Lấn chiếm đất quốc phòng là một trong những vấn đề được khá nhiều người quan tâm và có nhiều thắc mắc. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng Tổng Đài Pháp Luật đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Trong quá trình tìm hiểu nếu còn thắc mắc nào cần giải đáp, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được tư vấn trực tiếp.
>>>> Lấn chiếm đất quốc phòng sẽ bị xử phạt như thế nào? Gọi ngay 1900.6174 để được đội ngũ Luật sư tư vấn miễn phí
>>> Liên hệ luât sư tư vấn miễn phí về lấn chiếm đất đai quốc phòng sẽ bị xử phạt như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174
Thay mặt cho đội ngũ tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật, chúng tôi xin chân thành cảm ơn chị đã tin tưởng gửi câu hỏi thắc mắc về cho tổng đài. Sau khi tìm hiểu, cập nhật thông tin dựa trên các quy định hiện hành chúng tôi xin phép được giải đáp các câu hỏi mà chị đã đặt ra như sau:
Lấn chiếm đất quốc phòng là gì?
Theo như quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Nghị định 91/2019/NĐ-CP thì lấn đất là việc mà người sử dụng đất chuyển mốc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất mà không được sự cho phép của cơ quan quản lý hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.
Mặt khác, căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 1 Nghị định 04/2022/NĐ-CP quy định như sau:
“Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Tự ý sử dụng đất không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;
b) Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;
c) Sử dụng đất được Nhà nước giao đất, thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng đất và có quyết định thu hồi đất được công bố, tổ chức thực hiện những người sử dụng đất không chấp hành (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp);
d) Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật”
Như vậy, việc này là một hành vi vi phạm pháp luật mà trong đó người sử dụng đất đã tự ý chuyển dịch ranh giới thửa đất giữa đất của mình với đất quốc phòng để mở rộng diện tích đất sử dụng; hay tự ý sử dụng đất quốc phòng khi chưa được cấp phép theo quy định của pháp luật.
Lấn chiếm đất đai quốc phòng là gì? Gọi ngay 1900.6174 để được tư vấn trực tiếp
Lấn chiếm đất quốc phòng, tiền thu lợi bất hợp pháp được xác định dựa trên công thức nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 1 Nghị định số 04/2022/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể việc xác định số tiền thu lợi bất hợp pháp do thực hiện hành vi này sẽ được xác định như sau:
Số lợi bất hợp pháp có được do hành vi vi phạm sẽ được xác định bằng tích của diện tích đất quốc phòng vi phạm và giá đất của bảng giá đất do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định chia cho tổng thời gian sử dụng đất theo quy định của bảng giá đất đối với loại đất đang sử dụng thuộc chế độ sử dụng đất có thời hạn; trường hợp thời hạn sử dụng đất lâu dài thì thời gian được tính là 70 năm, tất cả đem nhân cho số năm vi phạm.
Như vậy, số lợi bất hợp pháp có được từ việc lấn chiếm này sẽ được xác định dựa trên diện tích đất quốc phòng vi phạm, giá đất của bảng giá đất và Tổng thời gian sử dụng đất theo quy định của bảng giá.
>>> Xem thêm: Lấn chiếm đất nông nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào? Mức phạt bao nhiêu?
Lấn chiếm đất quốc phòng bị xử lý như thế nào?
Lấn, chiếm đất là việc làm trái với các quy định của pháp luật về đất đai. Vì vậy, khi người sử dụng đất lấn, chiếm đất quốc phòng thì sẽ bị xử lý như sau:
Lấn chiếm đất quốc phòng bị xử lý như thế nào? Gọi ngay 1900.6174 để được tư vấn trực tiếp
Lấn chiếm đất quốc phòng bị thu hồi đất
Căn cứ theo quy định tại Điều 64 của Luật đất đai năm 2013, các trường hợp lấn, chiếm đất trái với pháp luật thì sẽ bị Nhà nước thu hồi lại phần đất đã lấn chiếm đó.
Việc lấn chiếm đất này sẽ bị thu hồi đất như thế nào. Gọi ngay 1900.6174 để được tư vấn miễn phí
Lấn chiếm đất quốc phòng chịu hình thức xử phạt chính và phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả
Theo Điều 5 của Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt chính và các biện pháp khắc phục hậu quả đối với trường hợp lấn, chiếm đất quốc phòng, cụ thể như sau:
Hình thức xử phạt chính gồm có: Cảnh cáo và phạt tiền
Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu các giấy tờ đã tẩy xóa, sửa chữa, làm sai đi nội dung; giấy tờ giả dùng trong việc sử dụng đất; Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn thuộc lĩnh vực đất đai 06 tháng đến 09 tháng hoặc có thể đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn thuộc lĩnh vực đất đai 09 tháng đến 12 tháng.
Các biện pháp khắc phục hậu quả sẽ bao gồm:
– Buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm theo quy định Nghị định trên.
– Buộc thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai
– Buộc trả lại đất sử dụng không đúng quy định.
– Buộc chấm dứt các hợp đồng mua, bán, thuê tài sản gắn liền với đất không đủ điều kiện quy định.
– Buộc sử dụng đất theo đúng mục đích được Nhà nước giao.
– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của chỉ giới sử dụng đất, mốc địa giới hành chính như cũ.
– Buộc cung cấp các thông tin, giấy tờ, tài liệu theo yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.
– Hủy bỏ kết quả thực hiện thủ tục hành chính về đất đai đã được thực hiện đối với các trường hợp sử dụng giấy tờ giả và các công việc khác liên quan đến đất đai chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Xử lý tài sản tạo lập không hợp pháp theo quy định.
Lấn chiếm đất quốc phòng bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Theo như quy định tại Điều 228 của Bộ luật hình sự 2015, người nào mà có hành vi lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng hoặc sử dụng đất trái với quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai mà đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã từng bị kết án, chưa xóa án tích mà vẫn còn tiếp tục vi phạm thì sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 – 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
>>> Xem thêm: Trách nhiệm hình sự là gì? Bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự? [2022]
Phạm tội thuộc trường hợp dưới đây, thì phạt tiền từ 500.000.000 – 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù 02 năm đến 07 năm:
Phạm tội có tổ chức;
Vi phạm từ 02 lần trở lên;
Tái phạm nguy hiểm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt từ 10.000.000 – 50.000.000 đồng.
Như vậy, việc lấn chiếm này ngoài bị bị xử phạt hành chính thì còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tuỳ vào mức độ và số lần thực hiện hành vi vi phạm.
>>> Việc lấn chiếm này sẽ bị thu hồi đất như thế nào. Gọi ngay 1900.6174 để được tư vấn miễn phí
Lấn chiếm đất quốc phòng bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo khoản 2 Điều 10 của Luật đất đai năm 2013, đất quốc phòng thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. Do đó mà việc phạt tiền đối với các hành vi lấn, chiếm đất quốc phòng sẽ căn cứ dựa vào khoản 3 Điều 14 của Nghị định 91/2019/NĐ-CP, cụ thể quy định như sau:
– Phạt tiền từ 10.000.000 – 20.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 ha;
– Phạt tiền từ 20.000.000 – 40.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 ha đến dưới 0,1 ha;
– Phạt tiền từ 40.000.000 – 100.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 ha đến dưới 0,5 ha;
– Phạt tiền từ 100.000.000 – 200.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 ha đến dưới 01 ha;
– Phạt tiền từ 200.000.000 – 500.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 01 ha trở lên;
Lấn chiếm đất đai quốc phòng bị phạt bao nhiêu tiền? Gọi ngay 1900.6174 để được luật sư tư vấn miễn phí
Lấn chiếm đất quốc phòng, cách xác định hành vi hủy hoại đất quốc phòng và mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả
Điểm c khoản 1 Điều 8 của Thông tư 07/2023/TT-BQP có quy định về việc xác định hành vi hủy hoại đất quốc phòng và mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
>>> Xem thêm: Kiện lấn chiếm đất được Pháp luật quy định như thế nào?
Việc xác định hành vi hủy hoại đất quốc phòng và mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả thực hiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP.
Tại Điều 15 Nghị định 91/2019/NĐ-CP có quy định như sau:
Đối với trường hợp làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng của đất thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 – 5.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại dưới 0,05 ha.
b) Phạt tiền từ 5.000.000 – 10.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,05 ha đến dưới 0,1 ha.
c) Phạt tiền từ 10.000.000 – 30.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,1 ha đến dưới 0,5 ha.
d) Phạt tiền từ 30.000.000 – 60.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,5 ha đến dưới 01 ha.
đ) Phạt tiền từ 60.000.000 – 150.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 01 ha trở lên.
Với các trường hợp gây ô nhiễm thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Tìm hiểu về cách xác định hành vi hủy hoại đất quốc phòng và mức xử phạt. Gọi ngay 1900.6174 để được tư vấn miễn phí
Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều này:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất. Nếu như người có hành vi vi phạm không chấp hành thì Nhà nước tiến hành thu hồi đất theo quy định pháp luật căn cứ điểm b khoản 1 Điều 64 của Luật đất đai.
Như vậy, hành vi hủy hoại đất quốc phòng bị xử phạt từ 2.000.000 – 150.000.000 đồng đối với các cá nhân có hành vi vi phạm. Đồng thời, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất.
Trường hợp này không chấp hành thì Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi đất theo đúng như quy định.
Lấn chiếm đất quốc phòng, đối tượng bị xử phạt hành chính gồm những ai?
Lấn chiếm đất đai quốc phòng, đối tượng bị xử phạt hành chính gồm những ai? Gọi ngay 1900.6174 để được luật sư tư vấn miễn phí
Đối với các hành vi lấn, chiếm đất quốc phòng, thì đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính sẽ được căn cứ dựa theo quy định của Nghị định 91/2019/NĐ-CP, cụ thể bao gồm các đối tượng sau đây:
– Hộ gia đình, cộng đồng dân cư, các cá nhân trong nước, nước ngoài, người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài (được gọi chung là cá nhân).
– Tổ chức trong nước, nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài, các cơ sở tôn giáo (gọi chung là tổ chức).
>> Xem thêm:Luật Sửa đổi của Luật Phòng, chống tham nhũng
Lấn chiếm đất quốc phòng thuộc thẩm quyền xử phạt của cơ quan nào?
Theo như quy định tại Chương III của Nghị định 91/2019/NĐ-CP thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này sẽ căn cứ dựa trên mức độ vi phạm mà sẽ thuộc về UBND các cấp hay thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai tiến hành thực hiện.
>>>> Lấn chiếm đất đai quốc phòng thuộc thẩm quyền xử phạt của cơ quan nào? Gọi ngay 1900.6174 để được tư vấn trực tiếp
Trên đây là toàn bộ những nội dung liên quan đến việc lấn, chiếm đất quốc phòng đã được chúng tôi tổng hợp và thông tin đến các bạn.
Tổng Đài Pháp Luật sẽ không ngừng cố gắng để kịp thời hỗ trợ, giải đáp các thắc mắc mà mọi người đang gặp phải. Nếu như có thêm bất kì câu hỏi nào, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua số hotline của Tổng đài pháp luật 1900.6174.
Liên hệ chúng tôi
✅ Dịch vụ luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |