Tài sản trong ngân hàng có phải chia khi ly hôn không?

Tài sản trong ngân hàng có phải chia khi ly hôn không? Ly hôn, ai có trách nhiệm trả khoản nợ chung của vợ chồng? Tài sản gửi ngân hàng của hai vợ, chồng có được chia khi ly hôn không?

Tất cả những vấn đề trên sẽ được Tổng Đài Pháp Luật giải đáp thắc mắc này trong bài viết dưới đây. Trong quá trình tìm hiểu nội dung, nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được các Luật sư, chuyên gia pháp lý tư vấn, hỗ trợ và giải đáp kịp thời!

Ly hôn, ai có trách nhiệm trả khoản nợ chung của vợ chồng?

 

Căn cứ theo Điều 37 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng phải cùng trả nợ trong những trường hợp sau đây:

– Các khoản nợ do cả hai vợ chồng cùng xác lập;

– Do chồng hoặc vợ thực hiện nhằm đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của gia đình;

– Phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung;

– Phát sinh từ việc sử dụng phần tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung của vợ chồng hoặc để tạo ra các nguồn thu nhập chủ yếu cho gia đình…

Ngoài ra, vợ chồng vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới nếu các khoản nợ này do một bên vợ chồng thực hiện nhưng:

– Đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

– Do một bên vợ/chồng ủy quyền cho bên kia và có sự đồng ý của cả hai vợ chồng;

– Do một bên vợ/chồng đủ điều kiện giám hộ cho bên kia bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc được Tòa án nhân dân chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người còn lại bị hạn chế năng lực hành vi dân sự…

Như vậy, các khoản nợ phát sinh trong các trường hợp nêu trên sẽ thuộc về nợ chung trong hôn nhân của hai vợ chồng và cả hai phải có trách nhiệm cùng nhau trả nợ dù đã ly hôn (Căn cứ tại Điều 60 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014). Do đó, khi ly hôn, đối với khoản nợ chung của vợ chồng, nếu vợ chồng không có thỏa thuận nào khác thì vợ chồng bắt buộc sẽ phải cùng nhau trả.

 

Tài sản trong ngân hàng có phải chia khi ly hôn đối với tài sản đang thế chấp?

 

Chị Trần Ánh (Nam Định) có câu hỏi:

“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc mong được hỗ trợ như sau:

Vợ chồng tôi đang chuẩn bị hồ sơ thực hiện thủ tục ly hôn thuận tình ra tòa án. Về con chung, vợ chồng tôi không yêu cầu tòa án giải quyết. Về tài sản chung, vợ chồng tôi đang thế chấp sổ đỏ để vay tiền kinh doanh. Vậy thưa luật sư, trong tình huống của tôi thì tài sản trong ngân hàng có phải chia khi ly hôn đối với tài sản đang thế chấp hay không? Tôi xin cảm ơn Luật sư giải đáp!”

 

>> Luật sư giải đáp miễn phí tài sản trong ngân hàng có phải chia khi ly hôn với tài sản đang thế chấp, gọi ngay 1900.6174

Phần trả lời của Luật sư:

Cảm ơn anh Long đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của Tổng Đài Pháp Luật! Đối với câu hỏi trên, các Luật sư chúng tôi đưa ra phần giải đáp như sau:

Trong trường hợp khi ly hôn, các bên vợ chồng xác định khoản nợ ngân hàng là khoản nợ chung này của vợ chồng thì vợ chồng đều có nghĩa vụ phải trả nợ cho ngân hàng, căn cứ theo quy định tại Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, cụ thể như sau:

“Điều 27. Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng

1. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với các giao dịch do một bên thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 30 hoặc những giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.

2. Vợ, chồng phải chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này”.

Có thể giải quyết khoản nợ ngân hàng theo các cách như sau:

Thứ nhất, hai bên vợ chồng có thể tự thỏa thuận với nhau về khoản nợ ngân hàng để có những phương án giải quyết tốt nhất cho ngân hàng.

Thứ hai, trong trường hợp, cả hai vợ chồng không thể tự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phân chia nghĩa vụ trả nợ cho khoản nợ ngân hàng chung của hai vợ chồng, lúc này, một trong hai bên vợ/chồng có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết để quyết định phân chia nghĩa vụ trả nợ cho hai bên vợ chồng, ngân hàng sẽ là bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án phân chia tài sản ly hôn theo quy định tại Điều 60 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

“Điều 60. Giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn
1. Quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp hai vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.

2. Trong trường hợp có các tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì sẽ áp dụng quy định tại các điều 27, 37 và 45 của Luật này và quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 để giải quyết”.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06 tháng 01 năm 2016 của Toà án nhân dân tối cao – Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, quy định cụ thể như sau:

Khi phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, Tòa án nhân dân phải xác định vợ, chồng có các quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba hay không để đưa người thứ ba đó vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Trường hợp vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về việc tài sản với người thứ ba mà họ có yêu cầu giải quyết thì Tòa án nhân dân phải giải quyết khi chia tài sản chung của vợ chồng. Trường hợp hai vợ chồng có nghĩa vụ với người thứ ba mà người thứ ba không yêu cầu giải quyết thì Tòa án nhân dân hướng dẫn giải quyết bằng vụ án khác.

Như vậy, trong trường hợp của chị Ánh, chị có thể sử dụng hai cách như trên để áp dụng vào trường hợp của mình. Trên đây, là phần giải đáp của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề thắc mắc trên của chị Ánh. Trong trường hợp, chị còn chỗ nào chưa hiểu, hay có bất cứ thắc mắc nào liên quan, hãy liên hệ ngay chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được các Luật sư, chuyên viên tư vấn pháp luật hỗ trợ, giải đáp.

>> Xem thêm: Tài sản góp vốn có được chia khi ly hôn không? Tư vấn miễn phí

 

Sổ đỏ thế chấp ngân hàng khi trả hết nợ, có được chia đôi khi ly hôn không?

 

Chị Thu Hiền (Thái Bình) có câu hỏi:

“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc mong được tư vấn, hỗ trợ như sau:

Hai vợ chồng tôi trước kia có thế chấp nhà cho ngân hàng để lấy vốn làm ăn. Tuy nhiên, hai vợ chồng tôi gặp nhiều mâu thuẫn hôn nhân, những cuộc cãi vã đã diễn ra hàng ngày và không thể cứu vãn được nữa. Vợ chồng tôi đang chuẩn thực hiện thủ tục ly hôn.

Vậy thưa Luật sư, trong trường hợp này sổ đỏ thế chấp ngân hàng khi trả hết nợ thì có được chia đôi khi ly hôn không? Tôi xin cảm ơn và mong Luật sư giải đáp!”

 

Phần trả lời của Luật sư:

Chào chị Hiền! Cảm ơn chị đã tin tưởng Đài Pháp Luật là nơi gửi gắm những thắc mắc! Đối với câu hỏi trên, Luật sư chúng tôi phân tích và đưa ra phần giải đáp như sau:

Căn cứ tại Điều 37 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng, cụ thể như sau:

“– Nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận về việc xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật hiện hành vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

– Nghĩa vụ do chồng hoặc vợ thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

– Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung;

– Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng phần tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

– Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con cái gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì bố mẹ phải bồi thường;

– Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật khác có liên quan.”

Theo quy định nêu trên vợ, chồng phải cùng có nghĩa vụ đối với những giao dịch mà vợ, chồng cùng nhau xác lập. Sau khi ly hôn, nghĩa vụ này không chấm dứt, vì vậy cả hai vợ chồng sẽ vẫn có nghĩa vụ phải trả nợ cho ngân hàng theo đúng quy định tại Điều 60 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014:

“Quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp hai vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.”

Do đó, đối với trường hợp trên thì hai vợ chồng chị phải liên đới thanh toán khoản nợ đó cho ngân hàng. Vì vậy. sau khi thanh toán hết nợ cho ngân hàng thì hai vợ chồng chị Thu Hiền có thể thỏa thuận để phân chia tài sản chung là căn nhà đó.

Trường hợp vợ, chồng chị không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết. Khi yêu cầu Tòa án giải quyết thì Tòa án nhân dân sẽ quyết định phân chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định pháp luật hiện hành. Cụ thể, tại Khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:

“Tài sản chung của hai vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố như sau:

– Hoàn cảnh của gia đình và của hai vợ chồng;

– Công sức đóng góp của hai vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình sẽ được coi như lao động có thu nhập;

– Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên vợ chồng trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

– Lỗi của mỗi bên vợ, chồng trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Đồng thời, Khoản 3 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng đã quy định cụ thể về việc tài sản được chia là hiện vật, cụ thể như sau:

“Tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên còn phần chênh lệch.”

Như vậy, nếu trường hợp chị hoặc chồng của chị Thu Hiền được chia nhận ngôi nhà thì sẽ thanh toán cho bên còn lại phần giá trị chênh lệch mà mình nhận được.

Trên đây, là phần giải đáp của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề thắc mắc trên của chị Thu Hiền. Trong trường hợp, chị còn chỗ nào chưa hiểu, hay có bất cứ thắc mắc nào liên quan, hãy liên hệ ngay chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được các Luật sư, chuyên viên tư vấn pháp luật hỗ trợ, giải đáp!

>> Xem thêm: Chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh như thế nào?

 

Tài sản gửi ngân hàng của vợ chồng có phải chia khi ly hôn không?

 

Chị Loan (Hải Phòng) có câu hỏi:

“Thưa Luật sư, tôi có thắc mắc mong được hỗ trợ tư vấn như sau:

Tôi và chồng kết hôn từ năm 2017 đến nay. Trong thời kì hôn nhân vợ chồng tôi có tiết kiệm được một khoản nhỏ để gửi ngân hàng. Đến nay, do nhiều mẫu thuẫn hôn nhân, cả hai vợ chồng không còn tình cảm nữa nên chúng tôi đã thỏa thuận sẽ ra Tòa để tiến hành ly hôn.

Vậy thưa Luật sư, trong trường hợp của tôi, tài sản gửi ngân hàng của vợ chồng có phải chia khi ly hôn không? Rất mong Luật sư giải đáp, xin cảm ơn!”

>> Luật sư giải đáp miễn phí gửi tài sản trong ngân hàng có phải chia khi ly hôn không, gọi ngay 1900.6174

Phần trả lời của Luật sư:

Cảm ơn chị Loan đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của Tổng Đài Pháp Luật! Đối với câu hỏi trên, các Luật sư chúng tôi đưa ra phần giải đáp như sau:

Trường hợp tiền tiết kiệm gửi tài khoản ngân hàng trên là tiền phát sinh trong thời kỳ hôn nhân, do vợ chồng chị cùng tạo lập hoặc thu từ hoa lợi, lợi tức; do vợ hoặc chồng chị đứng tên tài khoản và số tiền gửi này vẫn còn đến thời điểm giải quyết ly hôn thì khi ly hôn nguyên tắc chung sẽ chia đôi tài sản theo quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Cụ thể tại Khoản 1 Điều 32 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: Trong giao dịch đối với người thứ ba ngay tình thì vợ hoặc chồng là người đứng tên tài khoản chứng khoán, tài khoản ngân hàng được coi là người có quyền xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản đó.

Trong trường hợp trên, số tiền gửi ngân hàng này đã được vợ hoặc chồng xác lập, thực hiện một giao dịch đối với người thứ ba ngay tình trước khi ly hôn thì người còn lại sẽ không thể yêu cầu chia phần tài sản này. Chúng ta có thể thấy quy định này của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đang bảo vệ người thứ ba ngay tình.

Như vậy, đối với tình huống của chị Loan, số tiền của vợ chồng chị gửi tiết kiệm ngân hàng khi ly hôn thì sẽ được chia theo nguyên tắc tại Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, cụ thể như sau:

1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau về các quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động có thu nhập và lao động trong gia đình.

2. Vợ, chồng có nghĩa vụ phải bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.

3. Việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác thì phải bồi thường.

Do đó, phần tài sản trong ngân hàng của anh chị khi ly hôn sẽ được chia đều, bình đẳng với nhau và không phân biệt lao động chính và lao động trong gia đình. Trong quá trình tìm hiểu quy định pháp luật chị Loan gặp khó hay hay có vướng mắc gì hãy gọi ngay 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ nhanh chóng!

>> Xem thêm: Chia tài sản trong tài khoản ngân hàng khi ly hôn như thế nào?

Trên đây là những chia sẻ của Tổng Đài Pháp Luật về Tài sản trong ngân hàng có phải chia khi ly hôn. Mọi thông tin chia sẻ đều trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành, hy vọng sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin pháp lý hữu ích. Trong trường hợp, bạn còn điều gì vướng mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được tư vấn hỗ trợ bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý nhiều kinh nghiệm.

Tổng Đài Pháp Luật – Tư vấn đúng luật, an tâm pháp lý!

Website: tongdaiphapluat.vn

Hotline: 1900.6174