Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy tờ, không có sổ đỏ?

Vấn đề tranh chấp đất đai không có giấy tờ hiện nay không phải là chuyện xa lạ. Những bất cập của thời kỳ cũ và những thiếu sót có thể là chủ quan hay khách quan ở hiện tại phần nào khiến những tranh chấp trở nên khó giải quyết. Việc tranh chấp đất đai xưa nay chưa bao giờ là chuyện đơn giản và càng phức tạp và nhiều mâu thuẫn hơn khi một trong hai bên, thậm chí là nhiều bên tranh chấp mà không có căn cứ xác thực. Vậy vấn đề này được giải quyết như thế nào? Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của các luật sư đất đai Tổng đài pháp luật qua những tình huống cụ thể dưới đây nhé.

1. Giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy tờ

Câu hỏi của anh Nhân (Thái Bình)
Nhà tôi có mảnh đất cạnh nhà giáp với nghĩa địa nhưng chưa làm được sổ đỏ. Do chúng tôi đi làm ăn xa nên mảnh đất đó bỏ hoang và cũng không có rào chắn gì. T7/2021 tôi về nhà mới thấy có người đã xây một lăng mộ trống vào đó, tôi đi hỏi và nói chuyện với họ nhưng họ nói đất của tôi là đất hoang và không giải quyết với tôi. Vậy tôi phải giải quyết tranh chấp này như thế nào thưa luật sư. Mảnh đất đó của tôi không có giấy chứng nhận nhưng tôi có làng xóm làm chứng, đây là đất ông cha tôi vẫn canh tác bao đời trước cho đến tận đời tôi.

>>> Liên hệ luật sư giải quyết tranh chấp đất đai, Tổng đài pháp luật 19006174

1.1. Tranh chấp đất đai không có giấy tờ là gì?

Tranh chấp đất đai mà không có giấy tờ được hiểu là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Tranh chấp này có thể nảy sinh giữa hai hay nhiều bên, một trong các bên này thậm chí là tất cả các bên tranh chấp không có giấy tờ chứng minh được quyền sử dụng đất của mình là hợp pháp. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến đôi bên xảy ra tranh chấp

Cụ thể các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất ở đây là:

– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng/ sở hữu các tài sản khác gắn liền với đất.

– Đối với trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng thì cần đến các giấy tờ có giá trị khác như:

  • Giấy chứng minh quyền sử dụng đất được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ
  • Những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất trước 15/10/1993 được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền, Sổ ruộng đất, Sổ địa chính trước 15/10/1993
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Giấy tờ chứng minh được tặng, được thừa kế hợp pháp quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất
  • Giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán nhà ở gắn liền với đất đã được UBND cấp xã xác nhận sử dụng trước 15/10/1993…

>>> Liên hệ luật sư làm thủ tục tranh chấp đất đai, Tổng đài pháp luật 19006174

Như vậy tranh chấp hiện tại của anh Nhân chính là một trường hợp tranh chấp về đất đai không có giấy tờ. Và cách giải quyết như thế nào, anh Nhân và các bạn cùng Tổng đài pháp luật tìm hiểu theo các nội dung cụ thể sau đây nhé.

>> Xem thêm bài viết: Tranh chấp đất đai là gì? Thực trạng, xử lý tình huống tranh chấp quyền sử dụng đất.

tranh chấp đất đai không có giấy tờ

1.2. Căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy tờ

Theo Điều 91 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau:

“Điều 91. Căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất; cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, quyết định công nhận hòa giải thành

1. Tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định này thì việc giải quyết tranh chấp được thực hiện dựa theo các căn cứ sau:

a) Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đất đai đưa ra;

b) Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương;

c) Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

d) Chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước;

đ) Quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất.”

>>> Liên hệ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai không có sổ đỏ, gọi ngay 19006174

Đối với trường hợp tranh chấp đất đai không có giấy tờ của anh Nhân đã nêu trên, nếu không có sổ đỏ chứng nhận quyền sử dụng đất, anh có thể dựa vào căn cứ về nguồn gốc, quá trình sử dụng đất được chứng minh bởi chính những người hàng xóm của mình. Những lời làm chứng của họ về việc tổ tiên, ông bà anh Nhân đã từng có quyền sử dụng đối với mảnh đất đó là một căn cứ xác đáng để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

>> Xem thêm: Nên tư vấn luật đất đai tại văn phòng hay thuê luật sư đất đai?

1.3. Cách giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Nếu mảnh đất là của anh Nhân, tuy chưa có chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng có chứng cứ xác thực thì trước tiên chúng tôi vẫn khuyên anh nên đi làm sổ đỏ cho mảnh đất sớm. Về giải quyết tranh chấp đất đai không có sổ đỏ, nhà nước vẫn khuyến khích hai bên hoà giải theo quy định tại Điều 202. về việc hòa giải tranh chấp đất đai (Luật đất đai 2013). Tuy nhiên nếu hai bên không thể tiến hành hòa giải được thì sẽ có cách giải quyết như sau:

Điều 203: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;”

>>> Giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, gọi ngay 19006174

Như vậy với căn cứ và lời làm chứng của làng xóm về quyền sử dụng đất đã nêu trên, anh Nhân có thể làm đơn yêu cầu Toà án nhân dân có thẩm quyền giải quyết. Để được tư vấn chi tiết hơn về vấn đề này cũng như cách làm thủ tục tranh chấp như thế nào đúng pháp luật, anh có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được các luật sư trực tiếp hỗ trợ nhé.

Thực tế, hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai thường khá phức tạp và có thể xảy ra nhiều rủi ro, vì vậy, việc sử dụng luật sư riêng đối với mỗi cá nhân là một trong những giải pháp quan trọng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất, hạn chế những rủi ro và ngăn chặn nguy cơ pháp lý có thể xảy ra đối với cá nhân. Hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6174 để được kết nối trực tiếp với Luật sư hỗ trợ pháp lý hiệu quả nhất cho riêng trường hợp của bạn.

2. Cả hai bên đều không có giấy tờ thì giải quyết tranh chấp đất đai không có sổ đỏ như thế nào?

Câu hỏi của anh Thìn (Từ Sơn – Bắc Ninh):
Gia đình tôi vào Sài Gòn làm ăn từ 1995 đến 2019 thì ra Bắc. Bố mẹ tôi đã già yếu nên tôi chuyển về quê nhà làm việc tiện chăm sóc ông bà. Về quê thì tôi có đấu lại hơn 1 sào đất của ông T.V.V và có trả tiền thuê đất đàng hoàng. Đột nhiên T5/2021 có một gia đình gần đó cũng đi làm ăn xa về đòi lại mảnh đất. Tôi thì không phải chủ của mảnh đất nhưng đã đấu lại để canh tác, được sự cho phép của ông T.V.V. Cả hai ông cứ khăng khăng là đất của mình. Tôi ở giữa không biết giải quyết thế nào. Cả hai ông kia đều không có sổ đỏ hay giấy tờ gì chứng minh, đã lên xã nhưng không được giải quyết. Vậy trường hợp này nên giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy tờ như thế nào ạ?

>>> Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai không có chứng từ, gọi ngay 19006174

giải quyết tranh chấp đất đai không có sổ đỏ (1)

Tổng đài pháp luật tư vấn:
Trường hợp tranh chấp đất đai không có sổ đỏ ở cả hai phía như trên thì căn cứ vào Luật đất đai 2013 sẽ được giải quyết như sau:

Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;”

Như vậy có hai cách để giải quyết trường hợp trên nếu không thể tự hoà giải. Một là yêu cầu UBND giải quyết, hai là nhờ đến sự can thiệp của Toà án có thẩm quyền giải quyết. Cụ thể hai ông cùng đòi quyền sử dụng đất như trên, UBND cấp xã đã không thể giải quyết thì bạn có thể đề xuất cho hai ông đưa đơn khởi kiện tranh chấp đất đai lên UBND cấp huyện, Toà án nhân dân cấp Huyện giải quyết.

Cụ thể hơn về cách làm hồ sơ và quy trình giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như thế nào, bạn có thể đặt câu hỏi kèm thông tin chi tiết hơn về sự tình hiện tại cho chúng tôi tư vấn hoặc đặt lịch hẹn để trao đổi thêm với các luật sư của Tổng đài tại đây.

>> Xem thêm: Tư vấn luật dân sự trực tuyến 24/7 – Giải quyết tranh chấp dân sự

3. Tư vấn tranh chấp đất đai không có giấy tờ và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?

Câu hỏi của chú Quang (Hải Phòng):
Tôi có hơn 100 mét vuông đất cạnh nhà là do bố cho tôi, ông chỉ nói là cho tôi chứ không có viết giấy tờ gì để lại. Hiện tại bố tôi đã hơn 90 và không còn minh mẫn nữa. Thời điểm tháng 2 năm 2021 vừa rồi anh trai tôi có đi làm ăn xa về và có ý muốn lấy mảnh đất bố để lại cho tôi xây nhà. Đất là của bổ cho tôi trước sự chứng kiến của cả gia đình 5 anh em mà giờ anh trai tôi lại vô lý như vậy. Tôi phải giải quyết chuyện này như thế nào thưa luật sư.

>>> Liên hệ tư vấn tranh chấp đất đai không mất hoà khí anh em, gọi ngay 19006174

Tổng đài pháp luật tư vấn:
Tranh chấp đất đai không có giấy tờ quả thực rất khó giải quyết khi hai bên tranh chấp chính là anh em ruột thịt. Về vấn đề này chúng tôi xin được khuyên chú Quang hãy cố gắng giải quyết nhanh và triệt để, nếu vấn đề này càng kéo dài thì tình cảm, hoà khí anh em sẽ càng trở nên trầm trọng. Nếu mảnh đất là bố chú đã hứa cho chú mà có sự chứng kiến của nhiều người thì chú hoàn toàn có thể nhờ đến sự hoà giải từ những người anh em có thể làm chứng đó. Thuyết phục anh trai chú hiểu đúng về quyền sở hữu và quyền sử dụng của mảnh đất là thuộc về chú.

Nếu sự tình khó giải quyết, hai bên không thể hoà giải thì chú cứ làm đơn nộp lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Chúng tôi tin rằng với căn cứ xác đáng đó, chú Quang có thể giữ được mảnh đất của mình. Và để giải quyết triệt để vấn đề tranh chấp đất đai không có sổ đỏ này, chúng tôi khuyên chú nên đi làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đây mới chính là căn cứ xác đáng nhất mà pháp luật có thể bảo vệ quyền lợi của chú.

Cụ thể về việc xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chú hoàn toàn có đủ điều kiện được pháp luật chấp thuận. Căn cứ bộ Luật đất đai 2013, có quy định:

Điều 99. Trường hợp sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

1. Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây:

a) Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật này;

b) Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành;

c) Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;

d) Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;

đ) Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;

e) Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;

g) Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;

h) Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

i) Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;

k) Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.”

Như vậy, có thể hiểu rằng mảnh đất hơn 100m2 bà bố chú Quang cho chính là tài sản thừa kế, được tặng lại hợp pháp dưới sự chứng kiến của nhiều người. Đây là căn cứ hợp pháp để các cơ quan có thẩm quyền cấp cho chú giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Để tìm hiểu thêm về thủ tục cũng như cách hoà giải như thế nào là tốt nhất mà hai anh em đều không bị mất hoà khí, chú Quang có thể liên hệ với các luật sư Tổng đài pháp luật để được hỗ trợ thêm chú nhé.

luật sư giải quyết tranh chấp đất đai

4. Luật sư hỗ trợ tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy tờ

Các tranh chấp chưa bao giờ là chuyện đơn giản, càng phức tạp và khó giải quyết hơn khi lại là những tranh chấp mà không có đủ căn cứ luật pháp cụ thể. Giải quyết tranh chấp đất đai không có sổ đỏ, không có giấy tờ quả thực rất khó. Thủ tục và quy trình giải quyết tranh chấp cũng sẽ phức tạp hơn so với các vụ tranh chấp thông thường. Để quá trình tranh chấp diễn ra thuận lợi đồng thời bảo vệ được quyền lợi tối đa cho bản thân, các bạn nên tìm cho mình một đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn, giải quyết tranh chấp đất đai để được hỗ trợ tốt hơn.

Nếu các bạn đang gặp khó khăn và cần được hỗ trợ thì có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ luật sư hỗ trợ giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của chúng tôi. Cụ thể các dịch vụ mà Tổng đài pháp luật đang cung cấp cho khách hàng trên cả nước như sau:

  • Tư vấn thủ tục pháp lý để khách hàng có đủ hiểu biết để tự mình tham gia khởi kiện tranh chấp đất đai
  • Tư vấn các phương án hòa giải, tranh chấp đất đai không có giấy tờ, không có sổ đỏ
  • Hỗ trợ soạn thảo đơn khởi kiện, thu thập chứng cứ có lợi cho khách hàng và nộp đơn lên các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp
  • Tham gia tranh tụng bảo vệ khách hàng tại các phiên toà, bảo vệ quyền lợi tối đa cho khách hàng
  • Luật sư nhận được sự uỷ quyền của khách hàng sẽ đại diện, thay mặt khách hàng thực hiện các công việc trong quá trình giải quyết tranh chấp từ khi bắt đầu tiếp nhận vụ án đến khi kết thúc tranh chấp,…

Mỗi khách hàng sẽ có những hoàn cảnh và sự tình khác nhau nên việc thông tin cụ thể và chi tiết hơn với các luật sư là điều cần thiết để các luật sư hiểu rõ và đưa ra phương án giải quyết tốt nhất. Tổng đài pháp luật cam kết khách hàng khi đến với chúng tôi sẽ nhận được sự hỗ trợ tận tâm nhất từ những luật sư có chuyên môn và uy tín nhất hiện nay với mức chi phí hợp tình, hợp lý.

Như vậy, trên đây các luật sư của Tổng đài pháp luật đã giải đáp những thắc mắc của bạn đọc trên cả nước về vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy tờ như thế nào là đúng và tốt nhất. Nếu bạn đang gặp khó khăn, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo hotline 19006174 để được các luật sư hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.