Vấn đề pháp lý là gì? Tại sao cần phải xác định vấn đề pháp lý? Làm thế nào để xác định chính xác các vấn đề pháp lý? Tất cả các thắc mắc nêu trên sẽ được Tổng Đài Pháp Luật giải đáp trong bài viết dưới đây!
Nếu các bạn cần được hỗ trợ giải quyết bất cứ vấn đề pháp lý nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được luật sư tư vấn luật dân sự hỗ trợ giải đáp miễn phí.
Vấn đề pháp lý là gì?
> Luật sư giải đáp chi tiết vấn đề pháp lý là gì. Gọi ngay 1900.6174
Vấn đề pháp lý được ví như “chìa khóa” để mở ra “lối thoát”, vạch ra hướng đi cho các vụ việc, đảm bảo xử lý vụ việc đúng quy định pháp luật. Vậy vấn đề pháp lý là gì mà lại có vai trò quan trọng đến vậy?
Để hiểu rõ về vấn đề pháp lý, ta còn giải thích các từ ngữ liên quan:
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực Nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích và định hướng của Nhà nước.
Pháp lý chính là những lý luận, sự vận dụng các quy định pháp luật đó để có thể đưa ra những lý lẽ, lẽ phải theo pháp luật hoặc cũng có thể là những giá trị pháp lý mà bắt nguồn từ một sự việc, hiện tượng trong xã hội.
Vấn đề pháp lý chính là những vấn đề trọng tâm, mang tính quyết định cần phải tranh luận, tìm cách giải quyết theo quy định pháp luật. Để giải quyết được vấn đề pháp lý, việc đầu tiên cần xác định các quy định pháp luật có liên quan, có khả năng điều chỉnh các vấn đề của vụ việc. Từ đó, dựa trên các quy định pháp luật để đưa ra hướng giải quyết.
Một vụ việc hay tình huống sẽ có 1 hay nhiều vấn đề pháp lý khác nhau, đòi hỏi người giải quyết vấn đề phải có kiến thức sâu rộng để bao quát được tất cả các vấn đề pháp lý. Từ đó, giải quyết triệt để các vụ việc.
Trên đây là giải đáp của Tổng đài tư vấn pháp luật cho câu hỏi vấn đề pháp lý là gì? Mọi vướng mắc của bạn về vấn đề này, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ giải đáp miễn phí.
>> Xem thêm: Trách nhiệm pháp lý là gì? 4 loại trách nhiệm pháp lý
Phân tích vấn đề pháp lý
> Luật sư phân tích vấn đề pháp lý miễn phí. Gọi ngay 1900.6174
Sau khi xác định được vấn đề pháp lý, kỹ năng quan trọng tiếp theo đó là phân tích các vấn đề pháp lý đó. Việc phân tích vấn đề pháp lý mức độ “nông”, “sâu” của vấn đề dựa trên năng lực của người phân tích.
Kỹ năng phân tích là khả năng làm rõ, hình dung hoặc khái niệm hóa vấn đề, trên cơ sở đó đưa ra các quyết định phù hợp dựa trên những thông tin sẵn có. Kỹ năng phân tích là một quá trình, gồm những giai đoạn sau:
– Thứ nhất, xác định vấn đề cần phân tích.
– Thứ hai, tiến hành thu thập các thông tin.
– Thứ ba, tìm kiếm các giải pháp có thể sử dụng
– Thứ tư, thử nghiệm các giải pháp đó.
– Thứ năm, tiến hành phân tích, đánh giá và lựa chọn giải pháp tối ưu.
Đối với các vấn đề pháp lý cũng vậy, đòi hỏi người giải quyết các tình huống, vụ việc trên thực tế phải có kỹ năng phân tích. Người giải quyết vụ việc cần nắm vững được các tình tiết vụ việc, mối quan hệ giữa các bên liên quan đến vụ việc, đặc biệt chú ý vào các tình tiết quan trọng, tạo bước ngoặt dẫn đến vụ việc hiện tại.
Sau khi đã nắm vững được các vấn đề nêu trên, người giải quyết cần xâu chuỗi các vấn đề và tìm ra được mối quan hệ mang tính quyết định. Đặt mối quan hệ đó trong đối tượng điều chỉnh của các quy định pháp luật. Từ đó, tìm được pháp luật điều chỉnh và đưa ra hướng giải quyết.
Nhiệm vụ của người giải quyết vụ việc được ví như phải “gỡ cuộn dây rối”, muốn “gỡ” được người giải quyết cần phải xác định được nó “rối” như thế nào, ở đâu và sẽ gỡ bằng cách nào?
Quá trình phân tích là quá trình người giải quyết luôn phải đặt ra các câu hỏi để làm rõ các tình tiết của vụ việc. Không dừng lại ở đó, việc phân tích hồ sơ vụ việc luôn đặt trong môi trường kiến thức chuyên môn, là hiểu biết của luật sư về các quy định của pháp luật và thực tế áp dụng các quy định đó.
Phương pháp phân tích vụ việc, nói đơn giản hơn là những cách thức tiếp cận đề người giải quyết “bóc tách” thông tin vụ việc, đặt ra các câu hỏi vì tự lý giải các câu hỏi đó dựa trên những định hướng về chuyên môn cụ thể. Có một số cách tiếp cận sau thường được các người giải quyết sử dụng:
– Phân tích trên cơ sở diễn biến của sự việc.
– Phân tích theo từng vấn đề.
– Phân tích theo yêu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý của khách hàng (có thể khách hàng đặt ra các câu hỏi cụ thể).
Trong quá trình phân tích không tránh khỏi trường hợp người giải quyết bị hạn chế bởi các thông tin, tài liệu người yêu cầu giải quyết đã cung cấp hoặc các thông tin, chứng cứ người yêu cầu giải quyết cung cấp có những mâu thuẫn, không rõ ràng hoặc cung cấp thiếu hoặc cung cấp sai.
Nếu chỉ dựa vào hồ sơ, tài liệu đó thì chưa thể lý giải được. Trong những trường hợp đó, việc người giải quyết đưa ra những suy diễn, lý giải trên cơ sở kinh nghiệm và kiến thức của người giải quyết là cần thiết.
Tuy nhiên, việc giải quyết vấn đề pháp lý phải dựa trên bằng chứng, chứng cứ vật chất, việc suy diễn chỉ là cách để tạo định hướng cho người giải quyết. Do đó, người giải quyết vụ việc phải kiểm định suy nghĩ của mình với người trong cuộc, yêu cầu cung cấp thêm thông tin, xác minh các vấn đề mâu thuẫn,… để sáng tỏ những thắc mắc, băn khoăn.
Trên đây là những phân tích của Tổng đài pháp luật về vấn đề pháp lý. Nếu bạn chưa hiểu rõ về những suy luận trên, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng nhất từ luật sư.
>> Xem thêm: Thụ lý là gì? Điều kiện thụ lý vụ án dân sự? [Chi tiết 2024]
Cách xác định vấn đề pháp lý là gì?
> Cách xác định vấn đề pháp lý là gì? Gọi ngay 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ chi tiết.
Trước khi phân tích các vấn đề pháp lý, bước đầu cần xác định được vấn đề pháp lý là gì. Một vụ việc sẽ có 1 hay nhiều vấn đề pháp lý liên quan. Đâu sẽ là vấn đề pháp lý then chốt, gỡ nút thắt cho toàn bộ vụ việc. Vậy làm thế nào để xác định đúng và chính xác các vấn đề pháp lý?
– Thứ nhất, xác định câu hỏi pháp lý nhằm tìm đúng các quy định pháp luật giải quyết vụ việc thực tiễn. Một câu hỏi pháp lý sẽ chứa đựng ba thành tố: sự kiện mấu chốt, vấn đề pháp lý, điều luật áp dụng giải quyết.
+ Sự kiện mấu chốt là những sự kiện chính và quan trọng phản ánh nội dung, bản chất pháp lý của vụ việc. Bên cạnh đó còn có những sự kiện phụ khác có ý nghĩa bổ trợ, góp phần hoàn thiện nội dung về vụ việc thực tiễn.
+ Vấn đề pháp lý là một vấn đề được khái quát từ thực tiễn vụ việc, được xác định thông quan các câu hỏi pháp lý, thường được thể hiện dưới hình thức một mệnh đề được nêu ra, cần được người có chuyên môn trình độ đánh giá.
– Thứ hai, xác định luật áp dụng
Khi xác định được vấn đề pháp lý mấu chốt sẽ biết được luật nào sẽ áp dụng để điều chỉnh, giải quyết vấn đề pháp lý đã được xác định.
Trong quá trình xác định các vấn đề pháp lý, cách giải quyết các vấn đề pháp lý, người giải quyết cần thực hiện theo đúng quy trình. Cẩn trọng từ những bước đầu tiên, nắm chắc, vững các tình tiết của vụ việc dựa trên hồ sơ, đánh giá tính chất mức độ vụ việc, xác định vấn đề cần giải quyết. Sau đó, tiến hành liên kết, vận dụng linh hoạt các quy định, tìm ra hướng giải quyết tối ưu nhất!
>> Xem thêm: Thi hành án dân sự là gì? Khi nào bị cưỡng chế thi hành án
Trên đây là nội dung tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề pháp lý là gì. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã hiểu được vấn đề pháp lý là gì và cách xác định vấn đề pháp lý. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được hỗ trợ ngay lập tức, hãy nhấc máy và liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn miễn phí, nhanh chóng từ đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm của chúng tôi.
Liên hệ chúng tôi
✅ Dịch vụ Luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh chóng – Uy tín |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Nhanh chóng |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |