Xóa quan hệ huyết thống là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm. Vậy, con cái có được chấm dứt quan hệ huyết thông với cha mẹ không? Cha mẹ có được hủy quan hệ huyết thông với con của mình không? Tất cả những vấn đề trên sẽ được Tổng Đài Pháp Luật giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. Mọi vướng mắc của bạn liên quan đến vấn đề trên, hãy liên hệ trực tiếp đến hotline 1900.6174 để được Luật sư tư vấn chi tiết!
>> Luật sư tư vấn quy định về xóa quan hệ huyết thống, gọi ngay 1900.6174
Quy định về quyền nhân thân
>> Luật sư tư vấn quy định về quyền nhân thân, gọi ngay 1900.6174
Căn cứ tại Điều 39 Bộ luật dân sự năm 2015 về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, về quyền nhân thân quy định như sau:
“Điều 39. Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình
1. Cá nhân có quyền kết hôn, ly hôn, quyền bình đẳng của vợ chồng, quyền xác định cha, mẹ, con, quyền được nhận làm con nuôi, quyền nuôi con nuôi và các quyền nhân thân khác trong quan hệ hôn nhân, quan hệ cha mẹ và con và quan hệ giữa các thành viên gia đình.
Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha, mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha, mẹ của mình.”
Qua đó có thể thấy, cha mẹ có quyền ly hôn với nhau để chấm dứt quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật; con cái có quyền được xác định cha mẹ, đồng thời tình trạng hôn nhân của cha mẹ cũng không ảnh hưởng gì đến quyền và nghĩa vụ của con đối với cha mẹ. Nói cách khác, kể cả khi cha mẹ chưa đăng ký kết hôn, hoặc đã bị tòa án tuyên bố ly hôn thì con vẫn có quyền và nghĩa vụ đối với cha mẹ.
>> Xem thêm: Thủ tục từ chối nhận con gồm những nội dung gì? [Tư vấn A-Z]
Có thể xóa quan hệ huyết thống giữa cha mẹ và con được không?
Con có quyền chấm dứt quan hệ huyết thống với bố mẹ không?
Chị Nga (Hà Nội) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, tôi có một vướng mắc cần được giải đáp như sau:
Năm nay tôi 27 tuổi, vì một số lý do cá nhân không tiện chia sẻ mà tôi muốn xóa quan hệ huyết thống với cha mẹ nuôi của mình. Tôi muốn hỏi, pháp luật hiện nay có quy định nào cho phép việc xóa quan hệ huyết thống hay không? Và thủ tục được thực hiện như thế nào?
Rất mong được Luật sư hỗ trợ giải đáp cho tôi vấn đề trên, tôi xin cảm ơn!”
>> Luật sư tư vấn miễn phí về con cái xóa quan hệ huyết thống với bố mẹ, liên hệ ngay 1900.6174
Luật sư tư vấn luật dân sự trả lời:
Xin chào chị Nga! Cảm ơn chị đã sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của chúng tôi! Căn cứ vào những quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời cho vấn đề của chị như sau:
Hiện nay pháp luật nước ta không có bất cứ một quy định nào về việc xóa quan hệ huyết thống hay chấm dứt quan hệ huyết thống giữa con cái với cha mẹ. Khi người con lớn lên và đạt đến một độ tuổi nhất định, đồng thời có đầy đủ năng lực hành vi dân sự (đã thành niên) thì họ sẽ có quyền tự quyết định mọi thứ về hành động, về cuộc sống riêng của bản thân. Khi đó, cha mẹ sẽ chỉ còn là những người ở bên cạnh đồng hành cùng con cái trong cuộc sống riêng của họ như hướng dẫn, gợi ý, cố vấn, giúp đỡ,…
Mối quan hệ giữa cha mẹ đẻ và con ruột là mối quan hệ được hình thành một cách tự nhiên, thông qua con đường huyết thống. Chính vì vậy mà sự gắn bó về mặt tình cảm cũng như mối liên hệ giữa cha mẹ với con đẻ là quy luật tự nhiên, có tính bền vững bất biến bởi nguồn gốc huyết thống. Vậy nên có thể nói quan hệ huyết thống tự nhiên không thể chấm dứt theo ý chí chủ quan của con người, luật pháp cũng không thể định đoạt việc xóa quan hệ huyết thống vì điều đó là trái với lẽ tự nhiên.
Tuy nhiên dù pháp luật không có quy định nào đối với vấn đề xóa quan hệ huyết thống giữa cha mẹ đẻ với con cái ruột nhưng đối với mối quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi thì lại có thể xóa quan hệ huyết thống nếu thuộc vào các trường hợp mà pháp luật quy định.
Theo đó Điều 25 Luật nuôi con nuôi 2010 đã quy định một số trường hợp có thể làm căn cứ để chấm dứt việc nuôi con nuôi, tức xóa quan hệ huyết thống giữa cha mẹ và con cái nuôi.
“Việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1. Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;
2. Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;
3. Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;
4. Vi phạm quy định tại Điều 13 của Luật này.”
Những người có quyền yêu cầu chấm dứt việc nhận con nuôi chính là cha mẹ nuôi; Con nuôi đã thành niên; Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của con nuôi. Ngoài ra trong một số trường hợp theo pháp luật quy định, Cơ quan lao động, thương binh và xã hội và Hội liên hiệp phụ nữ cũng có quyền trên.
Như vậy, đối với trường hợp của chị, căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành đã nêu ở trên, do chị không tiện chia sẻ lý do nên chúng tôi cũng không thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất. Tuy nhiên chị có thể dựa vào Điều 25 Luật nuôi con nuôi để xem trường hợp của mình có thuộc vào các căn cứ được pháp luật cho phép chấm dứt việc nuôi con nuôi hay không, để từ đó có phương án gửi đơn tới cơ quan công quyền thực hiện thủ tục chấm dứt việc nuôi con nuôi.
Trong quá trình thực hiện thủ tục chấm dứt việc nuôi con nuôi, nếu chị gặp bất kỳ khó khăn nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để được Luật sư hướng dẫn chi tiết!
Cha mẹ có thể hủy quan hệ huyết thống với con không?
Bác Minh (Sơn La) có câu hỏi như sau:
“Xin chào Luật sư, tôi có một vấn đề mong muốn được Luật sư giải đáp như sau:
Tôi có một người con trai năm nay hơn 40 tuổi. Nó là con trai duy nhất của tôi và cũng là cháu đích tôn trong nhà. Nhưng nay nó lại giao du với người xấu, vận chuyển mua bán ma túy rồi bị công an phạt tù. Bố tôi vì chuyện này mà tức giận đến mức nằm liệt giường. Mọi người trong nhà tôi đều cảm thấy việc này làm mất mặt gia đình và không thể tha thứ nên tôi và vợ tôi bây giờ muốn từ nó. Liệu tôi có thể làm đơn xin chính quyền địa phương cho tôi được xóa quan hệ huyết thống với con trai mình không?
Rất mong được Luật sư giải đáp vướng mắc này của tôi! Tôi cảm ơn Luật sư!”
>> Luật sư giải đáp miễn phí cha mẹ xóa quan hệ huyết thống với con có được không? Gọi ngay 1900.6174
Luật sư trả lời:
Xin chào bác Minh, rất cảm ơn bác vì đã gửi vấn đề của mình đến với Tổng Đài Pháp Luật! Đối với vấn đề mà bác gặp phải, Luật sư của chúng tôi đã xem xét và xin đưa ra câu trả lời như sau:
Như đã trình bày ở trên (đối với trường hợp của chị Nga), pháp luật nước ta không có bất cứ quy định nào đối với việc xóa quan hệ huyết thống giữa cha mẹ đẻ và con ruột mà chỉ có một số trường hợp cụ thể được phép chấm dứt mối quan hệ giữa cha mẹ nuôi với con nuôi mà thôi. Chính vì vậy, mà trong trường hợp của bác, bác không thể làm đơn gửi cơ quan để xóa quan hệ huyết thống với con trai của mình được.
Ngoài ra, cho dù con trai bác có làm sai hay không, bác vẫn phải tiếp tục thực hiện các quyền của cha mẹ đối với con cái, được quy định cụ thể tại Điều 69 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 như sau:
“Điều 69. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ
1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.”
Tuy rằng bác không thể làm đơn xóa quan hệ huyết thống với con trai mình nhưng trên thực tế bác có thể làm những việc như ngừng chu cấp cho con, hỗ trợ về mặt tiền nong, … Bởi vì, con trai bác là người đã trưởng thành và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự mà không vi phạm vào quy định tại Điều 69 đã nêu ở trên.
Trên đây là phần giải đáp của Luật sư về việc cha mẹ chấm dứt quan hệ huyết thông với con, nếu bác vẫn còn bất cứ vướng mắc nào xoay quanh vấn đề này, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư tư vấn cụ thể hơn!
Trong bài viết dưới đây, Tổng Đài Pháp Luật đã giải đáp chi tiết các vấn đề xoay quanh xóa quan hệ huyết thống. Rất hy vọng các thông tin trên sẽ giúp bạn có thể tự bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình. Mọi vướng mắc của bạn liên quan đến vấn đề trên, vui lòng liên hệ ngay đến hotline 1900.6174, đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn một cách nhanh chóng và chính xác nhất!