Kế hoạch 997/KH-BYT-BGDĐT thực hiện “Chương trình phối hợp giữa Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo về bảo vệ, giáo dục và chăm sóc sức khỏe trẻ em, học sinh, sinh viên trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, giai đoạn 2012-2020” giai đoạn 2012-2015

BỘ Y TẾ – BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 997/KH-BYT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2012

KẾ HOẠCH

THỰCHIỆN “CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP GIỮA BỘ Y TẾ VÀ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỀ BẢOVỆ, GIÁO DỤC VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TRẺ EM, HỌC SINH, SINH VIÊN TRONG CÁCCƠ SỞ GIÁO DỤC THUỘC HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN, GIAI ĐOẠN 2012-2020”GIAI ĐOẠN 2012-2015

Thực hiện Chương trình phối hợpsố 993/CTr-BYT-BGDĐT ngày 16 tháng 11 năm 2012 giữa Bộ Y tế và Bộ Giáo dụcvà Đào tạo về bảo vệ, giáo dục và chăm sóc sức khỏe trẻ em, học sinh,sinh viên trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân,giai đoạn 2012-2020, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xâydựng kế hoạch thực hiện giai đoạn 2012 – 2015, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tăng cường bảo vệ, giáo dục và chămsóc sức khỏe trẻ em, học sinh, sinh viên (sau đây gọi chung là học sinh, sinhviên) trong các trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên,đại học và trung cấp chuyên nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (sauđây gọi chung là các cơ sở giáo dục). Bảo đảm cho học sinh, sinh viên được pháttriển toàn diện về thể chất, tinh thần và trí tuệ; Giảm tỉ lệ mắc bệnh, tật vànâng cao sức khỏe của học sinh, sinh viên. Phấn đấu đến năm 2015 đạt cácchỉ tiêu Chính phủ giao tại Quyết định 401/2009/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống bệnh, tật họcđường trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Kiện toàn cơ chế, chính sách,văn bản hướng dẫn về công tác y tế trường học, ưu tiên cácquy chuẩn, tiêu chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật và quy chế phối hợp liên ngành y tế và giáo dục trong việc thực hiện công tác y tế trường học (YTTH).

2.2. Truyền thông, giáo dục sứckhỏe, nâng cao nhận thức và tham gia có hiệu quả của học sinh, sinh viên, cánbộ, công chức, viên chức ngành Y tế, ngành Giáo dục, cha mẹ học sinh trong bảovệ, giáo dục và chăm sóc sức khỏe học sinh, sinh viên theo hướng tiếpcận nâng cao sức khỏe; Truyền thông về vai trò, trách nhiệm và quyền lợicủa học sinh, sinh viên đối với việc tham gia Bảo hiểm Y tế.

2.3. Đẩy mạnh công tác bảovệ, chăm sóc sức khỏe học sinh, sinh viên; triển khai có hiệu quả cácchương trình y tế trong các cơ sở giáo dục, tập trung ưu tiên công tácphòng, chống dịch; chăm sóc mắt học đường; chăm sóc sức khỏe răngmiệng; phòng, chống tật cong vẹo cột sống; phòng, chống giun sán;chăm sóc sức khỏe sinh sản; phòng, chống HIV/AIDS; bảo đảm an toànthực phẩm; cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em; xây dựng trườnghọc an toàn phòng, chống tai nạn thương tích; thực hiện Bảo hiểm ytế bắt buộc với học sinh, sinh viên theo quy định.

2.4. Củng cốvà đào tạo nâng cao chất lượngđội ngũ cán bộ làm công tác YTTH,đảm bảo mỗi cơ sở giáo dục có ít nhất 1 cán bộ y tế đủ năng lực để thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe họcsinh, sinh viên; củng cố điều kiện cơ sở vật chấtđảm bảo yêu cầu vệ sinh trường học.

2.5. Tăng cường thanh tra,kiểm tra, giám sát, đánh giá điều kiện vệ sinh trường học, tình hìnhsức khỏe học sinh, sinh viên và việc thực hiện công tác YTTH ở các cấp.

II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNGVÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Các nội dung hoạtđộng

Mục tiêu 1.Kiện toàn cơ chế, chínhsách, văn bản hướng dẫn về công tác YTTH, ưu tiêncác quy chuẩn, tiêu chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật và quy chế phối hợp liên ngành ytế và giáo dục trongthực hiện công tác YTTH.

– Phối hợp với các Bộ, ngànhcó liên quan rà soát, sửa đổi, kiện toàn, bổ sung các văn bản có liên quan đếncông tác YTTH.

– Tham mưu ban hành các văn bảnchỉ đạo của Đảng, Chính phủ về tăng cường lãnh đạo, thựchiện công tác YTTH trong tình hình mới.

– Xây dựng và ban hành văn bản Hướngdẫn thực hiện công tác YTTH, thay thế Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 01/3/2000.

– Xây dựng và ban hành Quy chuẩnkỹ thuật quốc gia về vệ sinh trường học cho các cơ sở giáo dục mầm non.

– Xây dựng và ban hành Quy chuẩnkỹ thuật quốc gia về vệ sinh trường học cho các cơ sở giáo dục phổ thông và cáccơ sở giáo dục thường xuyên.

– Xây dựng và ban hành Quy chuẩnkỹ thuật quốc gia về vệ sinh trường học cho các cơ sở giáo dục đại học, cáctrường trung cấp chuyên nghiệp.

– Xây dựng và ban hành Thông tưliên tịch về Hướng dẫn tổ chức khám sức khỏe định kỳ, phân loại sức khỏe và quảnlý sức khỏe học sinh, sinh viên.

Mục tiêu 2.Truyền thông, giáo dục sức khỏe nâng cao nhận thức và tham gia cóhiệu quả của học sinh, sinh viên, cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành Y tế, ngànhGiáo dục, cha mẹ học sinh trong việc bảo vệ, giáo dục và chăm sóc sức khỏehọc sinh, sinh viên theo hướng tiếp cận nâng cao sức khỏevai trò, trách nhiệm và quyền lợi của học sinh, sinhviên đối với việc tham gia Bảo hiểm Y tế.

– Truyền thông nâng cao nhận thức, huy động sự tham gia chủ độngcủa toàn xã hội, các cấp, các ngành, cha mẹ học sinh trong việc thựchiện công tác YTTH, bảo vệ, giáo dục và chăm sóc sứckhỏe học sinh, sinh viên.

– Chỉđạo các trường học tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe, đảm bảo ít nhất 90% học sinh,sinh viên và giáo viên được tiếp cận với các nội dung cơbản về chăm sóc sức khỏe học sinh, sinh viên; phòng, chống dịch, bệnh và nâng cao sức khỏe; vai trò, trách nhiệm vàquyền lợi của học sinh, sinh viên đối với việc tham gia Bảo hiểm Y tế.

– Xây dựng các chuyên mục tuyên truyền, tổ chứccác cuộc tọa đàm về công tác YTTH, bảo vệ, giáo dục và chăm sóc sức khỏe học sinh, sinh viên; thựchiện Bảo hiểm Y tế học sinh, sinh viên trên đài phátthanh, truyền hình, báo chí ở Trung ương và địa phương.

– Xây dựng tài liệu truyền thông hướng dẫn bảo vệ, giáo dục và chăm sóc sức khỏehọc sinh, sinh viên; phòng, chống dịch, bệnh và nâng cao sức khỏe trong trường học; vai trò, trách nhiệm và quyền lợi củahọc sinh, sinh viên tham gia Bảo hiểm Y tế.

– Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, phổ biến kiến thức về phòng, chống bệnh tật, dịch, bệnh cho học sinh, sinhviên.

Mục tiêu 3.Đẩy mạnh công tác bảo vệ, giáo dục và chăm sóc sức khỏe họcsinh, sinh viên; triển khai có hiệu quả các chương trình y tế trong cáccơ sở giáo dục, tập trung ưu tiên công tác phòng, chống dịch; chăm sócmắt học đường; chăm sóc sức khỏe răng miệng; phòng, chống tật congvẹo cột sống; phòng, chống giun sán; chăm sóc sức khỏe sinh sản;phòng, chống HIV/AIDS; bảo đảm an toàn thực phẩm; cải thiện tìnhtrạng dinh dưỡng trẻ em; xây dựng trường học an toàn phòng, chống tainạn thương tích; thực hiện Bảo hiểm Y tế bắt buộc với học sinh, sinhviên theo quy định.

Chăm sóc sức khỏe họcsinh, sinh viên

– Chỉ đạo cơ sở giáo dụcthực hiện quản lý sức khỏe học sinh, sinh viên, phấn đấu 70% cáctrường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trườngphổ thông có nhiều cấp học và các cơ sở giáo dục khác, 85% các trườngđại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp tổ chức khám sức khỏe định kỳ,phân loại, quản lý và chăm sóc sức khỏe học sinh, sinh viên theo quy định.

Phòng, chống bệnh, tậttrong trường học

– Chỉ đạo các cơ sở giáo dụctổ chức thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe răng miệng; chươngtrình chăm sóc mắt học đường; phòng, chống tật cong vẹo cột sống;phòng, chống bệnh giun sán trong trường học.

Chủ động phòng, chống dịch,bệnh truyền nhiễm

– Chỉ đạo các cơ sở giáo dụcthực hiện tốt công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm, phối hợp với cơquan y tế địa phương thực hiện công tác giám sát phát hiện và tổ chức cácbiện pháp phòng, chống dịch kịp thời theo quy định. Đảm bảo các điều kiện cungcấp nước sạch, vệ sinh môi trường, rửa tay với xà phòng hạn chế nguy cơphát sinh và lây truyền dịch, bệnh truyền nhiễm.

– Chỉ đạo các cơ sở giáo dụcphối hợp chặt chẽ với cơ quan y tế thực hiện tiêm chủng vắc-xin phòng bệnh vàcác biện pháp chủ động phòng, chống dịch.

Chăm sóc sức khỏe sinhsản

– Triển khai các hoạt độngchăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên trong các cơ sởgiáo dục.

Phòng chống HIV/AIDS

– Xây dựng Kế hoạch hành độngvề phòng, chống HIV/AIDS của ngành Giáo dục giai đoạn 2012-2015 và tầmnhìn 2020.

– Tổ chức thực hiện hoạt động phòng,chống HIV/AIDS trong các cơ sở giáo dục, phấn đấu đến năm 2015:

+ 70% học sinh, sinh viên được trangbị kiến thức, kỹ năng và thay đổi thái độ, hành vi phòng, chống HIV/AIDS phùhợp với từng cấp học;

+ 70% giáo viên, cán bộ quản lýgiáo dục, cán bộ YTTH và nhân viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông,thường xuyên và trung tâm học tập cộng đồng được trang bị kiến thức, kỹ năngvà phương pháp giảng dạy lồng ghép nội dung phòng, chống HIV/AIDS, chống kỳ thịvà phân biệt đối xử phù hợp với từng cấp học;

+ 70% giảng viên, cán bộ quản lýgiáo dục, cán bộ YTTH và nhân viên trong các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng,trung cấp chuyên nghiệp (trong đó có các trường đại học, cao đẳng sư phạm) đượctrang bị và nâng cao kiến thức, kỹ năng và phương pháp giảng dạy về giáo dụcphòng, chống HIV/AIDS.

An toàn thực phẩm

– Chỉ đạo thực hiện côngtác bảo đảm an toàn thực phẩm trong trường học, phấn đấu 100% các trườnghọc có tổ chức ăn bán trú, nội trú đảm bảo các điều kiện an toàn thực phẩm theoquy định, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm.

Cải thiện tình trạngdinh dưỡng học sinh

– Chỉ đạo các trường họcphối hợp các cơ sở y tế địa phương thực hiện chương trình Cải thiệntình trạng dinh dưỡng trẻ em. Phấn đấu đến năm 2015, 100% các trườngtại các thành phố lớn khống chế tỷ lệ thừa cân, béo phì của họcsinh dưới 10%; 100% các trường vùng nông thôn có tỷ lệ học sinh suydinh dưỡng thể gầy dưới 20% thông qua các hoạt động giáo dục dinhdưỡng và tổ chức bữa ăn học đường tại các cơ sở giáo dục có tổchức ăn bán trú, nội trú.

– Xây dựng các tài liệu hướngdẫn thực hành xây dựng khẩu phần ăn, đảm bảo dinh dưỡng hợp lý cho học sinhtrong các trường tổ chức ăn nội trú, bán trú.

Trường học an toàn phòng,chống tai nạn thương tích

– 70%các trường học thực hiện trường học an toàn; phòng, chống tai nạnthương tích.

Thực hiện Bảo hiểm y tếbắt buộc với học sinh, sinh viên theo quy định

– Chỉ đạo các cơ sở giáodục tổ chức thực hiện công tác BHYT học sinh, sinh viên theo quy định,phấn đấu đến năm 2015 đạt trên 90% học sinh, sinh viên tham gia BHYT bắtbuộc

Nâng cao sức khỏe

– Tập trung chỉ đạo một sốđịa phương xây dựng trường học nâng cao sức khỏe: xây dựng cơ chế, chínhsách, cải thiện điều kiện vệ sinh trường học, tăng cường hoạt độngthể lực, dinh dưỡng hợp lý, phòng, chống tác hại của thuốc lá, lạm dụngrượu bia, chất kích thích, rối nhiễu tâm trí và tâm thần học đường.

Mục tiêu 4. Củng cố và đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũcán bộ làm công tác YTTH, đảm bảo mỗi cơ sở giáo dục có ítnhất 1 cán bộ y tế đủ năng lực để thực hiện côngtác chăm sóc sức khỏe học sinh, sinh viên; củngcố điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo yêu cầu vệ sinh trường học.

Củng cố đội ngũ cán bộ làm công tác y tế trường học

– Xây dựng chính sách tuyểndụng, đãi ngộ cán bộ làm công tác YTTH tại các cơ sở giáo dục. Chỉđạo các tỉnh, thành phố chủ động xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đãingộ cán bộ làm công tác YTTH, đặc biệt là cán bộ YTTH trong các cơsở giáo dục.

– Phối hợp với các đơn vị cóliên quan chỉ đạo các tỉnh, thành phố củng cố đội ngũcán bộ làm công tác YTTH, phấn đấu đến năm 2015 đạtcác chỉ tiêu:

+ 60%các trường mầm non, phổ thông có cán bộ y tế chuyên trách công tác YTTH.

+ 85% các trường đại học, cao đẳng,trung cấp chuyên nghiệp có trạm y tế có đủ cán bộ theo quy định.

+ 100% các Sở, Phòng Giáo dục vàĐào tạo bố trí cán bộ theo dõi công tác YTTH.

+ 100% các Sở Y tế, Trungtâm Y tế huyện, Trạm Y tế xã bố trí cán bộ theo dõi công tác YTTH.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác YTTH

– Xây dựng tài liệu tập huấn chuyênmôn cho cán bộ làm công tác YTTH các cấp của ngành y tế và giáo dục.

+ Xây dựng tài liệu tập huấncho cán bộ YTTH tại các cơ sở giáo dục.

+ Xây dựng chương trình và tàiliệu đào tạo về YTTH, tâm sinh lý lứa tuổi giảng dạy cho sinh viên cáctrường Sư phạm, trường Y thuộc hệ đại học, cao đẳng, trung cấp chuyênnghiệp của ngành Giáo dục và ngành Y tế.

– Tổ chức tập huấn, đàotạo nghiệp vụ công tác YTTH, công tác chăm sóc sức khỏe học sinh, sinhviên cho cán bộ làm công tác YTTH ngành y tế, giáo dục tuyến Trungương, tỉnh, thành phố và một số tỉnh khó khăn. Chỉ đạo Sở Y tế,Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch, tổ chứctập huấn, đào tạo nghiệp vụ YTTH cho cán bộ làm công tác YTTH tạiđịa phương và trong các cơ sở giáo dục.

Củng cố điều kiện cơ sở vậtchất đảm bảo quy định vệ sinh trường học

– Chỉ đạo các cơ sở giáodục đảm bảo cơ sở vật chất và điều kiện học tập theo quy định vệsinh trường học.

– Chỉ đạo các cơ sở giáo dụccủng cố điều kiện chăm sóc y tế tại cơ sở, phấn đấu đến năm 2015 đạtcác chỉ tiêu:

+ 60% các trường mầm non,tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiềucấp học, các cơ sở giáo dục khác có phòng y tế đảm bảo diện tích tốithiểu là 12 m2; +85% các trườngđại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp có trạm y tế.

+ 80% các trạm y tế, phòng ytế của các cơ sở giáo dục được trang bị trang thiết bị và thuốc thiết yếutheo quy định của Bộ Y tế.

– Đảm bảo 100% trung tâm y tế dựphòng tuyến tỉnh, huyện và trạm y tế xã có đủ trang thiết bị, phương tiện,thuốc, hóa chất để chủ động giám sát điều kiện vệ sinh trường học, phòng chốngdịch, bệnh.

Mục tiêu 5. Tăng cường thanh kiểm tra, giám sát, đánh giá điều kiện vệsinh trường học, tình hình sức khỏe học sinh, sinh viên và việc thực hiệncông tác YTTH ở các cấp.

– Phối hợp liên ngành Y tế-Giáo dục và các cơ quan có liên quan thanh kiểm tra, giám sát định kỳviệc thực hiện công tác YTTH tại các địa phương. Chỉ đạo các tỉnh,thành phố định kỳ giám sát điều kiện vệ sinh trường học, tình hìnhthực hiện công tác YTTH.

– Xây dựng hệ thống tiêuchí đánh giá, mẫu báo cáo, phần mềm quản lý dữ liệu công tác YTTH,quản lý sức khỏe học sinh, sinh viên ở các cấp.

– Chỉ đạo các đơn vị trựcthuộc triển khai các nghiên cứu, đánh giá về điều kiện vệ sinhtrường học, tình hình sức khỏe học sinh, sinh viên và thực hiện công tácYTTH ở các cấp để đề xuất các chính sách phù hợp.

– Đánh giá, sơ kết, tổng kết,hoạch định phương hướng phối hợp trọng tâm cho công tác YTTH hằng nămvà giai đoạn.

2. Các giải pháp chủ yếu

2.1. Giải pháp về chỉđạo điều hành

– Phối hợp với các Bộ,ngành, cơ quan có liên quan tham mưu Đảng, Chính phủ ban hành các văn bảnchỉ đạo về công tác YTTH; rà soát, sửa đổi, kiện toàn, bổ sung cơ chế, chínhsách, văn bản hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật về công tác YTTH.

– Chỉ đạo, hướng dẫn Sở Y tế,Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt Chươngtrình phòng, chống bệnh tật học đường và tổ chức thực hiện công tác YTTHtại địa phương.

2.2. Giải pháp về tăngcường truyền thông, giáo dục sức khỏe

Đổi mới, đa dạng nội dungvà hình thức truyền thông, giáo dục sức khỏe phù hợp với từng cấp họccho học sinh, sinh viên, cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế, ngànhgiáo dục và cha mẹ học sinh. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạtđộng truyền thông, giáo dục sức khỏe trong các cơ sở giáo dục theohướng tiếp cận nâng cao sức khỏe. Từng bước huy động sự tham gia chủđộng của học sinh, sinh viên, cha mẹ học sinh trong bảo vệ, giáo dụcvà chăm sóc sức khỏe học sinh, sinh viên.

2.3. Giải pháp về đẩymạnh hoạt động chăm sóc sức khỏe học sinh, sinh viên

– Triển khai thực hiện côngtác quản lý sức khỏe học sinh, sinh viên, đảm bảo quản lý sức khỏeđịnh kỳ, phát hiện, can thiệp kịp thời các vấn đề sức khỏe củahọc sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục.

– Thực hiện kịp thời côngtác phòng, chống dịch, bệnh; triển khai có hiệu quả các chương trìnhy tế trong các cơ sở giáo dục: phòng, chống các bệnh thường gặptrong trường học; phòng, chống giun, sán; chăm sóc sức khỏe sinh sảnvị thành niên, thanh niên; phòng, chống HIV/AIDS; bảo đảm an toàn thựcphẩm; cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em; xây dựng trường học antoàn phòng, chống tai nạn thương tích; trường học nâng cao sức khỏe.

– Thực hiện công tác Bảohiểm Y tế bắt buộc đối với học sinh, sinh viên.

2.4. Giải pháp vềkiện toàn, nâng cao năng lực hệ thống YTTH các cấp

– Phối hợp với các đơn vị cóliên quan củng cố đội ngũ cán bộ làm công tác YTTH các cấp của ngành y tế, ngành giáo dục, đặc biệt chútrọng cán bộ YTTH trong các cơ sở giáo dục, đảm bảomỗi cơ sở giáo dục có ít nhất 1cán bộ y tế đủ năng lực để thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe học sinh, sinh viên; xây dựng và thực hiện các chế độ, chính sáchcho cán bộ YTTH.

– Xây dựng nội dung, chươngtrình, tài liệu và tổ chức đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác YTTH các cấp.

– Chỉ đạo, hướng dẫn cáctỉnh, thành phố chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việctuyển dụng, đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ YTTH của địaphương, chú trọng cán bộ y tế trong các cơ sở giáo dục.

– Ban hành các hướng dẫnchuyên môn, kỹ thuật chỉ đạo địa phương và các cơ sở giáo dục củng cốcơ sở vật chất, điều kiện học tập và chăm sóc y tế theo quy định.

2.5. Giải pháp vềthanh tra, giám sát, đánh giá về công tác YTTH

– Tăng cường phối hợp liên ngànhY tế- Giáo dục và các cơ quan có liên quan trong việc thanh kiểm tra,giám sát việc thực hiện công tác YTTH tại địa phương; giám sát điềukiện vệ sinh trường học trong các cơ sở giáo dục.

– Xây dựng hệ thống tiêuchí đánh giá, mẫu báo cáo, phần mềm quản lý dữ liệu công tác YTTH,quản lý sức khỏe học sinh, sinh viên ở các cấp. Triển khai các nghiêncứu, đánh giá về điều kiện vệ sinh trường học, tình hình sức khỏe họcsinh, sinh viên và việc thực hiện công tác YTTH ở các cấp để đề xuất chínhsách phù hợp.

2.6. Giải pháp về tăngcường quản lý và tổ chức thực hiện

– Định kỳ sơ kết, tổngkết, đánh giá, hoạch định phương hướng, cơ chế phối hợp thực hiện côngtác YTTH hằng năm và giai đoạn. Động viên khuyến khích, khen thưởng kịpthời các tập thể và cá nhân có thành tích trong công tác YTTH.

– Phân công trách nhiệm cụthể cho các Vụ, Cục, Viện chuyên ngành thuộc mỗi Bộ. Các đơn vị chủđộng đề xuất kế hoạch hằng năm và giai đoạn để thực hiện các chươngtrình, hoạt động về công tác YTTH được phân công.

2.7. Giải pháp về đảm bảokinh phí thực hiện công tác YTTH

– Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo bố trí kinh phí hằng năm, giai đoạnđể đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu YTTH; huy động sự tham gia, hỗtrợ kinh phí từ các tổ chức, cá nhân, các chương trình dự án và các nguồn vốnhợp pháp khác.

– Chỉ đạo Sở Y tế, Sở Giáo dục vàĐào tạo tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố đảm bảo kinh phí tổ chức thựchiện công tác YTTH tại địa phương; tranh thủ sự hỗ trợ của các cá nhân, tổ chức,các chương trình dự án và các nguồn vốn hợp pháp khác.

– Các cơ sở giáo dục phối hợp vớiBảo hiểm Xã hội, Bảo hiểm Y tế thực hiện công tác Bảo hiểm Y tế cho họcsinh, sinh viên; đảm bảo đầy đủ, kịp thời và sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phítrích chuyển từ quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên để triểnkhai các hoạt động YTTH, chăm sóc sức khỏe ban đầu trong các cơ sở giáo dục.

IIITỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Y tế

1.1. Giao Cục Y tế dựphòng làm đầu mối phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và đơn vị liênquan tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn triển khai, tổng hợp báo cáo kếtquả thực hiện kế hoạch hằng năm và giai đoạn, với các nội dung cụthể như sau:

– Tham mưu ban hành văn bản chỉđạo của Đảng, Chính phủ về tăng cường lãnh đạo thực hiệncông tác YTTH trong tình hình mới; Rà soát, sửa đổi, xây dựng và banhành các văn bản quy phạm phápluật, quy chuẩn, tiêu chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật về vệsinh trường học, quản lý sức khỏe học sinh, sinh viên.

– Chủtrì xây dựng nội dung và phươngthức truyền thông, giáo dục sức khỏe cho học sinh,sinh viên phù hợp từng cấp học.

– Chỉ đạo ngành y tế địa phươngphối hợp các cơ sở giáo dục thực hiện khám sức khỏe định kỳ, phân loạivà quản lý sức khỏe học sinh, sinh viên theo quy định; hỗ trợ chuyên môntriển khai các chương trình y tế chăm sóc sức khỏe học sinh, sinh viêntrong các cơ sở giáo dục; chú trọng các hoạt động nâng cao sức khỏe.

– Đào tạo nâng cao năng lực độingũ cán bộ làm công tác YTTH các cấp: Chủ trì xây dựng chương trình,tài liệu đào tạo, tài liệu tập huấn, hướng dẫn chuyên môn công tác YTTH.Chỉ đạo các Viện chuyên ngành, các Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạocác tỉnh, thành phố tổ chức tập huấn, đào tạo chuyên môn nghiệp vụcho cán bộ làm công tác YTTH ngành y tế, ngành giáo dục tuyến tỉnh,huyện, xã và trong các cơ sở giáo dục.

– Chủ động tổ chức và phốihợp liên ngành Y tế- Giáo dục, các cơ quan liên quan trong việc thanh,kiểm tra, giám sát định kỳ việc thực hiện công tác YTTH tại các địaphương. Chỉ đạo, hướng dẫn kỹ thuật các trung tâm y tế dự phòngtỉnh, thành phố giám sát điều kiện vệ sinh trường học, tình hìnhthực hiện công tác YTTH tại các cơ sở giáo dục.

– Xây dựng hệ thống tiêu chíđánh giá, biểu mẫu báo cáo dữ liệu công tác YTTH ở các cấp. Triển khaicác nghiên cứu, đánh giá về YTTH, đề xuất các chính sách phù hợp.Phối hợp đánh giá, sơ kết, tổng kết, hoạch định phương hướng, cơ chếphối hợp thực hiện công tác YTTH hằng năm và giai đoạn.

– Phối hợp với Bộ Giáo dụcvà Đào tạo triển khai có hiệu quả các nội dung, hoạt động có liênquan đến công tác YTTH.

1.2. Bộ Y tế phân côngtrách nhiệm cụ thể cho các đơn vị trực thuộc như sau:

– Cục Y tế dự phòng: Tham mưuxây dựng cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫncông tác YTTH; các hoạt động truyền thông YTTH; phòng chống dịch, bệnhtrong trường học; đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực đội ngũ cán bộlàm công tác YTTH; thanh, kiểm tra việc thực hiện công tác YTTH; xâydựng tiêu chí đánh giá, biểu mẫu báo cáo công tác YTTH; triển khaicác nghiên cứu, đánh giá về YTTH.

– Vụ Sức khỏe bà mẹ, trẻ em:phối hợp với ngành Giáo dục triển khai các hoạt động chăm sóc sức khoẻsinh sản vị thành niên, thanh niên trong các cơ sở giáo dục.

– Cục Phòng chống HIV/AIDS: phốihợp với ngành Giáo dục triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDStrong các cơ sở giáo dục.

– Cục An toàn thực phẩm: phốihợp với ngành Giáo dục triển khai thực hiện các quy định bảo đảm antoàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục.

– Cục Quản lý môi trường y tế:phối hợp với ngành Giáo dục triển khai các hoạt động đảm bảo vệ sinhmôi trường trong các cơ sở giáo dục.

– Các Viện: Viện Sốt rét -Ký sinh trùng và Côn trùng Trung ương; Viện Dinh dưỡng quốc gia; Bệnh việnRăng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội; Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương thànhphố Hồ Chí Minh; Viện Mắt Trung ương: phối hợp xây dựng tài liệu, hỗtrợ kỹ thuật, đào tạo nâng cao năng lực, tổ chức thực hiện cácchương trình, hoạt động do Viện phụ trách về chăm sóc sức khỏe họcsinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục.

– Các Viện Vệ sinh dịch tễTrung ương, Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh, Viện Pasteur Nha Trang,Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Viện Y học lao động và Vệ sinh môitrường, Viện Vệ sinh y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạovà triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh, công tác YTTHtheo chức năng nhiệm vụ tại các địa bàn phụ trách.

– Vụ Kế hoạch – Tài chính căncứ nội dung đề xuất hoạt động hằng năm của các Vụ, Cục, Viện vàkhả năng ngân sách được giao để đề xuất, báo cáo và cân đối trong dựtoán chi ngân sách hàng năm của Bộ Y tế để triển khai thực hiện Kế hoạch.

2. Bộ Giáo dục và Đàotạo

2.1. Giao Vụ Công tác học sinh,sinh viên làm đầu phối hợp với Bộ Y tế và các đơn vị liên quan tổ chức chỉ đạo,hướng dẫn triển khai, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch hằngnăm và giai đoạn với các nội dung cụ thể như sau:

– Phối hợp Bộ Y tế tham mưu banhành văn bản chỉ đạo của Đảng, Chính phủ về tăng cườnglãnh đạo thực hiện công tác YTTH trong tình hình mới; Rà soát, sửa đổi,xây dựng và ban hành các vănbản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn, hướng dẫnkỹ thuật về vệ sinh trường học, quản lý sức khỏe họcsinh, sinh viên. Chủ trì xây dựng, ban hành các văn bản Hướng dẫn thực hiệncông tác YTTH trong các cơ sở giáo dục.

– Triển khai có hiệu quả Kế hoạchhành động về phòng, chống HIV/AIDS của ngành giáo dục giai đoạn 2012 – 2015 vàtầm nhìn 2020. Phối hợp với ngành y tế tổ chức các hoạt động phòng, chốngHIV/AIDS trong các cơ sở giáo dục, phấn đấu đạt các mục tiêu đề ra đến năm2015.

– Chỉđạo các cơ sở giáo dục thựchiện nghiêm túc các quy định về công tác YTTH. Tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe học sinh, sinh viên; phòng, chống dịch bệnh, bệnh tật, nâng cao sức khỏe trong trường học.

– Chỉ đạo các cơ sở giáo dụcchủ trì tổ chức và phối hợp với cơ quan y tế địa phương trong việckhám sức khỏe định kỳ, phân loại và quản lý sức khỏe học sinh, sinh viên theoquy định. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình y tế chămsóc sức khỏe học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục; chú trọngcác hoạt động nâng cao sức khỏe.

– Kiện toàn, củng cố, đàotạo nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác YTTH các cấp. Thựchiện chế độ, chính sách về tuyển dụng, đãi ngộ đối với cán bộ làm côngtác YTTH. Phối hợp ngành Y tế xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo,tài liệu tập huấn, hướng dẫn chuyên môn công tác YTTH. Phối hợp chỉ đạocác Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế các tỉnh, thành phố tổ chứctập huấn, đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ làm công tác YTTHngành y tế, giáo dục tại địa phương và các cơ sở giáo dục.

– Chỉ đạo các cơ sở giáodục đảm bảo cơ sở vật chất và điều kiện học tập, chăm sóc sứckhỏe theo quy định.

– Phối hợp với ngành y tế và cáccơ quan liên quan trong việc thanh, kiểm tra, giám sát định kỳ việc thựchiện công tác YTTH tại các địa phương.

– Phối hợp với Bộ Y tế xây dựnghệ thống tiêu chí đánh giá, biểu mẫu báo cáo công tác YTTH. Triểnkhai, tham gia các nghiên cứu, đánh giá về YTTH. Phối hợp đánh giá, sơkết, tổng kết, hoạch định phương hướng, cơ chế phối hợp thực hiệncông tác YTTH hằng năm và giai đoạn.

– Phối hợp với Bộ Y tếtriển khai có hiệu quả các nội dung hoạt động có liên quan đến côngtác YTTH.

2.2. Bộ Giáo dục và Đào tạophân công trách nhiệm cụ thể cho các đơn vị trực thuộc như sau:

– Vụ Công tác học sinh, sinh viên:Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các bộ, ngành có liên quan tham mưu xây dựngcơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn công tácYTTH; tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông, giáo dục về YTTH;phòng, chống dịch, bệnh trong trường học; tập huấn nâng cao năng lực độingũ cán bộ làm công tác YTTH; thanh, kiểm tra việc thực hiện công tácYTTH; xây dựng tiêu chí đánh giá, biểu mẫu báo cáo công tác YTTH;triển khai các nghiên cứu, đánh giá về YTTH.

– Các Vụ: Giáo dục Mầm non, Giáodục Tiểu học, Giáo dục Trung học, Giáo dục Thường xuyên, Giáo dục Đại học, Giáodục Chuyên nghiệp, Cục Nhà giáo và Cán bộ Quản lý cơ sở giáo dục căn cứ nhiệmvụ được giao về YTTH chủ động đề xuất kế hoạch hằng năm và giaiđoạn, phối hợp với Vụ Công tác học sinh, sinh viên để thực hiện tốt côngtác bảo vệ, giáo dục và chăm sóc sức khỏe học sinh, sinh viên.

– Vụ Tổ chức cán bộ, Cục Nhà giáovà Cán bộ Quản lý cơ sở giáo dục: Phối hợp với Vụ Công tác học sinh, sinh viênnghiên cứu, xây dựng chính sách thu hút cán bộ làm công tác YTTH, đôn đốc cáccơ sở giáo dục đảm bảo biên chế cán bộ làm công tác y tế trong các trường họctheo quy định.

– Cục Cơ sở vật chất, thiết bị trườnghọc và đồ chơi trẻ em: Phối hợp với Vụ Công tác học sinh, sinh viên và các đơnvị có liên quan chỉ đạo các cơ sở giáo dục đảm bảo các điều kiện về cơ sở hạtầng, trang thiết bị, công trình vệ sinh hợp vệ sinh trong trường học.

– Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam:Phối hợp với Vụ Công tác học sinh, sinh viên và các đơn vị có liên quan thuộcBộ xác định các nội dung về bảo vệ, giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho học sinh,sinh viên tích hợp, lồng ghép vào các môn học chính khóa.

– Vụ Pháp chế: phối hợp với Vụ Côngtác học sinh, sinh viên rà soát, hệ thống hóa và theo dõi,đánh giá việc thi hành các văn bản quy phạm pháp luậtcó liên quan đến công tác YTTH.

– Vụ Kế hoạch – Tài chính căncứ nội dung đề xuất hoạt động hằng năm của các đơn vị trực thuộc BộGiáo dục và Đào tạo và khả năng ngân sách được giao đề xuất, báocáo và cân đối trong dự toán chi ngân sách hằng năm của Bộ Giáo dụcvà Đào tạo để triển khai thực hiện Kế hoạch.

3. Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đàotạo

Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạocác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ Kế hoạch thực hiện“Chương trình phối hợp giữa Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo về bảo vệ,giáo dục và chăm sóc sức khỏe trẻ em, học sinh, sinh viên trong các cơsở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, giai đoạn 2012-2020”,giai đoạn 2012-2015và tình hình thực tế địa phương, các chỉ tiêu,nhiệm vụ được giao tại Quyết định 401/2009/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2009của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống bệnh, tật học đườngtrong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; phối hợp với các Sở,Ban, Ngành của địa phương xây dựng kế hoạch phòng, chống bệnh, tật họcđường hằng năm, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt, bố tríkinh phí để thực hiện; tổng hợp báo cáo Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Nguồn kinh phí thựchiện

– Nguồn ngân sách nhà nước bốtrí trong sự nghiệp y tế, giáo dục và đào tạo hằng năm của ngành ytế, giáo dục và đào tạo theo phân cấp ngân sách hiện hành.

– Nguồn kinh phí tríchchuyển từ Quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế của học sinh, sinh viêntheo quy định hiện hành.

– Nguồn tài trợ của cáctổ chức, các nhân trong và ngoài nước.

– Nguồn thu hợp pháp khác(nếu có)./.

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỨ TRƯỞNG

Trần Quang Quý

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ Y TẾ
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Thanh Long

Nơi nhận:
– Văn phòng Chủ tịch nước;

– Văn phòng Quốc hội và các UB của Quốc hội;
– Ban Tuyên giáo Trung ương;
– Văn phòng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– Bộ trưởng Bộ YT, Bộ GDĐT;
– Các Vụ, Cục, Thanh tra, Văn phòng thuộc Bộ YT, Bộ GDĐT;
– Các sở Y tế, sở GDĐT;
– Website: Bộ YT, Bộ GDĐT;
– Lưu: VT, YTDP (BYT); VT, CTHSSV (BGDĐT).