Nghĩa vụ cấp dưỡng khi không kết hôn là một trong những nghĩa vụ quan trọng của cha mẹ trên thực tế. Vậy, nghĩa vụ cấp dưỡng được quy định như thế nào? Nếu không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ bị xử phạt như thế nào? Bài viết sau đây của Tổng Đài Pháp Luật sẽ giúp bạn đọc giải đáp những vấn đề trên. Mọi vấn đề thắc mắc liên quan đến vấn đề trên, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp qua hotline 1900.6174 để được luật sư có trình độ chuyên môn cao giải đáp nhanh chóng nhất!
Câu hỏi
Chị Ngọc (Đồng Nai) có câu hỏi như sau:
“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được Luật sư hỗ trợ giải đáp như sau:
Tôi và chồng có quen nhau từ năm 2016 chúng tôi có tổ chức đám cưới tuy nhiên không thực hiện việc đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước. Hiện tại chúng tôi có với nhau một con chung 2 tuổi trong giấy khai sinh của con vẫn có tên chồng tôi. Gần đây do mâu thuẫn gia đình, chúng tôi thường xuyên xảy ra cãi vã, không tìm được tiếng nói chung. Do đó hiện tại tôi không còn muốn sống cùng chồng nữa. Con chung từ trước đến nay đều ở với vợ chồng tôi nếu ly hôn tôi cũng sẽ là người trực tiếp nuôi con.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi một số vấn đề như sau:
1. Nếu chúng tôi không đăng ký kết hôn thì tôi có được yêu cầu chồng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con hay không?
2. Làm thế nào để tôi có thể yêu cầu chồng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng khi không kết hôn?
3. Nếu trường hợp chồng tôi trốn tránh không cấp dưỡng nuôi con thì theo quy định có bị xử phạt hay không?
Mong Luật sư có thể hỗ trợ tư vấn cho tôi về vấn đề trên, tôi xin chân thành cảm ơn!”
>> Luật sư tư vấn miễn phí nghĩa vụ cấp dưỡng khi không kết hôn, gọi ngay 1900.6174
Luật sư trả lời:
Chào chị Ngọc! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi những thắc mắc của mình đến với đội ngũ của Tổng Đài Pháp Luật! Dựa theo những thông tin mà chị cung cấp bên trên, cùng với những quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời cụ thể cho các vấn đề chị gặp phải như sau:
Quy định về cha mẹ phải cấp dưỡng cho con khi không sống cùng con
Theo quy định của pháp luật hiện hành, cha mẹ phải có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc con. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Cha mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi; cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con (theo quy định tại Điều 82 Luật Hôn nhân gia đình 2014).
Nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi còn là nghĩa vụ đồng thời cũng là quyền của cha, mẹ đối với con chung. Quan hệ cấp dưỡng nuôi con chỉ phát sinh khi thỏa mãn các điều kiện được pháp luật quy định. Theo đó, chỉ khi cha mẹ không sống chung với con thì mới phải thực hiện việc cấp dưỡng nuôi con, vì vậy việc cấp dưỡng nuôi con sẽ được đặt ra đối với bên cha, mẹ không trực tiếp nuôi con.
Cụ thể bao gồm trường hợp cha, mẹ ly hôn, cha mẹ ở trường hợp bị hủy việc kết hôn trái pháp luật hoặc chung sống như vợ chồng.
Ngoài ra khi cha mẹ bị hạn chế quyền đối với con cũng sẽ phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
Như vậy áp dụng trong trường hợp của chị Ngọc ở trên, mặc dù hai vợ chồng chị không thực hiện việc đăng ký kết hôn tuy nhiên theo quy định thì quyền và nghĩa vụ của anh chị đối với con cái không khác gì đối với trường hợp đăng ký kết hôn và được pháp luật thừa nhận quan hệ hôn nhân.
Vì vậy lúc này nếu trường hợp anh chị không còn chung sống với nhau như vợ chồng nữa thì người không trực tiếp nuôi con sẽ có nghĩa vụ phải cấp dưỡng nuôi con đến khi con đủ tuổi thành niên hoặc đến khi có thay đổi khác.
Mọi thắc mắc của anh liên quan đến nghĩa vụ cấp dưỡng khi không kết hôn, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư giải đáp hanh chóng!
>> Xem thêm: Trường hợp không cấp dưỡng cho con sau ly hôn có bị phạt tù không?
Có được yêu cầu nghĩa vụ cấp dưỡng khi không kết hôn không?
>> Luật sư tư vấn yêu cầu nghĩa vụ cấp dưỡng khi không kết hôn, gọi ngay 1900.6174
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 điều 107 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng, cụ thể như sau:
“Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.
Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.“
Như vậy, trẻ em sinh ra sẽ được đảm bảo hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật. Vì vậy nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ xác định giữa cha mẹ và các con, nghĩa vụ này sẽ không căn cứ vào việc cha mẹ đã thực hiện việc đăng ký kết hôn hay chưa. Do đó đối với trường hợp mặc dù không đăng ký kết hôn nhưng cha mẹ là người không trực tiếp nuôi con chung vẫn phải có nghĩa vụ nuôi dưỡng; chăm sóc con cái đến khi đủ tuổi thành niên.
Cấp dưỡng nuôi con là việc một người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ đóng góp tiền bạc hoặc tài sản của mình để chu cấp, san sẻ những khó khăn đối với người trực tiếp nuôi dưỡng đối với con chung.
Vì vậy trong trường hợp của chị Ngọc ở trên, mặc dù chưa thực hiện việc đăng ký kết hôn nhưng chị hoàn toàn có quyền yêu cầu chồng mình thực hiện việc cấp dưỡng nuôi con chung. Nếu chồng chị cố tình không thực hiện nghĩa vụ này thì chị có thể đệ đơn lên Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án giải quyết.
Mọi thắc mắc của chị liên quan đến vấn đề nghĩa vụ cấp dưỡng của người không trực tiếp nuôi con khi không đăng ký kết hôn, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được đội ngũ luật sư của chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng!
>> Xem thêm: Tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú xử lý như thế nào?
Làm sao để yêu cầu nghĩa vụ cấp dưỡng khi không kết hôn?
>> Cách để yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng khi không kết hôn là gì? Gọi ngay 1900.6174
Căn cứ theo quy định tại khoản 24 điều 3 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì cấp dưỡng được hiểu như sau:
“Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác; để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân; huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên; người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản; để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu”
Để yêu cầu cấp dưỡng nuôi con khi không đăng ký kết hôn thì bên yêu cầu cấp dưỡng sẽ phải chứng minh được giữa người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng có quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng.
Trong trường hợp của chị Ngọc để được yêu cầu chồng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì chị phải có quyết định xác nhận cha con của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để có thể xác định quan hệ huyết thống. Chị cần chuẩn bị hồ sơ để có thể xác định quan hệ cha con theo quy định tại Điều 25 Luật hộ tịch 2014, như sau:
– Tờ khai đăng ký nhận cha mẹ con theo mẫu
– Các chứng cứ chứng minh quan hệ cha con theo quy định tại Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-BTP chẳng hạn như: văn bản của cơ quan y tế, giám định xác định cha con, nếu không có văn bản cam đoan về mối quan hệ cha con thì phải có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ này.
Nếu chị còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến cách thức yêu cầu nghĩa vụ cấp dưỡng khi không kết hôn, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được đội ngũ luật sư của chúng tôi giải đáp chi tiết!
Mức yêu cầu cấp dưỡng cho con khi không kết hôn
>> Mức yêu cầu cấp dưỡng cho con khi không kết hôn là bao nhiêu? Gọi ngay 1900.6174
Theo quy định của pháp luật hiện hành, mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận căn cứ vào thu nhập và khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Pháp luật quy định rất linh hoạt về mức cấp dưỡng đồng thời, tôn trọng sự thỏa thuận của các bên cha, mẹ.
Sự thỏa thuận về mức cấp dưỡng nuôi con phải phù hợp với quy định của pháp luật. Tòa án sẽ xem xét thỏa thuận của các bên có đảm bảo dựa trên căn cứ vào thu nhập và khả năng thực tế của người được cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của con hay không để công nhận sự thỏa thuận của các bên.
Trong trường hợp không thỏa thuận được thì mức cấp dưỡng được xem xét dựa trên thu nhập và khả năng thực tế của người cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng.
Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng cũng được xem xét theo nguyên tắc, trước hết là tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, khi các bên không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Việc xem xét mức thay đổi mức cấp dưỡng cũng phải dựa trên thu nhập và khả năng thực tế của người cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của con.
Áp dụng trong trường hợp của chị Ngọc ở trên, nếu khi ly hôn hai vợ chồng chị thỏa thuận được với nhau về mức cấp dưỡng nuôi con thì sẽ thực hiện theo thỏa thuận của hai người. Còn nếu trường hợp hai người không thỏa thuận được thì chị cần làm đơn lên Tòa án nhân dân có thẩm quyền yêu cầu giải quyết vấn đề cấp dưỡng nuôi con, mức cấp dưỡng mà chị yêu cầu chồng cấp dưỡng cho con sẽ phải dựa trên khả năng thực tế của chồng và nhu cầu thiết yếu của con.
Nếu chị còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến mức cấp dưỡng khi không kết hôn, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được đội ngũ luật sư có chuyên môn trong lĩnh vực này của chúng tôi tư vấn nhanh chóng!
Trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi không đăng ký kết hôn bị phạt như thế nào?
Xử phạt hành chính
>> Mức xử phạt hành chính khi trốn nghĩa vụ cấp dưỡng khi không kết hôn là bao nhiêu? Gọi ngay 1900.6174
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Nghị định 130/2021/NĐ-CP thì người nào bỏ hoặc không chăm sóc, nuôi dưỡng con sau sinh, không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng, cắt đứt quan hệ tình cảm, vật chất với trẻ em thì có thể bị phạt từ 10 đến 15 triệu đồng.
Người vi phạm sẽ bị buộc phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, không chỉ thế sau khi bị Tòa án buộc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng mà còn cố tình không thực hiện hoặc trốn tránh hoặc trì hoãn, cố tình không thực hiện như cam kết đã thỏa thuận thì sẽ bị phạt từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng, căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 64 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.
Vì vậy nếu trường hợp chị Ngọc yêu cầu lên Tòa án giải quyết vấn đề cấp dưỡng nuôi con, tòa án đã ra bản án đề quyết định về vấn đề trên. Tuy nhiên nếu chồng chị cố tình trốn tránh nghĩa vụ thì lúc này chồng chị sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo mức xử phạt mà chúng tôi đã phân tích ở trên.
Mọi thắc mắc của chị liên quan đến vấn đề xử phạt hành chính đối với người trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con khi không kết hôn, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư giải đáp chi tiết!
Truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con khi không đăng ký kết hôn
>> Trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con khi không kết hôn bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào? Gọi ngay 1900.6174
Ngoài bị xử phạt hành chính, nếu việc trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của người không trực tiếp nuôi con trong khả năng của mình làm con lâm vào tình trạng hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt hành chính thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015 với các mức hình phạt khác nhau như:
– Phạt cảnh cáo
– Phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm
– Phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
Theo đó nếu trường hợp chồng chị Ngọc trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng khi không kết hôn khiến con lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe, hoặc nếu chồng chị đã bị xử phạt hành chính về hành vi này nhưng vẫn vi phạm thì tùy theo tính chất nguy hiểm của hành vi hoặc các tình tiết khác mà chồng chị sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 186 Bộ luật hình sự 2015.
Trên đây là nội dung bài viết của Tổng Đài Pháp Luật về các vấn đề liên quan đến nghĩa vụ cấp dưỡng khi không kết hôn. Những thông tin trên chúng tôi cung cấp dựa trên những quy định hiện này. Hy vọng những thông tin trên giúp bạn giải quyết những vấn đề gặp phải trong thực tế. Mọi vướng mắc của các bạn liên quan đến vấn đề trên vui lòng liên hệ đến đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất.