Trong thời đại giao lưu văn hóa như hiện nay việc ra nước ngoài học tập, làm việc, thậm chí là sinh sống và kết hôn là một điều rất phổ biến. Người dân ở nước ta có xu hướng sang các nước phát triển lân cận như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, trong đó phần lớn là sang Nhật để học tập và kết hôn.
Tuy nhiên thủ tục đăng ký kết hôn tại Nhật không đơn giản giống như ở Việt Nam nên nếu như không nắm rõ các bước thực hiện từ hồ sơ cho đến quy trình thủ tục sẽ gây ra rất nhiều rắc rối như tốn thời gian đi lại và tốn kém tiền bạc. Trong bài viết này Tổng Đài Pháp Luật sẽ giải đáp cụ thể hơn đối với vấn đề “Kết hôn ở Nhật Bản”. Mọi vướng mắc về vấn đề trên khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp đến số hotline1900.6174 để được tư vấn cụ thể hơn!
Điều kiện đăng ký kết hôn với người Nhật
Đăng ký kết hôn với người nước ngoài, đặc biệt là với người Nhật Bản, là một quá trình phức tạp đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định pháp luật của cả hai quốc gia. Theo Điều 126 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 của Việt Nam, việc kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài phải tuân theo luật pháp của cả hai nước về điều kiện kết hôn. Đặc biệt, nếu kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Việt Nam, công dân Nhật Bản phải tuân thủ cả pháp luật Nhật Bản và Việt Nam.
Trước hết, theo Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, các điều kiện kết hôn tại Việt Nam bao gồm:
– Độ tuổi kết hôn: Nữ từ đủ 18 tuổi trở lên, nam từ đủ 20 tuổi trở lên
– Sự tự nguyện của hai bên: Kết hôn phải dựa trên sự tự nguyện của cả hai bên, không có bất kỳ sự ép buộc nào.
– Năng lực hành vi dân sự: Không bên nào bị mất năng lực hành vi dân sự, tức là cả hai phải có đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình.
– Điều kiện cấm kết hôn: Không thuộc các trường hợp bị cấm kết hôn theo pháp luật Việt Nam như kết hôn giả tạo, tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, kết hôn nhằm mục đích khác như mua bán người. Đặc biệt, hôn nhân giữa người cùng giới tính không được thừa nhận tại Việt Nam.
Việc tuân thủ những điều kiện này không chỉ đảm bảo tính pháp lý cho cuộc hôn nhân mà còn giúp tránh những rủi ro pháp lý và các vấn đề phát sinh sau này. Kết hôn với người Nhật Bản mở ra cơ hội khám phá và hòa nhập vào một nền văn hóa mới, nhưng cũng đòi hỏi sự hiểu biết và chuẩn bị kỹ lưỡng về pháp luật và thủ tục hành chính của cả hai quốc gia.
>>> Tư vấn miễn phí quy định về việc kết hôn ở Nhật Bản, gọi ngay 1900.6174
Thủ tục đăng ký kết hôn ở Nhật Bản cho người Việt với người Việt
Hồ sơ cần chuẩn bị để đăng ký kết hôn ở Nhật Bản cho người Việt và người Việt
Để đăng ký kết hôn ở Nhật Bản giữa hai công dân Việt Nam, cả hai bên cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và chính xác theo yêu cầu. Quá trình này đòi hỏi nhiều loại giấy tờ khác nhau, mỗi loại đều cần được dịch thuật và công chứng phù hợp. Dưới đây là các giấy tờ cần thiết và chi tiết cụ thể về từng loại giấy tờ.
Giấy chứng nhận độc thân tại Việt Nam:
– Công dân Việt Nam cần có giấy chứng nhận độc thân do cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp.
– Giấy chứng nhận này phải được dịch sang tiếng Nhật và công chứng.
Giấy xác nhận độc thân do Nhật Bản cung cấp:
– Công dân Nhật Bản cần cung cấp giấy xác nhận độc thân (結婚届は日本に来てから戸籍帳に記載がない証明書).
– Đây là tài liệu chứng minh rằng không có ghi chép về việc kết hôn trước đó trong sổ hộ tịch.
Giấy chứng nhận địa chỉ (住民票):
– Đây là giấy chứng nhận nơi cư trú hiện tại của công dân Nhật Bản.
– Tài liệu này cũng cần thiết để xác minh địa chỉ cư trú hợp pháp tại Nhật.
Giấy đăng ký kết hôn (結婚届):
– Đây là mẫu đơn đăng ký kết hôn được sử dụng tại Nhật Bản.
– Cả hai bên phải điền đầy đủ thông tin và ký tên vào mẫu đơn này.
Giấy xác nhận đủ điều kiện kết hôn (婚姻要件具備証明申請書):
– Đây là giấy chứng nhận rằng cả hai bên đều đáp ứng đủ điều kiện kết hôn theo luật pháp của Nhật Bản.
– Giấy này thường được cấp bởi Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán của Việt Nam tại Nhật Bản.
Bản sao thẻ ngoại kiều và hộ chiếu của cả hai bên:
– Cả công dân Việt Nam và Nhật Bản cần cung cấp bản sao thẻ ngoại kiều (nếu có) và hộ chiếu.
– Các bản sao này cần rõ ràng và đầy đủ thông tin cá nhân.
Giấy khai sinh và bản dịch của cả hai bên:
– Cả hai bên cần nộp giấy khai sinh gốc và bản dịch sang tiếng Nhật.
– Bản dịch này cần được công chứng để xác nhận tính hợp pháp.
Giấy thụ lý đăng ký kết hôn có giá trị tại Nhật Bản (結婚受理証明書):
– Đây là giấy chứng nhận từ cơ quan có thẩm quyền tại Nhật Bản xác nhận rằng họ đã nhận và xử lý đơn đăng ký kết hôn.
– Giấy này thường được cấp sau khi các tài liệu khác đã được nộp và kiểm tra đầy đủ.
Tờ khai ghi chú kết hôn:
– Đây là tài liệu ghi lại các thông tin quan trọng về hôn nhân của hai bên.
– Tờ khai này cần được điền đầy đủ thông tin và chính xác.
Chuẩn bị kỹ lưỡng các giấy tờ này không chỉ giúp quá trình đăng ký kết hôn diễn ra thuận lợi mà còn đảm bảo tính hợp pháp và minh bạch của hôn nhân tại cả Việt Nam và Nhật Bản. Việc tuân thủ đầy đủ các quy định về giấy tờ và thủ tục hành chính sẽ giúp tránh những rắc rối pháp lý và đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên trong tương lai.
> Xem thêm: Kết hôn ở Hàn Quốc cần giấy tờ gì? Nộp hồ sơ ở đâu?
Trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn ở Nhật Bản cho người Việt và người Việt
Đăng ký kết hôn ở Nhật Bản giữa hai công dân Việt Nam với nhau đòi hỏi một loạt các bước và thủ tục phức tạp. Quá trình này yêu cầu sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tuân thủ đúng quy định của cả hai quốc gia. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về trình tự và thủ tục cần thiết.
Bước 1: Xin giấy chứng nhận độc thân ở Việt Nam
Để tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn ở Nhật Bản, đầu tiên bạn phải có giấy chứng nhận đăng ký độc thân ở Việt Nam bằng cách nhờ người thân, bố mẹ trực tiếp đến UBND xã/ phường nơi bạn cư trú để xin giấy chứng nhận độc thân. Sau đó, gửi giấy chứng nhận qua đường bưu điện sang Nhật.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số điểm sau để đảm bảo giấy chứng nhận có giá trị sử dụng:
– Thời hạn sử dụng: Trong vòng 6 tháng kể từ ngày cấp. Nếu quá thời hạn thì giấy chứng nhận sẽ không còn hiệu lực
– Dịch thuật công chứng: Vì hiện tại giấy chứng nhận đang xin ở Việt Nam nên ngôn ngữ hiện đang là tiếng Việt. Bạn cần phải dịch thuật giấy chứng nhận đó sang tiếng Nhật và đem bản dịch thuật đi công chứng thì khi gửi sang Nhật, giấy chứng nhận đó mới có giá trị sử dụng
Bước 2: Xin giấy tờ liên quan đến đăng ký kết hôn
Công dân khi đăng ký kết hôn ở Nhật Bản phải đến Văn phòng quận để xin các giấy tờ liên quan đến thủ tục đăng ký kết hôn ở Nhật Bản, cụ thể các loại giấy tờ bao gồm:
– Giấy chứng nhận địa chỉ (住民票): Yêu cầu vợ chồng mỗi người một tờ riêng với chi phí cho mỗi tờ là 300 yên
– Giấy xác nhận độc thân tại Nhật Bản (結婚届は日本に来てから戸籍帳に記載がない証明書): Để làm thủ tục kết hôn tại Nhật thì giấy chứng nhận độc thân là không thể thiết. Là một loại giấy tờ được cơ quan có thẩm quyền cấp để xác nhận tình trạng độc thân của một người
– Giấy đăng ký kết hôn (結婚届): Là một loại giấy tờ chứng nhận một người đã có vợ hoặc đã có chồng
Bước 3: Nộp giấy tờ tại Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản
Địa chỉ nộp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn ở Nhật Bản: Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản
Trước khi đến Đại sứ quán Việt Nam, bạn cần kiểm tra lại hồ sơ một lần nữa tránh trường hợp quên hay thiếu giấy tờ. Hồ sơ đăng ký kết hôn ở Nhật bao gồm các giấy tờ:
– Giấy xác nhận độc thân tại Nhật.
– Giấy xác nhận độc thân tại Việt Nam.
– Giấy chứng nhận địa chỉ tại Nhật Bản.
– Bản sao thẻ ngoại kiều và hộ chiếu của cả hai.
Tại Đại sứ quán, bạn sẽ được cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kết hôn (婚姻要件具備証明申請書) bằng tiếng Nhật. Giấy này sẽ được dùng để đăng ký kết hôn tại Văn phòng quận. Chi phí cho mỗi tờ là 6000 yên, và bạn cần xin 4 tờ để dự phòng. Nếu bạn ở xa Đại sứ quán, bạn có thể gửi giấy tờ qua đường bưu điện, nhớ kèm theo chi phí làm giấy tờ và phong bì chuyển phát lại.
Bước 4: Hoàn tất thủ tục tại Văn phòng quận
Sau khi nhận được giấy xác nhận đủ điều kiện đăng ký kết hôn của Đại sứ quán, cả hai bạn phải đến Văn phòng hành chính quận để hoàn tất thủ tục đăng ký kết hôn
Thời gian thực hiện: Quá trình làm thủ tục đăng ký kết hôn diễn ra trong vòng 2 đến 3 tiếng
Quy trình làm thủ tục được tiến hành như sau:
– Nộp giấy đủ điều kiện đăng ký kết hôn (婚姻要件具備証明申請書): Trước tiên, bạn cần nộp giấy đủ điều kiện đăng ký kết hôn đã được Đại sứ quán xác nhận và cung cấp cho cơ quan làm việc tại Văn phòng quận
– Điền giấy đăng ký kết hôn (結婚届): Giấy đăng ký kết hôn sẽ được cơ quan làm việc tại Văn phòng quận cung cấp. Cả hai bạn chỉ cần điền thông tin theo yêu cầu trên giấy.
Ngoài ra, hai bạn có thể đem thêm giấy khai sinh đã dịch để đề phòng có trường hợp pháp sinh cần đến.
Sau khi hoàn tất các thủ tục thì hai bạn sẽ nhận được giấy thụ lý đăng ký kết hôn (結婚受理証明書) có giá trị tại Nhật. Bạn có thể xin giấy chứng nhận địa chỉ (住民票) ghi nhận tên của cả hai vợ chồng khi cả hai bạn về sống chung với nhau tại một địa chỉ nào đó.
Bước 5: Hợp thức hóa đăng ký kết hôn tại Việt Nam
Cuối cùng, để hợp thức hóa tình trạng hôn nhân tại Việt Nam, bạn cần mang các giấy tờ sau đến Đại sứ quán:
– Giấy thụ lý kết hôn tại văn phòng hành chính (結婚受理証明書).
– Giấy xác nhận địa chỉ sau khi kết hôn (住民票 世帯一緒).
– Bản sao thẻ ngoại kiều và hộ chiếu của cả hai.
– Tờ khai ghi chú kết hôn, mẫu có sẵn tại Đại sứ quán.
>>> Tư vấn miễn phí về thủ tục đăng ký kết hôn ở Nhật Bản mới nhất, gọi ngay 1900.6174
Thủ tục đăng ký kết hôn ở Nhật Bản cho người Việt với người Nhật
Hồ sơ đăng ký kết hôn ở Nhật Bản cho người Việt với người Nhật
Nếu bạn là người Việt Nam muốn kết hôn với người Nhật thì dưới đây là danh sách các giấy tờ cần thiết để đăng ký kết hôn ở Nhật Bản, kèm theo các chi tiết và yêu cầu cụ thể cho mỗi loại giấy tờ.
Giấy chứng nhận độc thân tại Việt Nam
– Bản tiếng Việt: Đây là giấy chứng nhận rằng bạn hiện không có ràng buộc hôn nhân.
– Bản dịch tiếng Nhật: Giấy chứng nhận độc thân cần được dịch sang tiếng Nhật và công chứng.
Bản sao giấy khai sinh
– Bản tiếng Việt: Giấy khai sinh của bạn cần được sao y bản chính.
– Bản dịch tiếng Nhật: Giấy khai sinh cũng phải được dịch sang tiếng Nhật và công chứng để đảm bảo tính hợp pháp.
Giấy xác nhận độc thân tại Nhật (結婚届は日本に来てから戸籍帳に記載がない証明書): Đây là giấy chứng nhận từ cơ quan chức năng Nhật Bản, xác nhận rằng bạn chưa kết hôn tại Nhật Bản. Giấy này có thể xin từ Văn phòng quận hoặc Đại sứ quán Nhật Bản.
Giấy xác nhận đủ điều kiện kết hôn (婚姻要件具備証明申請書): Giấy chứng nhận này xác nhận rằng bạn đáp ứng đủ điều kiện kết hôn theo luật pháp của cả hai quốc gia. Thông thường, giấy này được cấp bởi Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản sau khi bạn nộp đầy đủ hồ sơ.
Giấy chứng nhận hôn nhân (婚姻届受理証明書): Đây là giấy chứng nhận việc đăng ký kết hôn của bạn đã được Văn phòng quận Nhật Bản tiếp nhận và xử lý. Giấy này có thể xin nhiều bản để sử dụng cho các thủ tục hành chính khác.
Giấy xác nhận tình trạng sức khỏe: Đây là giấy chứng nhận từ cơ sở y tế xác nhận rằng bạn không mắc các bệnh tâm thần hay các vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến khả năng kết hôn. Giấy này thường được yêu cầu để đảm bảo cả hai bên đều có đủ điều kiện sức khỏe để kết hôn.
Chuẩn bị đầy đủ và chính xác các giấy tờ trên sẽ giúp quá trình đăng ký kết hôn ở Nhật Bản diễn ra thuận lợi. Việc tuân thủ đúng quy định và thủ tục không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí mà còn đảm bảo tính pháp lý cho hôn nhân của bạn tại cả hai quốc gia.
>>> Hướng dẫn miễn phí thủ tục đăng ký kết hôn ở Nhật Bản cho người Việt với người Việt nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174
Trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn ở Nhật Bản cho người Việt với người Nhật
Đăng ký kết hôn ở Nhật Bản giữa một công dân Việt Nam và một công dân Nhật Bản là một quá trình đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tuân thủ đúng các quy định pháp luật của cả hai nước. Dưới đây là trình tự và thủ tục cụ thể:
Bước 1: Xin giấy chứng nhận độc thân tại Việt Nam
Để tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn ở Nhật Bản, đầu tiên bạn phải có giấy chứng nhận đăng ký độc thân ở Việt Nam bằng cách nhờ người thân, bố mẹ trực tiếp đến UBND xã/ phường nơi bạn cư trú để xin giấy chứng nhận độc thân. Sau đó, gửi giấy chứng nhận qua đường bưu điện sang Nhật.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số điểm sau để đảm bảo giấy chứng nhận có giá trị sử dụng:
– Thời hạn sử dụng: Trong vòng 6 tháng kể từ ngày cấp. Nếu quá thời hạn thì giấy chứng nhận sẽ không còn hiệu lực
– Dịch thuật công chứng: Vì hiện tại giấy chứng nhận đang xin ở Việt Nam nên ngôn ngữ hiện đang là tiếng Việt. Bạn cần phải dịch thuật giấy chứng nhận đó sang tiếng Nhật và đem bản dịch thuật đi công chứng thì khi gửi sang Nhật, giấy chứng nhận đó mới có giá trị sử dụng
Bước 2: Nộp giấy tờ đăng ký kết hôn tại Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản
Trường hợp bạn là người Việt Nam cư trú tại Nhật Bản từ 3 tháng trở lên (có thẻ ngoại kiều). Khi đến Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
– Giấy chứng nhận độc thân từ Việt Nam (đã chuẩn bị ở bước 1).
– Giấy xác nhận độc thân tại Nhật Bản (結婚届は日本に来てから戸籍帳に記載がない証明書): Giấy này có thể xin tại Đại sứ quán hoặc tải mẫu từ trang web của Đại sứ quán.
– Giấy đủ điều kiện đăng ký kết hôn (婚姻要件具備証明申請書): Có thể xin mẫu tại Đại sứ quán hoặc tải mẫu từ trang web của Đại sứ quán.
Sau khi nộp các giấy tờ trên tại Đại sứ quán Việt Nam ở Tokyo, hoặc Lãnh sự quán tại Osaka, Fukuoka, bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận đầy đủ tiêu chuẩn kết hôn (婚姻要件具備証明書).
Trường hợp bạn là người Việt Nam sang Nhật du lịch (cư trú dưới 3 tháng): Nếu bạn thuộc diện này, bạn sẽ làm thủ tục đăng ký kết hôn trực tiếp tại phòng hành chính của Nhật Bản. Bạn cần mang theo giấy chứng nhận độc thân và bản sao giấy khai sinh từ Việt Nam, cùng với bản dịch công chứng sang tiếng Nhật của cả hai giấy tờ này.
Bước 3: Đăng ký kết hôn tại Văn phòng hành chính Nhật Bản
Khi đến Văn phòng hành chính tại Nhật Bản, bạn sẽ được nhân viên hướng dẫn để hoàn tất thủ tục đăng ký kết hôn. Sau khi hoàn tất, bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận hôn nhân (婚姻届受理証明書 – Konin-todoke-juri-shoumeisho).
Bước 4: Hợp thức hóa đăng ký kết hôn với cơ quan chức năng của Việt Nam
Cuối cùng, bạn cần mang các giấy tờ sau đến Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Việt Nam để đăng ký tình trạng hôn nhân vào hộ tịch và để được cấp trích lục đăng ký kết hôn có giá trị sử dụng tại Việt Nam:
– Giấy xác nhận tình trạng sức khỏe: Đây là giấy chứng nhận rằng bạn không mắc các bệnh tâm thần, được cấp bởi bệnh viện tại Nhật Bản hoặc Việt Nam. Giấy này có giá trị sử dụng trong 6 tháng kể từ ngày cấp.
– Giấy chứng nhận hôn nhân (婚姻届受理証明書) được cấp ở bước 3.
Lưu ý quan trọng
– Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký kết hôn, nếu người Việt Nam muốn ở lại Nhật Bản, cần mang giấy chứng nhận hôn nhân (婚姻届受理証明書) đến Cục Quản lý Xuất nhập cảnh (Nyukoku-kanri-kyoku) để được hướng dẫn làm thủ tục đăng ký mới hoặc chuyển đổi visa vợ/chồng công dân Nhật Bản (日本人の配偶者在留資格).
– Nếu cần làm thủ tục chứng nhận đã đăng ký kết hôn gửi về Việt Nam, bạn có thể mang giấy chứng nhận hôn nhân (婚姻届受理証明書) đến Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Việt Nam.
Hoàn tất các bước trên sẽ giúp bạn đảm bảo tính hợp pháp cho hôn nhân của mình, đồng thời tuân thủ đầy đủ các quy định của cả hai quốc gia, giúp cuộc sống hôn nhân tại Nhật Bản được thuận lợi và hợp pháp.
Trên đây chính là các giấy tờ cần chuẩn bị và các bước để thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn ở Nhật Bản. Nếu như chị Ngọc Anh vẫn còn bất kỳ vướng mắc nào về vấn đề này, hãy gọi ngay đến số hotline 1900.6174 để được hướng dẫn chi tiết hơn!
>> Xem thêm: Kết hôn với người Trung Quốc – Tư vấn hồ sơ, thủ tục
Trình tự làm visa kết hôn với người Nhật
Để kết hôn và xin visa kết hôn với người Nhật Bản, bạn cần tuân thủ một quy trình chi tiết và chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về các bước cần thực hiện:
Sau khi hoàn tất việc đăng ký kết hôn tại Việt Nam, bạn cần khai báo kết hôn tại Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam hoặc văn phòng hành chính tại quận/huyện ở Nhật Bản.
Người Nhật cần chuẩn bị các giấy tờ:
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn: Cần có bản chính và bản dịch tiếng Nhật.
– Các tài liệu xác minh danh tính: Bằng lái xe hoặc hộ chiếu.
– Bản sao đăng ký nơi cư trú: Nếu việc đăng ký kết hôn diễn ra ở nơi khác ngoài nơi đăng ký cư trú.
Người Việt Nam cần chuẩn bị các giấy tờ:
– Giấy khai sinh: Bản chính và bản dịch sang tiếng Nhật.
Khi đã thông báo kết hôn thành công, bạn sẽ tiến hành chuẩn bị hồ sơ xin visa kết hôn, bao gồm các giấy tờ sau:
– Đơn xin visa: Điền đầy đủ và chính xác thông tin yêu cầu.
– Ảnh thẻ: Kích thước 4cm x 3cm của cả hai vợ chồng.
– Giấy chứng nhận kết hôn: Bản chính đã được dịch sang tiếng Nhật.
– Giấy chứng nhận thuế cư trú và giấy chứng nhận nộp thuế cư trú: Của người chồng hoặc vợ là người Nhật.
– Bản sao đăng ký hộ khẩu gia đình và giấy đăng ký cư trú: Của người chồng hoặc vợ là người Nhật.
– Hộ chiếu và thẻ cư trú: Của cả hai vợ chồng.
– Giấy chứng nhận bảo lãnh: Được cấp bởi cơ quan chức năng Nhật Bản.
– Bảng câu hỏi theo mẫu của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam: Điền đầy đủ và chi tiết.
– Bức ảnh chung của hai người: Càng nhiều ảnh minh chứng cho mối quan hệ càng tốt.
Thời gian xét duyệt hồ sơ xin visa kết hôn thường kéo dài khoảng 2 tháng, nhưng có thể thay đổi tùy theo từng trường hợp cụ thể.
Lưu ý quan trọng: Nếu bạn có vợ hoặc chồng là người Nhật và đã kết hôn trên 3 năm, cùng với thời gian sống tại Nhật Bản từ 1 năm trở lên, bạn sẽ đủ điều kiện xin cấp thẻ xanh định cư tại Nhật Bản lâu dài.
Việc chuẩn bị kỹ lưỡng và đầy đủ các giấy tờ cần thiết là điều quan trọng để đảm bảo quá trình đăng ký kết hôn và xin visa kết hôn với người Nhật Bản diễn ra suôn sẻ. Tuân thủ đúng quy trình và yêu cầu sẽ giúp bạn nhanh chóng hoàn thành thủ tục pháp lý và bắt đầu cuộc sống mới tại Nhật Bản.
>>>Tư vấn thủ tục đăng ký kết hôn ở Nhật Bản cho người Việt với người Nhật, gọi ngay 1900.6174
Lệ phí làm đăng ký kết hôn ở Nhật Bản
Khi tiến hành đăng ký kết hôn ở Nhật Bản, việc nắm rõ các mức lệ phí lãnh sự là điều cần thiết để chuẩn bị tốt cho quá trình này. Các mức lệ phí lãnh sự được quy định trong Luật thành lập Bộ Ngoại giao, Nghị định liên quan đến lệ phí thu bởi cơ quan lãnh sự và các Pháp lệnh của Bộ Ngoại giao Nhật Bản. Lệ phí này được điều chỉnh hàng năm và áp dụng từ ngày 01/04 mỗi năm.
Đơn vị tiền tệ:
– Lệ phí được quy định bằng đồng Yên Nhật theo các Nghị định.
– Lệ phí được quy đổi sang đồng tiền của nước sở tại theo tỷ giá hàng năm.
Phương thức thanh toán:
– Trực tiếp tại Cửa sổ Lãnh sự: Chỉ chấp nhận thanh toán bằng tiền mặt và bằng Việt Nam Đồng.
– Đăng ký online: Có thể thanh toán bằng thẻ credit hoặc tiền mặt.
Thanh toán bằng thẻ credit:
– Đây là phương thức thanh toán không thông qua Đại sứ quán.
– Không xuất phiếu thu tiền nếu thanh toán bằng thẻ credit.
– Nếu cần phiếu thu, bạn phải chọn phương thức thanh toán bằng tiền mặt.
Dưới đây là bảng chi tiết mức lệ phí cho một số dịch vụ lãnh sự phổ biến, bao gồm cả việc xin hộ chiếu, thị thực và chứng nhận khác:
Loại dịch vụ | Lệ phí (Tiền mặt – VND) | Lệ phí (Thanh toán bằng thẻ credit – Yên Nhật) |
Hộ chiếu | ||
Hiệu lực 10 năm | 2,760,000 VND | 16,000 Yên Nhật |
Hiệu lực 5 năm (Phổ thông) | 1,900,000 VND | 11,000 Yên Nhật |
Người dưới 12 tuổi | 1,030,000 VND | 6,000 Yên Nhật |
Thay đổi hạng mục trong hộ chiếu | 1,030,000 VND | 6,000 Yên Nhật |
Giấy thông hành để về nước | 430,000 VND | 2,500 Yên Nhật |
Thị thực | ||
Nhập cảnh một lần (Phổ thông) | 520,000 VND | – |
Nhập cảnh một lần (Người Ấn Độ) | 140,000 VND | – |
Nhập cảnh nhiều lần (Phổ thông) | 1,030,000 VND | – |
Nhập cảnh nhiều lần (Người Ấn Độ) | 140,000 VND | – |
Quá cảnh (Phổ thông) | 120,000 VND | – |
Quá cảnh (Người Ấn Độ) | 10,000 VND | – |
Gia hạn thời gian hiệu lực Giấy phép tái nhập cảnh | 520,000 VND | – |
Chứng thực | ||
Chứng nhận lưu trú | 210,000 VND | 1,200 Yên Nhật |
Chứng nhận liên quan đến hạng mục trong hộ tịch (Khai sinh, kết hôn,…) | 210,000 VND | 1,200 Yên Nhật |
Chứng nhận con dấu (Cơ quan công quyền) | 780,000 VND | – |
Chứng nhận con dấu (Tổ chức khác) | 290,000 VND | – |
Chứng nhận chữ ký | 290,000 VND | 1,700 Yên Nhật |
Chứng nhận hài cốt (thi hài) | 430,000 VND | – |
Chứng nhận bằng lái xe | 360,000 VND | 2,100 Yên Nhật |
>>> Lệ phí đăng ký kết hôn ở Nhật Bản? Gọi ngay 1900.6174
Một số câu hỏi liên quan
Có thể đăng ký kết hôn tại Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản không?
Bạn có thể đăng ký kết hôn tại Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản. Tuy nhiên, thủ tục sẽ phức tạp hơn so với việc đăng ký tại các cơ quan hành chính địa phương của Nhật Bản (Shiyakusho).
So sánh với việc đăng ký tại Shiyakusho
1. Thủ tục tại Shiyakusho:
– Đơn giản hơn: Thủ tục đăng ký kết hôn tại Shiyakusho (Văn phòng hành chính địa phương của Nhật Bản) thường đơn giản và nhanh chóng hơn.
– Giấy tờ ít phức tạp: Bạn chỉ cần chuẩn bị một số giấy tờ cơ bản và đến Shiyakusho để hoàn tất thủ tục.
2. Lợi ích của việc đăng ký tại Shiyakusho:
– Thời gian xử lý nhanh hơn: Quá trình xử lý tại Shiyakusho thường nhanh hơn, giúp bạn sớm nhận được giấy chứng nhận kết hôn.
– Ít yêu cầu dịch thuật và công chứng: Yêu cầu về dịch thuật và công chứng giấy tờ ít hơn, giảm bớt chi phí và công việc chuẩn bị.
Mặc dù bạn có thể đăng ký kết hôn tại Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, quy trình này phức tạp hơn so với việc đăng ký tại Shiyakusho. Bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng về thủ tục, yêu cầu giấy tờ, lệ phí và thời gian xử lý để lựa chọn phương thức phù hợp nhất cho mình. Đăng ký tại Shiyakusho thường đơn giản và nhanh chóng hơn, trong khi đăng ký tại Đại sứ quán có thể đòi hỏi nhiều thủ tục hơn nhưng vẫn là một lựa chọn khả thi.
>>> Cần chuẩn bị giấy tờ gì khi đăng ký kết hôn ở Nhật? Gọi ngay 1900.6174
Cần chuẩn bị những gì để đăng ký kết hôn tại Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản?
Để đăng ký kết hôn tại Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, bạn cần chuẩn bị một số giấy tờ cần thiết như sau:
– Giấy đề nghị đăng ký kết hôn: Đây là một biểu mẫu hoặc đơn đề xuất việc đăng ký kết hôn mà bạn cần điền thông tin cá nhân và thông tin về người bạn đời.
– Tờ khai đăng ký kết hôn: Đây là biểu mẫu đăng ký kết hôn được điền thông tin chi tiết về hai bên và nộp tại Đại sứ quán.
– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân: Bản sao của giấy chứng nhận độc thân hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của bạn, cần được dịch sang tiếng Nhật và công chứng.
– Giấy khám sức khỏe: Giấy chứng nhận sức khỏe của bạn và người bạn đời, để xác nhận không mắc các vấn đề bệnh tật nghiêm trọng.
– Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật Việt Nam: Bao gồm các giấy tờ như giấy chứng nhận độc thân, giấy khai sinh, và các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật Nhật Bản: Bao gồm các giấy tờ như giấy xác nhận độc thân tại Nhật Bản và các giấy tờ khác cần thiết theo quy định của pháp luật Nhật Bản.
Chuẩn bị những giấy tờ cần thiết là bước quan trọng để đăng ký kết hôn tại Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản. Việc này đảm bảo rằng bạn có đầy đủ thông tin và tài liệu cần thiết để hoàn tất thủ tục đăng ký kết hôn một cách thuận lợi và hợp pháp. Hãy đảm bảo rằng bạn đã kiểm tra kỹ các yêu cầu và chuẩn bị đầy đủ trước khi nộp hồ sơ.
>>> Độ tuổi kết hôn ở Nhật? Gọi ngay 1900.6174
Như vậy, đây là vấn đề về thủ tục đăng ký kết hôn ở Nhật Bản cho người Việt và người Nhật Bản hay giữa người Việt và người Việt. Trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn, nếu chị gặp bất kỳ vướng mắc nào, hãy nhấc máy lên và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn và hỗ trợ giải đáp.