Điều 251 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội mua bán trái phép chất ma túy là những chất gây nghiện, tạo ảo giác cho những người sử dụng ma túy. Ma túy không chỉ gây nguy hại về sức khỏe con người mà con là nguyên nhân gây ra hàng loạt những tệ nạn xã hội như: trộm cắp, cướp giật, … Vì thế, những tội phạm về ma túy là những tội phạm vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến trật tự, an toàn xã hội. Buôn bán trái phép chất ma túy là một tội phạm điển hình và phổ biến nhất trong những loại tội phạm về ma túy và đã được BLHS 2015 quy định tại Điều 251.
Vậy, hành vi nào được coi là phạm tội buôn bán trái phép chất ma túy? Người phạm tội ma túy có thể phải chịu những hình phạt gì, mức phạt như thế nào?…. Qua bài viết dưới đây, Tổng Đài Pháp Luật sẽ giúp bạn giải quyết những thắc mắc liên quan đến vấn đề “Điều 251 Bộ luật Hình sự – Tội buôn bán trái phép chất ma túy” qua việc phân tích các quy định pháp luật liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nội dung của bài viết và các quy định pháp luật liên quan, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay tới hotline: 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời.
>> Liên hệ tổng đài 1900.6174 để đặt lịch hẹn với chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm
Trả lời: Chào anh, cảm ơn anh đã tin tưởng và đặt câu hỏi cho chúng tôi.
Đối với câu hỏi của anh, chúng tôi tư vấn như sau:
Điều 251 bộ luật hình sự 2015 quy định về tội mua bán trái phép chất ma túy như thế nào?
>> Hướng dẫn miễn phí Điều 251 Bộ luật Hình sự 2015 nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174
Điều 251 BLHS 2015 (sđ) quy định về tội mua bán trái phép chất ma túy.
Tại Điều luật này, nhà làm luật quy định các hành vi khách quan của các chủ thể pháp luật có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự bao gồm: bán ma túy, mua ma lại ma túy để bán, vận chuyển ma túy để bán cho người khác, tàng trữ để bán lại hoặc để sản xuất ra chất ma túy khác để bán lại trái phép; dùng ma túy để đổi lấy hàng hóa khác hoặc ngược lại dùng hàng hóa để đổi lấy ma túy.
Bên cạnh đó, Điều luật này cũng quy định các khung hình phạt cụ thể đối với hành vi phạm tội.
Hình phạt mà chủ thể phạm tội mua bán ma túy có thể phải chịu là phạt tù có thời hạn, tù chung thân và mức phạt cao nhất là tử hình.
>> Xem thêm: Hình phạt tội mua bán trái phép chất ma tuý theo Bộ luật hình sự
Các yếu tố cấu thành tội mua bán trái phép chất ma túy theo điều 251 bộ luật hình sự
>> Hướng dẫn chi tiết Điều 251 Bộ luật Hình sự 2015 miễn phí, liên hệ 1900.6174
Để người nào đó bị truy cứu trách nhiệm hình sự về buôn bán trái phép chất ma túy theo quy định tại Điều 251 BLHS 2015 hành vi của họ phải thể hiện đủ 04 yếu tố cấu thành tội phạm bao gồm: khách thể, mặt khách quan, chủ thể và mặt chủ quan.
>> Xem thêm: Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý bị xử lý như thế nào?
Mặt khách quan của tội mua bán trái phép chất ma túy theo điều 251 bộ luật hình sự 2015
>> Tư vấn chi tiết Điều 251 Bộ luật Hình sự 2015 miễn phí, gọi ngay 1900.6174
Thứ nhất, về hành vi:
Hành vi khách quan của tội phạm buôn bán trái phép chất ma túy được mô tả tại Điều 251 BLHS bao gồm những hành vi sau:
– Bán trái phép chất ma túy: Là việc một người nào đó bán lại chất ma túy mà mình có được dưới bất kỳ hình thức nào.
Ví dụ như: tự sản xuất, nhặt được, được người khác cho hoặc mua lại của người khác, … để thu lợi.
– Mua lại chất ma túy để bán: Trong trường hợp này, cần xác định rõ mục đích của người phạm tội phải là mua lại chất ma túy đó là nhằm mục đích bán lại cho người khác để thu lợi thì mới bị truy cứu trách nhiệm về tội này.
Còn nếu mua lại để cho người khác hoặc để cho mình sử dụng mà không nhằm mục đích thu lợi thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Vận chuyển chất ma túy trái phép để bán cho người khác: Trường hợp này bao gồm 02 hành vi là vận chuyển và bán lại.
Tức là, người nào đó thực hiện hành vi vận chuyển chất ma túy trái phép mà mục đích của việc vận chuyển trái phép là để bán lại chất ma túy cho người khác để thu lợi.
Theo đó, người thực hiện hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn bán trái phép chất ma túy chỉ khi họ có mục đích vận chuyển để bán lại chất ma túy.
Còn trong trường hợp người nào đó chỉ thực hiện hành vi vận chuyển ma túy thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội khác.
– Tàng trữ chất ma túy nhằm mục đích bán lại hoặc để sản xuất ra chất ma túy khác và bán lại trái phép: Hành vi này được hiểu là người nào đó cất giữ trái phép chất ma túy rồi sau đó đem bán lại chất ma túy cất giữ đó cho người khác.
– Dùng chất ma túy để đổi lấy hàng hóa khác hoặc ngược lại dùng hàng hóa để đổi lấy ma túy: Tức là người nào đó sử dụng ma túy như một loại hàng hóa để trao đổi lấy một loại tài sản khác không phải là tiền hoặc ngược lại.
Trường hợp này không phải là hiếm gặp đối với các tội phạm về ma túy.
Thứ hai, về mục đích: Mục đích của hành vi buôn bán trái phép chất ma túy là kiếm lợi bất chính dựa trên hoạt động mua bán ma túy.
Thứ ba, về hậu quả: Đây là tội phạm cấu thành về hình thức.
Tức là không cần hậu quả xảy ra mà chỉ cần người nào đó có hành vi thì đã có thể bị cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn bán ma túy.
Số lượng ma túy buôn bán không được coi là yếu tố cấu thành tội phạm mà chỉ được coi là yếu tố để xác định khung hình phạt cụ thể cho người phạm tội.
Như vậy, chỉ cần người nào đó thực hiện những hành vi khách quan được mô tả tại Điều 251 BLHS cũng đã có thể bị truy tố về tội buôn bán trái phép chất ma túy mà chưa cần xét đến hậu quả xảy ra.
>> Xem thêm: Sử dụng trái phép chất ma túy bị xử lý như thế nào?
Mặt chủ quan của tội mua bán trái phép chất ma túy theo điều 251 bộ luật hình sự 2015
Lỗi của người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy là lỗi cố ý, và cụ thể là lỗi cố ý trực tiếp.
Tức là, người phạm tội dù biết hành vi buôn bán trái phép chất ma túy là hành vi phạm tội nhưng vẫn cố tình thực hiện hành vi này để kiếm lời.
>> Tư vấn miễn phí Điều 251 Bộ luật Hình sự 2015 chính xác, liên hệ 1900.6174
Mặt khách thể của tội mua bán trái phép chất ma túy theo điều 251 bộ luật hình sự 2015
Khách thể của tội mua bán trái phép chất ma túy là các quy định pháp luật điều chỉnh vấn đề về việc cất giữ, vận chuyển, trao đổi chất ma túy.
Bởi lẽ, ma túy vẫn có những tác dụng nhất định trong hoạt động y học.
Nhưng việc sử dụng và quản lý phải được thực hiện một cách nghiêm ngặt.
Nếu không rất dễ gây ra tình trạng nghiện ma túy và hàng loạt hệ lụy khác trong xã hội.
>> Gọi ngay 1900.6174 để đặt lịch hẹn với chuyên viên tư vấn Điều 251 Bộ luật Hình sự 2015
Mặt chủ thể của tội mua bán trái phép chất ma túy theo điều 251 bộ luật hình sự 2015
Cũng giống như các tội hình sự khác, chủ thể của tội mua bán trái phép chất ma túy không phải chủ thể đặc biệt.
Tức là bất kỳ cá nhân nào có độ tuổi từ đủ 16 tuổi trở lên và có đủ năng lực trách nhiệm hình sự mà thực hiện hành vi phạm tội thì đều có thể trở thành chủ thể của tội phạm này.
Lưu ý: Người từ 14 đến dưới 16 tuổi cũng có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy nếu thuộc trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng được quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 của Điều 251 BLHS.
>> Tổng đài 1900.6174 tư vấn về chủ đề Điều 251 Bộ luật Hình sự 2015 miễn phí
Mức hình phạt đối với tội mua bán trái phép chất cấm theo điều 251 bộ luật hình sự quy định như thế nào
(1) Phạt tù từ 02 đến 07 năm:
Đây là khung hình phạt mà không có tình tiết định khung đối với trường hợp phạm tội mua bán trái phép chất ma túy.
Mức phạt cụ thể trong khung hình phạt này được quyết định dựa trên các tình tiết cụ thể của vụ án như: tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng, nhân thân người phạm tội.
(2) Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với các trường hợp:
– Phạm tội có tổ chức: Tức là người phạm tội có nhiều người (từ 02 người trở lên) và có sự phân chia công việc hoặc lên kế hoạch cụ thể cho việc thực hiện phạm tội.
Nếu trong trường hợp tội phạm đã lên kế hoạch và phân công công việc cụ thể nhưng vẫn chưa thực hiện được hoạt động mua bán, trao đổi thì đây vẫn được coi là phạm tội có tổ chức nhưng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt.
– Phạm tội 02 lần, hoặc đối với 02 người trở lên: Phạm tội hai lần được hiểu là người phạm tội đã từng có hành vi mua bán trái phép chất ma túy trước đó, mỗi lần phạm tội đều đã có đủ yếu tố cấu thành tội phạm nhưng vẫn chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự cho lần phạm tội nào.
Còn phạm tội đối với 02 người trở lên được hiểu là có hai hay nhiều người cùng đến mua chất ma túy và có từ 02 người trở lên đứng ra giao dịch, trả tiền, đồng thời người bán giao ma túy cho cả hai người này.
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn: Trường hợp này được hiểu là khi tội phạm là người có chức vụ, quyền hạn, và có hành vi lợi dụng chính việc mình có chức vụ, quyền hạn này để thực hiện hành vi phạm tội.
– Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức: Người phạm tội lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức mà mình là thành viên, hoặc không là thành viên của tổ chức đó để thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma túy.
– Bán chất ma túy cho người dưới 16 tuổi, hoặc dùng người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi phạm tội: Người dưới 16 tuổi là đối tượng trẻ em luôn được pháp luật hướng tới bảo vệ.
Vì vậy, việc người nào đó bán ma túy cho đối tượng này, hoặc lợi dụng đối tượng này vào việc thực hiện hành vi phạm tội của mình một cách dễ dàng hơn và cũng dễ dàng che giấu hành vi phạm tội của mình.
– Mua bán chất ma túy qua biên giới: Trường hợp này được hiểu là hành vi mua bán trái phép chất ma túy từ quốc gia này qua quốc gia khác dưới bất kỳ hình thức nào.
Trong trường hợp này chỉ xác định thông qua yếu tố chất ma túy đã được mang qua biên giới hay chưa mà không phụ thuộc vào ý chí người phạm tội.
Tức là dù người phạm tội ban đầu không muốn thực hiện hành vi mua trái phép chất ma túy qua biên giới nhưng sau cùng lại mang ma túy ra khỏi lãnh thổ Việt Nam để mua bán, trao đổi vì nguyên nhân khách quan thì vẫn coi là phạm tội mua bán chất ma túy qua biên giới.
– Có dấu hiệu tái phạm nguy hiểm: Tức là việc người phạm tội đã từng bị kết án về hành vi mua bán ma túy từ 07 năm trở lên nhưng chưa được xóa án tích với tội phạm đã bị kết án trước đó.
– Mua bán trái phép các loại chất ma túy, chất gây nghiện có định lượng như sau:
+ Mua bán trái phép các chất amphetamine, methamphetamine, cocaine, heroine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 05g đến dưới 30g;
+ Mua bán trái phép các loại cao côca, cây thuốc phiện, nhựa cây cần sa, có khối lượng 500g đến dưới 1 kg.
+ Mua bán trái phép lá, cành, thân, rễ, hoa, quả của cây cần sa; hoặc, lá cây côca; lá khát; hoặc cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 10 kg đến dưới 25 kg.
+ Mua bán trái phép quả thuốc phiện khô (khối lượng mua bán từ 50kg đến dưới 200kg), hoặc quả thuốc phiện tươi (khối lượng mua bán phải từ 10kg đến dưới năm mươi kilogam 50kg.
+ Mua bán trái phép các chất ma túy ở thể rắn (khối lượng từ 20g đến 100g) hoặc ở thể lỏng khác (có thể tích từ 100ml đến dưới 250ml).
(3) Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm đối với người vi phạm một trong các trường hợp mua bán trái phép các chất ma túy, chất gây nghiện với mức độ như sau:
– Các loại chất gây nghiện như amphetamine, methamphetamine, cocaine, heroine, XLR-11 hoặc MDMA có khối lượng từ 30g đến dưới 100g.
– Các loại bộ phận của các loại cây như là lá cây coca, lá khát hoặc lá, thân, rễ, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của loại cây khác có chứa chất ma túy khác có khối lượng từ 25 kg đến dưới 75 kg.
– Các loại nhựa cây cần sa, cao coca, nhựa cây thuốc phiện có khối lượng từ 01 kg đến dưới 05 kg.
– Các loại quả cây thuốc phiện khô (có khối lượng từ 200kg đến dưới 600kg), hoặc cây thuốc phiện tươi có khối lượng mua bán phải từ 50kg đến dưới 150 kg.
– Mua bán các chất ma túy ở thể rắn (có khối lượng từ 100g đến dưới 300g), hoặc các chất ma túy ở thể lỏng khác thì có thể tích từ 250ml đến dưới 750ml.
(4) Phạt tù 20 năm, tù chung thân, hoặc tử hình đối với người vi phạm một trong các trường hợp mua bán trái phép các chất ma túy, chất gây nghiện với mức độ như sau:
– Các loại chất gây nghiện như amphetamine, methamphetamine, cocaine, heroine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 100g trở lên.
– Các loại bộ phận của các loại cây có chất gây nghiện như lá, cành, thân, rễ, thân, hoa, quả của cây cần sa, là lá cây coca, lá khát hoặc bộ phận của cây có chứa chất ma túy khác có khối lượng từ 75kg trở lên.
– Các loại nhựa cây cần sa, cây thuốc phiện, cao coca có khối lượng từ 05 kg trở lên.
– Các loại quả cây thuốc phiện khô có khối lượng từ 600kg trở lên; hoặc quả cây thuốc phiện tươi khối lượng mua bán phải từ 150 kg trở lên.
– Với các chất ma túy ở thể rắn có khối lượng từ 300g trở lên; hoặc ở thể lỏng khác có thể tích từ 750ml trở lên.
Lưu ý: Trường hợp mua bán trái phép từ hai chất ma túy trở lên thì sẽ xác định tổng thể tích hoặc tổng khối lượng của các chất đó có tương đương với mức được quy định hay không.
(5) Hình phạt bổ sung:
Người phạm tội mua bán ma túy còn có thể bị áp dụng một số hình phạt bổ sung tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm của tội phạm, bao gồm: phạt tiền, bị phạt tịch thu tài sản, cấm hành nghề, cấm đảm nhiệm chức vụ, hoặc cấm làm công việc nhất định trong khoảng thời gian tối đa 05 năm.
>> Tổng đài 1900.6174 tư vấn về chủ đề Điều 251 Bộ luật Hình sự 2015 chi tiết
Các yếu tố tác động đến hình phạt đối với tội phạm buôn bán trái phép chất ma túy
Khi bị kết án, đối với 01 tội phạm mà mình thực hiện, người phạm tội phải chịu 01 hình phạt chính và đồng thời có thể có thêm nhiều hình phạt bổ sung.
Dưới đây là các yếu tố tác động đến hình phạt:
– Loại tội phạm Điều 9 BLHS;
– Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội;
– Các tình tiết tăng tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
– Tình hình tài sản và khả năng thi hành án của người phạm tội.
Nhìn chung, tội phạm về ma túy nói chung và tội buôn bán trái phép chất ma túy là tội phạm vô cùng nguy hiểm cho xã hội.
Điều 251 BLHS quy định về tội Buôn bán trái phép chất ma túy đã mô tả những hành vi khách quan của tội phạm này.
Tức là, người thực hiện những hành vi được mô tả này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đồng thời, Điều luật này cũng quy định những hình phạt mà người phạm tội có thể phải chịu, theo đó, hình phạt cao nhất có thể là tử hình.
>> Liên hệ Luật sư tư vấn về chủ đề Điều 251 Bộ luật Hình sự 2015 nhanh chóng và chính xác nhất, liên hệ ngay 1900.6174
Trên đây là một số nội dung tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề “Điều 251 Bộ luật Hình sự 2015 – Tội buôn bán trái phép chất ma túy”. Bạn tham khảo nội dung bài viết để giải đáp thắc mắc của mình. Trong quá trình tìm hiểu bài viết trên hoặc các vấn đề pháp lý liên quan, nếu có bất kỳ câu hỏi nào, hãy nhấc máy và gọi đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư và Chuyên viên tư vấn hỗ trợ kịp thời.
Liên hệ với chúng tôi
✅ Dịch vụ Luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |