Điều 357 bộ luật dân sự 2015 quy định như thế nào về trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền? Qua bài viết dưới đây, Tổng đài Pháp luật sẽ giúp bạn giải quyết những thắc mắc liên quan đến vấn đề “Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền” qua việc phân tích các quy định pháp luật liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nội dung của bài viết và các quy định pháp luật liên quan, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay tới hotline: 1900 6174 để được hỗ trợ kịp thời.
>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí những thắc mắc quý khách gặp phải. Gọi ngay 1900.6174
Chị Hoa ở Đà Nẵng đặt câu hỏi như sau:
Tôi có vay một người số tiền là 100.000.000 đồng (Một trăm triệu đồng). Hai bên đã ký giấy vay tiền. Theo đó, tôi phải trả toàn bộ số tiền nợ vào ngày 03/07/2020 (một năm sau ngày vay). Tuy nhiên, khi đến hạn, không thấy người đó đòi tiền nên tôi vẫn chưa trả. Cho đến thời điểm hiện tại, người đó yêu cầu tôi trả nợ và trả tiền lãi do tôi đã chậm trả suốt 03 năm qua.
Vậy, Luật sư cho tôi hỏi, người đó yêu cầu tôi trả lãi như vậy có đúng không? Nếu đúng thì mức lãi được tính như thế nào? Tôi chân thành cảm ơn Luật sư.
Trả lời: Chào anh, cảm ơn anh đã tin tưởng và đặt câu hỏi cho chúng tôi. Đối với câu hỏi của anh, chúng tôi tư vấn như sau:
Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì
Chậm thực hiện nghĩa vụ được hiểu là khi thời hạn thực hiện nghĩa vụ đã hết nhưng bên có nghĩa vụ chưa hoàn thành nghĩa vụ theo như thỏa thuận, cam kết giữa các bên hoặc theo quy định pháp luật.
Thời hạn thực hiện nghĩa vụ là một trong những nội dung quan trọng của quan hệ nghĩa vụ. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ được xác định theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định pháp luật. Thời hạn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của bên có quyền, khi các bên đã thỏa thuận hoặc pháp luật đã quy định cụ thể thời hạn thực hiện nghĩa vụ, thì có nghĩa chỉ trong khoảng thời gian đó bên có quyền mới được hưởng lợi ích một cách đầy đủ và trọn vẹn nhất.
Ví dụ: A cho B vay 10 triệu đồng. Sau thời hạn 02 tháng B phải trả lại số tiền này cho B vay để B đầu tư kinh doanh. Như vậy, nếu hết 02 tháng mà B chưa trả tiền cho A đã làm chậm trễ việc đầu tư kinh doanh của B và những quyền lợi khác.
>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí Điều 357 bộ luật dân sự 2015 quy định gì. Gọi ngay 1900.6174
Điều 357 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như thế nào về trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền
Điều 357 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền như sau:
Nếu bên có nghĩa vụ trả tiền mà chậm trả tiền thì bên đó phải thực hiện trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Mức lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định là 20%; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định là 10%.
>>Xem thêm: Điều 304 bộ luật hình sự 2015 quy định như thế nào ?
Những quy định xử lý về chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự
Trong các giao dịch dân sự, về bản chất, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên được thực hiện theo thỏa thuận. Tuy nhiên trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì được xác định là đã vi phạm nghĩa vụ và trong trường hợp chậm thực hiện nghĩa vụ thì có trách nhiệm sau:
(1) Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ:
– Theo quy định tại Điều 351 Bộ luật dân sự 2015, bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.
– Vi phạm nghĩa vụ được hiểu là việc bên có nghĩa vụ theo như thỏa thuận hoặc theo quy định pháp luật không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ đã được cam kết thực hiện. Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự khi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình trong trường hợp sau:
– Do sự kiện bất khả kháng (trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác);
– Hoàn toàn do lỗi của bên có quyền.
(2) Quy định về hoãn thực hiện nghĩa vụ:
Điều 354 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hoãn thực hiện nghĩa vụ như sau:
– Việc hoãn thực hiện nghĩa vụ phải được thông báo cho bên có quyền biết khi không thể thực hiện được nghĩa vụ đúng thời hạn và đề nghị được hoãn việc thực hiện nghĩa vụ. Nếu không thông báo cho bên có quyền theo đúng quy định pháp luật thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên có quyền (trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc do nguyên nhân khách quan mà không thể thông báo được).
– Nếu được bên có quyền đồng ý về việc hoãn thực hiện nghĩa vụ thì việc thực hiện nghĩa vụ khi được hoãn vẫn được coi là thực hiện đúng thời hạn mà không phải bồi thường.
(3) Quy định về chậm tiếp nhận thực hiện nghĩa vụ:
– Điều 355 Bộ luật dân sự 2015 quy định về chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ như sau:
– Chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ được hiểu là khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ đã thực hiện đúng theo thỏa thuận/ cam kết nhưng bên có quyền không tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ đó.
– Đối với trường hợp chậm tiếp nhận đối tượng của nghĩa vụ là tài sản thì bên có nghĩa vụ có thể gửi tài sản tại nơi nhận gửi giữ tài sản hoặc áp dụng biện pháp cần thiết khác để bảo quản tài sản và phải báo ngay cho bên có quyền. Đồng thời, khi thực hiện gửi giữ, bảo quản tài sản, bên có nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên có quyền (bên tiếp nhận thực hiện nghĩa vụ) thanh toán chi phí hợp lý cho việc này.
– Trong trường hợp đối tượng của nghĩa vụ là tài sản có nguy cơ bị hư hỏng thì bên có nghĩa vụ có quyền bán tài sản đó và phải thông báo việc bán tài sản ngay cho bên có quyền. Đồng thời, số tiền thu được từ việc bán tài sản (đã trừ chi phí hợp lý để bảo quản tài sản và bán tài sản) phải được trả lại cho bên có quyền khoản tiền thu được từ việc bán tài sản sau khi trừ chi phí hợp lý để bảo quản và bán tài sản đó.”
(4) Quy định về trách nhiệm không thực hiện nghĩa vụ giao vật:
– Điều 356 Bộ luật dân sự quy định trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ giao vật như sau:
– Đối với vật đặc định, nghĩa vụ giao vật không được thực hiện đúng thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm nghĩa vụ giao lại đúng vật đó, nếu trong trường hợp vật đặc định đó bị hỏng hoặc mất mát thì bên vi phạm phải thanh toán giá trị của vật đó.
– Đối với vật cùng loại, bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ giao vật thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm nghĩa vụ giao lại vật đó, nếu trong trường hợp không có vật cùng loại thay thế thì bên vi phạm phải thanh toán giá trị của vật đó. Khi việc vi phạm nghĩa vụ mà gây thiệt hại cho bên bị vi phạm thì bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm.
(5) Quy định về trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền:
– Điều 357 Bộ luật dân sự 2015 quy định về trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền như sau:
– Như vậy, khi bên có nghĩa vụ trả tiền mà chậm thực hiện nghĩa vụ của mình (theo thời hạn đã thỏa thuận/ cam kết hoặc pháp luật có quy định) thì có trách nhiệm trả lãi đối với số tiền chậm trả trong thời gian chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền của mình. Mức lãi suất trả lãi khi bên chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định theo thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận thì được xác định theo Điều 468 Bộ luật dân sự 2015.
– Theo quy định này, nếu các bên có thỏa thuận về lãi suất thì mức lãi suất được xác định theo thỏa thuận (nhưng không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay). Trường hợp mức lãi suất mà các bên thỏa thuận vượt quá 20%/năm thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực (tức là xác định mức lãi suất là 20%).
– Nếu các bên có thỏa thuận về việc trả lãi nhưng mức lãi suất không rõ ràng, không xác định được mức lãi suất cụ thể hoặc các bên có tranh chấp về lãi suất thì mức lãi suất được xác định là 10%/ năm. .
Như vậy, Nếu bên có nghĩa vụ trả tiền nhưng chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với bên có quyền như sau:
– Trả đủ số tiền nợ gốc;
– Trả tiền lãi theo thỏa thuận của các bên (nếu có)
– Trả tiền lãi do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền đối với số tiền chậm trả. Số tiền phải trả sẽ được tính theo công thức:
Lãi chậm trả = Số tiền chậm thực hiện nghĩa vụ x thời gian chậm trả x Lãi suất chậm trả.
(6) Quy định về trách nhiệm do không thực hiện hoặc không thực hiện một công việc:
Điều 358 Bộ luật dân sự 2015 quy định về trách nhiệm do không thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc như sau:
Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện một/ một số công việc mà mình phải thực hiện theo thỏa thuận, cam kết hoặc theo quy định pháp luật thì bên có quyền thực hiện một trong những biện pháp sau:
– Yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện công việc theo đúng thỏa thuận, cam kết hoặc theo quy định pháp luật.
– Tự mình thực hiện hoặc giao cho người khác thực hiện công việc đó và yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại cho mình.
Trong trường hợp bên có nghĩa vụ thực hiện công việc mà công việc đó không được phép thực hiện thì bên có quyền được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải chấm dứt việc thực hiện công việc, khôi phục tình trạng ban đầu và bồi thường thiệt hại cho mình.
(7) Quy định về trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ:
– Điều 359 Bộ luật dân sự 2015 quy định về trách nhiệm do chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ như sau: Nếu bên có quyền chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ và việc này làm phát sinh thiệt hại cho bên có nghĩa vụ thì có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên có nghĩa vụ và phải chịu mọi rủi ro, chi phí phát sinh kể từ thời điểm chậm tiếp nhận (trừ trường hợp luật có quy định khác).
(8) Quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ:
– Điều 360 Bộ luật dân sự 2015 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ như sau: Nếu bên có nghĩa vụ gây thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của mình thì bên có có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại đó (trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác).
>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí việc xử lý chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Gọi ngay 1900.6174
Lãi suất khi chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền
Theo quy định tại Điều 357 Bộ luật Dân sự, lãi suất trả lãi khi bên có nghĩa vụ chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định theo thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận thì được xác định theo Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015.
Theo đó, nếu các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được phép vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay (trừ trường hợp có quy định khác của pháp luật liên quan). Nếu mức lãi suất thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn là 20%/năm nêu trên thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực (tức là chỉ tính mức lãi suất tối đa là 20%/ năm).
Nếu các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 10%/ năm tại thời điểm trả nợ.
>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí quy định lãi suất chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Gọi ngay 1900.6174
Việc tuyên mức lãi suất người chậm thi hành án về tài sản phải chịu theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015
Căn cứ Điều 357, Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015, khi giải quyết các vụ án, việc dân sự, cùng với việc quyết định khoản tiền mà bên có nghĩa vụ về tài sản (người phải thi hành án) phải thanh toán cho bên được thi hành án,
Toà án phải quyết định trong bản án hoặc quyết định là kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án (đối với các khoản tiền phải trả cho người được thi hành án) cho đến khi thi hành án xong, tất cả các khoản tiền, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất hai bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 20%/năm; nếu không có thỏa thuận thì theo mức lãi suất 10%/năm tương ứng với thời gian chưa thi hành án.
Việc tuyê mức lãi suất đối với người chậm thi hành án về tài sản nhằm đảm bảo cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh, thống nhất và nâng cao chất lượng giải quyết án dân sự của Tòa án và các cơ quan tố tụng. Đồng thời, đây cũng là một trong những biện pháp bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho bên được thi hành án (về tài sản).
Nhìn chung, Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền có thể được coi là một trong những biện pháp bảo vệ quyền lợi cho các bên tham gia giao dịch, đặc biệt là bên có quyền. Bởi lẽ, việc chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các bên khi tham gia giao dịch.
Bên cạnh đó, quy định này giúp duy trì sự ổn định và tin cậy trong các giao dịch thương mại. Nếu không có quy định này, các bên có thể không tin tưởng vào khả năng của nhau để thực hiện nghĩa vụ trả tiền đúng hạn, dẫn đến sự mất mát và không ổn định trong hệ thống kinh tế.
>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự được quy định như thế nào. Gọi ngay 1900.6174
Trên đây là một số nội dung tư vấn của Tổng đài pháp luật về vấn đề “Điều 357 Bộ luật Dân sự 2015 – Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền”. Bạn tham khảo nội dung bài viết để giải đáp thắc mắc của mình. Trong quá trình tìm hiểu bài viết trên hoặc các vấn đề pháp lý liên quan, nếu có bất kỳ câu hỏi nào, hãy nhấc máy và gọi đến đường dây nóng 1900 6174 để được Luật sư và Chuyên viên tư vấn hỗ trợ kịp thời.
Liên hệ với chúng tôi
✅ Dịch vụ Luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |