Tội chiếm đoạt đất đai xuất hiện ngày càng đa dạng và phổ biến. Vậy khái niệm về tội chiếm đoạt đất đai là gì? Cấu thành tội danh này được quy định như thế nào? Mức hình phạt đối với tội này như thế nào? Tất cả các vấn đề trên sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Trong trường hợp cần Luật sư hỗ trợ khẩn cấp, hãy liên hệ đến Tổng Đài Pháp Luật qua hotline 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng nhất!
>> Tư vấn quy định về Tội chiếm đoạt đất đai, Gọi ngay 1900.6174
Thế nào là tội chiếm đoạt đất đai?
>> Tội chiếm đoạt đất đai là gì? Gọi ngay 1900.6174
Chiếm đoạt đất đai được hiểu là hành vi lấn chiếm đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất, sử dụng đất đai trái với quy định của pháp luật hiện hành hoặc thuộc quyền quản lý, sở hữu của người khác vào phạm vi sở hữu của mình.
Như vậy, chiếm đoạt đất đai hay lấn chiếm đất đai là hành vi vi phạm pháp luật và bị nghiêm cấm theo quy định tại Điều 12 của Luật đất đai 2013.
Theo đó, hành vi chiếm đoạt đất đai, lấn chiếm đất tức là xâm phạm đến quyền tài sản của cá nhân, tổ chức và quản lý hành chính Nhà nước.
Để giúp người dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, cần phải hiểu rõ các quy định pháp luật về hành vi chiếm đoạt, lấn chiếm đất đai. Theo quy định của pháp luật tại Điều 3 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP quy định rõ như sau:
“(i) Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không đươc cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.
(ii) Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc trong các trường hợp sau đây:
Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;
Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;
Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp);
Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, hành vi sử dụng đất có chủ đích nhưng không thuộc phạm vi cho phép của pháp luật hoặc hành vi vi phạm Điều 99, Điều 100, Điều 102 của Luật đất đai năm 2013 về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được coi là vi phạm chiếm đoạt đất đai. Đối với các hành vi lấn chiếm đất đai cần được xử lý nghiêm khắc, đúng theo quy định pháp luật, các giấy tờ trong thực tế cần được xác minh rõ ràng, minh bạch.
Cấu thành tội phạm về tội chiếm đoạt đất đai
>> Cấu thành tội phạm về tội chiếm đoạt đất đai được quy định như thế nào? Liên hệ ngay 1900.6174
Mặt chủ thể
Chủ thể của tội chiếm đoạt đất đai có thể là bất kỳ cá nhân nào có năng lực trách nhiệm hình sự
Mặt khách thể
Mặt khách thể của tội chiếm đoạt đất đai là hành vi vi phạm tội chiếm đoạt đất đai xâm phạm đến chế độ quản lý và sử dụng đất đai của Nhà nước.
Mặt chủ quan
Người có hành vi phạm tội chiếm đoạt đất đai thực hiện hành vi với lỗi cố ý.
Mặt khách quan
Mặt khách quan của tội chiếm đoạt đất đai được coi là có một trong các hành vi lấn chiếm đất đai, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất đai phạm pháp, vi phạm quy định pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai
– Lấn chiếm, chiếm đoạt đất đai được hiểu là hành vi chuyển dịch cột mốc giới sang đất của người khác hoặc đất công cộng để mở rộng thêm diện tích đất của mình. Đặc biệt, trong trường hợp đất do nhà nước tạm giao hoặc cho mượn trong quá trình thi công công trình nào đó, sau đó không trả lại đất cho nhà nước hoặc sử dụng đất của người khác, đất công cộng mà không được sự cho phép của pháp luật cũng được coi là hành vi vi phạm tội chiếm đoạt đất đai.
– Chuyển quyền sử dụng đất không hợp pháp, vi phạm pháp luật được coi là chuyển quyền (gồm các hình thức: chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, góp vốn) sử dụng đất cho người khác khi không hoặc chưa đủ điều kiện chuyển quyền hoặc cấm thực hiện chuyển nhượng.
– Bên cạnh đó, sử dụng đất đai trái với quy định pháp luật về quản lý và sử dụng đất là trường hợp người sử dụng đất không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các quy định pháp luật về sử dụng đất đai.
Theo đó, một trong các hành vi nêu trên phải thuộc trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt đất đai chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
Trong trường hợp không đủ các yếu tố cấu thành tội chiếm đoạt đất đai theo quy định trên của pháp luật thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Mức phạt về tội chiếm đoạt đất đai
Anh Hoàng (Thái Bình) có câu hỏi:“Ông Bình hàng xóm nhà tôi thuộc diện quy hoạch dự án tái định cư từ năm 2015 đến nay. Theo đó, hộ gia đình ông Bình được sử dụng thửa đất lô 88. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, chủ sở hữu thửa đất lô 89 lại không có nhà, ông Bình đã lấn chiếm đất đai thửa 89 để sân nhà để xe ô tô. Vậy thưa Luật sư trong trường hợp này thì ông Bình sẽ bị xử lý thế nào vậy? Tôi xin cảm ơn!”
>> Mức phạt đối với tội chiếm đoạt đất đai như thế nào? Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào anh Hoàng! Cảm ơn anh đã tin tưởng và để lại câu hỏi cho Tổng Đài Pháp Luật! Luật sư đã tiếp nhận vấn đề thắc mắc của anh và tư vấn như sau:
Đối với hành vi của ông Bình đã lấn chiếm thửa đất lô 88 với mục đích để xe ô tô khi chủ sở hữu lô đất không có ở nhà. Do đó, hành vi của ông Bình đã vi phạm tội lấn chiếm, chiếm đoạt đất đai và sẽ phải chịu mức xử phạt như sau:
Mức phạt đối với tội chiếm đoạt đất đai
Căn cứ theo quy định tại Điều 228 Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, hành vi phạm tội chiếm đoạt đất đai có thể phải chịu mức xử phạt như sau:
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với:
Hành vi lấn chiếm đất đai, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất không hợp pháp, vi phạm quy định pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai trong trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì sẽ phạt hành chính với mức tiền từ 50.000.000 đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với hành vi phạm tội chiếm đoạt đất đai thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Có tổ chức;
– Phạm tội 02 lần trở lên;
– Tái phạm nguy hiểm.
Mức phạt bổ sung về tội chiếm đoạt đất đai
Ngoài các hình thức xử phạt hành chính theo quy định trên, hành vi phạm tội chiếm đoạt đất đai còn có thể phải chịu một số hình phạt bổ sung khác như: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Trên đây là tư vấn của Luật sư về mức hình phạt đối với tội chiếm đoạt đất đai theo quy định pháp luật hiện hành. Nếu anh còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ trực tiếp với Luật sư của chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ, tư vấn trọn vẹn nhất!
Hiện nay, có rất nhiều người dân do chưa am hiểu các quy định pháp luật đất đai nên việc xác định khung hình phạt cụ thể không phải dễ dàng. Ngoài các hình phạt trên, Tòa án còn căn cứ vào các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 51, Điều 52 Bộ Luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 và nhân thân người phạm tội. Do đó, để giúp người dân có thể xác định chính xác nhất các hình phạt áp dụng, người dân có thể liên hệ đến Luật sư của Tổng Đài Pháp Luật qua hotline 1900.6174 để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng nhất!
Mẫu đơn tố cáo chiếm đoạt đất đai
>> Hướng dẫn điền đơn tố cáo chiếm đoạt đất đai đúng quy định, Gọi ngay 1900.6174
Dưới đây là mẫu đơn tố cáo chiếm đoạt đất đai được Tổng Đài Pháp Luật cung cấp cho bạn. Hy vọng với mẫu đơn dưới đây sẽ giúp bạn áp dụng hiệu quả trong các vấn đề thực tế như thủ tục tố cáo hành vi chiếm đoạt đất đai.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…………., ngày … tháng… năm 20 …
ĐƠN TỐ CÁO
(Về hành vi lừa đảo chiếm đoạt đất đai của …… )
Kính gửi: CÔNG AN NHÂN DÂN QUẬN/HUYỆN ………
VIỆN KIỂM SÁT ………………………………
Họ và tên tôi: ……………… Sinh ngày: …………………
Chứng minh nhân dân số: …………………………………
Ngày cấp: …./…../20……. Nơi cấp: Công an tỉnh………
Hộ khẩu thường trú: ……………………………….………
Chỗ ở hiện tại: ………………………………………………
Tôi làm đơn này tố cáo và đề nghị Quý cơ quan tiến hành điều tra, khởi tố hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật của:
Anh: …………………… Sinh ngày: ………………………
Chứng minh nhân dân số: …………………………………
Ngày cấp: ………………… Nơi cấp: ………………………
Hộ khẩu thường trú: ………………………………………
Chỗ ở hiện tại: ………………………………………………
Vì anh …… đã có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt đất đai của tôi gồm ……………………………………………..……
Sự việc cụ thể như sau:
………………………………………………………………………………………………………………………………..……
……………………………………………………………………………………………………………………..………………
……………………………………………………………………………………………………………………..………………
………………………………………………………………………………………………………………..……………………
Từ những sự việc trên, có thể khẳng định Anh/Chị ………… đã có hành vi gian dối lợi dụng niềm tin nhằm mục đích chiếm đoạt đất đai nói trên.
Qua thủ đoạn và hành vi như trên, Anh/Chị …… đã chiếm đoạt là có giá trị là …… triệu đồng của tôi.
Hành vi của Anh/Chị ………… có dấu hiệu phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt đất đai” – qui định của Bộ luật hình sự năm 2015 tại khoản … Điều 174 Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cụ thể được quy định như sau:
“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: …”
Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nay tôi viết đơn này tố cáo anh … Kính đề nghị Qúy cơ quan giải quyết cho những yêu cầu sau đây:
– Xác minh và khởi tố vụ án hình sự để điều tra, đưa ra truy tố, xét xử anh …… về hành vi lừa đảo chiếm đoạt đất đai.
– Buộc anh ……… phải trả lại tiền cho tôi.
Tôi cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều trình bày trên.
Kính mong được xem xét và giải quyết. Xin chân thành cảm ơn.
Người tố cáo
(ký và ghi rõ họ tên)
Các hồ sơ kèm theo
Người nộp đơn tố cáo cần chuẩn bị thêm một số giấy tờ sau để tăng tính xác thực cho vụ việc của mình tố cáo:
(i) Sổ hộ khẩu người tố cáo (bản sao y);
(ii) Chứng minh nhân dân người tố cáo (bản sao y);
(iii) Các bằng chứng về hành vi của nhóm đối tượng thực hiện hành vi chiếm đoạt đất đai (video, tin nhắn đe dọa, hình ảnh kèm theo, người làm chứng,…);
(iv) Văn bản thể hiện tình trạng hiện tại của tài sản bị ảnh hưởng do hành vi chiếm đoạt đất đai gây ra (giá trị, mức độ tổn thất,…)
(v) Chữ ký xác nhận của các hộ gia đình lân cận, hàng xóm láng giềng, cơ quan chức năng (UBND huyện/phường, xã,…) xác thực cho việc tồn tại hành vi chiếm đoạt đất đai.
Trong quá trình điền mẫu đơn tố cáo tội chiếm đoạt đất đai, nếu bạn đọc còn vướng mắc tại bất kỳ trường thông tin nào, hãy liên hệ ngay với Luật sư của chúng tôi qua hotline 19006174 để được hỗ trợ, hướng dẫn cách điền chính xác và nhanh chóng nhất!
Ai có quyền tố cáo tội chiếm đoạt đất đai?
>> Ai có quyền tố cáo tội chiếm đoạt đất đai? Liên hệ ngay 1900.6174
Theo quy định tại Điều 478 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, các cá nhân là người có quyền tố cáo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi trái pháp luật của bất kỳ người có thẩm quyền thực hiện tố tụng nào gây thiệt hại hoặc hành vi đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Do đó, người có quyền tố cáo tội chiếm đoạt đất đai có thể là bất kỳ cá nhân nào khi phát hiện một trong các hành vi được quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung năm 2022.
Hướng dẫn tố cáo chiếm đoạt đất đai
>>Hướng dấn tố cáo chiếm đoạt đất đai nhanh chóng, Gọi ngay 1900.6174
Hồ sơ tố cáo chiếm đoạt đất đai
Để thủ tục tố cáo tội chiếm đoạt đất đai diễn ra nhanh chóng nhất cũng như tăng tính xác thực cho việc chứng minh khi nộp đơn tố cáo, người thực hiện tố cáo cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm một số giấy tờ như sau:
– Sổ hổ khẩu của người tố cáo (bản sao);
– CMND/CCCD của người tố cáo (bản sao);
– Một số bằng chứng chứng minh về hành vi của đối tượng, nhóm đối tượng có hành vi chiếm đoạt đất đai (video, tin nhắn, hình ảnh đe dọa, người làm chứng, vật chứng…)
– Văn bản thể hiện tình trạng hiện tại đối với tài sản bị ảnh hưởng do hành vi chiếm đoạt đất đai gây ra (giá trị, mức độ tổn thất,…)
– Chữ ký xác nhận của hàng xóm láng giềng, các hộ gia đình lân cận, cơ quan chức năng thuộc Ủy ban nhân dân phường/xã xác thực cho việc tồn tại hành vi chiếm đoạt đất đai.
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết đơn tố cáo tội chiếm đoạt đất đai
Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Nghị định 91/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung năm 2022, tùy vào mức độ vi phạm tội chiếm đoạt đất đai mà thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với tội này thuộc Chủ tịch UBND xã, Chủ tịch UBND cấp huyện hoặc Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Do đó, người thực hiện tố cáo có thể gửi đơn đến UBND cấp xã, UBND cấp huyện hoặc UBND cấp tỉnh để yêu cầu giải quyết tố cáo.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 145, khoản 3 Điều 146 và khoản 2 Điều 481 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 sửa đổi bổ sung thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận đơn tố cáo tội chiếm đoạt đất đai là:
– Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát;
– Cơ quan, tổ chức khác theo quy định pháp luật;
– Công an xã, phường, thị trấn, đồn Công an.
Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 145 Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung thì có quan có thẩm quyền thực hiện giải quyết hồ sơ tố cáo được xác định như sau:
– Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;
– Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;
– Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quá trình kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ qua tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.
Thủ tục tố cáo tội chiếm đoạt đất đai
Việc giải quyết hồ sơ, thủ tục tố cáo tội chiếm đoạt đất đai được diễn ra theo quy trình dưới đây:
Bước 1: Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo;
Bước 2: Xác minh nội dung trong đơn tố cáo;
Bước 3: Kết luận nội dung tố cáo;
Bước 4: Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo;
Bước 5: Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm tố cáo.
Căn cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục tố cáo tội chiếm đoạt đất đai có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết cho cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện thủ tục tố cáo.
Ngoài ra, việc tố cáo có thể theo hình thức sử dụng đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp.
Về thời hạn giải quyết thủ tục tố cáo tội chiếm đoạt đất đai là 60 ngày được tính từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo. Đối với vụ việc có tính chất phức tạp thì thời hạn giải quyết là 90 ngày kể từ ngày thụ lý giải quyết thủ tục tố cáo.
Đặc biệt, trong một số trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền giải quyết thủ tục tố cáo có thể gia hạn thời hạn giải quyết một lần nhưng không được phép quá 30 ngày, đối với những vụ việc có tính chất phức tạp thì không quá 60 ngày.
Trong quá trình thực hiện thủ tục tố cáo chiếm đoạt đất đai, nếu bạn gặp bất kỳ vướng mắc nào khác cần Luật sư hỗ trợ khẩn cấp, hãy liên hệ đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư giải đáp kịp thời!
Bài viết trên đây là tư vấn của Luật sư Tổng Đài Pháp Luật về tội chiếm đoạt đất đai theo quy định mới nhất của pháp luật. Trong trường hợp bạn đọc còn bất kỳ vướng mắc nào khác trong nội dung tư vấn của Luật sư, hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ và giải đáp trọn vẹn vấn đề của bạn!