Thu hồi đất phải thỏa thuận với dân như thế nào?

Thu hồi đất phải thỏa thuận với dân không? Pháp luật quy định thế nào về thu hồi và bồi thường về đất? Đền bù không thỏa đáng có quyền từ chối giao đất không?…Bài viết này, Tổng đài Pháp luật sẽ giúp bạn giải quyết những thắc mắc liên quan đến vấn đề này thông qua tình huống thực tế. Trong quá trình tìm hiểu nội dung của bài viết, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay tới hotline: 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời.

>>> Liên hệ luật sư tư vẫn miễn phí về trường hợp nhà nước thu hồi đất phải thỏa thuận với dân? Gọi ngay: 1900.6174

 

Các trường hợp thu hồi đất

 

Anh Hoàng ở Hải Phòng đặt câu hỏi như sau:

“Gia đình tôi được Nhà nước giao cho 2ha đất trồng cây lâu năm và đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ năm 2008. Từ thời điểm được giao đất đến nay, nhà tôi trồng mít và nhãn trên đất.

Ngoài ra còn trồng xen kẽ một vài loại rau củ theo mùa vụ. Đến đầu năm 2022, gia đình tôi nhận được quyết định thu hồi đất của nhà nước. Trong quyết định có ghi rằng thu hồi đất để làm khu dân cư mà khoản bồi thường tôi thấy không thỏa đáng, không đúng với giá trị của đất.

Hơn nữa, đất nhà tôi đã sử dụng bao nhiêu năm nay giờ lại thu hồi làm khu dân cư.  Vậy, Luật sư cho tôi hỏi Nhà nước thu hồi đất trong trường hợp này có đúng hay không? Tôi chân thành cảm ơn Luật sư!”

 

Luật sư Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi cho Tổng Đài Pháp Luật. Sau khi nghiên cứu câu hỏi của bạn và các quy định pháp luật liên quan, Luật sư tư vấn như sau: 

Theo quy định từ Điều 61 đến Điều 65 Luật đất đai 2013, Nhà nước chỉ được thu hồi đất rừng sản xuất thuộc trường hợp sau: 

– Thu hồi đất rừng sản xuất vì mục đích quốc phòng, an ninh;

– Thu hồi đất rừng sản xuất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng;

– Thu hồi đất rừng sản xuất do có sự vi phạm pháp luật về đất đai từ phía cơ quan có thẩm quyền hoặc người sử dụng đất;

– Thu hồi đất rừng sản xuất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất rừng sản xuất, việc sử dụng đất rừng sản xuất có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

thu-hoi-dat-phai-thoa-thuan-voi-dan-khi-nao

Như vậy, xét về bản chất, đất đai thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước chỉ là đại diện sở hữu và quản lý đất đai. Do đó, khi quyết định thu hồi đất, Nhà nước phải đặt lợi ích của đại đa số người dân lên hàng đầu nên không thể tùy tiện thu hồi đất mà việc thu hồi đất phải thuộc những trường hợp được phép thu hồi đất mà Luật Đất đai 2013 quy định.

Trong trường hợp của bạn, Nhà nước thu hồi đất trồng cây lâu năm làm khu dân cư thuộc trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội theo quy định tại Điều 62 Luật Đất đai 2013. Do đó, việc thu hồi này là đúng với quy định pháp luật. 

Đối với việc bồi thường không thỏa đáng, không đúng với giá trị đất, bạn có thể thực hiện thủ tục khiếu nại về quyết định bồi thường đất tới thủ trưởng cơ quan ban hành quyết định thu hồi đất theo quy định tại Luật Khiếu nại 2011.

Hoặc, bạn có thể khởi kiện hành chính về quyết định bồi thường đất tại Tòa án hành chính cấp huyện theo quy định tại Luật Tố tụng hành chính 2015.

Trong cả hai trường hợp, để đảm bảo cơ quan có thẩm quyền thụ lý giải quyết khiếu nại, yêu cầu khởi kiện của bạn thì bạn phải chuẩn bị những giấy tờ, tài liệu chứng minh cho khiếu nại, yêu cầu khởi kiện của mình  là hợp pháp. 

>>>Chuyên viên tư vấn miễn phí các trường hợp thu hồi đất, liên hệ ngay 1900.6174

Thu hồi đất phải thoả thuận với dân không?

 

Khi Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp quy định tại Điều 61, 62, 64 và 65 (đã được phân tích ở phần trên) thì Nhà nước tiến hành thu hồi đất mà không cần phải thỏa thuận với người dân. 

Tuy nhiên, Nhà nước vẫn tạo điều kiện để người dân đóng góp ý kiến của mình về việc lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất đai. Việc lấy ý kiến của người dân được thực hiện theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 69 Luật Đất đai 2013. Đối với những trường hợp người dân không đồng ý phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì sẽ được Nhà nước tiến hành tổ chức đối thoại.

Mặc dù vậy, việc bồi thường vẫn phải dựa trên nguyên tắc nhất định theo quy định tại Luật Đất đai 2013. Bởi lẽ, thường thì khi thu hồi đất đai thì Nhà nước tiến hành thu hồi diện rộng, bao gồm đất của nhiều hộ dân (trừ trường hợp thu hồi đất theo quy định tại Điều 64, 65 Luật Đất đai 2013).

Mà khi lấy ý kiến, mỗi người một ý, mỗi người lại đưa ra một mức bồi thường nên khó có thể thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để thỏa mãn yêu cầu của tất cả người dân có đất bị thu hồi. Mặt khác, nếu làm như vậy dễ gây ra cục diện rối rắm, kéo dài quá trình thu hồi đất và làm mất đi sự tôn nghiêm của pháp luật và cơ quan Nhà nước. 

Khi Nhà nước quyết định thu hồi đất thuộc trường hợp quy định tại Điều 61, 62 Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất có thể được bồi thường những khoản sau đây: 

– Đối với bồi thường về đất. Bồi thường về đất được thực hiện theo nguyên tắc tại Khoản 2 Điều 74 Luật Đất đai 2013 rằng: việc bồi thường về đất được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu trong trường hợp không có đất để bồi thường thì người dân được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất. 

– Đối với mức bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại. Những khoản chi phí này thì phải thực hiện xác định dựa trên các yếu tố như: các khoản chi phí vào đất, thời hạn sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất còn lại. Mức bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại được tính theo công thức quy định tại khoản 4, Điều 3 Nghị định 47/2014/NĐ-CP. 

>>>Xem thêm: Thu hồi đất rừng sản xuất là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi loại đất này

– Đối với mức bồi thường về nhà, công trình xây dựng thì được xác định dựa theo tỷ lệ phần trăm chất lượng còn lại của nhà, công trình đó nhân (x) với giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ quản lý chuyên ngành ban hành. Mức bồi thường này được xác định theo quy định tại Khoản 1, Điều 9 Nghị định 47/2014/NĐ-CP.

Lưu ý:

Đối với các trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện dự án, công trình sản xuất, kinh doanh mà phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất.

Các tổ chức, cá nhân này không có thẩm quyền thu hồi đất của người dân mà phải nhận chuyển nhượng đất, thuê đất từ người dân thông qua các giao dịch về đất đai theo quy định tại Điều 73 Luật Đất đai 2013. Đối với trường hợp này thì người dân có quyền thỏa thuận mức bồi thường với chủ đầu tư không cần tuân theo các nguyên tắc về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định tại Luật Đất đai 2013.

Vì vậy, người dân có thể yêu cầu chủ đầu tư bồi thường đất theo giá thị trường hoặc theo giá mà các bên thỏa thuận.

>>>Có cần thoả thuận với dân khi thu hồi đất không? liên hệ ngay 1900.6174

 

Đền bù không thỏa đáng có được quyền từ chối giao đất không?

 

Anh Minh ở Hòa Bình đặt câu hỏi như sau: 

“Hộ gia đình tôi có 5 người, được Nhà nước giao đất năm 1986 là đất nông nghiệp. Đến năm 2000, tôi thực hiện chuyển mục đích sử dụng lên đất thổ cư. Sau đó xây dựng nhà ở và các công trình liên quan.

Nhà tôi ở đó đến năm 2015 thì vợ chồng và cháu lên thành phố sinh sống, còn bố mẹ tôi thì vẫn ở quê trên mảnh đất đó. Đến cuối năm 2022, gia đình tôi nhận được quyết định thu hồi đất nhưng mức bồi thường không thỏa đáng, hoàn toàn không đúng với giá đất quy định.

Vậy, Luật sư cho tôi hỏi, nếu tổ chức làm nhiệm vụ giải phóng mặt bằng đến thu hồi đất, tôi nhất quyết không giao đất có được không? Tôi chân thành cảm ơn Luật sư!”

 

Luật sư Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi cho Tổng Đài Pháp Luật. Sau khi nghiên cứu câu hỏi của bạn và các quy định pháp luật liên quan, Tổng Đài Pháp Luật tư vấn như sau: 

Tại Điều 4 Luật Đất đai 2013 quy định rằng: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện sở hữu và quản lý đất đai. Do đó, Nhà nước có quyền giao đất và thu hồi đất theo quy định pháp luật.

Việc Nhà nước quyết định thu hồi đất là dựa vào quyền lực Nhà nước nên mang tính bắt buộc, tính cưỡng chế để đảm bảo sự tôn nghiêm của pháp luật và cơ quan chính quyền. 

thu-hoi-dat-phai-thoa-thuan-voi-dan

Tại Điều 69 Luật này quy định về trình tự thủ tục thu hồi đất, trong đó có đề cập đến trường hợp người sử dụng đất không giao đất khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành thực hiện thu hồi đất, giải phóng mặt bằng.

Trong trường hợp này, UBND cấp xã phối hợp với UBMTTQVN  cấp xã và tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tiến hành thuyết phục, vận động người sử dụng đất. Nếu, người sử dụng đất vẫn không hợp tác giao đất và có hành vi chống đối, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế và thực hiện cưỡng chế theo quy định pháp luật. 

Như vậy, khi có quyết định thu hồi đất, dù không được nhận mức bồi thường thỏa đáng, người sử dụng đất vẫn phải có nghĩa vụ giao đất cho cơ quan tiến hành thu hồi đất. Nếu không giao đất, người sử dụng đất sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật. 

>>> Người dân có nghĩa vụ giao đất khhi thu hồi đất không? liên hệ ngay 1900.6174

 

Thu hồi đất thỏa thuận với dân không đạt thì dân có quyền từ chối giao đất không?

 

Như phần trên đã phân tích, khi thu hồi đất thuộc trường hợp quy định tại Điều 61 và Điều 62 Luật Đất đai 2013, Nhà nước tạo điều kiện cho người dân được bày tỏ ý kiến của mình khi cơ quan có thẩm quyền lập kế hoạch bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Đối với những ý kiến không đồng ý, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tổ chức buổi đối thoại. Tuy nhiên, việc thực hiện bồi thường này vẫn phải thực hiện dựa trên những nguyên tắc mà pháp luật đất đai quy định. 

Khi Nhà nước quyết định thu hồi đất, kể cả khi thỏa thuận với dân không đạt thì vẫn buộc phải giao đất cho Nhà nước theo quy định pháp luật. Bởi lẽ, Nhà nước thu hồi đất thuộc trường hợp quy định tại Điều 61, 62 Luật Đất đai 2013 là để đảm bảo lợi ích của cả một quốc gia và lợi ích chung của cả cộng đồng.

Đồng thời, khi thu hồi đất, Nhà nước đã lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người dân có đất bị thu hồi để giảm thiểu tối đa thiệt hại của người dân.

Nếu trong trường hợp người dân thấy rằng việc thu hồi đất là trái với quy định pháp luật hay nhận được khoản bồi thường không thỏa đáng thì có thể khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính theo quy định pháp luật. Nhưng trước khi có quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định hoặc bản án của Tòa án giải quyết yêu cầu khởi kiện thì người dân vẫn phải bàn giao đất cho Nhà nước khi có quyết định thu hồi. 

thu-hoi-dat-phai-thoa-thuan-voi-dan-nhu-nao

Chính vì các lẽ trên, khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất, nếu người dân không hợp tác bàn giao đất cho Nhà nước thì cơ quan có thẩm quyền có thể tiến hành cưỡng chế. Việc tiến hành cưỡng chế thu hồi đất phải được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục theo quy định tại khoản 4, Điều 71 Luật Đất đai năm 2013.

Thu hồi đất và mức bồi thường của Nhà nước khi thu hồi đất là vấn đề có nhiều tranh chấp xảy ra nhất tại các Tòa án hành chính. Các tranh chấp thường phát sinh từ việc người dân không đồng ý với quyết định thu hồi đất của Nhà nước và mức đến bù không thỏa đáng với giá trị của đất và công sức của người dân bỏ ra.

Khi Nhà nước thu hồi đất, người dân dù có đồng ý với quyết định thu hồi đất hay không vẫn phải có nghĩa vụ bàn giao đất cho Nhà nước. Nhưng, pháp luật vẫn tạo điều kiện cho người dân, người dân được thể hiện ý kiến của mình khi cơ quan có thẩm quyền lập phương án đền bù, hỗ trợ và tái định cư, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận ý kiến của người dân để điều chỉnh phương án.

Tuy nhiên, phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư vẫn phải được thực hiện dựa trên những nguyên tắc pháp luật mà không chỉ dựa vào ý kiến của người dân. 

>>>Người dân có quyền từ chối giao đất không? liên hệ ngay 1900.6174

Trên đây là một số nội dung tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề Thu hồi đất phải thỏa thuận với dân. Bạn tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình. Trong quá trình tìm hiểu nội dung bài viết hoặc các vấn đề liên quan, nếu có bất kỳ câu hỏi nào, hãy nhấc máy và gọi đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư và Chuyên viên tư vấn hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ chúng tôi

 

Dịch vụ luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp