Phạt vi phạm hợp đồng thương mại các bên đều mong muốn những thỏa thuận trong hợp đồng sẽ được thực hiện trên thực tế và đạt được mục đích giao kết hợp đồng. Do đó, việc đặt ra các điều khoản phạt vi phạm khi giao kết hợp đồng thương mại là một trong những biện pháp tối ưu để bảo đảm việc thực hiện hợp đồng.
Vậy, thế nào là vi phạm hợp đồng thương mại? Pháp luật quy định như thế nào về mức phạt vi phạm hợp đồng. Hãy cùng Tổng Đài Pháp Luật tìm hiểu thêm qua bài viết sau đây.
>>> Liên hệ Tổng Đài Pháp Luật tư vấn miễn phí về phạt vi phạm hợp đồng thương mại. Gọi ngay 1900.6174
Hợp đồng thương mại là gì?
Pháp luật nước ta hiện nay chưa có quy định giải thích cụ thể về khái niệm hợp đồng thương mại (HĐTM) cũng như khái niệm về thương mại mà chỉ mới quy định về hoạt động thương mại tại khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005 như sau:
Hoạt động thương mại được hiểu là hoạt động được thực hiện nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm các hoạt động như: cung ứng dịch vụ, mua bán hàng hóa, đầu tư, xúc tiến thương mại và những hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
Từ quy định trên có thể khái quát định nghĩa HĐTM như sau: HĐTM được hiểu sự thỏa thuận giữa các bên tham gia hợp đồng để thực hiện các hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lợi.
Hiện nay có những loại HĐTM phổ biến như sau:
– Hợp đồng mua bán hàng hóa;
– Hợp đồng cung ứng dịch vụ;
– Hợp đồng trong các hoạt động đầu tư, xúc tiến thương mại khác; …
>>> Xem thêm: Mức phạt vi phạm hợp đồng thương mại theo quy định Luật Thương mại 2005
Vi phạm hợp đồng trong thương mại là gì?
Theo quy định tại Khoản 12 Điều 3 Luật thương mại 2005, vi phạm hợp đồng được định nghĩa là việc một bên không thực hiện đầy đủ, thực hiện không đúng nghĩa vụ hoặc không thực hiện nghĩa vụ theo đúng thỏa thuận, cam kết giữa các bên hoặc theo quy định pháp luật thương mại
Đồng thời, theo khoản 13 Điều 3 LTM 2005, vi phạm cơ bản được hiểu là việc một bên vi phạm về những thỏa thuận của hợp đồng mà sự vi phạm này gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích ban đầu của việc giao kết HĐTM.
Hành vi vi phạm hợp đồng của bên vi phạm hợp đồng là căn cứ pháp lý quan trọng áp dụng chế tài đối với hành vi vi phạm này. Trên thực tế, để xác định hành vi vi phạm hợp đồng cần làm rõ hai yếu tố sau:
– Quan hệ hợp đồng hợp pháp giữa các bên;
– Một trong các bên có hành vi thực hiện không đúng, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ theo hợp đồng đã giao kết.
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí về vi phạm trong hợp đồng thương mại. Gọi ngay 1900.6174
Mức phạt vi phạm Hợp đồng thương mại
Theo quy định tại Điều 301 Luật Thương mại 2005, mức phạt vi phạm hợp đồng sẽ do các bên tham gia giao kết hợp đồng tự thỏa thuận trên cơ sở thiện chí. Tuy nhiên, mức phạt vi phạm này không được quá 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm. Như vậy, khi thỏa thuận hoặc áp dụng mức phạt vi phạm HĐTM, các bên cần phải xác định rõ đâu là quan hệ HĐTM để áp dụng pháp luật một cách chính xác.
Bởi lẽ, trong quan hệ dân sự, mức phạt vi phạm đồng sẽ do các bên tự thỏa thuận mà Bộ luật Dân sự 2015 không đặt da mức phạt vi phạm giới hạn. Tuy nhiên, trong quan hệ thương mại, Luật Thương mại 2005 lại đặt ra mức phạt giới hạn là 8% giá trị nghĩa vụ bị vi phạm.
>>> Xem thêm: Vi phạm hợp đồng là gì ? Mức phạt khi vi phạm hợp đồng?
Buộc thực hiện đúng Hợp đồng thương mại
Buộc thực hiện đúng HĐTM là một trong những biện pháp mà bên bị vi phạm áp dụng cho bên vi phạm HĐTM để đảm bảo hợp đồng được thực hiện theo đúng thỏa thuận, cam kết được ghi trong HĐTM. Tại Điều 297 Luật Thương mại 2005 quy định về vấn đề buộc thực hiện đúng HĐTM như sau:
(1) Buộc thực hiện đúng HĐTM được hiểu là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm HĐTM thực hiện đúng các nội dung được thỏa thuận, cam kết trong HĐTM hoặc dùng các biện pháp cần thiết khác để TĐTM được thực hiện đúng theo thỏa thuận, cam kết của các bên. Đồng thời, những chi phí phát sinh sẽ do bên vi phạm phải chịu.
(2) Trong trường hợp bên vi phạm HĐTM giao thiếu hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ không đúng theo như thỏa thuận trong hợp đồng đã giao kết thì có trách nhiệm giao đủ hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng nội dung được thỏa thuận trong HĐTM.
Nếu bên vi phạm HĐTM giao hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ kém chất lượng (không đúng như thỏa thuận hoặc không đúng chất lượng trung bình trên thị trường) thì có trách nhiệm phải khắc phục bằng cách loại trừ khuyết tật của hàng hoá, bù đắp thiếu sót của dịch vụ hoặc thực hiện lại việc giao hàng hóa và cung ứng dịch vụ theo đúng thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng.
Bên vi phạm HĐTM chỉ được dùng tiền hoặc hàng hàng hóa khác chủng loại, loại dịch vụ khác để thay thế khi được bên bị vi phạm đồng ý.
(3) Nếu bên vi phạm HĐTM không thực hiện theo đúng quy định tại mục (2), bên bị vi phạm có quyền sau:
– Mua hàng, nhận cung ứng dịch vụ của đơn vị khác để thay thế. Đồng thời, bên vi phạm HĐTM có trách nhiệm chi trả tiền chênh lệch và các chi phí khác có liên quan;
– Tự mình sửa chữa khuyết tật của hàng hoá, bù đắp thiếu sót của dịch vụ. Các chi phí hợp lý thực tế cho việc này sẽ do bên vi phạm có trách nhiệm chi trả.
– Trong trường hợp bên vi phạm HĐTM đã thực hiện theo đúng quy định tại mục (2) nêu trên, bên bị vi phạm HĐTM có trách nhiệm nhận hàng, nhận dịch vụ và thanh toán tiền hàng, thù lao dịch vụ theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng.
– Nếu bên vi phạm HĐTM là bên mua, bên bị vi phạm (bên bán) có quyền yêu cầu bên mua trả tiền, nhận hàng, nhận dịch vụ hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác của bên mua theo thỏa thuận trong HĐTM và Luật Thương mại 2005.
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí các điều buộc phải tuân theo hợp đồng. Gọi ngay 1900.6174
Thực tiễn mức phạt vi phạm hợp đồng thương mại tối đa và nội dung liên quan
Theo quy định tại Luật Thương mại 2005, mức phạt vi phạm HĐTM sẽ do các bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm hoặc không được cao hơn gấp 10 lần thù lao dịch vụ giám định.
Tại Luật Xây dựng 2014, đối với hợp đồng xây dựng mà công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư Nhà nước thì mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận nhưng không được phép vượt quá 12% phần giá trị hợp đồng bị vi phạm. Còn đối với hợp đồng xây dựng mà công trình xây dựng không sử dụng vốn đầu tư Nhà nước thì các bên có quyền tự do thỏa thuận mức phạt vi phạm.
Trên thực tế, có rất nhiều hợp đồng xây dựng cũng đáp ứng những điều kiện của HĐTM. Vậy, các bên phải thỏa thuận mức phạt vi phạm như thế nào cho phù hợp với quy định pháp luật?
Mặt khác, Luật Thương mại đặt ra giới hạn mức phạt vi phạm là 8% giá trị phần nghĩa vụ vi phạm nhưng lại chưa có văn bản hướng dẫn về vấn đề xử lý đối với mức phạt vi phạm vượt quá mức 8% nêu trên.
Trên thực tế, trong hoạt động xét xử giải quyết tranh chấp trong HĐTM, Tòa án thường chỉ công nhận mức phạt vi phạm là 8% nhưng lại không có giải thích thêm về vấn đề này khi các bên thỏa thuận mức phạt vi phạm là trên 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm.
Nhìn chung, việc đặt ra mức phạt cho vi phạm trong hợp đồng tạo ra sự động cơ cho các bên để tuân thủ cam kết của mình. Khi biết rằng việc không tuân thủ sẽ gây thiệt hại hoặc chi phí cao, người ký kết hợp đồng sẽ có xu hướng chấp nhận trách nhiệm và duy trì cam kết của mình.
Bên cạnh đó, các điều khoản về phạt vi phạm cung cấp một cơ chế để giải quyết tranh chấp. Bên gây thiệt hại có thể được yêu cầu thanh toán tiền hoặc tuân theo cam kết ban đầu, từ đó giúp ngăn ngừa và xử lý tranh chấp một cách hiệu quả.
Trên đây là thông tin về mức phạt vi phạm hợp đồng thương mại và một vài ý kiến thực tiễn liên quan đến mức phạt tối đa đối với việc vi phạm hợp đồng. Cá nhân, tổ chức trong trường hợp ký hợp đồng thương mại cần tính toán kỹ lưỡng và đưa ra các mức phạt phù hợp.
Trong trường hợp hợp đồng có giá trị lớn các bên có thể đưa thêm các điều khoản về việc bồi thường thiệt hại vi phạm hợp đồng cùng với mức phạt vi phạm hợp đồng thương mại để đảm bảo các bên thực hiện nghĩa vụ của mình một cách có trách nhiệm.
>>> Liên hệ Tổng Đài Pháp Luật tư vấn miễn phí mức phạt thực tế tối đa là bao nhiêu. Gọi ngay
Trên đây là một số nội dung tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề “Phạt vi phạm hợp đồng thương mại” và những câu hỏi liên quan đến vấn đề này. Trong quá trình tìm hiểu bài viết và các vấn đề pháp lý có liên quan, nếu có bất kỳ câu hỏi nào, hãy nhấc máy và gọi đến đường dây nóng 1900 6174 để được hỗ trợ kịp thời.
Liên hệ chúng tôi
✅ Dịch vụ luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |