Trên thực tế, còn nhiều người chưa nắm rõ quy định về chấm dứt việc nhận con nuôi. Vì vậy, khi thực hiện thủ tục này, họ thường mất rất nhiều thời gian và công sống. Để việc thực hiện thủ tục này trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn, trong bài viết dưới đây, Tổng Đài Pháp Luật sẽ cung cấp quy định về người có quyền yêu cầu và thực hiện thủ tục chấm dứt nhận con nuôi. Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề này, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư giải đáp chi tiết!
>> Luật sư tư vấn miễn phí về trường hợp chấm dứt việc nhận con nuôi, gọi ngay 1900.6174
Câu hỏi
Tôi là Phương, năm nay tôi 40 tuổi. Hiện tôi đang làm việc tại một công ty về kỹ thuật phần mềm. Vợ chồng tôi lấy nhau được 10 năm nay. Tuy nhiên, do vấn đề sức khỏe nên vợ tôi khó có thể mang thai. Vì vậy, cách đây 6 năm chúng tôi có nhận nuôi một người con. Nhưng được một thời gian, con nuôi của tôi có nhiều hành vi hỗn xược, nhiều lần ăn cắp tiền riêng của hai vợ chồng tôi. Đỉnh điểm là một lần ăn cắp tiền bị vợ tôi phát hiện, con tôi đã đẩy ngã vợ của tôi khiến vợ tôi bị gãy tay. Do vậy, tôi muốn hỏi, bây giờ tôi muốn chấm dứt việc nhận con nuôi phải làm như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư!”
Phần trả lời của Luật sư tư vấn luật dân sự:
Cảm ơn anh Phương đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho đội ngũ Luật sư của Tổng Đài Pháp Luật! Đối với câu hỏi trên, các Luật sư của chúng tôi đưa ra phần giải đáp như sau:
Ai có quyền yêu cầu chấm dứt nhận con nuôi?
>>> Quyền yêu cầu chấm dứt việc nhận con nuôi thuộc về ai? Liên hệ ngay 1900.6174
Căn cứ theo Điều 26 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về thẩm quyền yêu cầu chấm dứt nuôi con nuôi gồm:
– Bố mẹ nuôi.
– Con nuôi đã thành niên.
– Bố mẹ đẻ hoặc người giám hộ của con nuôi.
Cơ quan, tổ chức sau đây có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi khi có một trong những căn cứ quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 25 của Luật nuôi con nuôi năm 2010, cụ thể như sau:
– Cơ quan lao động, thương binh và xã hội;
– Hội liên hiệp phụ nữ.
Như vậy, đối với trường hợp của anh Phương, anh là người có quyền chấm dứt việc con nuôi. Nếu anh có thắc mắc về vấn đề trên, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư tư vấn chi tiết!
>> Xem thêm: Thủ tục nhận con nuôi trong nước và yếu tố nước ngoài 2022
Khi nào chấm dứt quan hệ con nuôi?
>>> Chấm dứt quan hệ con nuôi cần đáp ứng những yêu cầu gì? Liên hệ ngay 1900.6174
Căn cứ theo Điều 25 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định về căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi như sau:
“Việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong các trường hợp như sau:
1. Con nuôi đã thành niên và bố mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;
2. Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, danh dự của bố mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ bố mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của bố mẹ nuôi;
3. Bố mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;
4. Vi phạm quy định tại Điều 13 của Luật này.”
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 về các hành vi bị cấm, cụ thể như sau:
“1. Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi và bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em.
2. Giả mạo các giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi.
3. Phân biệt đối xử giữa con nuôi và con đẻ.
4. Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.
5. Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh và người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.
6. Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc chị, anh, em nhận nhau làm con nuôi.
7. Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, các phong tục tập quán, đạo đức và truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.”
Như vây, đối chiếu với trường hợp của anh Phương, do người con có nhiều lần hỗn xược và có hành vi trộm cắt tài sản của vợ chồng anh và có hành vi đẩy ngã vợ của anh khiến vợ anh bị gãy tay. Nên vợ chồng anh có thể thu thập những chứng cứ này để làm căn cứ chấm dứt việc nhận con nuôi. Mọi thắc mắc liên quan vấn đề này, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư tư vấn miễn phí!
>> Xem thêm: Con nuôi có được hưởng thừa kế tài sản của cha mẹ nuôi không?
Thẩm quyền giải quyết chấm dứt việc nhận con nuôi
>>> Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết chấm dứt việc nhận con nuôi? Liên hệ ngay 1900.6174
Căn cứ theo Điều 29 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định các yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân như sau:
“1. Yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.
2. Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con và chia tài sản khi ly hôn.
3. Yêu cầu công nhận thỏa thuận của bố, mẹ về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn hoặc công nhận việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn của cơ quan, tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
4. Yêu cầu hạn chế quyền của bố, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn.
5. Yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi.
6. Yêu cầu liên quan đến việc mang thai hộ theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành.
7. Yêu cầu công nhận thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đã được thực hiện theo bản án và quyết định của Tòa án.
8. Yêu cầu tuyên bố vô hiệu thỏa thuận về chế độ phân chia tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
9. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận quyết định, bản án về hôn nhân và gia đình của Tòa án nhân dân nước ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài hoặc không công nhận quyết định, bản án về hôn nhân và gia đình của Tòa án nhân dân nước ngoài hoặc cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền của nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.
10. Yêu cầu xác định bố, mẹ cho con hoặc con cho bố, mẹ theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
11. Các yêu cầu khác về hôn nhân và gia đình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.”
Như vậy theo quy định nêu trên, yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi này sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Theo Điểm b khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu như sau:
“b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này;”
Theo Điểm l khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 có quy định thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án nhân dân theo lãnh thổ được xác định, cụ thể như sau:
“l) Tòa án nơi bố, mẹ nuôi hoặc con nuôi cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi;”
Trong trường hợp này vợ chồng anh Phương sẽ gửi đơn yêu cầu giải quyết việc chấm dứt nuôi con nuôi đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ chồng anh hoặc con nuôi của anh đang cư trú, sinh sống và làm việc. Trong quá trình soạn thảo đơn nếu anh có bất kỳ vướng mắc nào, hãy liên hệ đến số điện thoại 1900.6174 để được Luật sư hướng dẫn chi tiết!
>> Xem thêm: Mẫu đơn xin nhận con nuôi mới năm 2022 – Hướng dẫn chi tiết
Thủ tục chấm dứt việc nhận con nuôi
>>> Thủ tục chấm dứt việc nhận con nuôi được thực hiện như thế nào? Gọi ngay 1900.6174
Khi muốn giải quyết vụ việc chấm dứt việc nuôi con nuôi, vợ chồng anh Phương cần thực hiện các thủ tục được quy định theo thủ tục của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Thủ tục gồm các bước như sau :
Bước 1: Gửi đơn yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền (đơn yêu cầu giải quyết việc chấm dứt nuôi con nuôi). Đơn yêu cầu tòa án nhân dân giải quyết việc dân sự được quy định tại Điều 312 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Đơn yêu cầu phải có các nội dung chính như sau:
a) Ngày, tháng, năm viết đơn;
b) Tên Toà án nhân dân có thẩm quyền giải quyết đơn;
c) Tên, địa chỉ của người yêu cầu;
d) Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết việc dân sự đó;
đ) Tên, địa chỉ của những cá nhân có liên quan đến việc giải quyết đơn yêu cầu, nếu có;
e) Các thông tin khác mà cá nhân yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu;
g) Người yêu cầu là cá nhân phải ký rõ tên hoặc điểm chỉ, nếu là các cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức này phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn.
Gửi kèm theo đơn yêu cầu là tài liệu và chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Bước 2: Tòa án nhân dân sẽ tiến hành mở phiên tòa giải quyết việc dân sự:
Tòa án nhân dân sẽ ra quyết định về việc giải quyết chấm dứt việc nuôi con nuôi, người yêu cầu giải quyết việc dân sự nộp lệ phí và án phí theo quy định của pháp luật
Bước 3: Kháng cáo và kháng nghị quyết định của Tòa án nhân dân (nếu có): Nếu bố nuôi, mẹ nuôi, con nuôi, những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan tham dự phiên tòa giải quyết việc nuôi con nuôi không có kháng cáo với quyết định của tòa án cho chấm dứt nhận con nuôi, quyết định của tòa án này sẽ có hiệu lực pháp luật.
Như vậy, vợ chồng anh Phương cần phải thực hiện các thủ tục nêu trên để có thể chấm dứt việc nhận con nuôi. Trong quá trình thực hiện thủ tục chấm dứt việc nhận con nuôi, anh gặp bất kỳ khó khăn nào, hãy liên hệ ngay chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được các Luật sư, chuyên viên tư vấn pháp luật giải đáp nhanh chóng!
>> Xem thêm: Thủ tục cho người nước ngoài nhận con nuôi ở Việt Nam từ A-Z
Trên đây là những chia sẻ của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề chấm dứt việc nhận con nuôi. Mọi thông tin chia sẻ đều trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành, hy vọng sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin pháp lý hữu ích. Trong trường hợp, bạn còn điều gì vướng mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận được tư vấn hỗ trợ bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý nhiều kinh nghiệm!