Hợp đồng thuê nhà mỗi năm tăng bao nhiêu là hợp lý? Điều khoản tăng giá trong hợp đồng thuê nhà được quy định như thế nào? Hợp đồng thuê nhà là loại văn bản quan trọng để thể hiện được ý chí, sự thỏa thuận giữa người đi thuê nhà và những người cho thuê nhà về: Mục đích của việc cho thuê nhà như là để ở, kinh doanh…hay là giá thuê nhà, thời hạn thanh toán tiền thuê nhà, nghĩa vụ cải tạo, sửa sang về nhà ở…
Cụ thể trong bài viết sau đây, Tổng đài pháp luật sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức pháp luật mới nhất có liên quan đến vấn đề “Hợp đồng thuê nhà mỗi năm tăng bao nhiêu“. Đừng bỏ lỡ mà hãy cùng chúng tôi tìm hiểu dưới bài viết sau đây nhé!
Để được Tổng đài pháp luật hỗ trợ một cách chuyên sâu và tận tình, vui lòng gọi đến số hotline 1900.6174.
>>>Nếu bạn cần biết thêm thông tin và hướng dẫn, đừng ngần ngại gọi vào số tông đài: 1900.6174 để được tư vấn miễn phí.
Hợp đồng thuê nhà là gì?
Trước khi tìm hiểu về vấn đề “Hợp đồng thuê nhà mỗi năm tăng bao nhiêu”? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu khái niệm về hợp đồng thuê nhà.
Hợp đồng thuê nhà là loại hợp đồng được thiết lập khi có sự thỏa thuận giữa các bên (bên cho thuê nhà và bên thuê nhà), theo đó bên cho thuê sẽ giao lại nhà cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, còn bên thuê sẽ phải trả tiền thuê theo như thỏa thuận hoặc theo như quy định của pháp luật. (Quy định tại điều 472 của Bộ luật dân sự 2015).
>>>Hợp đồng thuê nhà mỗi năm tăng bao nhiêu? Gọi ngay số hotlin để nhận sự tư vấn 1900.6174
Giá tiền hợp đồng thuê nhà mỗi năm tăng bao nhiêu thì hợp lý?
Căn cứ theo quy định tại Điều 121 của Luật Nhà ở 2014 có quy định cụ thể về các nội dung thỏa thuận phải có trong hợp đồng thuê nhà. Theo đó, một số quy định cụ thể có thể kể đến như:
– Giá trị góp vốn, giá giao dịch nhà ở nếu như hợp đồng đó có sự thỏa thuận về giá; trong trường hợp các bên mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở mà Nhà nước ta đã có quy định về giá thì các bên sẽ phải thực hiện theo đúng quy định đó
– Quyền và nghĩa vụ của bên thuê và bên cho thuê
– Cam kết giữa các bên
– Những thỏa thuận khác (nếu có)
…
Như vậy, có thể thấy rằng pháp luật quy định cụ thể về các nội dung bắt buộc phải có trong hợp đồng về nhà ở. Thêm vào đó tại khoản 1 của Điều 129 quy định bên cho thuê và bên thuê nhà ở hoàn toàn được quyền thỏa thuận về giá thuê; trường hợp Nhà nước mà có quy định về giá thuê nhà ở thì các bên (bên thuê và bên cho thuê) sẽ phải thực hiện theo đúng quy định đó.
Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện nay, vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào quy định rõ ràng về việc vấn đề “hợp đồng thuê nhà mỗi năm tăng bao nhiêu”. Chính vì vậy, vấn đề “giá tiền hợp đồng thuê nhà mỗi năm tăng bao nhiêu” sẽ là thỏa thuận của các bên và các bên sẽ phải tuân thủ theo đúng các thỏa thuận như đã quy định trong hợp đồng thuê kể từ ngày mà hợp đồng thuê đó có hiệu lực.
Để hợp lý nhất thì cả hai bên đều phải cùng nhau xét trên nhiều góc độ khác nhau: mục đích thuê nhà, tình hình lạm phát mỗi năm, vị trí địa lý, điều kiện hoàn cảnh,…
>>> Xem thêm: Hợp đồng thuê phòng khách sạn – Những Điều khoản quan trọng bạn cần biết
Quy định về pháp luật về tăng giá tiền thuê nhà?
Dựa theo Luật Nhà ở 2014, quyền và nghĩa vụ của người thuê nhà được quy định cụ thể như sau:
Quyền:
– Được quyền thỏa thuận các điều khoản trong bản hợp đồng: Thời hạn thuê, giá tiền, hình thức trả tiền thuê…
– Được đảm bảo giá trị sử dụng của các tài sản thuê
– Được có quyền nêu ý kiến, đề xuất về việc cải tạo, bảo trì, tu sửa nhà trong thời gian thuê
– Được đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu không đồng ý với quyết định điều chỉnh tăng giá thuê của bên cho thuê
– Được thanh toán chi phí nếu bên thuê phải tìm chỗ ở mới và trả trước tiền thuê nhà trong thời gian bên cho thuê cải tạo, tu sửa nhà
– Có quyền thuê nhà và ở cho đến khi hết thời hạn hợp đồng thuê, kể cả khi bên cho thuê (chủ nhà) đã chết. Ngoại trừ những trường hợp khác (nếu có)
Nghĩa vụ:
– Thực hiện hoàn tất việc thanh toán giá tiền thuê đúng theo thỏa thuận
– Giữ gìn, bảo quản, sử dụng đúng mục đích các tài sản đi kèm
– Thực hiện đúng các thỏa thuận trong hợp đồng thuê
– Khi chấm dứt hợp đồng thuê, phải trả lại các tài sản thuê trong tình ban đầu như trong thỏa thuận. Ngoại trừ các trường hợp bị hao mòn tự nhiên hay trường hợp được quy định khác.
Bên cạnh đó, căn cứ vào khoản 4 Điều 132 Luật Nhà ở 2014 cũng quy định, nếu một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà thì phải thông báo cho bên còn lại biết trước thời gian tối thiểu là 30 ngày, ngoại trừ các trường hợp có thỏa thuận khác. Nếu không thì có thể sẽ phải bồi thường theo quy định trong trường hợp gây thiệt hại.
>>> Hợp đồng thuê nhà mỗi năm tăng bao nhiêu là hợp lý? Gọi ngay số 1900.6174 để biết thêm chi tiết.
Cách giải quyết khi chủ nhà tự ý tăng tiền nhà không tuân thủ đúng thỏa thuận trong hợp đồng thuê
“Hợp đồng thuê nhà mỗi năm tăng bao nhiêu” là thỏa thuận giữa bên cho thuê và bên đi thuê nhà. Do đó, khi chủ nhà tự ý tăng tiền thuê nhà lên mà không theo thỏa thuận thì sẽ bị xem là hành vi vi phạm thỏa thuận giữa các bên. Theo đó, trong trường hợp này, để bảo vệ được các quyền và lợi ích chính đáng của người thuê nhà, người thuê nhà có thể thực hiện các việc sau đây:
>>> Liên hệ ngay qua số hotline 1900.6174 để nhận tư vấn về vấn đề “Hợp đồng thuê nhà mỗi năm tăng bao nhiêu”
Đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà
Căn cứ dựa theo quy định tại Điều 132 của Luật Nhà ở năm 2014 quy định bên thuê nhà ở sẽ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở nếu như bên cho thuê tăng giá thuê nhà ở một cách bất hợp lý hoặc bên cho thuê tăng giá thuê mà không hề báo trước cho bên thuê nhà theo thoả thuận ban đầu.
Như vậy, trong thời gian thuê, nếu như trong hợp đồng thuê nhà không có các thỏa thuận khác thì các bên sẽ phải thực hiện theo đúng hợp đồng thuê nhà ban đầu đã ký và cả hai bên đều sẽ không được tự ý chấm dứt việc thuê nhà.
Nếu bên cho thuê cố ý tăng giá nhà không hề báo trước hoặc bất hợp lý thì bên thuê sẽ có quyền tự mình chấm dứt việc thuê nhà dù chưa đến hạn kết thúc hợp đồng thuê nhà.
Thậm chí, căn cứ theo quy định tại Điều 585 của Bộ luật Dân sự, nếu việc tự ý tăng tiền nhà trước thời hạn của chủ nhà cho thuê gây nên các thiệt hại cho bên thuê thì bên thuê còn có thể yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại thực tế xảy ra. Các bên có thể tự thoả thuận về mức bồi thường này, miễn sao hợp lý. Nếu như không thoả thuận được thì có thể khởi kiện ra Tòa, để cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
>>> Hợp đồng thuê nhà mỗi năm tăng bao nhiêu? Gọi ngay số 1900.6174 để biết thêm chi tiết.
Khởi kiện ra tòa án yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp
Sau khi các bên cần tự thoả thuận lại với nhau để tìm ra giải pháp cho tranh chấp, nhưng vẫn không thể “tìm được tiếng nói chung” thì khi đó về vấn đề tăng giá thuê nhà, bên thuê hoàn toàn có quyền khởi kiện ra Toà yêu cầu Toà án giải quyết việc này. Theo đó, thủ tục để khởi kiện sẽ được thực hiện theo quy định của Bộ Luật Tố tụng dân sự, cụ thể hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm các loại giấy tờ như sau:
+ Đơn khởi kiện: trong đơn khởi kiện cần nêu rõ về tranh chấp về việc chủ nhà cho thuê tự ý tăng tiền thuê nhà;
+ Hợp đồng thuê nhà hoặc bất cứ các giấy tờ, tài liệu nào có liên quan đến việc thuê nhà và thoả thuận về giá tiền thuê nhà;
+ Các giấy tờ nhân thân (như Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, hộ chiếu…) của các bên;
>>>Liên hệ số tổng đài 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng về “Hợp đồng thuê nhà mỗi năm tăng bao nhiêu?”
Đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở
Căn cứ dựa theo quy định tại Điều 132 của Luật nhà ở có nêu rõ về Đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở, cụ thể như sau:
– Đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà và thu hồi nhà ở đang cho thuê, trừ các trường hợp đã được quy định tại khoản 2 của Điều này.
– Bên thuê nhà ở sẽ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở khi bên cho thuê nhà ở có một trong các hành vi như sau:
– Không thực hiện việc tu sửa, sửa chữa nhà ở khi có hư hỏng nặng;
– Tăng giá thuê nhà ở một cách bất hợp lý hoặc tăng giá thuê mà không có thông báo cho bên thuê nhà ở biết trước;
– Khi quyền sử dụng nhà ở bị hạn chế do lợi ích của một người thứ ba.
– Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở cũng cần phải thông báo cho bên còn lại biết trước ít nhất là 30 ngày, trừ trường hợp các bên đã có thỏa thuận khác; nếu vi phạm quy định tại khoản này mà gây ra thiệt hại thì phải bồi thường theo đúng quy định của pháp luật.
Như vậy hợp đồng thuê nhà được hiểu là sự thỏa thuận giữa bên cho thuê và bên thuê nhà. Khi bên thuê và bên cho thuê thỏa thuận các điều khoản quy định trong hợp đồng và đã ký hợp đồng thì các bên phải buộc phải thực hiện đúng theo hợp đồng mà các bên đã cam kết.
Theo đó, do các bên đã tự thỏa thuận với nhau về giá, thời hạn thuê cũng như trách nhiệm của mỗi bên trong quan hệ thuê nhà ở này trong hợp đồng thì hợp đồng này sẽ được xem là căn cứ để thực hiện.
>>> Xem thêm: Hợp đồng thuê nhà đơn giản – Quyền lợi và trách nhiệm của hai bên
Cho thuê nhà mức bao nhiêu tiền thì phải đóng thuế thu nhập?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 4 của Thông tư 92/2015/TT-BTC, cá nhân mà cho thuê tài sản doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống thì sẽ không phải nộp thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng. Việc xác định cá nhân không phải nộp thuế là dựa vào tổng doanh thu phát sinh trong năm dương lịch của các hợp đồng cho thuê tài sản.
Trường hợp cho thuê nhà với doanh thu trên 100 triệu đồng trên một năm thì sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân với mức là 5% và thuế giá trị gia tăng là 5%.
Trường hợp bên thuê nhà trả tiền trước cho nhiều năm, khi xác định mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định không phải nộp thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng là doanh thu trả tiền một lần được phân bổ theo năm dương lịch.
>>> Hợp đồng thuê nhà mỗi năm tăng bao nhiêu? đừng ngần ngại gọi vào số hotline: 1900.6174 để được tư vần miễn phí từ các chuyên viên.
Xử lý thế nào khi phải thay thế thiết bị trong hợp đồng thuê nhà ở?
Về nguyên tắc thì các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng sẽ được giải quyết theo như sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng (các thỏa thuận này thì không trái quy định của pháp luật và cần phải phù hợp với nội dung đã được quy định trong Điều 121 của Luật Nhà ở năm 2014).
Theo đó, tại Điều 131, 132 của Luật nhà ở năm 2014 và Điều 428 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về quyền của bên thuê và bên cho thuê nhà có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà, cụ thể như sau:
– Bên thuê nhà ở sẽ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở khi bên cho thuê nhà ở có một trong các hành vi như sau:
– Không thực hiện việc sửa chữa nhà ở khi có hư hỏng nặng;
– Tăng giá thuê nhà ở một cách bất hợp lý hoặc tăng giá thuê mà không có thông báo cho bên thuê nhà ở biết trước;
– Khi quyền sử dụng nhà ở bị hạn chế do lợi ích của một người thứ ba.
– Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở cũng cần phải thông báo cho bên còn lại biết trước ít nhất là 30 ngày, trừ trường hợp các bên đã có thỏa thuận khác; nếu vi phạm quy định tại khoản này mà gây ra thiệt hại thì phải bồi thường theo đúng quy định của pháp luật.
>>>Gọi vào số tổng đài 1900.6174 để nhận thông tin chi tiết và tư vấn miễn phí về vấn đề “Hợp đồng thuê nhà mỗi năm tăng bao nhiêu”
Trên đây là toàn bộ thông tin về vấn đề “Hợp đồng thuê nhà mỗi năm tăng bao nhiêu” đã được chúng tôi tìm hiểu, tổng hợp để gửi đến các bạn, cụ thể hợp đồng thuê nhà là gì? Giá tiền thuê nhà tăng lên bao nhiêu % mỗi năm thì hợp lý? v.v…
Nếu như còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên, xin mời quý bạn đọc tiếp tục gửi câu hỏi về cho chúng tôi hoặc liên hệ số hotline 1900.6174 của Tổng đài pháp luật để được hỗ trợ một cách nhanh nhất có thể. Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được nhiều hơn nữa sự tin tưởng cũng như các ý kiến đóng góp của quý bạn đọc.
Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc.