Xử lý lấn chiếm đất đai được quy định như thế nào? Hành vi lấn chiếm đất đai có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do vô ý hoặc cố ý. Hiện nay, hành vi lấn, chiếm đất đai là vấn đề quá quen thuộc trong đời sống hiện nay và những tranh chấp đất đai chủ yếu là tranh chấp về ranh giới (giới hạn) quyền sử dụng đất.
Trong bài viết này, Tổng Đài Pháp Luật sẽ giúp bạn giải quyết những thắc mắc liên quan đến vấn đề này. Trong quá trình tìm hiểu nội dung của bài viết, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay tới hotline: 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời.
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí hành vi lấn chiếm đất đai bị xử phạt như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174
Chị Tú ở Hà Đông đặt câu hỏi như sau:
“Tôi có một mảnh đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2015. Quanh thửa đất đã được tôi xây hàng rào bằng gạch cao khoảng 1m. Tuy nhiên, phần phía nam của mảnh đất ngay trước sân nhà là giáp với tường nhà bà Hoan nên tôi chỉ làm tường rào bằng gỗ và làm vườn rau khoảng 10m2 bên cạnh.
Đến năm 2022, nhà bà Hoan có phá nhà ra làm lại và phá luôn cả tường rào bằng gỗ bên cạnh vườn rau nhà tôi. Khi xây nhà, bà Hoan có lấn sang nhà tôi khoảng 1m dọc theo chiều dài mảnh đất. Tôi đã nhiều lần sang nói chuyện nhưng bà Hoan vẫn cố tình lấn sang đất nhà tôi.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi: hành vi của bà Hoan có bị xử lý không? Tôi phải làm như thế nào để ngăn chặn việc bà Hoan lấn chiếm đất nhà tôi? Tôi chân thành cảm ơn Luật sư!”
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí hành vi lấn chiếm đất đai bị xử phạt như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174
Xử lý lấn chiếm đất đai trong trường hợp nào?
Hầu hết, trên thực tế, mọi người đều nghĩ rằng những hành vi sử dụng phần đất mà mình không được xác lập quyền sử dụng trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hoặc giấy tờ pháp lý có giá trị tương đương) là hành vi lấn chiếm đất và những hành vi này đều bị xử phạt.
Tuy nhiên, tại Khoản 1, 2 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 04/2022/NĐ-CP) đã quy định về hành vi được coi là hành vi lấn chiếm đất và người thực hiện hành vi này sẽ bị xử phạt tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi. Cụ thể:
(1) Hành vi lấn đất được hiểu là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất nhằm mở rộng diện tích đất sử dụng một cách trái với pháp luật. Tức là, việc mở rộng này không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.
(2) Hành vi chiếm đất được hiểu là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý đất đai cho phép;
– Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của người khác mà không được người đó đó cho phép sử dụng;
– Đất được Nhà nước giao, cho thuê nhưng đã hết thời hạn sử dụng nhưng vẫn tiếp tục sử dụng mà không được cơ quan có thẩm quyền gia hạn sử dụng đất. Dù trước cơ quan Nhà nước đã công bố và tổ chức thực hiện quyết định thu hồi đất nhưng người sử dụng đất không chấp hành (trừ trường hợp người sử dụng đất là cá nhân, hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp);
– Sử dụng đất trên thực địa dù chưa hoàn thành hoặc chưa thực hiện các thủ tục giao đất, cho thuê đất tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
Như vậy, pháp luật đã định nghĩa và liệt kê rất rõ ràng và cụ thể những hành vi được xác định là hành vi lấn, chiếm đất. Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi lấn, chiếm đất là đang vi phạm quy định pháp luật về đất đai làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người bị lấn chiếm đất cũng như lợi ích chung của cộng đồng.
Vì vậy, người có hành vi này sẽ bị nghiêm trị theo quy định pháp luật tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi và hậu quả mà người đó gây ra khi thực hiện các hành vi vi phạm.
>>> Trường hợp bị xử lý hành vi lấn chiếm đất đai? Liên hệ ngay: 1900.6174 để được tư vấn miễn phí
Xử lý lấn chiếm đất đai như thế nào?
Người có hành vi lấn, chiếm đất đai có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi và thái độ của người có hành vi xâm phạm.
(1) Trường hợp xử phạt hành chính: người có hành vi vi phạm có thể phải chịu một hoặc một số hình thức xử phạt theo Khoản 1, 2 Điều 5 Nghị định 91/2019/NĐ-CP như sau:
– Hình thức xử phạt chính:
+ Phạt cảnh cáo: đây là hình thức xử phạt nhẹ nhất thường để xử phạt đối với những hành vi ít nghiêm trọng, có lỗi nhẹ thể hiện qua việc nhắc nhở, khiển trách công khai cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm;
+ Phạt tiền: là hình thức xử phạt mà người xử phạt phải nộp một số tiền tương ứng với mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm của mình theo quy định của Nhà nước;
– Hình thức xử phạt bổ sung:
– Tịch thu các loại giấy tờ đã bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc bị sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
– Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai tối đa 09 tháng hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai tối đa 12 tháng.
Ngoài ra, khi thực hiện hành vi lấn, chiếm đất đai mà gây ra hậu quả trên thực tế, cơ quan có thẩm quyền còn có thể áp dụng các biện pháp buộc người có hành vi vi phạm khắc phục hậu quả được theo quy định tại Khoản 7 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP.
Ví dụ như: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi xảy ra hành vi vi phạm; buộc trả lại đất cho người có quyền sử dụng đất hợp pháp; buộc phải hoàn thành các thủ tục về giao đất, cho thuê đất, … theo quy định pháp luật; buộc thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với đất; …
(2) Đối với trường hợp truy cứu trách nhiệm hình sự: Người có hành vi lấn, chiếm đất đai có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai được quy định tại Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Người phạm tội này có thể phải chịu hình phạt dưới hai hình thức là phạt tiền hoặc phạt tù có thời hạn.
Dưới đây là một số phân tích sâu hơn về xử lý hành vi lấn, chiếm đất đai bằng trách nhiệm hành chính và trách nhiệm dân sự.
>>> Luật sư tư vấn miễn phí hình thức xử lý lấn chiếm đất đai miễn phí, liên hệ ngay 1900.6174
Xử lý lấn chiếm đất đai bằng trách nhiệm hành chính
Xử lý lấn chiếm đất đai bằng trách nhiệm hành chính được quy định cụ thể tại Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP. Theo đó, mức xử phạt cho từng hành vi lấn, chiếm đất được xác định dựa trên những yếu tố như: mục đích sử dụng đất; diện tích đất lấn, chiếm; khu vực nơi đất bị lấn, chiếm; … Cụ thể như sau:
(1) Đối với đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn: Mức phạt tiền đối với hành vi lấn, chiếm đất từ 2.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng tính theo diện tích đất lấn, chiếm.
(2) Đối với đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn: Mức phạt tiền đối với hành vi lấn, chiếm đất từ 3.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng tính theo diện tích lấn, chiếm.
(3) Đối với đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn: Mức phạt tiền đối với hành vi lấn, chiếm đất từ 3.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng tính theo diện tích lấn, chiếm.
>>> Xem thêm: Đất trồng cây lâu năm hết hạn sử dụng có gia hạn tiếp được không?
(4) Đối với đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn (trừ một số trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP): Mức phạt tiền đối với hành vi lấn, chiếm đất từ 3.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng tính theo diện tích lấn, chiếm.
(5) Đối với đất tại đô thị: Mức phạt tiền đối với hành vi lấn, chiếm đất được tính bằng 02 lần mức xử phạt trong từng trường hợp lấn, chiếm đất tại nông thôn nêu trên (nhưng mức xử phạt không quá 1.000.000.000 đồng).
>>> Hình thức xử lý đối với hành vi lẫn chiếm đất đai, liên hệ ngay 1900.6174
Xử lý lấn chiếm đất đai bằng trách nhiệm hình sự
Theo quy định tại Điều 228 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), người nào có hành vi lấn, chiếm đất trái với quy định pháp luật về đất đai mà trước đó đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về hành vi lấn, chiếm đất là phạm tội nhưng chưa được xóa án tích mà vẫn cố tình tiếp tục thực hiện hành vi lấn, chiếm đất thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai.
Đối với tội này, người phạm tội có thể bị xử lý bằng hình phạt tiền lên đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù có thời hạn lên đến 07 năm tù tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm và tính chất của hành vi phạm tội.
>>> Xem thêm: Thu hồi đất nông nghiệp làm khu dân cư được bồi thường bao nhiêu tiền?
Xử lý lấn chiếm đất đai có quy trình như thế nào?
– Khi phát hiện hoặc nhận được thông tin về hành vi lấn, chiếm đất trái phép , người có thẩm quyền buộc người có hành vi lấn, chiếm chấm dứt hành vi vi phạm của mình thông qua bất kỳ hình thức nào như lời nói, văn bản, thông báo, …
– Người có thẩm quyền lập biên bản về vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012(được sửa đổi bổ sung bởi khoản 29 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020)
– Xác định diện tích đất bị lấn, chiếm; mục đích sử dụng của đất bị lấn, chiếm và các yếu tố khác có liên quan để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt về hành vi lấn, chiếm đất.
– Trong thời hạn 07 ngày (trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp thì được gia hạn thêm 01 tháng) kể từ ngày lập biên bản về hành vi vi phạm hành chính người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt về hành vi lấn, chiếm đất.
– Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt hành vi lấn, chiếm đất, người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt phải gửi cho cá nhân, tổ chức có trách nhiệm thi hành quyết định.
– Trong thời hạn 10 ngày kể từ thời điểm nhận quyết định, người bị xử phạt về hành vi lấn, chiếm đất có trách nhiệm thực hiện quyết định. Nếu không sẽ bị cưỡng chế theo quy định pháp luật.
Trong trường hợp cơ quan tiếp nhận thông tin tố giác tội phạm về hành vi lấn, chiếm đất đai phải chuyển đến cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành, điều tra xác minh hành vi vi phạm.
Nếu có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm được quy định tại Điều 228 Bộ luật Hình sự về tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai. Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự theo quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
>>> Quy trình tiến hành xử lý đất đai được diễn ra như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174 để được giải đáp nhanh chóng nhất
Xử lý lấn chiếm đất đai thuộc thẩm quyền của cơ quan nào?
Việc xử lý hành vi lấn, chiếm đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các cấp hoặc thanh tra chuyên ngành, tùy theo từng trường hợp quy định. Cụ thể như sau:
(1) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền áp dụng các hình thức xử phạt: phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 5.000.000 đồng và một số hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 Nghị định 91/2019/NĐ-CP.
(2) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền áp dụng các hình thức xử phạt: phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 50.000.000 đồng và một số hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Khoản 2 Điều 38 Nghị định 91/2019/NĐ-CP.
(3) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền áp dụng hình thức xử phạt: phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 500.000.000 đồng và một số hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Khoản 3 Điều 38 Nghị định 91/2019/NĐ-CP.
(4) Thanh tra viên (đang thi hành công vụ thanh tra chuyên ngành đất theo sự phân công) được áp dụng hình thức xử phạt: phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 500.000 đồng và một số hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Khoản 1 Điều 39 Nghị định 91/2019/NĐ-CP.
(5) Chánh Thanh tra Sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành đất có quyền áp dụng hình thức xử phạt: phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 50.000.000 đồng và một số hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Khoản 2 Điều 39 Nghị định 91/2019/NĐ-CP.
(6) Trưởng đoàn thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường có quyền áp dụng hình thức xử phạt: phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 250.000.000 đồng và một số hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Khoản 3 Điều 39 Nghị định 91/2019/NĐ-CP.
(7) Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai có quyền áp dụng hình thức xử phạt: phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 500.000.000 đồng và một số hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Khoản 4 Điều 39 Nghị định 91/2019/NĐ-CP.
>>> Cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi lấn chiếm đất đai. Liên hệ ngay: 1900.6174 để được giải đáp miễn phí
Yêu cầu xử lý lấn chiếm đất đai như thế nào?
Khi bị lấn, chiếm đất trái pháp luật, người bị lấn chiếm có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi lấn, chiếm đất để bảo đảm quyền lợi cho chính mình bằng những biện pháp sau đây:
(1) Biện pháp hòa giải, thương lượng: Hai bên sẽ tự tổ chức hòa giải, thương lượng với nhau về việc lấn, chiếm đất. Biện pháp này được thực hiện khá dễ dàng và nhanh chóng tuy nhiên tính răn đe cũng như bắt buộc không cao nên thường rất ít những trường hợp hòa giải, thương lượng thành công.
(2) Gửi đơn đến Ủy ban cấp xã để tiến hành hòa giải: Biện pháp này đã có sự can thiệp của chính quyền Nhà nước. Tuy nhiên, khi hòa giải, Ủy ban nhân dân cấp xã vẫn tôn trọng thỏa thuận giữa các bên mà không có thẩm quyền phán quyết về hành vi lấn, chiếm đất.
(3) Khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền: Đây được coi là biện pháp triệt để nhất vì khi có bản án của Tòa án, cá nhân, tổ chức có trách nhiệm thực hiện bản án nếu không sẽ bị cưỡng chế theo quy định pháp luật.
Tuy nhiên, thời gian thực hiện cũng như để Tòa án ra bản án giải quyết vụ án là khá lâu. Đồng thời, việc xét xử thường được diễn ra dựa trên nguyên tắc công khai nên những thông tin về đương sự có thể không được bảo mật tuyệt đối.
Đối với biện pháp này, trước khi khởi kiện tại Tòa án, các bên có tranh chấp buộc phải thực hiện thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Chỉ khi hòa giải không thành, các bên mới được thực hiện thủ tục khởi kiện tại Tòa án.
Để đảm bảo Tòa án thụ lý giải quyết vụ án và khả năng thắng kiện cao hơn, người khởi kiện (nguyên đơn) phải chuẩn bị những giấy tờ, tài liệu khởi kiện để chứng minh yêu cầu khởi kiện của mình là hợp pháp.
Hồ sơ khởi kiện bao gồm:
– Đơn khởi kiện;
– Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, di chúc, …);
– Giấy tờ tùy thân của người khởi kiện (Căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, …);
– Biên bản hòa giải không thành có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã và các bên tham gia hòa giải;
– Giấy tờ, tài liệu liên quan (nếu có).
Tóm lại, lấn, chiếm đất đai không còn là hiện tượng xa lạ trong xã hội hiện nay. Hầu hết, đây chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những tranh chấp đất đai. Hành vi lấn, chiếm đất đai trái phép là hành vi xâm phạm đến quyền tài sản và lợi ích hợp pháp của của người khác.
Dù đây là vấn đề khá phổ biến nhưng không phải ai cũng nắm rõ được hết các quy định pháp luật về vấn đề này và biết cách xử lý khi mình bị lấn, chiếm đất đai.
>>> Hồ sơ, thủ tục yêu cầu xử lý hành vi lấn chiếm đất đai như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí hành vi lấn chiếm đất đai bị xử phạt như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174
Qua bài viết trên đây, Tổng đài Pháp luật đưa ra một số nội dung tư vấn liên quan đến vấn đề “Xử lý lấn chiếm đất đai”. Bạn tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình. Nếu trong quá trình tìm hiểu bài viết, bạn gặp phải bất kỳ vấn đề nào cần được giải đáp, hãy gọi đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư và Chuyên viên tư vấn hỗ trợ kịp thời.
Liên hệ chúng tôi
✅ Dịch vụ luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |