Điều kiện thay đổi quyền nuôi con là điều kiện để yêu cầu Tòa án thay đổi quyền nuôi con. Pháp luật đã có những quy định rất cụ thể về vấn đề này. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều trường hợp không nắm rõ những quy định của pháp luật nên mất rất nhiều thời gian mà vẫn không đủ điều kiện để được giải quyết. Trong bài viết dưới đây, Tổng Đài Pháp Luật sẽ cung cấp cho bạn đọc những quy định hiện hành về điều kiện thay đổi quyền trực tiếp nuôi con. Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề này, bạn vui lòng gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư tư vấn chi tiết!
Điều kiện thay đổi quyền nuôi con
Chị Mai Anh (Bắc Ninh) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, tôi đang có vấn đề thắc mắc về quyền nuôi con mong Luật sư tư vấn như sau:
Vợ chồng tôi đã kết hôn được 03 năm nay. Chúng tôi có với nhau 1 con chung. Theo quyết định của Tòa, ba bé được quyền chăm sóc, nuôi dưỡng bé với điều kiện không được cấm cản tôi thăm nom bé. Nhiều lần, tôi muốn sang thăm bé nhưng ba bé lại nhiều lần cấm cản tôi. Chồng cũ của tôi còn dọa nếu cứ sang thăm sẽ đánh tôi. Vậy thưa Luật sư, để thay đổi quyền nuôi con, tôi cần phải đáp ứng những điều kiện gì? Rất mong luật sư có thể giúp đỡ tôi! Tôi cảm ơn Luật sư!”
>> Luật sư tư vấn miễn phí về điều kiện thay đổi quyền nuôi con? Liên hệ ngay 1900.6174
Phần trả lời của Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình:
Xin chào chị Mai Anh! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho Tổng Đài Pháp Luật! Theo những thông tin chị cung cấp, chúng tôi xin giải đáp vấn đề này như sau:
Theo quy định tại Điều 83 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:
“ 1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con”
Căn cứ theo Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về vấn đề thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn nếu có một số điều kiện, cụ thể như sau:
“1. Trong trường hợp có yêu cầu của bố, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án nhân dân có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong những căn cứ sau đây:
a) Bố, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét theo nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả bố và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án nhân dân quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015.
5. Trong trường hợp có căn cứ rằng theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan và tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con, như sau:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan nhà nước có chức năng quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan nhà nước có chức năng quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ”.
Trên đây là những điều kiện thay đổi quyền nuôi con mà chị Mai Anh cần phải đáp ứng. Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề này, chị hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư tư vấn nhanh chóng!
Ai được quyền yêu cầu thay đổi quyền nuôi con?
Chị Trúc (Kim Bảng – Hà Nam) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, tôi có thắc mắc mong được tư vấn như sau:
Tôi và chồng tôi đã ly hôn nhau được 01 năm nay. Theo quyết định của Tòa án, tôi được quyền nuôi con và chồng cũ tôi có nghĩa vụ chu cấp hàng tháng cho bé. Tuy nhiên, do tính chất của công việc, tôi không có nhiều thời gian chăm sóc và nuôi dưỡng con. Vì vậy, tôi muốn nhường quyền nuôi con cho chồng cũ của tôi. Vậy tôi muốn hỏi, tôi có được quyền yêu cầu thay đổi quyền nuôi con không? Tôi xin cảm ơn!”
>> Luật sư giải đáp miễn phí về quyền yêu cầu thay đổi quyền nuôi con, liên hệ ngay 1900.6174
Phần trả lời của Luật sư:
Cảm ơn chị Trúc đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của Tổng Đài Pháp Luật! Đối với câu hỏi của chị, các Luật sư chúng tôi đưa ra phần giải đáp như sau:
Sau khi ly hôn, Tòa án nhân dân sẽ giao quyền trực tiếp nuôi con cho một trong hai bên chồng hoặc vợ có đủ điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con. Do đó, khi yêu cầu thay đổi quyền nuôi con cái, trước hết người có quyền sẽ là bố, mẹ.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định như sau:
Trong trường hợp có yêu cầu của bố, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án nhân dân có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Theo quy định nêu trên, cá nhân có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn là bố, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức khác.
Trong đó, căn cứ tại khoản 5 Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, nếu người trực tiếp nuôi con cái không còn đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì những cá nhân, tổ chức sau đây có quyền thay đổi người trực tiếp nuôi con bao gồm:
– Người thân thích: Đây là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng và có cùng dòng máu về trực hệ, có họ trong phạm vi ba đời (Theo Khoản 19 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014). Do đó, người thân thích trên có thể là ông, bà, cô, dì, chú, cậu, mợ…
– Cơ quan quản lý Nhà nước về trẻ em, gia đình: Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội; …
– Hội Liên hiệp phụ nữ
Như vậy, đối với tình huống của chị Trúc, những người có thẩm quyền thay đổi quyền nuôi con đó là: chị, chồng cũ của chị và cá nhân, tổ chức cơ quan nhà nước có thẩm quyền nêu trên.
Như vậy, trên đây là phần giải đáp của Tổng Đài Pháp Luật về quyền thay đổi quyền nuôi con. Nếu chị còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn từ đội ngũ Luật sư có nhiều năm kinh nghiệm!
Thẩm quyền giải quyết việc thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn
Chị Hà (Hà Tĩnh) có câu hỏi:
“Tôi và chồng tôi đã ly hôn được 01 năm nay. Do tính chất công việc khá bận rộn nên tôi không thể nuôi được con chung. Theo đó, Tòa đã xử cho cha bé có quyền nuôi bé và tôi có nghĩa vụ cấp dưỡng. Dạo này, tôi có nghe được thông tin rằng người cha bé sẽ lập gia đình mới. Đồng thời biết được mẹ kế của con tôi không yêu thương con. Bên cạnh đó, chồng tôi cũng là người nghiện ngập, rượu chè. Trước kia khi còn chúng sống với tôi, anh còn nhiều lần đánh đập tôi. Tôi lo cho tương lai đứa bé không được đảm bảo. Tôi muốn thay đổi quyền nuôi con. Vậy Luật sư cho tôi hỏi, cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết khi đáp ứng điều kiện thay đổi quyền nuôi con? Cảm ơn Luật sư!”
>> Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn? Liên hệ ngay 1900.6174
Phần trả lời của Luật sư:
Cảm ơn chị Hà đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của Tổng Đài Pháp Luật! Đối với vấn đề chị gặp phải, các Luật sư chúng tôi đã xem xét và đưa ra phản hồi như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 39 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 như sau:
“Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án nhân dân theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc và nếu bị đơn đó là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn đó là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nhân dân nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn này là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn này là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nhân dân nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
…”
Theo đó, căn cứ theo quy định tại Điều 39 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Tòa án nhân dân cấp quận, huyện nơi chồng cũ của chị đang cư trú hoặc đang đăng ký tạm trú có thẩm quyền giải quyết việc yêu cầu thay đổi quyền nuôi con của chị. Do đó, nếu chị muốn giành lại quyền nuôi con thì phải làm đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con gửi lên Tòa án nhân dân cấp quận, huyện nơi chồng chị đang cư trú hoặc tạm trú để được yêu cầu giải quyết.
Kèm theo đó chị phải đưa ra được những căn cứ chứng minh chồng cũ của chị không còn đáp ứng đủ điều kiện để nuôi con như sau: không có thu nhập, không có nơi ở hợp pháp, điều kiện nuôi con khác không còn đảm bảo… Trong trường hợp nếu chị không xác định được hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú của chồng cũ thì rất khó để Tòa án nhân dân xác định và giải quyết vấn đề cho chị.
Trên đây là phần tư vấn của Luật sư về cơ quan có thẩm quyền giải quyết khi đáp ứng điều kiện thay đổi quyền nuôi con. Nếu chị còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư tư vấn chi tiết!
Muốn giành quyền trực tiếp nuôi con sau ly hôn như thế nào?
Chị Kim Ngân (Ứng Hòa – Hà Nội) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi thắc mắc mong được hỗ trợ tư vấn như sau:
Tôi và chồng cũ của tôi đã ly hôn được 03 năm nay, theo quyết định của Tòa án, chồng cũ của tôi được giành quyền nuôi con. Tôi nghe được thông tin chồng cũ của tôi sắp lập gia đình. Bên cạnh đó, bản thân chồng cũ của tôi cũng là một người hay tụ tập, ăn chơi. Tôi lo sợ cho tương lai của bé nếu tiếp tục sống chung với chồng cũ của tôi. Tôi muốn giành lại quyền nuôi con, mong Luật sư tư vấn giúp tôi thủ tục giành quyền nuôi con sau ly hôn. Tôi cảm ơn Luật sư!”
>> Luật sư tư vấn miễn phí cách giành quyền trực tiếp nuôi con sau ly hôn, gọi ngay 1900.6174
Phần trả lời của Luật sư:
Cảm ơn chị Kim Ngân đã tin tưởng và gửi thắc mắc đến cho đội ngũ Luật sư của Tổng Đài Pháp Luật! Đối với câu hỏi thắc mắc trên của chị, các Luật sư của chúng tôi đã phân tích và đưa ra phần giải đáp cho thắc mắc trên như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
1. Trong trường hợp có yêu cầu của bố, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong những căn cứ sau đây:
a) Bố, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả bố và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan nhà nước có chức năng quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan nhà nước có chức năng quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
Để giành quyền nuôi con khi đáp ứng điều kiện thay đổi quyền nuôi con, chị Kim Ngân cần phải thực hiện các thủ tục theo quy định pháp luật hiện hành như sau:
Chuẩn bị hồ sơ
Để muốn khởi kiện giành quyền nuôi con, chị Kim Ngân cần phải chuẩn bị các giấy tờ như sau:
– Đơn khởi kiện yêu cầu thay đổi quyền nuôi con và đơn xin thay đổi quyền nuôi con
– Quyết định, bản án ly hôn đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
– Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu còn hạn, sổ hộ khẩu.
– Giấy khai sinh của con.
– Các chứng cứ chứng minh cho việc khởi kiện thay đổi quyền trực tiếp quyền nuôi con (áp dụng trong trường hợp hai bên không thỏa thuận được hoặc khởi kiện thay đổi quyền nuôi con khi người đang trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện để nuôi con).
Nộp hồ sơ
Chị nộp hồ sơ thay đổi quyền nuôi con đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi một trong hai bên vợ chồng chị thỏa thuận thay đổi nuôi con cư trú, làm việc. Hoặc gửi đến Tòa án cấp huyện nơi người con chị đang cư trú.
Thời gian giải quyết
Tùy vào từng hình thức yêu cầu và thay đổi người nuôi con sau ly hôn sẽ quyết định thời gian giải quyết nhanh hay chậm:
– Khởi kiện: Thông thường thời gian giải quyết sẽ là 04 – 06 tháng.
– Yêu cầu: Thông thường thời gian giải quyết sẽ là 02 – 03 tháng.
Mất phí, lệ phí
Khi làm đơn khởi kiện yêu cầu quyền nuôi con, theo Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH14, mức án phí và lệ phí mà chị Kim Ngân sẽ phải nộp là 300.000 đồng.
Như vậy, trên đây là phần hướng dẫn của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề giành quyền nuôi con sau ly hôn của chị Kim Ngân. Trong quá trình thực hiện, nếu chị Kim Ngân gặp bất kỳ khó khăn nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn chi tiết từ Luật sư!
Trên đây là những chia sẻ của Tổng Đài Pháp Luật về điều kiện thay đổi quyền nuôi con. Mọi thông tin chia sẻ đều trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành, hy vọng sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin pháp lý hữu ích. Trong trường hợp, bạn còn điều gì vướng mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được tư vấn hỗ trợ bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý nhiều kinh nghiệm.