Thừa phát lại tiếng anh là gì? Tiếng anh là một ngôn ngữ thông dụng hiện nay, trong ngành pháp luật thì các thuật ngữ tiếng anh ngày càng được sử dụng nhiều và được nhiều người quan tâm trong đó có thuật ngữ “Thừa phát lại tiếng anh là gì?”. Vậy thừa phát lại trong tiếng anh là gì, để biết thêm về cụm từ này, mời bạn theo dõi bài viết sau đây. Trường hợp có nhu cầu cần được các Luật sư Tổng Đài Pháp Luật tư vấn khẩn cấp, hãy nhấc máy gọi đến đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!
>>>Chuyên viên tư vấn miễn phí Thừa phát lại tiếng anh là gì? liên hệ ngay 1900.6174
Thừa phát lại là gì?
Thừa phát lại được định nghĩa trong pháp luật Việt Nam tại Khoản 1 Điều 2 của nghị định số 08/2020/ NĐ-CP như sau:
“Thừa phát lại là người có đủ những tiêu chuẩn được nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, hoặc xác minh điều kiện thi hành án dân sự hay tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của nghị định này và pháp luật liên quan”
Dựa trên định nghĩa trên có thể thấy, thừa phát lại là một chức danh chỉ người được nhà nước bổ nhiệm thực hiện tống đạt, lập vi bằng và xác minh điều kiện tổ chức thi hành đối với án dân sự. Một cá nhân, một người được xem là có chức danh thừa phát lại khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về quy định của chức danh này về các mặt:
– Là người có và mang quốc tịch Việt Nam
– Đã tốt nghiệp các trường về đào tạo ngành luật hoặc chuyên ngành luật.
– Có kinh nghiệm trên 3 năm làm việc tại các vị trí như công chứng viên tại văn phòng công chứng, hay luật sư…. kèm theo chứng chỉ của nghề thừa phát lại và phải thông qua đợt kiểm tra tập sự.
Khi có những điều kiện trên thì sẽ được bổ nhiệm làm thừa phát lại, người này có thể thực hiện các nhiệm vụ như tống đạt giấy tờ, lập vi bằng theo quy định của pháp luật, thực hiện xác định các điều kiện thi hành án dân sự theo yêu cầu của đương sự và tổ chức thi hành bản án dân sự.
Từ ngữ tống đạt trong thừa phát lại là: thông báo giao nhận giấy tờ hồ sơ, tài liệu mà người thực hiện là thừa phát lại. Vi bằng là các văn bản ghi lại sự kiện, hành vi có thật được thừa phát lại chứng kiến trực tiếp, lập vi bằng thường theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức có nhu cầu.
>>> Chuyên viên tư vấn miễn phí Thừa phát lại tiếng anh là gì? liên hệ ngay 1900.6174
Thừa phát lại tiếng anh là gì?
Thừa phát lại tiếng Anh là Bailiff
Trong tiếng Anh, thừa phát lại được định nghĩa như sau:
A person is considered to be a bailiff when he or she meets all the criteria. A person of Vietnamese nationality, graduated from law training schools, has worked for more than 3 years such as lawyers, notaries …, have certificates of bailiff, passed the probationary test.
Normally, those who meet the above conditions will be appointed as bailiffs, performing the tasks of serving papers and records; conducting a diploma according to the provisions of law; determining conditions for judgment execution at the request of the involved parties; and organizing the execution of judgments and decisions at the request of the involved parties.
>>> Chuyên viên tư vấn miễn phí Thừa phát lại tiếng anh là gì? liên hệ ngay 1900.6174
Vi bằng là gì?
Khi nói đến thừa phát lại thì đều nhắc đến lập vi bằng là một trong các nhiệm vụ của người có chức danh thừa phát lại, vậy vi bằng trong pháp luật được định nghĩa như sau: Dựa trên quy định tại Khoản 3 Điều 2 của nghị định số 08/2020/ NĐ-CP về tổ chức và cá nhân hoạt động thừa phát lại, thì vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, sự việc, hành vi đã xảy ra là có thật do thừa phát lại chứng kiến việc đó trực tiếp, và văn bản này được lập do yêu cầu của cá nhân, tổ chức, cơ quan.
Văn phòng thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, sự việc, hành vi có thật theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc, toàn lãnh thổ Việt Nam chỉ trừ một số trường hợp nhất định được quy định theo pháp luật.
Từ những định nghĩa trên thì vi bằng thực chất là một loại tài liệu ghi nhận bằng văn bản kèm theo các hình ảnh, âm thanh, video (nếu có) trong một số trường hợp. Ở văn bản ghi nhận đó văn phòng thừa phát lại phải mô tả, hành vi đã xảy ra mà mình được chứng kiến trực tiếp trên thực tế, các sự kiện này được các thừa phát lại chứng kiến một cách khách quan và trung thực.
Tài liệu được lập vi bằng sẽ có giá trị khi đưa làm chứng cứ trước tòa nếu có các sự kiện tranh chấp có liên quan đến sự kiện đã được lập vi bằng đó. Thừa phát lại có nghĩa vụ nghiên cứu các tài liệu, thông tin mà đương sự yêu cầu lập vi bằng cung cấp, nhằm đảm bảo rằng văn bản là chính xác với nội dung sự việc, sự kiện.
>>> Thế nào là vi bằng? Liên hệ ngay 1900.6174
Vi bằng trong tiếng anh là gì?
Trên thực tế thì vi bằng cũng nằm trong định nghĩa về thừa phát lại vì thế trong tiếng anh vi bằng cũng được gọi là Bailiff có nghĩa là cũng được hiểu như thừa phát lại. Tuy nhiên dựa vào các ngữ cảnh khác nhau mà từ Bailiff có thể sẽ được dịch là vi bằng hoặc là thừa phát lại.
>>> Vi bằng trong tiếng anh là gì? Liên hệ ngay 1900.6174
Điều kiện để trở thành thừa phát lại?
Như đã nêu thì thừa phát lại là chức danh được nhà nước bổ nhiệm cho cá nhân, để được bổ nhiệm cho vị trí này thì cá nhân cần có các điều kiện như sau:
– Là công dân mang quốc tịch Việt Nam, có đủ sức khỏe lao động và có một phẩm chất đạo đức tốt.
– Không có tiền án và tốt nghiệp các trường đào tạo nghề luật với bậc cử nhân trở lên.
– Có kinh nghiệm trên 5 năm làm việc trong ngành luật tại các vị trí như công chứng viên tại văn phòng công chứng, hoặc từng là thẩm phán, kiểm soát viên, chấp hành viên, điều tra viên từ trung cấp trở lên.
– Có được chứng chỉ lớp tập huấn về nghề thừa phát lại do Bộ tư pháp tổ chức.
– Không được cùng kiêm nhiệm các ngành nghề khác như công chứng, luật sư.
– Có thể thấy nghề thừa phát lại là một nghề có nhiều điều kiện nhất định vì thế để trở thành một thừa phát lại thì ngoài các điều kiện cần thiết người đó còn phải được bổ nhiệm từ nhà nước và cho thấy được phẩm chất đạo đức tốt đẹp trong suốt thời gian hoạt động trong ngành luật Việt Nam.
>>>Điều kiện để trở thành thừa phát lại? liên hệ ngay 1900.6174
Quy định về hoạt động của thừa phát lại
Cũng như các ngành nghề khác thì thừa phát lại cũng có những quy định riêng khi hoạt động, cụ thể là những việc mà thừa phát lại có thể làm:
– Thực hiện tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc các cơ quan thi hành án dân sự
– Thực hiện lập vi bằng theo yêu cầu của cơ quan, cá nhân, tổ chức
– Thực hiện xác minh việc thi hành án dân sự của đương sự.
>>>Xem thêm: Tách thửa đất thổ cư theo quy định mới nhất
– Tổ chức trực tiếp thi hành án, bản án, các quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự. Tuy nhiên không tổ chức thi hành các bản án, quyết định, thuộc diện của Thủ trưởng của cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định
– Đối với công việc về thi hành án dân sự thì thừa phát lại đóng vai trò như chấp hành viên và không có thẩm quyền xử phạt đối với vi phạm hành chính. Các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của thừa phát lại và không được từ chối theo quy định của pháp luật, trường hợp nếu từ chối thực hiện yêu cầu trái luật sẽ phải thực hiện bồi thường nếu có thiệt hại.
Chi phí thực hiện công việc thừa phát lại được ghi nhận trong hợp đồng giữa văn phòng thừa phát lại và người yêu cầu thực hiện công việc, đây là hợp đồng dịch vụ trong pháp luật dân sự.
>>>Luật sư tư vấn quy định về hoạt động của thừa phát lại, liên hệ ngay 1900.6174
Những điều thừa phát lại không được làm
Ngoài những quy định về hoạt động của công việc thừa phát lại thì pháp luật cũng quy định về các điều mà một thừa phát lại không được làm, theo Điều 4 nghị định số 08/2020/ NĐ-CP có nêu về những việc mà một thừa phát lại không được làm :
Không được tiết lộ các thông tin trong công việc hoặc sử dụng các thông tin để xâm phạm quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức yêu cầu thừa phát lại.
Nhận hoặc yêu cầu về các lợi ích vật chất khác ngoài khoản chi phí ghi nhận trong hợp đồng dịch vụ của thừa phát lại.
Kiêm nhiệm các chức vụ về công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá và thanh lý tài sản.
Không nhận những vụ việc liên quan đến quyền, lợi ích bản thân và vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, ông bà nội, ông bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì, anh chị em ruột của Thừa phát lại hoặc của vợ/chồng; cháu ruột gọi Thừa phát lại là ông, bà, chú, cậu, cô, dì.
Các công việc khác bị pháp luật cấm.
Thừa phát lại là một ngành nghề đòi hỏi sự chuyên môn và uy tín cao của người hành nghề, vì thế người hành nghề thừa phát lại ngoài có chuyên môn trong lĩnh vực này và các kiến thức trong ngành luật nhất định thì phải có một phẩm chất đạo đức tốt.
>>> Những điều thừa phát lại không được làm, liên hệ ngay 1900.6174
Trên đây là một số các thông tin liên quan đến chủ đề thừa phát lại trong tiếng anh như thế nào và ngành nghề thừa phát lại được hiểu như thế nào trong pháp luật Việt Nam, nếu còn thắc mắc hoặc câu hỏi cần giải đáp về vấn đề này, mời bạn liên hệ với Tổng Đài Pháp Luật số hotline 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ tận tình và nhanh chóng nhất từ chúng tôi.
Liên hệ với chúng tôi
✅ Dịch vụ Luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |