bản chính). 

>> Xem thêm: Mẫu đơn xin rút sổ bảo hiểm xã hội mới nhất năm 2022

 

Số tiền nhận được là bao nhiêu?

Căn cứ khoản 2 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:

“2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Theo quy định trên, bạn chưa đóng đủ 1 năm bảo hiểm xã hội nên tiền bảo hiểm mà bạn được nhận sẽ được tính như sau:
BHXH một lần = 22% x Tổng các mức tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội

Tuy nhiên, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

Đồng thời, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 115/2015/NĐ-CP:

“2. Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh theo công thức sau:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm  =   Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định của từng năm   x    Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng

Theo đó, bạn được nhân hệ số trượt giá khi nhận tiền bảo hiểm xã hội một lần. Tuy nhiên, hiện tại Bộ Lao động thương binh và xã hội chưa ban hành văn bản thay thế Thông tư 35/2018/TT-BLĐTBXH quy định về mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội nên bộ phận tư vấn chưa thể tính số tiền BHXH một lần của bạn.

>> Xem thêm: Mẫu giấy ra viện hưởng bảo hiểm xã hội thế nào là hợp lệ?

Sau bao lâu thì nhận được tiền bảo hiểm xã hội?

Tiết 1.1.2 Khoản 1.1 Điều 1 Khoản 7 Quyết định 166/QĐ-BHXH có quy định về thời hạn giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần như sau:

“Điều 7. Giải quyết và chi trả

1. Giải quyết

b3) Đối với giải quyết hưởng BHXH một lần: Tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định.”

Như vậy, quy định mới nhất của BHXH có hiệu lực từ 01/5/2019 thì tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội nhận đủ hồ sơ theo quy định thì cơ quan BHXH sẽ giải quyết và tổ chức chi trả tiền BHXH cho bạn.

Trong trường hợp tư vấn của Luật sư chưa được rõ ràng, hãy nhấc máy lên và liên hệ đến tổng đài tư vấn luật lao động theo hotline 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!

>> Xem thêm: Không nhớ số sổ bảo hiểm xã hội tra cứu nhanh nhất ở đâu

hồ sơ lãnh bảo hiểm xã hội gồm những gì

Tư vấn thủ tục lãnh bảo hiểm xã hội 1 lần – Gọi 19006174

Thủ tục lãnh bảo hiểm xã hội một lần thế nào?

Chị N.H gửi câu hỏi về thủ tục lãnh bảo hiểm xã hội một lần:

Chào luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ luật sư tư vấn. Tôi làm việc cho một công ty dệt may và được đóng BHXH từ tháng 5/2017 đến 3/2020. Hiện nay tôi đã nghỉ làm ở đó và muốn rút tiền bảo hiểm xã hội. Vậy luật sư cho tôi hỏi muốn rút tiền BHXH thì cần làm những thủ tục gì? Liệu làm thủ tục rút có phức tạp không? Xin chân thành cảm ơn luật sư!

>>Lãnh bảo hiểm xã hội cần giấy tờ gì? Tư vấn thủ tục rút BHXH – Gọi 19006174

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin phép được trả lời như sau:

Trình tự thực hiện

Bước 1. Người lao động lập và nộp hồ sơ theo quy định, tương ứng với trường hợp của mình, sau đó nộp cho cơ quan BHXH nơi cư trú.

Bước 2. Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ có hợp lệ hay không và tiến hành giải quyết theo quy định.

Bước 3. Người lao động nhận kết quả giải quyết từ cơ quan BHXH gồm: Quyết định về việc hưởng BHXH một lần, bản quá trình đóng BHXH và tiền trợ cấp.

Lưu ý trường hợp người lao động không được nhận BHXH thì cơ quan BHXH phải có trách nhiệm gửi thông báo và ghi rõ lý do.

Cách thức thực hiện:

(1) Nộp hồ sơ

Người lao động nộp hồ sơ bằng một trong các hình thức sau:

  • Nộp qua giao dịch điện tử: Người lao động đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện từ đến Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN (nếu đã đăng ký sử dụng dịch vụ I-VAN); trường hợp không chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử thì gửi toàn bộ hồ sơ giấy cho cơ quan BHXH qua dịch vụ bưu chính công ích;
  • Nộp qua dịch vụ bưu chính công ích;
  • Nộp trực tiếp tại cơ quan BHXH nơi cư trú.

(2) Nhận kết quả:

Sau khi nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội, người lao động nhận được hồ sơ giấy tờ và trợ cấp nếu hồ sơ hợp lệ gồm có:
Hồ sơ giấy tờ liên quan: theo hình thức đã đăng ký (Trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc qua giao dịch điện tử);

Tiền trợ cấp theo hình thức đăng ký trước đó (nhận trực tiếp tại cơ quan BHXH; nhận qua dịch vụ bưu chính công ích; nhận qua tài khoản ngân hàng).

Nếu người lao động ủy quyền cho người khác lãnh thay, thực hiện theo quy định tại thủ tục “ủy quyền lĩnh thay các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp” hoặc bản chính Hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật.

Thời gian giải quyết hồ sơ hưởng BHXH 1 lần

Đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam hưởng BHXH một lần:

Thời hạn giải quyết: Tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Luật sư tư vấn thủ tục lãnh bảo hiểm xã hội một lần

Anh K. gửi câu hỏi về thủ tục lãnh BHXH:

Chào luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ luật sư tư vấn. Tôi làm việc tại một công ty trong khu công nghiệp Bắc Ninh, tôi đóng bảo hiểm được 12 tháng, tôi nghỉ trong tháng thứ 12 với sự chấp nhận của công ty, và hợp đồng lao động được ký là 24 tháng. Vậy tôi có được nhận tiền bảo hiểm sau 1 năm nghỉ việc không luật sư? Thủ tục lãnh thế nào ạ? Xin cảm ơn luật sư.

>>Gửi câu hỏi cho luật sư qua email: Tại đây!

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã giử câu hỏi đến bộ phận tư vấn của Tổng đài pháp luật. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:

Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần và Điều 1 Nghị quyết số 93/2015/QH13 hướng dẫn Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

“Điều 1.

1. Người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đủ điều kiện hưởng lương hưu nhằm bảo đảm cuộc sống khi hết tuổi lao động theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.

Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.

2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.

3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

a) 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

b) 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.”

Theo quy định trê, nếu bạn không tham gia bảo hiểm xã hội sau 1 năm nghỉ việc và thời gian đóng bảo hiểm xã hội của bạn chưa đủ 20 năm thì bạn có quyền yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần.

Tuy nhiên, mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với trường hợp của bạn chưa đóng đủ một năm được xác định bằng 22% nhân mức tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm theo quy định tại Khoản 2 Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH:

Điều 19. Bảo hiểm xã hội một lần

2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.”

Vậy lãnh bảo hiểm xã hội cần giấy tờ gì? Bạn nộp hồ sơ bao gồm các giấy tờ theo quy định tại Điều 109 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

“Điều 109. Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần

1. Sổ bảo hiểm xã hội.

2. Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động.

…”

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động theo quy định tại Khoản 4 Điều 110 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

“Điều 110. Giải quyết hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội một lần

4. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người hưởng lương hưu hoặc trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp hưởng bảo hiểm xã hội một lần, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

hồ sơ rút bảo hiểm xã hội

Tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội – Gọi 19006174

Lãnh bảo hiểm xã hội cần giấy tờ gì khi không có giấy tờ nghỉ việc?

Chị M. gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật:

Chào luật sư, xin luật sư tư vấn giúp tôi trường hợp này ạ. Tôi đi làm nhân viên siêu thị được 3 năm, công ty có đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ cho tôi trong suốt quá trình làm việc. Tháng 12/2020 thì tôi buộc phải nghỉ việc do có việc cá nhân. Nay tôi muốn rút tiền BHXH có được không khi tôi không có giấy tờ nghỉ việc, công ty không trả sổ BHXH cho tôi?

>>Đặt lịch hẹn với luật sư tư vấn trực tiếp: Tại đây!

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến bộ phận tư vấn của Tổng đài pháp luật. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin phép được tư vấn như sau:

Căn cứ theo khoản 5 Điều 21 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động thì: “Người sử dụng lao động phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.”

Theo đó, công ty có trách nhiệm trả lại sổ bảo hiểm cho bạn theo quy định trên. Việc công ty không trả sổ bảo hiểm xã hội cho bạn đúng thời hạn mà kéo dài đến 6 tháng sau khi chấm dứt hợp đồng là trái pháp luật. Bạn có thể làm đơn yêu cầu công ty thực hiện nghĩa vụ đúng theo quy định của pháp luật nếu công ty không đồng ý thì bạn có thể gửi đơn yêu cầu tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty có trụ sở yêu cầu giải quyết.

Có hai sổ BHXH có thể xin rút tiền BHXH được không?

Chị Q.A gửi câu hỏi về việc rút tiền BHXH:

Chào luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ luật sư tư ván giải đáp. Tôi từng làm cho một công ty được hơn 1 năm thì công ty này giải thể do thua lỗ. Trong quá trình làm việc ở đó tôi cũng đã đóng BHXH đầy đủ, khi giải thể thì công ty cũng đã thanh toán tiền BHXH cho tôi rồi. Sau khi nghỉ việc ở đó thì tôi có xin làm việc ở công ty khác và làm đến nay được 5 năm, có đóng BHXH đầy đủ. Trong khoảng thời gian này tôi tính mang sổ BHXH công ty trước để gộp, nhưng đã bị mất.

Giờ công ty cũ không còn nữa vậy tôi phải làm sao để rút tiền BHXH 1 lần được với sổ BHXH công ty mới? Giờ tôi đã nghỉ việc được hơn 1 năm. Ví dụ bây giờ tôi chấp nhận không lãnh tiền BHXH của công ty cũ làm việc được 1 năm đó, mà chỉ nhận tiền BHXH của công ty mới 5 năm có được không vậy luật sư? Nếu không được thì em phải làm sao khi công ty cũ đã giải thể rồi ạ?

>>Gọi luật sư tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội – 19006174

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin phép được trả lời như sau:
Người lao động có được có hai cuốn sổ bảo hiểm hay không?

Người tham gia có từ 2 sổ BHXH trở lên cần phải làm thủ tục gộp sổ thành 1 số BHXH duy nhất để cơ quan BHXH quản lý thuận tiện ghi nhận quá trình đóng, hưởng BHXH.

Các bước làm thủ tục gộp sổ BHXH như sau:

Bước 1: Kiểm tra thông tin cá nhân trên sổ BHXH

Kiểm tra thông tin các nhân của người tham gia (họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, quốc tịch) trên 2 sổ BHXH, xảy ra 2 trường hợp như sau:

Trường hợp 1: Thông tin cá nhân người lao động trùng khớp => thực hiện kiểm tra tiếp quá trình đóng BHXH

Trường hợp 2: Thông tin cá nhân người tham gia khác nhau => làm hồ sơ điều chỉnh thông tin cá nhân để thông tin trên 2 sổ BHXH trùng khớp.

Hồ sơ bao gồm:

– Mẫu TK1-TS (Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế): Đơn vị ghi rõ yêu cầu gộp sổ BHXH vào mục số (14) nội dung thay đổi, yêu cầu.

– Sổ BHXH sai thông tin

– Các giấy tờ (CMND/giấy khai sinh/ trích lục khai sinh/…)

– Mẫu D01-TS (Bảng kê thông tin) (nếu có): Đơn vị kê khai các giấy tờ làm căn cứ gộp sổ BHXH và điều chỉnh thông tin.

=> Nộp hồ sơ điều chỉnh thông tin cá nhân sai cho cơ quan BHXH nơi cấp sổ BHXH sai thông tin

Lưu ý: Trường hợp số CMND/Thẻ căn cước trên 2 sổ BHXH khác nhau, đơn vị không cần làm hồ sơ điều chỉnh

Bước 2: Kiểm tra nội dung ghi nhận sổ BHXH

Quá trình đóng BHXH trên sổ BHXH sẽ xảy ra các trường hợp ghi nhận thiếu quá trình tham gia, sai chức danh

Trường hợp 1: Nội dung ghi nhận trên sổ BHXH đầy đủ, chính xác.

Trường hợp 2: Nội dung trên sổ ghi nhận thiếu quá trình đóng/sai thông tin chức danh/mức lương,….=> Làm hồ sơ điều chỉnh nội dung ghi trên sổ BHXH

Hồ sơ bao gồm:

– Sổ BHXH

– Công văn do đơn vị xác nhận điều chỉnh sai chức danh/mức lương/ …. (nếu có)

– Mẫu D02-TS (nếu có)

=> Nộp lên cơ quan BHXH nơi cấp sổ BHXH sai cho NLĐ để điều chính lại thông tin chính xác trước khi làm hồ sơ gộp sổ BHXH

Bước 3: Thủ tục gộp sổ BHXH

Sau khi thực hiện kiểm tra thông tin ghi nhận trên sổ BHXH thông tin đầy đủ chính xác, tiếp theo làm hồ sơ gộp sổ BHXH gồm:

– Mẫu TK1-TS (Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế): Đơn vị ghi rõ yêu cầu gộp sổ BHXH vào mục số (14) nội dung thay đổi, yêu cầu.

– 2 sổ BHXH

– Mẫu D01-TS (Bảng kê thông tin) (nếu có): Đơn vị kê khai các giấy tờ làm căn cứ gộp sổ BHXH và điều chỉnh thông tin.

Thời gian giải quyết: Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy đinh. Không quá 45 ngày đối với trường hợp cần xác minh.

Tổng đài tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội 19006174

Bảo hiểm xã hội hiện nay được rất nhiều người quan tâm. Do nhiều lý do mà hiện nay người lao động phát sinh nhiều nhu cầu lãnh tiền BHXH hơn. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm được những thông tin cơ bản về BHXH như điều kiện rút BHXH, thủ tục lãnh, hò sơ lãnh bảo hiểm xã hội cần giấy tờ gì? Cách tính tiền BHXH ra sao?… Nếu bạn cần tìm hiểu những thông tin đó, hay nhờ luật sư tính giúp mức nhận tiền BHXH, hãy gọi đến Tổng đài pháp luật 19006174 để có thể được các luật sư có kinh nghiệm lâu năm tư vấn nhanh chóng, tháo gỡ vấn đề. Ngoài ra, với các vấn đề mang tính chất phức tạp, bạn cũng có thể gửi email hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp với luật sư tư vấn để bộ phận tư vấn có thể giải quyết vấn đề một cách tốt nhất.\

Ngoài ra, Tổng Đài Pháp Luật là đơn vị Luật sư chuyên nghiệp, chúng tôi sẵn sàng hướng dẫn tư vấn bảo hiểm một cách hiệu quả nhất dành cho những khách hàng là tư vấn viên, đại sứ của công ty bảo hiểm. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6174 để được hỗ trợ trọn vẹn nhất!