Giáo viên sinh con thứ 3 xếp loại gì? Bị xử lý kỷ luật không?

Giáo viên sinh con thứ 3 xếp loại gì? Là vấn đề được nhiều công chức, viên chức làm trong lĩnh vực giáo dục rất mong muốn được nắm rõ. Để giúp có giáo viên hiểu rõ các quy định về việc sinh con thứ 3, Tổng Đài Pháp Luật sẽ giải đáp chi tiết câu hỏi trên và cung cấp những quy định về kỷ luật khi sinh con thứ 3 trong bài viết dưới đây. Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề này, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn chi tiết!

>> Luật sư giải đáp miễn phí giáo viên sinh con thứ 3 xếp loại gì? Gọi ngay 1900.6174

 

luat-su-giai-dap-mien-phi-giao-vien-sinh-con-thu-3-xep-loai-gi
Luật sư giải đáp miễn phí giao viên sinh con thứ 3 xếp loại gì?

 

Giáo viên sinh con thứ 3 xếp loại gì?

 

Chị Minh (Hà Nội) có câu hỏi như sau:

“Thưa chị luật sư, tôi có một vài thắc mắc cần được luật sư tư vấn cụ thể như sau:

Tôi là Minh năm nay tôi 40 tuổi, đang công tác và làm việc ở một trường Trung học cơ sở ở địa bàn thành phố Hà Nội. Tôi đã giảng dạy đến nay đã được 15 năm, chưa năm nào vi phạm kỷ luật cũng như vi phạm những quy định pháp luật, quy chế của nhà trường.

Năm 2022, tôi mang thai ngoài ý và sinh con thứ 3. Hiện tại, tôi đang bị hội đồng trường họp để xét kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức. Vậy, luật sư cho tôi hỏi giáo viên sinh con thứ 3 xếp loại gì? Xin cảm ơn luật sư!”

 

>> Xếp loại thi đua của giáo viên sinh con thứ 3 là gì? Liên hệ ngay 1900.6174

Phần trả lời của luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình:

Thưa chị Minh, cảm ơn chị Minh đã quan tâm sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của Tổng Đài Pháp Luật! Đối với vấn đề thắc mắc giáo viên sinh con thứ 3 xếp loại gì, chúng tôi xin đưa ra hướng giải quyết như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Nghị định 112/2020/NĐ-CP về việc áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với viên chức cụ thể trong những trường hợp như sau:

Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với những hành vi vi phạm lần đầu, gây nên hậu quả ít nghiêm trọng, trừ những hành vi vi phạm được quy định tại khoản 3 Điều 17 của Nghị định này, thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi đang thực hiện hoạt động nghề nghiệp, viên chức vi phạm đã được cấp có thẩm quyền trực tiếp hoặc gián tiếp nhắc nhở bằng văn bản;

Vi phạm những quy định của pháp luật về: thực hiện chức trách, nhiệm vụ của viên chức; kỷ luật lao động; quy định, nội quy, quy chế tại nơi làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập mà đã được cấp có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản;

Viên chức có hành vi lợi dụng vị trí công tác nhằm mục đích vụ lợi cá nhân; Viên chức có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây ra nhiều khó khăn, phiền hà đối với nhân dân trong quá trình thực hiện công việc được giao phó, những nhiệm vụ được giao; có hành vi xác nhận hoặc cấp giấy các loại tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện; có hành vi xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi đang thực hiện hoạt động nghề nghiệp;

Không chấp hành nghiêm chỉnh quyết định phân công công tác của cấp có thẩm quyền; không tiến hành thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng; có những hành vi gây mất đoàn kết trong đơn vị, trong cơ quan;

 Có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống tội phạm; phòng, chống các tệ nạn xã hội; trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;

Vi phạm các quy định của pháp luật về vấn đề bảo vệ bí mật nhà nước;

Vi phạm các quy định của pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo;

Vi phạm những quy định của pháp luật về: luật đầu tư, xây dựng; đất đai, tài nguyên môi trường; các vấn đề như tài chính, kế toán, ngân hàng; Quyền quản lý, sử dụng tài sản công trong quá trình hoạt động nghề nghiệp;

Vi phạm các quy định của pháp luật về: phòng, chống bạo lực gia đình; vi phạm các quy định về dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; các quy định về pháp luật an sinh xã hội và quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức.

Theo quy định nêu trên, có quy định viên chức vi phạm pháp luật về dân số sẽ bị xử lý kỷ luật khiển trách. Một khi viên chức bị xử lý kỷ luật trong quá trình thực thi nhiệm vụ viên chức sẽ có thể bị xếp loại ở mức không hoàn thành nhiệm vụ được quy định tại Điều 15 Nghị định 90/2020/NĐ-CP.

Như vậy, đối với trường hợp của chị Minh là vi phạm chính sách dân số là đã sinh con thứ 3 thì sẽ thuộc trường hợp bị xử lý kỷ luật là khiển trách. Đối với chị Minh nếu như bị xử lý kỷ luật là khiển trách thì sẽ bị xếp loại ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.

Qua những phân tích và giải thích nêu trên, chúng tôi đã giải quyết được đầy đủ tất cả các vấn đề liên quan đến giáo viên sinh con thứ 3 xếp loại gì mà chị Minh thắc mắc. Nếu như trong quá trình tìm hiểu quy định pháp luật, chị các bất kỳ vướng mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm của chúng tôi chia sẻ và tư vấn chính xác 24/7!

>> Xem thêm: Giáo viên sinh con thứ 3 có bị chậm nâng lương không?

giao-vien-sinh-con-thu-3-xep-loai-gi-co-duoc-danh-hieu-lao-dong-tien-tien-khong
Giáo viên sinh con thứ 3 xếp loại gì? Có được danh hiệu lao động tiên tiến không?

 

Giáo viên sinh con thứ 3 có được danh hiệu lao động tiên tiến không?

 

Anh Tiến (Hòa Bình) có câu hỏi như sau:

“Thưa luật sư, tôi có một vài thắc mắc về vấn đề sinh con thứ 3 như sau cần được luật sư tư vấn giải đáp:

Tôi là Tiến, đang sinh sống và làm việc ở Hòa Bình. Vợ tôi là giáo viên cấp 3 của 1 trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh. Do thực hiện không đúng cách phòng tránh thai nên chúng tôi đã có thêm con thứ 3 ngoài ý muốn.

Vợ tôi đã công tác trong ngành giáo viên được 10 năm và đang phấn đấu để được danh hiệu lao động tiên tiến. Nhưng giờ vợ tôi lại vừa sinh con thứ 3 và sắp có quyết định kỷ luật giáo viên sinh con thứ 3. Do không am hiểu nhiều về quy định của pháp luật nên tôi có thắc mắc như sau: Giáo viên sinh con thứ 3 có được danh hiệu lao động tiên tiến không? Xin cảm ơn luật sư!”

 

>> Khi sinh con thứ 3, giáo viên có được danh hiệu lao động tiên tiến không? Liên hệ ngay 1900.6174

Phần trả lời của luật sư:

Thưa anh Tiến, cảm ơn anh Tiến đã quan tâm và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của Tổng Đài Pháp Luật! Bằng những quy định của pháp luật cùng với những thông tin mà anh Tiến cung cấp, đối với vấn đề thắc mắc của anh Tiến chúng tôi xin trả lời câu hỏi như sau:

Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 91/2017/NĐ-CP về danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” cụ thể như sau:

Tiêu chuẩn để được xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” sẽ thực hiện theo quy định tại Điều 24 của Luật thi đua, khen thưởng.

Cá nhân trực tiếp tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc cá nhân có hành động dũng cảm để cứu người, để cứu tài sản của Nhà nước, của nhân dân mà dẫn đến việc bị thương tích cần phải điều trị, điều dưỡng theo kết luận của cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở y tế cấp huyện hoặc cấp tương đương trở lên thì thời gian điều trị, điều dưỡng sẽ được tính để bình xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”.

Cá nhân được cử để thực hiện quá trình tham gia đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn với thời gian dưới 01 năm, chấp hành tốt những quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thì thời gian học tập sẽ được tính vào thời gian công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị để được bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”. Trong những trường hợp cá nhân được cử để đi tham gia đào tạo, bồi dưỡng có thời hạn từ 01 năm trở lên, thực hiện nghiêm chỉnh và chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, có kết quả học tập phải từ loại khá trở lên thì mới được tính để xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”.

Thời gian nghỉ thai sản theo quy định của pháp luật cũng sẽ được tính để bình xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”.

Đối với cá nhân được chuyển công tác thì cơ quan, tổ chức, đơn vị mới phải có trách nhiệm bình xét, tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” (trong trường hợp có thời gian công tác ở cơ quan cũ từ đủ 06 tháng trở lên phải có thêm ý kiến nhận xét của cơ quan cũ).

Trong trường hợp cá nhân được điều động, biệt phái đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác trong một khoảng thời gian nhất định thì việc bình xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” sẽ do cơ quan, tổ chức, đơn vị điều động, biệt phái xem xét quyết định và được cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận cá nhân được điều động, biệt phái xác nhận.

Không xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” đối với những cá nhân mới được tuyển dụng dưới 10 tháng; những cá nhân bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên.

Theo những quy định trên, anh Tiến cần phải xem xét lại trường hợp của chị Bắc là viên chức có con thứ 3 thì có bị đơn vị nơi chị Bắc đang công tác kỷ luật hay không (không phải là kỷ luật bên Đảng). Nếu chị Bắc bị đơn vị mình kỷ luật với hình thức khiển trách trở lên sẽ chị Bắc không được xét danh hiệu lao động tiên tiến. Nếu bị sẽ xử lý kỷ luật nhưng mà chưa xử lý kỷ luật ngay trong năm nay thì năm nay vẫn được xét danh hiệu Lao động tiên tiến.

Bằng những quy định của pháp luật nêu trên, chúng tôi đã trả lời và giải thích đầy đủ những thắc mắc mà anh Tiến thắc mắc. Trong quá trình tìm hiểu quy định về xét lao động tiên tiến, anh còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn nhanh chóng!

>> Xem thêm: Sinh con thứ 3 có được hưởng bảo hiểm không? Tư vấn miễn phí

 

giao-vien-sinh-con-thu-3-xep-loai-gi-co-bi-ky-luat-khong
Giáo viên sinh con thứ 3 xếp loại gì? Có bị kỷ luật không?

 

Giáo viên sinh con thứ 3 có bị xử lý kỷ luật không?

 

Chị Ánh (Nam Định) có câu hỏi như sau:“Thưa luật sư, tôi có thắc mắc như sau cần luật sư tư vấn giải đáp.

Tôi là Ánh hiện nay đang làm giáo viên mầm non tại 1 trường mầm non công lập trên địa bàn huyện nơi tôi đang ở. Do không tìm hiểu về quy định pháp luật, tôi đã có 2 đứa con gái mà muốn sinh thêm 1 con thứ 3 để có con trai. Tôi là viên chức đã thực hiện công việc giảng dạy được 11 năm. Khi tôi sinh con thứ 3, có đồng nghiệp của tôi nói nếu như sinh con thứ 3 sẽ bị xử phạt. Vậy, luật sư cho tôi hỏi, giáo viên sinh con thứ 3 có bị xử lý kỷ luật không? Tôi cảm ơn Luật sư!”

 

>> Luật sư giải đáp miễn phí giáo viên sinh con thứ 3 có bị xử lý kỷ luật không? Liên hệ ngay 1900.6174

Phần trả lời của Luật sư:

Thưa chị Ánh, cảm ơn chị Ánh đã quan tâm và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Với vấn đến mà chị thắc mắc, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:

Trước đây, để bảo đảm về thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, hay là xét đến việc cha mẹ có đủ điều kiện vật chất và tinh thần để có thể chăm sóc con được tốt nhất, thì nhà nước đưa ra chủ trương là chỉ khuyến khích các cặp vợ chồng nên sinh từ một đến hai con.

Do đó, tại Nghị định 114 năm 2006 thì Chính phủ có đưa ra quy định về việc xử phạt với hành vi sinh con thứ 3 của từng đối tượng:

Đảng viên sinh con thứ 3 trở lên thì sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của Đảng;

Cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước khi có hành vi sinh con thứ 3 trở lên thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của Chính phủ ban hành;

Thành viên của các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội mà sinh con thứ 3 trở lên thì sẽ bị xử lý theo quy định của quy chế, quy định của đoàn thể, của tổ chức đó;

Người dân sinh con thứ 3 trở lên thì bị xử lý theo quy định của hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, xóm, cụm dân cư nơi mà người dân đó cư trú…

Tuy nhiên, từ ngày 31/12/2013, khi Nghị định 114 được nêu trên đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Nghị định số 176/2013/NĐ-CP thì quy định này đã bị bãi bỏ.

Đồng thời, tại Nghị định 112/2020/NĐ-CP có quy định các trường hợp viên chức bị xử lý kỷ luật nhưng lại không đề cập đến việc cấm giáo viên sinh con thứ 3. Dù vậy, nếu như trong hợp đồng làm việc đã ký của giáo viên, của viên chức có điều khoản quy định về xử lý kỷ luật khi sinh con thứ 3 thì giáo viên sẽ phải chịu kỷ luật theo như hợp đồng đã ký.

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, không cấm giáo viên sinh con thứ 3 nhưng nếu như nội quy, quy chế, hợp đồng làm việc có điều khoản xử phạt khi sinh con thứ 3 thì phải áp dụng quy định đó.

Trong trường hợp này chị Ánh muốn sinh con thứ mà sợ bị xử lý kỷ luật thì trước tiên chị Ánh phải xem xét đến quy chế, quy định của nhà trường xem vấn đề sinh con thứ 3 có bị xử lý kỷ luật theo quy chế, quy định của cơ quan, tổ chức. 

Trên đây là phần giải đáp cho câu hỏi của chị Ánh. Nếu chị còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến hình thức kỷ luật khi sinh con thứ 3, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư giải đáp chi tiết.

>> Xem thêm: Sinh con thứ 3 có bị phạt không? – Trường hợp nào không bị xử phạt?

Bài viết trên đây, Tổng Đài Pháp Luật đã giải đáp chi tiết về câu hỏi giáo viên sinh con thứ 3 xếp loài gì? Các thông tin trong bài được cung cấp dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành. Hy vọng bài viết sẽ mang lại cho bạn những thông tin hữu ích nhất. Mọi vướng mắc liên quan đến vấn đề sinh con thứ 3, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được luật sư tư vấn chuyên sâu!