Con riêng của vợ có được hưởng thừa kế của chồng không?

Con riêng của vợ có được hưởng thừa kế của chồng không? Người nào có quyền được hưởng thừa kế? Trường hợp nào con riêng được hưởng thừa kế? Vấn đề xoay quanh tài sản luôn nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người.Tất cả những vấn đề trên sẽ Tổng Đài Pháp Luật được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. Nếu như anh/chị có thắc mắc hay câu hỏi nào liên quan cần được làm rõ hãy gọi ngay cho chúng tôi qua số hotline 1900.6174 để được hỗ trợ, tư vấn một cách nhanh chóng và chính xác nhất!

 

Câu hỏi

 

Chị Thanh ở Hòa Bình có câu hỏi như sau:

Chào Luật sư, tôi có một số vấn đề muốn hỏi luật sư là về vấn đề tài sản mà mẹ tôi để lại nhưng tôi lại là con riêng của mẹ. Cụ thể, bố ruột tôi mất lúc tôi còn nhỏ, mẹ tôi lấy chồng khác không lâu sau đó. Bố dượng rất tốt với tôi và cũng nuôi dưỡng, thương yêu, chăm sóc tôi như con ruột. Tôi cũng rất yêu thương và kính trọng cha dượng. Gần đây cha dượng tôi đã mất và không để lại di chúc. Người bố dượng của tôi còn có 2 người con nữa.

Vậy luật sư cho tôi hỏi con riêng của vợ có được hưởng thừa kế của chồng không? Trường hợp được hưởng thi tôi có quyền thừa kế như thế nào với tài sản đó. Mong có thể sớm nhận được câu trả lời từ phía luật sư. Tôi xin cảm ơn luật sư!

 

Luật sư tư vấn luật hôn nhân trả lời:

Chào chị Thanh! Cảm ơn chị đã tin tưởng gửi câu hỏi về cho pháp luật. Đối với vấn đề của chị theo thông tin chị đã cung cấp trên và dựa theo quy định pháp luật luật sư phân tích và xin đưa câu trả lời như sau:

>> Luật sư tư vấn miễn phí con riêng của vợ có được hưởng thừa kế của chồng không, gọi ngay 1900.6174

con riêng của vợ có được hưởng thừa kế của chồng không
Con riêng của vợ có được hưởng thừa kế của chồng không

 

Ai có quyền hưởng thừa kế khi người chết không để lại di chúc?

 

>> Người nào có quyền hưởng thừa kế khi không có di chúc? Gọi ngay 1900.6174

Căn cứ tại Điều 650 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định về những trường hợp mà một người sẽ được thừa kế theo pháp luật như sau:

– Trường hợp đầu tiên và quan trọng nhất là người để lại di sản không có di chúc để lại

– Trường hợp hai di chúc mà người có quyền để lại tài sản không hợp pháp;

– Thứ ba là trường hợp mà những người thừa kế theo di chúc chết trước người để lại di chúc hoặc chết cùng thời điểm người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm bắt đầu mở thừa kế;

– Những người được chỉ định làm thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản này.

Thừa kế theo pháp luật cũng sẽ được áp dụng đối với các phần di sản dưới đây:

– Phần di sản mà trước đó không được định đoạt cụ thể trong di chúc của người chết

– Phần di sản mà nó có liên quan đến phần ở trong di chúc không có hiệu lực pháp luật đó

– Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 651 của Bộ luật Dân sự năm 2015, có quy định những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự là các hàng thừa kế như sau:

– Hàng thừa kế đầu tiên (hàng thứ nhất) được quy định gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

– Hàng thừa kế tiếp theo (hàng thứ hai) bao gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

– Hàng thừa kế cuối cùng (hàng thứ ba) gồm có: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Như vậy, có thể thấy qua những quy định trên thì nếu người chết không để lại di chúc thì phần di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật. Bổ sung theo quy định tại Điều 651 Khoản 1 có thể thấy những người được hưởng phần di sản thừa kế theo pháp luật khi người chết không để lại di chúc bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;…

Ngoài những đối tượng trong các hàng thừa kế, căn cứ theo quy định tại Điều 654 Luật này về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế thì có thể thấy nếu giữa chị và bố dượng nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con thì chị sẽ được thừa kế di sản từ người bố dượng này.

Trên đây là những giải đáp của Tổng Đài Pháp Luật cho vấn đề thắc mắc của chị liên quan đến vấn đề người nào được quyền hưởng thừa kế khi người chết không để lại di chúc. Mọi câu hỏi hay thắc mắc của chị về vấn đề này, hãy nhấc máy và liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ miễn phí từ luật sư chuyên môn.

>> Xem thêm: Luật thừa kế tài sản không di chúc và những quy định của pháp luật

 

Con riêng của vợ có được hưởng thừa kế của chồng không?

 

>> Tư vấn miễn phí con riêng của vợ có được hưởng thừa kế của chồng không, gọi ngay 1900.6174

Pháp luật dân sự quy định có hai hình thức thừa kế đó là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

– Thừa kế theo di chúc:

Theo quy định tại Điều 610 của Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền bình đẳng về việc thừa kế của cá nhân quy định mọi cá nhân đều bình đẳng với nhau về quyền để lại tài sản thừa kế của chính mình cho người khác và quyền được hưởng phần di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Cùng với đó theo quy định tại Điều 621 của Bộ luật này thì có quy định cụ thể về những người không có quyền được hưởng di sản thừa kế. Trong đó không có quy định là con riêng của vợ không được nhận thừa kế theo di chúc vì quyền hưởng thừa kế theo di chúc của mỗi người là như nhau mà không phân biệt thân phận hay địa vị và những vấn đề khác.

– Thừa kế theo pháp luật:

Quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 tại Khoản 1 Điều 650 có quy định về những trường hợp mà một người sẽ được thừa kế theo pháp luật như sau:

– Trường hợp đầu tiên và quan trọng nhất là người để lại di sản không có di chúc để lại;

– Trường hợp thứ hai di chúc mà người có quyền để lại tài sản không hợp pháp;

– Thứ ba là trường hợp mà những người thừa kế theo di chúc chết trước người để lại di chúc hoặc chết cùng thời điểm mà người lập di chúc cũng chết; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc mà lúc này xét thấy họ không còn tồn tại vào thời điểm bắt đầu mở thừa kế;

– Cuối cùng người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản, hạn chế nhận di sản hoặc người này từ chối nhận phần di sản đó.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 651 của Bộ luật Dân sự năm 2015, có quy định những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự là các hàng thừa kế như sau:

– Hàng thừa kế đầu tiên (hàng thứ nhất) được quy định gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

– Hàng thừa kế tiếp theo (hàng thứ hai) bao gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

– Hàng thừa kế cuối cùng (hàng thứ ba) gồm có: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế mà được quy định tại điều luật trên cùng một hàng thừa kế sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau, không phân biệt xuất thân và địa vị hay những vấn đề khác. Những người ở hàng thừa kế phía sau sẽ chỉ được hưởng phần di sản thừa kế, nếu không còn ai hoặc người hàng thừa kế trước đó có thể là đã chết, trường hợp người không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản đó hoặc chính bản thân họ từ chối nhận di sản.

Như vậy, dựa vào quy định trên có thể thấy việc thừa kế theo di chúc thì con riêng của vợ hoàn toàn có thể được hưởng phần di sản do người chết để lại. Còn đối với trường hợp thừa kế theo pháp luật mà con riêng của vợ không thuộc đối tượng được hưởng thừa kế từ bố dượng. Bởi nếu xét theo nội dung được quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 251 thì con riêng của vợ sẽ chỉ được hưởng phần di sản của mẹ để lại, nếu tài sản của bố dượng là tài sản riêng của bố thì con riêng của vợ sẽ không được hưởng quyền thừa kế theo pháp luật.

Tuy nhiên, nếu căn cứ theo quy định tại Điều 654 về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế: “Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này”. Từ những căn cứ này thì chị mặc dù là con riêng của mẹ chị nhưng giữa chị và bố dượng nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con thì chị sẽ được thừa kế di sản từ người bố dượng này.

Trên đây là những giải đáp của Tổng Đài Pháp Luật cho vấn đề thắc mắc của chị liên quan đến vấn đề con riêng của vợ có được hưởng thừa kế không? Trong việc tìm hiểu quy định pháp luật, chị còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này gọi ngay 1900.6174 để nhận tư vấn chuyên sâu từ luật sư!

 

truong-hop-nao-con-rieng-cua-vo-khong-duoc-huong-thua-ke
Trường hợp nào con riêng của vợ không được hưởng thừa kế?

 

Con riêng của vợ không được hưởng thừa kế di sản của chồng trong trường hợp nào?

 

>> Luật sư tư vấn trường hợp nào con riêng của vợ không được hưởng thừa kế bố dượng, gọi ngay 1900.6174

Mặc dù nếu theo các quy định trên thì con riêng của vợ không được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật từ người bố dượng. Tuy nhiên, luật pháp Việt Nam luôn thể hiện tính linh hoạt và tính nhân đạo của mình thông qua việc đã có sự điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Cụ thể, pháp luật vẫn tạo điều kiện cho con riêng được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật trong trường hợp quy định tại Điều 654 Bộ luật Dân sự năm 2015, theo đó:

“Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này”.

Như vậy, có thể thấy rằng nếu có sự chăm sóc, nuôi dưỡng lẫn nhau như máu mủ ruột thịt, thì con riêng và bố dượng, mẹ kế vẫn có quyền nhận thừa kế của nhau. Trong trường hợp này, quyền thừa kế của con riêng cũng giống với quyền thừa kế của con ruột theo pháp luật. Chẳng hạn, nếu vợ mất và không để lại di chúc, thì tài sản do vợ để lại sẽ được chia đều cho các thành viên có quyền hưởng thừa kế ở hàng thứ nhất. Cụ thể, nếu hàng thứ nhất chỉ còn lại 04 người, thì tài sản sẽ được chia đều cho 4 người này. Mỗi người đều được hưởng phần di sản như nhau.

Tóm lại, trong trường hợp mà chị đang gặp phải thì chị là con riêng của mẹ chị những vẫn có thể nhận được khoản thừa kế do người bố dượng để lại, nếu chứng minh được mối quan hệ thân thiết, nuôi dưỡng lẫn nhau giữa chị với người bố dượng này.

>> Xem thêm: Con riêng của chồng có được hưởng thừa kế của vợ không?

Qua nội dung của bài viết này, chúng tôi mong rằng đã giải đáp được hầu hết mọi thắc mắc của anh/chị xoay quanh các vấn đề về con riêng của vợ có được hưởng thừa kế của chồng không. Hy vọng rằng những chia sẻ của chúng tôi đã giúp anh/chị có thêm những hiểu biết về pháp luật nói chung và về con riêng của vợ có được hưởng thừa kế của chồng không nói riêng, từ đó có thể bảo vệ quyền lợi của mình trước pháp luật.

Trong quá trình tìm hiểu nếu như anh/chị còn câu hỏi nào hay gặp phải bất kỳ khó khăn gì, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ giải đáp miễn phí, nhanh chóng và chính xác nhất từ đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn pháp lý dày dặn kinh nghiệm của chúng tôi. Tổng đài pháp luật xin gửi lời cảm ơn chân thành đối với những tin tưởng mà anh chị đã dành cho chúng tôi!