Lập di chúc cho người nước ngoài là thủ tục hành chính phức tạp. Trên thực tế, có nhiều trường hợp người nước ngoài không nắm rõ quy định của pháp luật đã tốn rất nhiều thời gian, chi phí để hoàn thiện di chúc. Trong bài viết dưới đây, Tổng Đài Pháp Luật đã cung cấp những quy định về hồ sơ, trình tự để thực hiện thủ tục này. Mọi vướng mắc của bạn liên quan đến vấn đề trên, vui lòng kết nối trực tiếp qua đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư tư vấn chi tiết!
Lập di chúc cho người nước ngoài hưởng thừa kế được không?
Chú Duy Đạt (thành phố Vĩnh Long) có câu hỏi:
“Tôi tên là Đạt, năm nay đã 74 tuổi. Tôi có tài sản là hai mảnh đất rộng 125m2 và 95m2 muốn để lại thừa kế cho cháu trai và con gái tôi. Tuy nhiên, cháu trai tôi lại mang quốc tịch của con rể tôi, tức là quốc tịch Hàn Quốc. Vậy, Luật sư cho tôi hỏi, tôi là người Việt Nam có được để lại thừa kế cho cháu trai mình là người nước ngoài không?
Tôi xin cảm ơn!”
>> Luật sư giải đáp miễn phí về lập di chúc thừa kế cho người nước ngoài được không? Gọi ngay 1900.6174
Luật sư tư vấn luật dân sự trả lời:
Căn cứ theo Điều 625 và Điều 626 của Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về việc lập di chúc và việc chỉ định người nhận di sản là quyền của người có tài sản để lại thừa kế. Bộ luật Dân sự năm 2015 không cấm công dân Việt Nam được lập di chúc để lại tài sản của mình cho người nước ngoài (công dân nước ngoài, người không có quốc tịch).
Như vậy, chú Đạt hoàn toàn có thể lập di chúc cho người nước ngoài cụ thể là cháu trai của mình để hưởng thừa kế tài sản của mình.
Tuy nhiên, chú cần lưu ý là di chúc khi lập phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện để di chúc hợp pháp quy định tại Điều 630 của Bộ luật Dân sự năm 2015, bao gồm:
– Về năng lực hành vi dân sự của người lập di chúc: tinh thần minh mẫn, sáng suốt trong lúc lập di chúc; không bị bất cứ ai lừa dối, đe dọa hay cưỡng ép lập di chúc; phải đủ từ 18 tuổi trở lên, với trường hợp từ 15 đến 18 tuổi phải có sự giám sát của người giám hộ.
– Về nội dung của di chúc: không được vi phạm các điều cấm của luật, không trái với đạo đức xã hội;
– Về hình thức di chúc: di chúc bằng văn bản có công chứng, chứng thực; di chúc miệng, di chúc bằng văn bản không có người làm chứng, di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
– Đối với người bị hạn chế về thể chất hoặc trường hợp người không biết chữ khi lập di chúc phải được người làm chứng lập thành văn bản và kèm theo công chứng hoặc chứng thực;
Đây là những điều kiện bắt buộc phải đáp ứng nếu muốn di chúc có giá trị pháp luật.
Nội dung chủ yếu cần có trong di chúc:
Ngoài các điều kiện về chủ thể, hình thức, pháp luật cũng quy định về các nội dung chủ yếu của di chúc tại Điều 631 của Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:
– Ngày, tháng, năm lập di chúc;
– Họ và tên, nơi cư trú của người lập di chúc;
– Họ và tên người được hưởng di sản thừa kế: căn cước công dân, hộ chiếu hoặc giấy khai sinh.
– Di sản và địa điểm có di sản: với trường hợp tài sản là quyền sử dụng đất đai, nhà cửa cần nên nêu rõ các thông tin ghi trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản trên đất đã được cấp. Với các tài sản khác mà không có giấy chứng nhận, không phải đăng ký nên mô tả kỹ các yếu tố như: hình dáng, kích thước, công dụng, địa chỉ nơi nó đang lưu trữ.
Đây là các nội dung cơ bản mà một bản di chúc nào cũng cần phải có và cần lưu ý các nội dung trên để không bị bỏ sót các nội dung này trong bản di chúc của mình để tránh các tranh chấp không đáng có sau này.
Mặc dù di sản được để lại cho người nước ngoài thừa kế, nhưng căn cứ theo khoản 3 Điều 186 Luật Đất đai 2013, người nước ngoài là đối tượng mà không được đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Việt Nam cấp cho tài sản là nhà đất nhưng lại có được quyền chuyển nhượng hoặc tặng cho tài sản thừa kế cho người khác.
Như vậy, pháp luật Việt Nam không cấm lập di chúc cho người nước ngoài nhận thừa kế tài sản do đó, chú Đạt có quyền viết di chúc để lại thừa kế cho cháu trai của mình. Tuy nhiên, khi lập di chúc cần phải đảm bảo các điều kiện về nội dung, hình thức đã nêu ở trên. Người nước ngoài tuy được nhận thừa kế nhưng không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà chỉ được phép chuyển nhượng hoặc tặng cho người khác.
Trên đây là những điều kiện viết di chúc cho người nước ngoài, nếu chú còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư tư vấn chi tiết!
>> Xem thêm: Lập di chúc tại nhà có được không? Tư vấn thủ tục miễn phí
Thủ tục lập di chúc cho người nước ngoài
>> Luật sư hướng dẫn miễn phí lập di chúc cho người nước ngoài, gọi ngay 1900.6174
Luật sư trả lời:
Xin chào chú Chính, theo như thông tin chú cung cấp về để lại di chúc cho cháu trai – người nước ngoài, Luật sư của chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của chú như sau:
Hồ sơ lập di chúc cho người nước ngoài
>> Luật sư hỗ trợ soạn thảo hồ sơ lập di chúc cho người nước ngoài, liên hệ ngay 1900.6174
Hồ sơ lập di chúc cho người nước ngoài cần có các loại giấy tờ sau đây:
Đối với trường hợp lập di chúc bằng văn bản có công chứng:
– Thứ nhất, phiếu yêu cầu công chứng cần điền đủ các thông tin liên quan đến người đưa ra yêu cầu công chứng và nội dung cần công chứng…
– Thứ hai, bản sao các loại giấy tờ cá nhân của người đưa ra yêu cầu công chứng: chứng minh nhân dân/căn cước công dân/Hộ chiếu…
– Thứ ba, bản di chúc dự thảo (nếu có);
– Thứ tư, các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán đất, chứng chỉ quỹ, giấy tờ xe,…
Lưu ý: Các giấy tờ trên chỉ cần là bản chụp hoặc bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ và chính xác như bản chính (không cần phải chứng thực). Khi nộp bản sao, phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
Như vậy, hồ sơ lập di chúc cho người nước ngoài của chú cần phải có 4 loại giấy tờ trên và điền đầy đủ các thông tin liên quan trước khi nộp. Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, nếu chú gặp bất kỳ khó khăn nào, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được Luật sư tư vấn nhanh chóng!
>> Xem thêm: Lập di chúc ở đâu? Làm di chúc như thế nào thì hợp pháp nhất?
Trình tự thủ tục lập di chúc cho người nước ngoài
>> Luật sư tư vấn thủ tục lập di chúc cho người nước ngoài nhanh chóng, liên hệ ngay 1900.6174
Thủ tục lập di chúc bằng văn bản có công chứng
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ lập di chúc bằng văn bản có công chứng bao gồm 4 loại giấy tờ như đã nêu ở trên.
Bước 2: Nộp hồ sơ
– Người lập di chúc không được uỷ quyền cho người khác yêu cầu công chứng mà phải trực tiếp tự mình yêu cầu công chứng di chúc.
– Người lập di chúc nộp trực tiếp hồ sơ cho một văn phòng công chứng.
Bước 3: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
– Công chứng viên sẽ kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng.
– Trường hợp các giấy tờ yêu cầu công chứng đầy đủ (số lượng, nội dung), phù hợp với các quy định của pháp luật được thụ lý và ghi vào sổ công chứng.
– Công chứng viên sẽ phải giải thích rõ các quyền, nghĩa vụ và các lợi ích hợp pháp, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của di chúc.
– Công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định trong các trường hợp:
+ Thứ nhất, có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có các vấn đề chưa rõ;
+ Thứ hai, việc lập di chúc có chứa các dấu hiệu như bị đe dọa, cưỡng ép;
+ Thứ ba, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng;
+ Thứ tư, đối tượng của di chúc chưa được mô tả rõ ràng, cụ thể.
+ Thứ năm, trường hợp không làm rõ được, có quyền từ chối công chứng.
Bước 4: Kiểm tra dự thảo di chúc
– Nếu người lập di chúc tự soạn thảo di chúc, công chứng viên sẽ phải kiểm tra lại dự thảo di chúc.
– Nếu trong dự thảo di chúc có các điều khoản vi phạm pháp luật hay trái với đạo đức xã hội hoặc đối tượng của di chúc không đủ, không phù hợp với quy định của pháp luật, công chứng viên phải chỉ rõ các yếu tố đó cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa.
– Đối với trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa, công chứng viên có quyền từ chối công chứng.
Bước 5: Ký chứng nhận
– Người lập di chúc có thể tự đọc lại dự thảo di chúc của mình hoặc đề nghị công chứng viên đọc lại dự thảo di chúc.
– Trường hợp người lập di chúc đồng ý với các nội dung trong dự thảo di chúc phải ký tên vào từng trang của di chúc.
– Công chứng viên sẽ yêu cầu người lập di chúc xuất trình bản chính của các giấy tờ để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của di chúc.
Bước 6: Trả kết quả công chứng
– Thời hạn trả kết quả công chứng không quá 02 ngày làm việc.
– Đối với các trường hợp di chúc có nội dung phức tạp, thời hạn trả kết quả công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.
– Như vậy, thủ tục để lập di chúc cho người nước ngoài sẽ trải qua 6 bước như trên và cần lưu ý điền đầy đủ thông tin và chuẩn bị các loại giấy tờ cần thiết trước khi nộp để tránh mất thời gian.
Để hoàn thiện thủ tục lập di chúc cho con trai là người nước ngoài của mình, chú Chính cần thực hiện theo các bước mà Luật sư của chúng tôi đã nêu trên. Nếu chú còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư tư vấn chi tiết!
>> Xem thêm: Thủ tục lập di chúc theo quy định mới nhất năm 2022
Công chứng di chúc ở đâu khi muốn cho người nước ngoài hưởng thừa kế?
>> Luật sư tư vấn miễn phí về nơi công chứng di chúc khi muốn cho người nước ngoài hưởng thừa kế, gọi ngay 1900.6174
Công chứng di chúc là thủ tục được thực hiện tại văn phòng công chứng hoặc phòng công chứng. Đây là hai tổ chức hành nghề công chứng được thành lập, hoạt động theo Luật công chứng năm 2014.
Phòng công chứng là tổ chức được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập dựa trên sự đề nghị của Sở Tư pháp, còn văn phòng công chứng được công chứng viên của văn phòng đó đề nghị thành lập.
Như vậy, để lập di chúc để lại tài sản cho con trai nuôi của chú là người có quốc tịch Nga chú cần chuẩn bị 4 loại giấy tờ đã nêu ở trên và gửi hồ sơ đến văn phòng công chứng hoặc phòng công chứng để thực hiện các thủ tục lập di chúc cho người nước ngoài. Chú cần lưu ý cần đọc kỹ các nội dung, hình thức của di chúc cũng như chuẩn bị đầy đủ giấy tờ để tránh trường hợp bị công chứng viên từ chối thực hiện công chứng di chúc của mình. Trong quá trình tìm hiểu nội dung tư vấn, nếu chú có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư hướng dẫn chi tiết!
Người nước ngoài có quyền thừa kế di sản là quyền sử dụng đất ở Việt Nam hay không?
Anh Kevin (quốc tịch Hoa Kỳ) có câu hỏi:
“Tôi tên là Kevin (quốc tịch Hoa Kỳ). Năm 13 tuổi gia đình tôi gặp tai nạn và tôi may mắn còn sống sót và được một người bạn của bố nhận nuôi. Hiện nay, bố nuôi tôi đã lớn tuổi và có mong muốn là công bố di chúc trước toàn thể con cái để tránh các tranh chấp sau này. Bố nuôi có cho tôi thừa kế một mảnh đất rộng 81,4m2 tại huyện Yên Mỹ tỉnh Hưng Yên. Tôi muốn hỏi là tôi có quyền thừa kế di sản là quyền sử dụng đất tại Việt Nam hay không?
Tôi xin cảm ơn!”
>> Luật sư giải đáp miễn phí người nước ngoài có được thừa kế quyền sử dụng đất ở Việt Nam không? Gọi ngay 1900.6174
Luật sư trả lời:
Chào anh Kevin! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi thắc mắc của mình về cho đội ngũ Luật sư của chúng tôi! Theo như thông tin anh cung cấp, chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Do trường hợp của anh là người nước ngoài nhận thừa kế là quyền sử dụng đất tại Việt Nam nên sẽ bị hạn chế bởi các quy định tại khoản 3 Điều 186 Luật Đất đai năm 2013 như sau:
“Điều 186. Quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất ở của người nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam
3. Trường hợp tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đều là người nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều này người nhận thừa kế không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế theo quy định sau đây:
a) Trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất, người nhận thừa kế được đứng tên với danh nghĩa bên chuyển nhượng trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
b) Trong trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất, chủ thể được tặng cho phải là đối tượng được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 179 của Luật này và phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở, trong đó người nhận thừa kế được đứng tên là bên tặng cho trong hợp đồng hoặc văn bản cam kết tặng cho;
c) Trong trường hợp chưa chuyển nhượng hoặc chưa tặng cho quyền sử dụng đất, người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo quy định nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào Sổ địa chính.”
Như vậy, căn cứ theo Điều 186 nêu trên, anh Kevin chỉ được quyền chuyển nhượng hoặc tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế tại Việt Nam mà không có quyền được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Trên đây là những tư vấn của đội ngũ Luật sư, chuyên gia pháp lý của chúng tôi về người nước ngoài nhận thừa kế là quyền sử dụng đất. Nếu anh còn bất cứ câu hỏi nào, anh có thể liên hệ đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ nhanh chóng!
Như vậy, Tổng Đài Pháp Luật đã cung cấp cho bạn những thông tin về lập di chúc cho người nước ngoài và các vấn đề liên quan. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc có thêm hiểu biết về pháp luật và tự mình tháo gỡ những thắc mắc trong thực tế liên quan đến các vấn đề pháp lý. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào, hãy nhấc máy và gọi đến hotline 1900.6174 để nhận sự tư vấn nhanh chóng từ đội ngũ Luật sư có trình độ chuyên môn cao của chúng tôi!