Thủ tục đổi tên khai sinh cho người lớn – Tư vấn miễn phí

Thủ tục đổi tên khai sinh cho người lớn thực hiện như thế nào? Khi thực hiện thủ tục đổi tên khai sinh hồ sơ cần chuẩn bị gồm những gì? Những lưu ý khi đổi tên khai sinh cho người trên 18 tuổi. Tất cả những thắc mắc của mọi người liên quan đến vấn đề này sẽ được Tổng Đài Pháp Luật giải đáp trong bài viết dưới đây. Trong quá trình tìm hiểu quy định pháp luật nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để được luật sư, chuyên gia pháp lý tư vấn, hỗ trợ và giải đáp miễn phí.

 

Thu-tuc-doi-ten-khai-sinh-cho-nguoi-lon
Thủ tục đổi tên khai sinh cho người lớn

 

Người trên 18 tuổi có được đổi tên khai sinh không?

 

Chị My (Đà Nẵng) có câu hỏi như sau:

“Xin chào luật sư, tôi có câu hỏi như sau muốn nhờ luật sư giải đáp giúp:

Tôi năm nay 21 tuổi và đang cư trú tại Đà Nẵng. Vì nhiều lý do cá nhân không tiện nói mà tôi muốn thay đổi tên của mình. Tuy nhiên, tôi có nghe nói là nếu như trên 18 tuổi thì không được đổi tên khai sinh nên tôi đang rất lo lắng. Chính vì vậy, tôi muốn nhờ luật sư giải đáp giúp tôi là người trên 18 tuổi có được đổi tên khai sinh không? Mong được luật sư tư vấn giúp. Tôi cảm ơn!”

 

>> Có được đổi tên khai sinh khi trên 18 tuổi không? Gọi ngay 1900.6174 để được giải đáp.

Luật sư tư vấn dân sự trả lời:

Xin chào chị My! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Tổng Đài Pháp Luật. Đối với câu hỏi của chị, dựa trên quy định của pháp luật hiện hành luật sư xin đưa ra câu trả lời như sau:

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 26 Luật Hộ tịch 2014 có quy định về phạm vi thay đổi hộ tịch như sau:

“ Thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cư theo quy định của pháp luật dân sự”

Mặt khác, căn cứ vào Khoản 1 Điều 28 Bộ luật dân sự 2015 quy định về các trường hợp có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm của Nhà nước công nhận việc thay đổi họ tên như sau:

“a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

đ) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;

e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;

g) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.”

Bên cạnh đó, tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-Cp có quy định về điều kiện thay đổi họ, chữ đệm và tên như sau:

– Thứ nhất đối với người dưới 18 tuổi thì phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó về việc thay đổi họ, chữ đệm và tên, đồng thời nó phải được thể hiện rõ ở tờ khai.

– Thứ hai đối với trường hợp người từ đủ 9 tuổi: Việc thay đổi họ, chữ đệm và tên của người đó phải được người đó đồng ý.

Theo đó, nếu như lý do mà chị muốn đổi tên mà thuộc vào các trường hợp trên thì chị có quyền thay đổi họ tên của mình. Mặt khác, vì chị đã 21 tuổi rồi nên chị có thể làm thủ tục đổi tên tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không cần phải có sự đồng ý của cha mẹ.

Trên đây là câu trả lời của Tổng Đài Pháp Luật đối với câu hỏi của chị My về vấn đề trên 18 tuổi có được đổi tên. Trong quá trình tìm hiểu quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này mà có bất kỳ thắc mắc nào, hãy gọi ngay đến số điện thoại 1900.6174 để được luật sư tư vấn chuyên sâu.

>> Xem thêm: Đổi tên con theo họ mẹ – Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục miễn phí.

Thu-tuc-doi-ten-khai-sinh-cho-nguoi-lon
Tư vấn thủ tục đổi tên khai sinh cho người lớn

 

Thủ tục đổi tên khai sinh cho người lớn

 

Anh Thái (Tây Nguyên) có câu hỏi như sau:

“Xin chào luật sư, tôi có vấn đề sau muốn nhờ luật sư giải đáp:

Tôi năm nay 19 tuổi, vào năm 2006 thì tôi có bị thất lạc bố mẹ nuôi và sau đó tôi được đưa vào trại trẻ mồ côi nuôi dạy. Trong quá trình này do bên trại trẻ không biết tôi tên gì nên đã đặt tên cho tôi là Nguyễn Văn Thái. Sau này, khi 18 tuổi tôi đã tìm lại được bố mẹ ruột của mình nên đã chuyển về sống cùng bố mẹ. Tuy nhiên, theo như mẹ có nói thì tên lúc đầu bố mẹ của tôi đặt cho tôi là Hoàng Gia Bảo.

Tôi có tìm hiểu thì được biết trong trường hợp của tôi có thể đổi lại tên. Bây giờ tôi muốn thay đổi họ tên của mình thành tên cũ trước đây bố mẹ đã đặt cho tôi. Vì vậy, tôi muốn nhờ luật sư hướng dẫn cho tôi về thủ tục đổi tên theo quy định để tôi có thể đổi tên của mình. Mong được luật sư giải đáp. Tôi cảm ơn!”

 

>> Tư vấn nhanh chóng thủ tục đổi tên khai sinh, gọi ngay 1900.6174.

Trả lời:

Xin chào anh Thái, cảm ơn anh đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn luật sư của Tổng Đài Pháp Luật. Đối với câu hỏi của anh luật sư phân tích và xin đưa ra câu trả lời như sau:

Thứ nhất căn cứ theo Điểm đ Khoản 1 Điều 26 Bộ luật dân sự 2015 đối với trường hợp anh bị lưu lạc sau tìm được nguồn gốc huyết thống thì anh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên của mình trong khai sinh.

Thứ hai để thực hiện thủ tục đổi tên khai sinh anh Thái cần thực hiện theo trình tự sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Anh cần chuẩn bị các giấy tờ sau trong hồ sơ yêu cầu công nhận đổi tên khai sinh:

– Tờ khai xin thay đổi tên (theo mẫu đã được quy định)

– Bản chính giấy khai sinh của bạn.

– Các loại giấy tờ khác có liên quan đến việc thay đổi tên (bản sao kèm bản chính để đối chiếu).

– Xuất trình bản chính chứng minh nhân dân.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

Uỷ ban nhân dân huyện nơi anh cư trú hoặc nơi đăng ký khai sinh ban đầu là cơ quan có thẩm quyền thực hiện thay đổi tên khai sinh của anh.

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ

Thời hạn giải quyết là 5 ngày, kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận được hồ sơ hợp lệ từ người nộp hồ sơ.

Bước 4: Nhận kết quả

Sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết xong hồ sơ thì anh sẽ được cấp bản chính giấy khai sinh đã thay đổi tên theo yêu cầu.

Trên đây là thủ tục đổi tên khai sinh đối với người trên 18 tuổi, để thực hiện đổi tên theo đúng quy định pháp luật anh cần chuẩn bị đầy đủ những hồ sơ nêu trên. Lưu ý khi thực hiện thủ tục anh cần xuất trình giấy tờ tùy thân.

Như vật, trên đây Luật sư đã giải đáp câu hỏi của anh về thủ tục đổi tên khai khai sinh cho người lớn. Trong quá trình thực hiện thủ tục, nếu anh gặp những vướng mắc chưa thể giải đáp hãy gọi ngay đến số điện thoại 1900.6174 để nhận được hỗ trợ trực tiếp từ luật sư.

>> Xem thêm: Đổi tên giấy khai sinh hết bao nhiêu tiền? Tư vấn miễn phí

Cơ quan có thẩm quyền đổi tên cho người lớn

 

>> Nộp hồ sơ yêu cầu đổi tên khai sinh lên cơ quan nào? Gọi ngay 1900.6174.

Trên thực tế, có rất nhiều người muốn sửa tên trong giấy khai sinh vì nhiều lý do khác nhau nhưng lại không biết phải nộp hồ sơ ở cơ quan nào để được giải quyết yêu cầu của mình.

Căn cứ tại Khoản 3 Điều 46 Luật hộ tịch 2014 quy định về thẩm quyền đăng ký, thay đổi , cải chính, bổ sung hộ tịch và xác định lại dân tộc như sau:

“ Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc.”

Như vậy, khi có nhu cầu thay đổi họ tên khai sinh thì người từ đủ 14 tuổi trở lên chuẩn bị hồ sơ và gửi đến Ủy ban nhân dân cấp huyện. Phòng tư pháp nơi bạn đã đăng ký khai sinh trước đó hoặc nơi cư trú của cá nhân đó là nơi sẽ tiếp nhận hồ sơ yêu cầu quyền thay đổi họ tên.

Trên đây là quy định của pháp luật về cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu thay đổi tên khai sinh cho người lớn. Trong quá trình tìm hiểu nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến vấn đề này thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900.6174.

> Xem thêm: Đổi tên cho con ở đâu? – Hướng dẫn thủ tục đổi tên cho con.

Chi phí thực hiện thủ tục đổi tên khai sinh cho người lớn

 

>> Luật sư giải đáp mức phí thực hiện thủ tục đổi tên khai sinh, gọi ngay 1900.6174.

Chi phí luôn là một vấn đề mà các cá nhân quan tâm khi thực hiện thủ tục thay đổi tên khai sinh cho người lớn. Vì vậy, Tổng Đài Pháp Luật sẽ giúp bạn đọc xác định mức phí mà mình phải chịu khi thực hiện thủ tục đổi tên khai sinh cho người lớn theo quy định của pháp luật dưới đây:

Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC thì khoản phí thay đổi họ, tên sẽ có quy định khác nhau giữa các tỉnh và được ban hành bởi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

Theo đó, tùy vào từng tình hình cụ thể tại các địa phương mà ở mỗi tỉnh thành khác nhau sẽ có một mức lệ phí thay đổi hộ tịch khác nhau. Thông thường mức lệ phí của thủ tục này chỉ khoảng vài chục đến 200 nghìn đồng/lần.

Trên đây là quy định của pháp luật hộ tịch về chi phí khi thực hiện thủ tục đổi tên cho người lớn. Nếu như bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến vấn đề này cần giải đáp thì hãy gọi ngay 1900.6174 để được giải đáp nhanh nhất từ chúng tôi.

Bài viết trên đây là những chia sẻ của Tổng Đài Pháp Luật về thủ tục đổi tên khai sinh cho người lớn. Mọi thông tin chúng tôi chia sẻ đều dựa trên cơ sở quy định pháp luật hiện hành, hy vọng bài viết sẽ giúp bạn đọc những thông tin hữu ích. Trong trường hợp bạn còn điều gì vướng mắc liên quan đến vấn đề này hãy gọi ngay số điện thoại 1900.6174 để được tư vấn hỗ trợ bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp ý nhiều kinh nghiệm.