Kính gửi: – Các Bộ, Cơ quan ngang bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ
– Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
– Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước.
– Căn cứ nghị định số 36/2003/NĐ-CP ngày 4 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng.
– Căn cứ Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 06 năm 2007 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
Bộ Xây dựng công bố Định mức dự toán xây dựng công trình – Phần Xây dựng kèm theo văn bản này để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan sử dụng vào việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo hướng dẫn tại Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
Nơi nhận:
– Như trên;
– Văn phòng Quốc hội;
– Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Cơ quan TW của các đoàn thể;
– Toà án Nhân dân tối cao;
– Viện kiểm sát Nhân dân tối cao
– Văn phòng chính phủ;
– Các Sở XD, các Sở có công trình xây dựng chuyên ngành;
– Các Cục, Vụ thuộc Bộ XD;
– Lưu VP, Vụ PC, KTTC, Viện KTXD, H.300
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đinh Tiến Dũng
THUYẾT MINH VÀ HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG
ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH – PHẦN XÂY DỰNG
Định mức dự toán xây dựng công trình – Phần xây dựng (Sau đây gọi tắt là Định mức dự toán) là định mức kinh tế – kỹ thuật thể hiện mức hao phí về vật liệu, lao động và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng như 1m3 tường gạch, 1m3 bê tông, 1m2 lát gạch, 1 tấn cốt thép, 100m dài cọc .v.v. từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc công tác xây dựng (kể cả những hao phí cần thiết do yêu cầu kỹ thuật và tổ chức sản xuất nhằm đảm bảo thi công xây dựng liên tục, đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật).
Định mức dự toán được lập trên cơ sở các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng; quy phạm kỹ thuật về thiết kế – thi công – nghiệm thu; mức cơ giới hóa chung trong ngành xây dựng; trang thiết bị kỹ thuật, biện pháp thi công và những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong xây dựng (các vật liệu mới, thiết bị và công nghệ thi công tiên tiến.v.v.).
1. Nội dung định mức dự toán
Định mức dự toán bao gồm:
– Mức hao phí vật liệu:
Là số lượng vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện hoặc các bộ phận rời lẻ, vật liệu luân chuyển (không kể vật liệu phụ cần dùng cho máy móc, phương tiện vận chuyển và những vật liệu tính trong chi phí chung) cần cho việc thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng.
Mức hao phí vật liệu trong định mức này đã bao gồm hao hụt vật liệu ở khâu thi công; riêng đối với các loại cát xây dựng đã kể đến hao hụt do độ dôi của cát.
– Mức hao phí lao động:
Là số ngày công lao động của công nhân trực tiếp thực hiện khối lượng công tác xây dựng và công nhân phục vụ xây dựng.
Số lượng ngày công đã bao gồm cả lao động chính, phụ để thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc, thu dọn hiện trường thi công.
Cấp bậc công nhân trong định mức là cấp bậc bình quân của các công nhân tham gia thực hiện một đơn vị công tác xây dựng.
– Mức hao phí máy thi công:
Là số ca sử dụng máy và thiết bị thi công chính trực tiếp thực hiện kể cả máy và thiết bị phụ phục vụ để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng.
Kết cấu tập định mức dự toán
– Tập định mức dự toán được trình bầy theo nhóm, loại công tác hoặc kết cấu xây dựng và được mã hóa thống nhất bao gồm 11 chương.
Chương I : Công tác chuẩn bị mặt bằng xây dựng
Chương II : Công tác đào, đắp đất, đá, cát
Chương III : Công tác đóng cọc, ép cọc, nhổ cọc, khoan tạo lỗ cọc khoan nhồi
Chương IV : Công tác làm đường
Chương V : Công tác xây gạch đá
Chương VI : Công tác bê tông tại chỗ
Chương VII : Công tác sản xuất và lắp dựng cấu kiện bê tông đúc sẵn
Chương VIII : Sản xuất, lắp dựng cấu kiện gỗ
Chương IX : Sản xuất, lắp dựng cấu kiện sắt thép
Chương X : Công tác làm mái, làm trần và các công tác hoàn thiện khác
Chương XI : Các công tác khác
– Mỗi loại định mức được trình bầy tóm tắt thành phần công việc, điều kiện kỹ thuật, điều kiện thi công và biện pháp thi công và được xác định theo đơn vị tính phù hợp để thực hiện công tác xây dựng đó.
– Các thành phần hao phí trong Định mức dự toán được xác định theo nguyên tắc sau:
+ Mức hao phí vật liệu chính được tính bằng số lượng phù hợp với đơn vị tính của vật liệu.
+ Mức hao phí vật liệu khác như vật liệu làm dàn giáo xây, vật liệu phụ khác được tính bằng tỉ lệ % tính trên chi phí vật liệu chính.
+ Mức hao phí lao động chính và phụ được tính bằng số ngày công theo cấp bậc bình quân của công nhân trực tiếp xây dựng.
+ Mức hao phí máy thi công chính được tính bằng số lượng ca máy sử dụng.
+ Mức hao phí máy thi công khác được tính bằng tỷ lệ % trên chi phí sử dụng máy chính.
Hướng dẫn áp dụng
– Định mức dự toán được áp dụng để lập đơn giá xây dựng công trình, làm cơ sở xác định dự toán chi phí xây dựng, tổng mức đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
– Ngoài thuyết minh và hướng dẫn áp dụng nêu trên, trong một số chương công tác của Định mức dự toán còn có phần thuyết minh và hướng dẫn cụ thể đối với từng nhóm, loại công tác xây dựng phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công và biện pháp thi công.
– Chiều cao ghi trong định mức dự toán là chiều cao tính từ cốt 0.00 theo thiết kế công trình đến cốt ≤4m; ≤16m; ≤50m và từ cốt 0.00 đến cốt >50m. Các loại công tác xây dựng trong định mức không ghi độ cao như công tác trát, láng, ốp, v.v… nhưng khi thi công ở độ cao > 16m thì sử dụng định mức bốc xếp vận chuyển vật liệu lên cao.
Bảng phân loại rừng, phân loại bùn, cấp đất, đá trong định mức được sử dụng thống nhất cho các loại công tác xây dựng trong tập định mức này.
Bài viết được đính kèm văn bản | |
Định mức | Định mức |