Trục xuất được xem là một trong những hình phạt có tính chất nặng nề nhất trong những hình phạt được áp dụng đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật. Vậy, trong trường hợp nào sẽ bị trục xuất? Người bị trục xuất sẽ có những quyền và nghĩa vụ như thế nào? Tất cả vấn đề này sẽ được Tổng Đài Pháp Luật giải đáp trong bài viết dưới đây. Trong quá trình tìm hiểu pháp luật, bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được luật sư tư vấn và giải đáp nhanh chóng!
>> Tư vấn quy định về Trục xuất, Gọi ngay 1900.6174
Trục xuất là gì?
>> Trục xuất là gì? Gọi ngay 1900.6174
Trục xuất được quy định trong pháp luật Việt Nam vừa mang tính chất là một hình phạt dành cho những tội phạm hình sự được quy định trong Bộ Luật hình sự hiện hành, lại vừa mang tính chất như là một chế tài xử phạt vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, về cơ bản, pháp luật Việt Nam đều thống nhất về khái niệm trục xuất rằng trục xuất là một biện pháp xử lý những hành vi vi phạm pháp luật của những chủ thể là người nước ngoài, người không quốc tịch được cơ quan chức năng của Việt Nam phát hiện và xử lý bằng cách là loại bỏ những người này ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trục xuất còn thể hiện được bản chất của Nhà nước khi nó mang tính cưỡng chế thi hành đối với các đối tượng bị áp dụng hình phạt.
Mặc dù trục xuất có khái niệm chung trong hệ thống pháp luật như vậy, nhưng trong mọi lĩnh vực pháp luật cụ thể thì trục xuất lại có những quy định, đặc điểm riêng biệt. Cụ thể, trong lĩnh vực hành chính, trục xuất được xem là một chế tài, là một công cụ hữu ích để cơ quan chức năng Nhà nước xử lý những hành vi vi phạm của những đối tượng là người nước ngoài trong nhiều lĩnh vực. Còn trong pháp luật hình sự Việt Nam, trục xuất được quy định là một hình phạt nghiêm khắc trong số những hình phạt được quy định trong Bộ Luật hình sự hiện hành.
Căn cứ tại Điều 37 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định hình phạt trục xuất là hình phạt riêng biệt dành cho các đối tượng phạm tội là người nước ngoài, người không quốc tịch như sau:
“Trục xuất là buộc người nước ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trục xuất được Tòa án áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể.”
Để áp dụng hình phạt trục xuất đối với những người nước ngoài, người không có quốc tịch có hành vi phạm tội mà pháp luật Việt Nam có thẩm quyền xử lý thì Tòa án sẽ xem xét và đưa ra những hình phạt cụ thể. Trong những trường hợp tuy Tòa án đã áp dụng hình phạt chính đối với người phạm tội là các hình phạt khác, không phải là trục xuất, tuy nhiên, nếu xem xét thấy cần thiết phải loại bỏ người phạm tội này ra khỏi lãnh thổ Việt Nam thì Tòa án sẽ áp dụng biện pháp trục xuất như là một hình phạt bổ sung.
Như vậy, có thể hiểu, trục xuất là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung được áp dụng đối với người nước ngoài phạm tội (người nước ngoài ở đây được hiểu là người không có quốc tịch Việt Nam), buộc người đó trong một thời hạn nhất định phải rời khỏi lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề trên, vui lòng để lại câu hỏi qua email của Tổng Đài Pháp Luật hoặc liên hệ trực tiếp đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng nhất!
Tổng Đài Pháp Luật là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý trên mọi lĩnh vực như: tư vấn luật hình sự, tư vấn luật dân sự, tư vấn luật đất đai,… Trải qua gần 10 năm hình thành và phát triển, tổng đài đã tư vấn và giải quyết thành công hàng nghìn vấn đề pháp lý cho khách hàng trên toàn quốc. Mọi vướng mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được luật sư tư vấn miễn phí!
>> Xem thêm: Bảo lãnh là gì? Chủ thể, đối tượng, phạm vi của bảo lãnh [2022]
Các trường hợp bị trục xuất
Anh Thành Duy (Bắc Ninh) có câu hỏi:
“Xin chào Luật sư! Tôi có một thắc mắc muốn nhờ Luật sư giải đáp như sau:
Tôi có một người bạn là người nước ngoài, hiện tại đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Do không có những hiểu biết nhất định về pháp luật Việt Nam nên anh này đã có hành vi vi phạm pháp luật. Theo tôi được biết thì nếu người nước ngoài vi phạm pháp luật thì có thể bị trục xuất. Vậy, xin hỏi rằng những trường hợp nào thì người nước ngoài bị trục xuất? Tôi xin cảm ơn!”
>> Các trường hợp nào bị trục xuất theo quy định của pháp luật? Liên hệ 1900.6174
Phần trả lời của luật sư:
Xin chào anh Duy! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với chúng tôi. Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của anh, chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, người nước ngoài bị trục xuất khỏi Việt Nam trong những trường hợp sau đây:
– Người nước ngoài bị toà án có thẩm quyền của Việt Nam ra quyết định xử phạt trục xuất;
– Người nước ngoài bị Bộ trưởng Bộ Công an ra quyết định trục xuất. Việc trục xuất người nước ngoài được hưởng các quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự được giải quyết bằng con đường ngoại giao.
Bộ trưởng Bộ Công an có thẩm quyền ra quyết định trục xuất đối với người nước ngoài trong những trường hợp sau:
– Người nước ngoài vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam, bị xử phạt vi phạm hành chính;
– Người nước ngoài phạm tội nhưng được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Vì lí do bảo vệ an ninh quốc gia trật tự an toàn của xã hội.
Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an cần phải có trách nhiệm thi hành bản án và quyết định trục xuất của người nước ngoài. Trong trường hợp người bị trục xuất không tự nguyện chấp hành theo bản án của cơ quan có thẩm quyền hoặc quyết định trục xuất thì cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế trục xuất.
Căn cứ vào các điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của việc thi hành quyết định trục xuất đối với người nước ngoài của Bộ trưởng Bộ Công an, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an ra quyết định:
– Áp dụng những biện pháp quản lý, giám sát hoặc tạm giữ hành chính đối với người bị trục xuất trong khoảng thời gian chờ thi hành quyết định trục xuất của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
– Cách thức và địa điểm thực hiện việc trục xuất đối với người nước ngoài;
– Những vấn đề khác có liên quan tới việc thi hành quyết định trục xuất theo quy định của pháp luật hiện hành.
Người bị trục xuất cần phải có trách nhiệm:
– Chấp hành một cách nghiêm chỉnh quyết định trục xuất, chịu sự quản lí và giám sát của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an trong khoảng thời gian chờ thi hành quyết định trục xuất;
– Nhanh chóng hoàn thành những thủ tục cần thiết để rời khỏi Việt Nam đúng hạn;
–Tự chịu tất cả các chi phí cho việc xuất cảnh.
Mọi thắc mắc về các trường hợp bị trục xuất theo quy định hiện hành, vui lòng để lại câu hỏi qua email của Tổng Đài Pháp Luật hoặc liên hệ trực tiếp đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng nhất!
>> Xem thêm: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và quy định bạn nên biết
Quyền và nghĩa vụ của người bị trục xuất
Chị Vũ Hạnh (Bình Phước) có câu hỏi:
“Tôi là người Trung Quốc tới Việt Nam sinh sống và làm việc. Tuy nhiên do có hành vi phạm tội nên tôi bị Tòa án Việt Nam ra quyết định trục xuất khỏi Việt Nam. Tôi muốn hỏi rằng ngoài việc phải chấp hành theo quyết định trục xuất đó ra thì người bị trục xuất sẽ có quyền và nghĩa vụ như thế nào? Tôi xin cảm ơn!”
>> Người bị trục xuất có quyền và nghĩa vụ gì? Liên hệ 1900.6174
Phần trả lời của luật sư:
Xin chào chị Hạnh! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với chúng tôi! Đối với vấn đề của chị, chúng tôi đã xem xét và xin đưa ra câu trả lời như sau:
Theo quy định của Điều 8 Nghị định 112/2013/NĐ-CP quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất thì người bị trục xuất có những quyền, nghĩa vụ như sau:
– Người trục xuất có quyền:
+ Được biết lý do vì sao bị trục xuất, nhận quyết định trục xuất chậm nhất trong vòng 48 giờ trước khi thi hành;
+ Được liên hệ với những cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự của quốc gia mà mình là công dân để được bảo vệ và trợ giúp;
+ Được thực hiện những chế độ quy định tại Điều 31 Nghị định này trong khoảng thời gian chờ làm thủ tục trục xuất;
+ Được mang theo những tài sản hợp pháp của mình ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;
+ Được tiến hành khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.
– Người bị trục xuất có nghĩa vụ:
+ Thực hiện một cách đầy đủ những quy định được ghi trong quyết định trục xuất;
+ Xuất trình các giấy tờ tùy thân theo yêu cầu của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh;
+ Tuân thủ những quy định của pháp luật Việt Nam, chịu sự quản lý của cơ quan Công an trong khoảng thời gian làm thủ tục trục xuất;
+ Nhanh chóng chấp hành đầy đủ những nghĩa vụ về dân sự, hành chính, kinh tế theo đúng quy định của pháp luật (nếu có). Trong trường hợp người bị trục xuất không tự nguyện chấp hành theo quyết định trục xuất thì sẽ bị áp dụng những biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Chương I, Phần thứ tư của Luật xử lý vi phạm hành chính;
+ Hoàn thành những thủ tục cần thiết để rời khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Mọi thắc mắc về quyền và nghĩa vụ của người bị trục xuất theo quy định hiện hành, vui lòng để lại câu hỏi qua email của Tổng Đài Pháp Luật hoặc liên hệ trực tiếp đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng nhất!
>> Xem thêm: Tội đánh bạc bị xử phạt thế nào theo quy định pháp luật 2022
Quy định về việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
Anh Tùng Lâm (Yên Bái) có câu hỏi:
“Theo như tôi được biết, trục xuất là hình phạt dành cho người nước ngoài phạm tội, khi bị trục xuất thì họ phải rời khỏi đất nước Việt Nam theo đúng quy định của bản án hay quyết định trục xuất. Vậy, pháp luật nước ta quy định như thế nào về việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất? Tôi cảm ơn!”
>> Quy định về việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo quy định của pháp luật? Liên hệ 1900.6174
Phần trả lời của luật sư:
Xin chào anh Lâm! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với chúng tôi. Đối với thắc mắc cua anh, chúng tôi đã xem xét và đưa ra câu trả lời như sau:
Căn cứ tại Nghị định số 112/2013/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt trục xuất như sau:
Thứ nhất, về thẩm quyền áp dụng biện pháp
Điểm đ Khoản 5, Khoản 7 Điều 39 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về chủ thể có thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức trục xuất theo thủ tục hành chính là Công an nhân dân dân, bao gồm:
– Giám đốc Công an cấp tỉnh, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy: Giám đốc Công an cấp tỉnh ra quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
– Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh là chủ thể có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này, đồng thời có quyền ra quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
Thứ hai, trình tự thủ tục lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp=
Cơ quan có thẩm quyền phát hiện vi phạm xem xét thấy người nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm pháp luật có đầy đủ điều kiện áp dụng hình thức xử phạt trục xuất, cần phải gửi ngay những tài liệu, tang vật, phương tiện bị tạm giữ (nếu có) có liên quan đến vụ vi phạm tới cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Công an cấp tỉnh nơi người nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật đăng ký thường trú, tạm trú hoặc tại nơi xảy ra hành vi vi phạm để tiến hành lập hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
Đối với những trường hợp vi phạm do cơ quan có thẩm quyền ở cấp Trung ương, đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an phát hiện ra thì hồ sơ vi phạm phải được gửi đến Cục Quản lý xuất nhập cảnh để lập hồ sơ áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
Trong thời hạn là bảy ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vi phạm, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Công an cấp tỉnh, phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh phải có trách nhiệm hoàn chỉnh bộ hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất. Hồ sơ bao gồm:
– Bản tóm tắt lý lịch và hành vi vi phạm pháp luật của người bị đề nghị trục xuất;
– Những tài liệu, chứng cứ về hành vi vi phạm pháp luật hành chính của người bị đề nghị trục xuất;
– Những hình thức xử lý đã được áp dụng (đối với các trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm);
– Văn bản đề nghị trục xuất.
Thứ ba, ra quyết định xử phạt
Trong thời hạn là ba ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo đề nghị trục xuất của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Công an cấp tỉnh hoặc phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh, chuyển tới Giám đốc Công an cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh xem xét và ra quyết định xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp không đủ điều kiện áp dụng hình thức xử phạt trục xuất thì cần phải thông báo ngay cho cơ quan phát hiện vi phạm được biết.
Quyết định xử phạt trục xuất phải ghi rõ những nội dung sau:
– Ngày, tháng, năm ra quyết định xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính;
– Họ, tên và chức vụ của người ra quyết định xử phạt trục xuất;
– Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, nghề nghiệp, số hộ chiếu/giấy tờ thay thế hộ chiếu của người bị trục xuất;
– Hành vi vi phạm hành chính của người bị trục xuất;
– Điều khoản của văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với người bị trục xuất; hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, những biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có);
– Thời gian thi hành quyết định xử phạt trục xuất đối với người bị trục xuất;
– Nơi người nước ngoài có hành vi vi phạm bị trục xuất đến;
– Cửa khẩu nơi thi hành quyết định xử phạt trục xuất;
– Cơ quan Nhà nước chịu trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định xử phạt trục xuất;
– Nơi ở bắt buộc của người nước ngoài bị ra quyết định trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất;
– Chữ ký của người ra quyết định xử phạt trục xuất.
Quyết định xử phạt trục xuất cần phải được gửi cho người bị trục xuất và Bộ Ngoại giao Việt Nam, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện ngoại giao của quốc gia mà người bị trục xuất là công dân hoặc quốc gia mà người đó cư trú cuối cùng trước khi tới Việt Nam trước khi thi hành án. Quyết định xử phạt trục xuất cần phải được thể hiện bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh.
Thứ tư, hoãn thi hành quyết định xử phạt trục xuất
Người bị trục xuất được phép hoãn thi hành quyết định xử phạt trục xuất trong các trường hợp sau đây:
– Bị bệnh nặng, cần phải cấp cứu hoặc vì lý do sức khoẻ khác nên không thể thực hiện được quyết định xử phạt trục xuất và phải có chứng nhận của bệnh viện hoặc những trung tâm y tế từ cấp huyện trở lên hoặc những trường hợp bất khả kháng khác;
– Cần phải thực hiện những nghĩa vụ dân sự, hành chính, kinh tế theo đúng quy định của pháp luật.
Trên cơ sở những đề nghị của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Công an cấp tỉnh, Giám đốc Công an cấp tỉnh xem xét và ra quyết định hoãn thi hành quyết định xử phạt trục xuất đối với người bị trục xuất.
Trên cơ sở những đề nghị của trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh xem xét và ra quyết định hoãn thi hành quyết định xử phạt trục xuất đối với người bị trục xuất.
Khi điều kiện hoãn thi hành án không còn thì quyết định xử phạt trục xuất tiếp tục được thi hành.
Thứ năm, hồ sơ thi hành quyết định xử phạt trục xuất
– Quyết định xử phạt trục xuất theo thủ tục hành chính;
– Bản sao hộ chiếu hoặc bản sao những giấy tờ tùy thân khác thay cho hộ chiếu của người bị trục xuất;
– Giấy tờ chứng nhận người bị trục xuất đã chấp hành xong những nghĩa vụ khác (nếu có);
– Những tài liệu khác có liên quan.
Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Công an cấp tỉnh hoặc phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an phải có trách nhiệm lập hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Mọi thắc mắc về quy định về việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo quy định hiện hành, vui lòng liên hệ trực tiếp đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn nhanh chóng nhất!
>> Xem thêm: Phạm tội lần đầu là gì? Các tình tiết phạm tội lần đầu [2022]
Không áp dụng hình thức xử phạt chính có được áp dụng hình thức phạt bổ sung không?
>> Không áp dụng hình thức xử phạt chính có được áp dụng hình thức phạt bổ sung không? Liên hệ 1900.6174
Phần trả lời của luật sư:
Xin chào chị Ly! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với Tổng Đài Pháp Luật! Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của chị, chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:
Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định theo quy định tại Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi khoản 34 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 như sau:
– Đối với vụ việc không thuộc những trường hợp được quy định tại các điểm b và điểm c khoản này, thời hạn để cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt là 07 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm; những vụ việc thuộc trường hợp cần phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn để ra quyết định xử phạt là 10 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, trừ những trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 63 của Luật này;
– Đối với những vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu được giải trình hoặc phải xác minh những tình tiết có liên quan được quy định tại Điều 59 của Luật này thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 01 tháng, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính;
– Đối với những vụ việc thuộc trường hợp được quy định tại điểm b khoản này mà có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp mà cần có thêm thời gian để tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ có liên quan đến vụ việc thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 02 tháng, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính.
Chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, những cá nhân, tổ chức liên quan nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt vi phạm thì bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Căn cứ tại khoản 2 và khoản 3 Điều 71 Luật này được sửa đổi, bổ sung như sau:
Theo khoản 2 điều 71, trong trường hợp hành vi vi phạm hành chính xảy ra ở địa bàn của cấp huyện này nhưng cá nhân có hành vi vi phạm lại cư trú, tổ chức đóng trụ sở ở địa bàn của cấp huyện khác mà việc đi lại gặp khó khăn và cá nhân, tổ chức vi phạm lại không có đủ điều kiện chấp hành quyết định xử phạt tại địa bàn nơi bị xử phạt thì quyết định xử phạt sẽ được chuyển đến cơ quan có thẩm quyền cùng cấp nơi chủ thể có hành vi vi phạm cư trú, đóng trụ sở để tổ chức thi hành án; nếu nơi chủ thể có hành vi vi phạm cư trú, đóng trụ không có cơ quan cùng cấp với nơi có hành vi vi phạm thì quyết định xử phạt sẽ được chuyển đến Ủy ban nhân dân cấp huyện để thi hành.
Cơ quan của chủ thể đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với những trường hợp được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải có trách nhiệm chuyển toàn bộ những bản gốc hồ sơ, giấy tờ liên quan tới cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để tiến hành thi hành theo quy định của Luật này. Các tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, bị tịch thu (nếu có) sẽ được chuyển tới cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để thi hành, trừ những trường hợp mà tang vật là động vật, thực vật sống, hàng hóa hay vật phẩm dễ bị hư hỏng, khó bảo quản theo quy định của pháp luật và một số các loại tài sản khác do Chính phủ quy định.
Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm phải trả các chi phí chuyển hồ sơ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Theo quy định trên, thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 07 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính. Đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn ra quyết định xử phạt là tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản.
Như vậy, sau khi hết thời hiệu ra quyết định xử phạt hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt không ra quyết định xử phạt nữa nhưng vẫn ra quyết định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả, quyết định tịch thu vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy những tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành.
Lưu ý rằng: Theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 về vi phạm về thủ tục đầu tư ra nước ngoài sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định:
Mỗi vi phạm hành chính được pháp luật quy định một hình thức xử phạt chính, có thể được quy định một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung kèm theo hình phạt chính.
Hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi vi phạm được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính, trừ những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 65 của Luật này.
Theo đó, hình thức xử phạt bổ sung sẽ chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính. Trong trường hợp không có hình phạt chính đối với hành vi vi phạm thì không được áp dụng hình phạt bổ sung. Như vậy, trong trường hợp đã hết thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì cơ quan có thẩm quyền chỉ có thể áp dụng những biện pháp khắc phục hậu quả như phân tích ở trên.
Mọi thắc mắc về vấn đề hình phạt chính và hình phạt bổ sung theo quy định hiện hành, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn chi tiết!
Bài viết trên đây là câu trả lời cho những vấn đề xung quanh trục xuất. Hi vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp phần nào những thông tin hữu ích cho các bạn để có thể bảo vệ quyền lợi của mình một cách tốt nhất. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc nào cần được chúng tôi giải đáp, hãy nhấc máy và gọi ngay đến số hotline 1900.6174 để được nhanh chóng tư vấn và hỗ trợ!