Đóng bảo hiểm xã hội khác tỉnh có được không? Giải đáp nhanh chóng nhất

Đóng bảo hiễm xã hội khác tỉnh có được hay không? Là một trong số những vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của người lao động trên thực tế khi họ rơi vào trường hợp nơi có hộ khẩu thường trú không trùng với nơi họ đang sinh sống và làm việc.

Tại bài viết dưới đây Tổng Đài Pháp Luật sẽ giải đáp cụ thể những thắc mắc về vấn đề này cũng như các vấn đề khác liên quan. Mọi thắc mắc của các bạn vui lòng kết nối trực tiếp đến số điện thoại 1900.6174 để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng nhất. 

>>> Liên hệ luật sư tư vấn về vấn đề đóng bảo hiểm xã hội ở tỉnh được không? Liên hệ ngay: 1900.6174

 

Bạn Yến ở Yên Bái có câu hỏi:

“Thưa Luật sư, tôi năm nay 20 tuổi, sắp tới tôi được nhận vào làm việc tại một xưởng sản xuất bánh kẹo tại Hà Nội. Tôi nghe nói khi đi làm việc tại công ty sẽ được tham gia BHXH. Tuy nhiên do quê tôi ơ Yên Bái nên hiện tại tôi không biết mình sẽ phải tham gia BHXH ở Yên Bái hay ở Hà Nội nơi tôi làm việc.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi tôi có thể tham gia đóng BHXH khác tỉnh nơi tôi có hộ khẩu thường trú có được không? Nếu tôi nghỉ việc thì tôi có thể lãnh BHXH ở đâu?

Mong Luật sư giải đáp cho tôi những thắc mắc trên, tôi cảm ơn!”

 

>>> Liên hệ luật sư tư vấn về vấn đề đóng bảo hiểm xã hội ở khác tỉnh được không? Liên hệ ngay: 1900.6174

Luật sư tư vấn:

Chào bạn Yến, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến với chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra câu trả lời cho câu hỏi của bạn như sau:

 

Bảo hiểm xã hội là gì?

 

Tại khoản 1 Điều 3 Luật BHXH 2014 có quy định cụ thể về bảo hiểm xã hội như sau: “Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.”

dong-bao-hiem-xa-hoi-khac-tinh

Bản chất của BHXH được thể hiện ở chính tên gọi với hai thành phần chính đó là Bảo hiểm và xã hội. CỤ thể “bảo hiểm” về một phần thu nhập mang tính chất xã hội. Người tham gia BHXH mong muốn được “bảo hiểm” một phần thu nhập để phòng có trường hợp rủi ro có thể xảy ra. Tính chất xã hội được thể hiện bởi BHXH hướng tới sự tham gia và hưởng lợi của tất cả các đối tượng trong nền kinh tế.

>>> Đóng bảo hiểm xã hội ở khác tỉnh như thế nào? Liên hệ ngay 1900.6174

 

Bảo hiểm xã hội gồm những loại nào?

 

Tại khoản 2, 3 Điều 3 Luật BHXH 2014 có nêu rõ BHXH có hai hình thức là BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện, cụ thể:

“2. Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.”

Điểm khác biệt căn bản của BHXH tự nguyện với BHXH bắt buộc là tính chất tự nguyện của người tham gia. BHXH bắt buộc đúng như tên gọi của nó, nó thể hiện tính quyền lực nhà nước khi buộc những đối tượng cụ thể phải tham gia với các chế độ và mức đóng được nhà nước quy định cụ thể.

Trong khi đó BHXH tự nguyện chỉ mang tính khuyến khích, nhà nước kêu gọi cũng như khuyến khích các đối tượng không thuộc diện đóng BHXH bắt buộc tham gia BHXH tự nguyện để có thể được hưởng các lợi ích của hệ thống an sinh xã hội.

>>> Xem thêm: Không nhận được tiền bảo hiểm thất nghiệp phải làm thế nào?

 

Có được đóng bảo hiểm xã hội khác tỉnh không?

 

Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc ở tỉnh khác

 

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật BHXH 2014 thì người lao động tham gia lao động tại doanh nghiệp có ký hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1 tháng trở lên sẽ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Tại khoản 3 Điều 7 Quyết định số 595/QĐ-BHXH 2017 có quy định cụ thể: “Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của BHXH tỉnh.

Chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nào thì đóng BHXH tại địa bàn đó”

Như vậy, nếu người lao động thuộc đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc theo quy định tại Điều 2 Luật BHXH 2014 thì lúc này địa bàn tham gia BHXH sẽ là cơ quan BHXH tại tỉnh nơi mà người đó làm việc.

Do đó pháp luật hiện hành cho phép người lao động được tham gia BHXH bắt buộc tại tỉnh khác, không phải địa bàn tỉnh nơi người lao động cư trú.

Do đó, trong trường hợp của chị Yến ở trên, do sắp tới chi sẽ đi làm việc tại công ty do đó chị sẽ thuộc đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc. Lúc này chị sẽ được đóng BHXH tại Hà Nội là nơi công ty chị đặt trụ sở. Đồng nghĩa với việc chị hoàn toàn có quyền đóng BHXH ở tỉnh khác.

>>> Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc ở tỉnh khác được quy định như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174

 

Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện ở tỉnh khác

 

Pháp luật về BHXH hiện hành cho phép người dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đều có quyền được đăng ký tham gia BHXH theo hình thức tự nguyện theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật BHXH 2014.

Tại Điều 3 Quyết định 595/QĐ-BHXH 2017 có quy định cả cơ quan BHXH cấp huyện và cơ quan BHXH cấp tỉnh đều được quyền phân cấp quản lý việc thu tiền đóng BHXH tự nguyện của người dân tham gia trên địa bàn mình quản lý.

Từ quy định trên có thể thấy, nếu người dân có mong muốn tham gia BHXH thì phải tham gia đóng tại cơ quan BHXH tại địa phương nơi mình cư trú. Nghĩa là trong trường hợp này người dân phải có giấy tờ thường trú hoặc tạm trú.

Nói cách khác, người lao động tham gia BHXH tự nguyện hoàn toàn có quyền đóng BHXH ở tỉnh khác nếu như người lao động có giấy tờ tạm trú hoặc thường trú tại địa bàn tỉnh đó.

>>> Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện ở tỉnh khác được quy định như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174

 

Lãnh bảo hiểm xã hội ở tỉnh khác được không?

 

Tại Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021 có quy định người lao động sau khi tham gia BHXH nếu có mong muốn được lãnh tiền BHXH 1 lần thì phải tiến hành nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH nơi mình cư trú, nghĩa là nơi có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú.

Như vậy, người lao động hoàn toàn có thể tiến hành lãnh tiền BHXH ở tỉnh khác nếu đang cư trú ngoài địa bàn tỉnh nơi người đó có hộ khẩu thường trú.

Áp dụng trong trường hợp của chị Yến ở trên, nếu sau khi chị nghỉ việc mà có mong muốn được lãnh BHXH thì lúc này chị hoàn toàn có thể làm một bộ hồ sơ nộp lên cơ quan BHXH nơi địa bàn chị cư trú để được yêu cầu giải quyết. Lúc này chị có thể lựa chọn cơ quan BHXH tại Yên Bái là nơi chị có hộ khẩu thường trú hoặc cơ quan BHXH tại Hà Nội với điều kiện chị phải đăng ký tạm trú ở đây.

dong-bao-hiem-xa-hoi-khac-tinh

Tuy nhiên chị cũng cần lưu ý để có thể được giải quyết hưởng chế độ BHXH 1 lần thì chị cần phải đáp ứng những điều kiện mà pháp luật quy định cụ thể như sau:

– Sau 1 năm nghỉ việc hoặc 1 năm không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện mà không có nhu cầu tham gia tiếp

– Thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm

– Một số trường hợp đặc biệt khác như: Ra nước ngoài định cư, mắc các bệnh liên quan đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014.

 >>> Lãnh bảo hiểm xã hội ở tỉnh khác được không? Liên hệ ngay: 1900.6174 để được tư vấn miễn phí

 

Hồ sơ, thủ tục đăng ký đóng Bảo hiểm xã hội lần đầu

 

Đối với doanh nghiệp đăng ký đóng Bảo hiểm xã hội lần đầu

 

Hồ sơ để doanh nghiệp đăng ký đóng BHXH lần đầu sẽ bao gồm những giấy tờ sau:

– Mẫu TK3-TS và mẫu D02-LT do doanh nghiệp khai

– Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh

– Hợp đồng lao động với người lao động có ký tên và đóng dấu công ty

– Mẫu TK1-TS do người lao động khau

>>> Xem thêm: Bảo hiểm xã hội huyện Lộc Ninh – Số điện thoại, địa chỉ, thông tin

 

Đối với cá nhân đăng ký đóng Bảo hiểm xã hội lần đầu

 

Đối với người lao động tham gia BHXH tự nguyện sẽ nộp những thành phần hồ sơ như sau:

– Tờ khai tham gia điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT theo mẫu TK1-TS

–  Trong trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn thì cần bổ sung thêm giấy tờ chứng minh chẳng hạn như giấy xác nhận tàn tật, giấy xác nhận tham gia kháng chiến, cựu chiến binh, sổ hộ nghèo, cận nghèo…

dong-bao-hiem-xa-hoi-khac-tinh

>>> Liên hệ luật sư tư vấn về vấn đề đóng bảo hiểm xã hội khác tỉnh được không? Liên hệ ngay: 1900.6174

Toàn bộ những nội dung trên là những giải đáp của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề đóng bảo hiểm xã hội khác tỉnh. Xoay quanh vấn đề này còn rất nhiều nội dung khác liên quan, do đó nếu gặp phải một trong những vấn đề liên quan đến các chế độ BHXH cũng như cách thức hưởng các chế độ BHXH khi đóng ở khác tỉnh, hãy liên hệ ngay đến với chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để được tư vấn nhanh nhất. 

Liên hệ chúng tôi

 

Dịch vụ luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp