Đơn xin đổi tên trong giấy khai sinh là văn bản được sử dụng khi thực hiện thủ tục đổi tên trong giấy khai sinh. Để giúp bạn đọc có thể hoàn thiện hồ sơ và thủ tục đổi tên nhanh chóng, trong bài viết dưới đây, Tổng Đài Pháp Luật đã cung cấp mẫu đơn mới nhất cùng các quy định của pháp luật hiện hành khi thực hiện thay đổi tên trong giấy khai sinh.
Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề này, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư tư vấn chi tiết!
>>> Hãy liên hệ đội ngũ luật sư của chúng tôi để giải đáp mọi thắc mắc về “Đơn xin đổi tên trong giấy khai sinh”. Hotline 1900.6174
Quy định về việc đổi tên trong giấy khai sinh
Trước khi tìm hiểu về “Đơn xin đổi tên trong giấy khai sinh“, chúng ta hãy cùng tìm hiểu các quy định pháp luật về vấn đề này như sau:
Việc đổi tên trong giấy khai sinh được pháp luật quy định tại Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong 07 trường hợp như sau:
– Theo yêu cầu của người muốn đổi tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình hoặc danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó
– Theo yêu cầu của cha mẹ đẻ hoặc con khi xác định cha, mẹ cho con
– Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi muốn thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này (hoặc cha đẻ, mẹ đẻ) yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ đã đặt
– Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình
– Thay đổi tên của vợ (chồng) trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ (chồng) là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi
– Thay đổi tên của người đã chuyển đổi giới tính, xác định lại giới tính
– Trường hợp khác do pháp luật hộ tịch có quy định.
Cụ thể, trường hợp khác được quy định tại khoản 1 Điều 17 Thông tư 04/2020/TT-BTP.
Theo đó, việc cải chính hộ tịch (thay đổi họ, tên) chỉ được giải quyết sau khi xác định có sai sót, nhầm lẫn của người đi đăng ký hộ tịch hoặc của cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp thay đổi họ, tên nhằm mục đích hợp thức hóa các giấy tờ, hồ sơ hiện tại không được chấp nhận.
>>> Xem thêm: Thủ tục đổi tên khai sinh cho người lớn – Tư vấn miễn phí
Mẫu đơn xin đổi tên trong giấy khai sinh mới nhất hiện nay
Để giúp việc hoàn thiện hồ sơ xin đổi tên trong giấy khai sinh nhanh chóng, Tổng Đài Pháp Luật đã cung cấp mẫu đơn xin đổi tên trong giấy khai sinh như sau:
Trong quá trình viết đơn xin đổi tên trong giấy khai sinh, nếu anh/chị gặp bất kỳ vướng mắc nào, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được Luật sư hướng dẫn chi tiết!
>>> Luật sư hướng dẫn chi tiết cách viết đơn xin đổi tên trong giấy khai sinh, gọi ngay 1900.6174
Hướng dẫn cách viết đơn xin đổi tên trong giấy khai sinh
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách viết đơn xin đổi tên trong giấy khai sinh:
(1) Ghi cụ thể tên cơ quan đề nghị đăng ký việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc.
(2) Ghi theo địa chỉ đăng ký thường trú; nếu không có địa chỉ đăng ký thường trú ghi theo địa chỉ đăng ký tạm trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú ghi theo nơi đang sinh sống hiện tại.
(3) Ghi cụ thể thông tin về giấy tờ tùy thân (bao gồm số, cơ quan cấp, ngày cấp hộ chiếu/chứng minh nhân dân/căn cước công dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế)
Ví dụ: Căn cước công dân số 16300xxxx do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 15/7/2017.
(4) Ghi rõ nội dung loại việc đề nghị đăng ký.
Ví dụ: thay đổi họ, tên/cải chính phần khai về chữ đệm, năm sinh của người mẹ (bố)/ xác định lại dân tộc/bổ sung phần khai về quốc tịch.
(5) Ghi cụ thể loại việc, giấy tờ hộ tịch đã đăng ký trước đây có liên quan.
Ví dụ: Đã đăng ký khai sinh ngày 12 tháng 10 năm 2017 tại số 10, quyển số 01/2018 của UBND xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.
(6) Trình bày rõ nội dung thay đổi, cải chính, xác định lại dân tộc.
Ví dụ: Được thay đổi họ, tên từ Nguyễn Văn Nam thành Trần Nguyên Anh
Được cải chính phần khai về chữ đệm, năm sinh của người mẹ từ: Tạ Thị Hường, sinh năm 1971, thành: Tạ Thúy Hường, sinh năm 1973
(7) Đánh dấu X vào một trong những ô nếu có yêu cầu ( Nếu yêu cầu cấp bản sao thì cần ghi rõ số lượng)
Trên đây là những hướng dẫn chi tiết của Luật sư về cách viết đơn xin đổi tên trong giấy khai sinh. Trong quá trình tìm hiểu nội dung trên, nếu anh còn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được Luật sư giải đáp chi tiết!
>>> Cách viết đơn xin đổi tên trong giấy khai sinh? Liên hệ ngay để được luật sư tư vấn chi tiết: 1900.6174
Thẩm quyền giải quyết đổi tên trong giấy khai sinh
Căn cứ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 7 Luật hộ tịch 2014, thẩm quyền giải quyết đổi tên trong giấy khai sinh được quy định như sau:
1. Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký hộ tịch trong các trường hợp sau:
Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung thông tin hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện đăng ký hộ tịch trong các trường hợp sau, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này:
Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc.
Như vậy, theo quy định trên, thẩm quyền cải chính thông tin trong Giấy khai sinh thuộc 02 cơ quan:
– Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cải chính thông tin trong Giấy khai sinh cho người chưa đủ 14 tuổi.
– Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền cải chính thông tin trong Giấy khai sinh cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước.
>>> Tư vấn về đơn xin đổi tên trong giấy khai sinh? Liên hệ ngay 1900.6174
Thủ tục đổi tên trong giấy khai sinh
Sau đây là quy trình, thủ tục đổi tên trong giấy khai sinh mà bạn có thể tham khảo:
Hồ sơ cải chính giấy khai sinh
Thành phần hồ sơ cải chính Giấy khai sinh bao gồm:
+ Tờ khai đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại theo mẫu
+ Chứng minh thư, căn cước công dân của người yêu cầu cải chính
+ Bản chính Giấy khai sinh của người yêu cầu cải chính
+ Các giấy tờ, tài liệu có liên quan minh chứng cho yêu cầu cải chính
>>> Luật sư hỗ trợ cách viết đơn đổi tên trong giấy khai sinh, liên hệ ngay 1900.6174
Trình tự thủ tục đổi tên trong giấy khai sinh
Việc đổi tên trong Giấy khai sinh được thực hiện theo trình tự như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ cải chính tại cơ quan có thẩm quyền cải chính Giấy khai sinh
Người dân cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bao gồm những giấy tờ trên để tiến hành thủ tục.
– Với người chưa đủ 14 tuổi cư trú trong nước: Nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi cư trú hoặc nơi đã đăng ký khai sinh trước đây
– Với người đủ 14 tuổi trở lên cư trú trong nước: Nộp hồ sơ tại UBND cấp huyện nơi cư trú
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ cải chính.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ của người yêu cầu cải chính thông tin, nếu thấy yêu cầu cải chính là có căn cứ và phù hợp với quy định pháp luật thì trong vòng 03 ngày làm việc, công chức tư pháp – hộ tịch phải tiến hành ghi vào sổ hộ tịch.
Sau đó ghi nội dung cải chính vào Giấy khai sinh cho người có yêu cầu cải chính thông tin.
>>> Tư vấn về đơn xin đổi tên trong giấy khai sinh? Gọi ngay 1900.6174
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết của Tổng Đài Pháp Luật xoay quanh vấn đề “Đơn xin đổi tên trong giấy khai sinh“. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn đọc thực hiện thủ tục thay đổi tên trong giấy khai sinh dễ dàng hơn.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, vui lòng nhấc máy và liên hệ trực tiếp qua hotline 1900.6174 để được đội ngũ chuyên gia tư vấn và giải đáp nhanh chóng!
Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng. Chúng tôi không chịu trách nhiệm khi khách hàng giải quyết vấn đề theo nội dung bài viết mà không tham vấn ý kiến từ chuyên gia hay Luật Sư.
Luật Thiên Mã là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ luật sư đa lĩnh vực như Hình sự, dân sự, giải quyết tranh chấp, hôn nhân….. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi thông qua hotline 1900.6174.