BRT là gì theo quy định Luật giao thông đường bộ 2008? Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật, cơ sở vật chất, phương tiện ngày càng phát triển theo, phục vụ đời sống con người. Thuật ngữ BRT – Bus Rapid Transit, xe buýt nhanh, vẫn còn là cụm từ tương đối mới với nhiều người. Nhằm mục đích, giúp mọi người hiểu hơn về thuật ngữ này, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin, định của pháp luật về làn đường BRT.
Bài viết bao gồm các nội dung chính: BRT là gì? BRT là viết tắt của từ gì? Quy định của pháp luật về làn đường BRT như thế nào? Hình thức xử phạt khi đi vào làn đường BRT? Khi nào cho phép đi vào làn BRT? Ô tô đi vào làn brt phạt bao nhiêu tiền? Xe máy đi vào làn BRT phạt bao nhiêu? Nếu các bạn có thắc mắc, hãy gọi cho Tổng Đài Pháp Luật chúng tôi theo số điện thoại liên lạc 1900.6174, để được tư vấn giải đáp.
>>> Liên hệ tổng đài 1900.6174 để đặt lịch hẹn với chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm
BRT là gì? BRT viết tắt của từ gì?
>> Hướng dẫn miễn phí BRT là gì nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174
BRT là từ được viết tắt của Bus Rapid Transit, còn được gọi là xe buýt nhanh, được bắt đầu đi vào hoạt động trong những năm 70, và hiện nay loại xe buýt này mang đến nhiều lợi ích đặc biệt.
BRT là hệ thống giao thông vận tải bằng xe buýt chất lượng cao, với tính chất, đặc điểm nhanh chóng, tiện lợi trong quá trình sử dụng, giúp người dân dễ dàng hơn trong quá trình di chuyển.
Hiện nay, hình thức vận chuyển BRT ngày càng phổ biến ở Việt Nam và các nước trên toàn thế giới, hệ thống BRT là giải pháp hữu hiệu để hạn chế những tình trạng tắc đường ở các thành phố lớn
Hình thức BRT ở Việt Nam do Xí nghiệp xe buýt nhanh Hà Nội vận hành, mang đến tính chất vận chuyển cao theo tiêu chuẩn của hệ thống metro với chi phí đầu tư xây dựng thấp.
Tóm lại, BRT là hệ thống xe buýt tự động, hiện đại, phục vụ, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân một cách thuận tiện và dễ dàng nhất.
>> Xem thêm: Lỗi đi vào đường cấm theo giờ quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012
Đặc điểm của BRT là gì
Dựa vào tính chất, công dụng và những quy định, có thể thấy đặc điểm của BRT như sau:
Thứ nhất, xe buýt BRT có làn đường riêng
-Làn đường riêng có tác dụng giúp xe buýt vận chuyển với tốc độ nhanh hơn, thuận tiện hơn
-Làn đường riêng giúp xe không bị chậm tuyến, hạn chế được việc ùn tắc giao thông
Thứ hai, thu vé ngay tại nhà chờ
-Có thể thấy các loại xe buýt thông thường, khách hàng thường sẽ mua vé theo tháng hoặc sẽ thực hiện thu vé trên xe.
Tuy nhiên, xe BRT việc thu vé xe sẽ thực hiện tại nhà chờ, hạn chế được sự chậm trễ từ phía khách hàng phải chờ đợi để mua vé xe
Thứ ba, có các tín hiệu giao thông riêng dành cho BRT tại các nút giao thông có đèn tín hiệu
-Hệ thống BRT có các tín hiệu giao thông ưu tiên dành riêng cho xe buýt nhanh tại nơi giao thông có đèn tín hiệu
Thứ tư, xe buýt nhanh có cốt nền nhà chờ cao bằng xe buýt giúp khách hàng lên xuống xe
-Khi khách hàng đi xe buýt nhanh, xe sẽ dừng lại các điểm, cửa tự động sẽ mở, khách hành chi cần nước thẳng lên xe thay vì bước các bậc như xe buýt thông thường, giúp việc di chuyển của khách sẽ thuận tiện hơn
Thứ năm, xe buýt có tần suất hoạt động cả ngày
– Nhằm đáp ứng nhu cầu di chuyển của mọi người, xe buýt dược vận hành với tần suất cao, lịch trình trong mọi khung giờ. Thời gian phục vụ lâu dài, vậy nên có thể phục vụ được rất nhiều người sử dụng với nhiều loại hình khác nhau
Thứ sáu, ứng dụng công nghệ
Công nghệ hiện đại được ứng dụng trực tiếp để đảm bảo được khả năng dự báo thời tiết về hành trình, thời gian đến hay thời gian dừng tại các điểm, các tín hiệu ưu tiên, tín hiệu thông báo dừng hành trình, hệ thống kiểm soát an toàn và các chức năng khác
Thứ bảy, nhà ga nổi trội
Các nhà ga của BRT thu hút, dễ tích hợp với người dân xung quanh, tiện nghi với mức độ cao được cung cấp hơn một hệ thống.
>>> Tư vấn miễn phí BRT là gì chính xác, liên hệ 1900.6174
Quy định của pháp luật về làn đường BRT là gì
Điều 41 Thông tư 54, quy định về báo hiệu cho người tham gia giao thông biết có làn đường riêng cho từng loại xe, biển số được phân thành R412 abcdefg, biển xe được đặt ở phía đầu xe, các hình vẽ, biểu tượng được phân chia theo đặc điểm riêng của từng loại phương tiện xe, đảm bảo mỹ quan
Theo quy định, các loại xe khác, không được đi vào làn đường đặt biển này.
Biển R412e: Thông báo “Làn đường dành cho xe buýt”.
– Trong trường hợp vạch sơn phân làn có nét đứt đồng nghĩa với việc cho phép các loại xe khác được di chuyển vào làn. Tuy nhiên phải ưu tiên nhường đường, chuyển sang làn khác cho xe buýt, tránh trường hợp làm ảnh hưởng đến việc vận hành của xe buýt
– Trong trường hợp vạch sơn phân chia làn là nét liền thì đồng nghĩa với việc ác phương tiện di chuyển khác không được phép di chuyển vào làn đường dành cho xe buýt
Biển xe số R412a: Thông báo “Làn dành cho xe ô tô khách, xe ô tô buýt”
– Nếu cần phân làn các loại xe theo số chỗ ngồi, thì sẽ phải ghi số chỗ ngồi cho phép của xe khách lên thân xe trong hình vẽ của biển.
Ví dụ: “< 31c”. Khi báo hiệu làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh thì thêm cụm từ “BRT” trên biển R.412a.
Biển xe số R412b: Thông báo “Làn dành cho xe ô tô con”
Biển xe số R412c: Thông báo “Làn dành cho xe ô tô tải”
– Nếu cần phân làn các loại xe theo khối lượng chuyên chở, thì phải ghi số lượng cho phép chuyên chở của xe tải lên thân xe (Ví dụ “<4,5t”)
Biển xe số R412d: Thông báo “Làn đường dành cho xe máy, xe gắn máy”
Biển R412e: Thông báo “Làn đường dành cho xe buýt”
Biển xe số R412f: Thông báo ” Làn đường dành cho ô tô”
Biển xe số R412g: Thông báo “Làn đường dành cho xe dành cho xe máy và xe đạp” – Bao gồm cả các loại xe máy, xe đạp, xe thô sơ khác
Biển xe số R412h: Thông báo “Làn đường dành cho xe đạp” – Bao gồm cả các loại xe thô sơ khác
>> Xem thêm: Lỗi vi phạm dừng xe không sát lề đường theo quy định Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012
Hình thức xử phạt khi đi vào đường BRT là gì?
>>> Tư vấn chi tiết BRT là gì miễn phí, gọi ngay 1900.6174
Theo quy định của pháp luật, các phương tiện khác không được đi vào làn đường dành cho xe buýt, nếu có hành vi vi phạm thì phương tiện sẽ bị xử phạt theo quy định của Nghị định 100/2019 NĐ-CP
Ô tô đi vào làn BRT phạt bao nhiêu tiền?
Người điều khiển phương tiện ô tô và các loại xe tương tự khi đi vào làn BRT sẽ bị xử phạt theo quy định tại Khoản 5 như sau
– Xử phạt từ 3.000.000 đồng – 5.000.000 đồng: Người điều khiển xe ô tô khi đi vào làn đường BRT hay thực hiện hành vi không đúng theo quy định sẽ bị xử phạt từ 3.000.000 đồng – 5.000.000 đồng
– Bên cạnh việc phạt tiền thì người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe theo quy định từ 1 – 3 tháng
Xe máy đi vào làn BRT phạt bao nhiêu?
Người điều khiển phương tiện xe máy, xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự khi đi vào làn BRT sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 6 Nghị định 100/2019 như sau:
– Xử phạt từ 400.000 đồng – 600.000 đồng: Người điều khiển xe máy, xe gắn máy, xe mô tô khi đi không đúng phần đường hay đi vào làn đường BRT sẽ bị xử phạt từ 400.000 đồng – 600.000 đồng
Xe máy kéo, xe máy chuyên dụng đi vào làn BRT phạt bao nhiêu?
Người điều khiển phương tiện xe máy kéo, xe máy chuyên dụng khi đi vào làn BRT sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm c Khoản 3 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
– Xử phạt từ 400.000 đồng – 600.000 đồng: Người điều khiển xe máy kéo, xe máy chuyên dụng khi đi không đúng phần đường hay đi vào làn đường BRT sẽ bị xử phạt từ 400.000 đồng – 600.000 đồng
– Bên cạnh việc bị phạt tiền thì người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chủ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ theo quy định từ 1 – 3 tháng
Người vi phạm cần lưu ý, ngoài phạt tiền theo quy định mức tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm là mức tiền phạt trung bình của hình phạt, nếu hành vi có tình tiết giảm nhẹ, thì mức tiền phạt sẽ được giảm, nhưng không được vượt quá mức tiền tối thiểu theo quy định, và nếu có tình tiết định khung tăng nặng, nhưng không được tăng vượt quá mức quy định tối đa của mức phạt
>>> BRT là gì? Đi vào làn brt phạt bao nhiêu? Gọi ngay 1900.6174
Khi nào được đi vào làn đường BRT là gì
Theo quy định tại phụ lục D Quy chuẩn Quốc gia Việt Nam 41/2019, quy định về báo hiệu đường bộ như sau:
Báo hiệu cho người tham gia biết có làn đường dành riêng cho từng loại xe, đặt loại biển số theo thứ tự R412.abcdefg, biển được đặt ở phía trên đầu xe hoặc theo chiều xe đi
Biển R412e: Thông báo “Làn đường dành cho xe buýt”.
– Trong trường hợp vạch sơn phân làn có nét đứt đồng nghĩa với việc cho phép các loại xe khác được di chuyển vào làn. Tuy nhiên phải ưu tiên nhường đường, chuyển sang làn khác cho xe buýt, tránh trường hợp làm ảnh hưởng đến việc vận hành của xe buýt
– Trong trường hợp vạch sơn phân chia làn là nét liền thì đồng nghĩa với việc ác phương tiện di chuyển khác không được phép di chuyển vào làn đường dành cho xe buýt
Biển xe số R412a: Thông báo “Làn dành cho xe ô tô khách, xe ô tô buýt”
– Nếu cần phân làn các loại xe theo số chỗ ngồi, thì sẽ phải ghi số chỗ ngồi cho phép của xe khách lên thân xe trong hình vẽ của biển.
Từ đó, có thể thấy đối với làn đường BRT các loại xe khác không được phép đi vào làn đường này, trừ trường hợp các xe ưu tiên theo quy định.
>>> BRT là gì? Khi nào cho phép đi vào làn BRT? Gọi ngay 1900.6174
Đi vào làn đường BRT là gì bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ vào Điều 13 Luật giao thông đường bộ: Trên khu vực đường có nhiều làn đường dành cho xe đi cùng chiều, được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép, và khi chuyển làn đường phải có đèn hiệu báo và đảm bảo an toàn
Như vậy, xe ô tô, xe máy đi vào làn đường BRT sẽ xử phạt theo mức phạt quy định:
-Đối với xe đi không đúng làn đường, phần đường quy định, mức phạt từ 3.000.000 đồng -5.000.000 đồng, tước giấy phép lái xe
-Xe máy có mức phạt từ 4.00.000 đồng – 6.00.000 đồng
-Xe đạp mức phạt từ 80.000 đồng – 100.000 đồng
Mức phạt có thể tăng mạnh nếu vi phạm thuộc trường hợp quy định tại Nghị định 46/2016
Mặc dù xử phạt nghiêm khắc như vậy, nhưng trong khung giờ cao điểm tại Hà Nội, làn đường BRT dường như vẫn bị “nhấn chìm” bởi các loại phương tiện giao thông khác. Buýt nhanh bỗng nhiên thành “buýt chậm”, khiến hiệu quả hoạt động của phương tiện này không cao.
Tuy nhiên, từ nhiều năm nay, tại các trạm BRT hầu hết đều có camera giao thông, được sử dụng để phạt nguội các phương tiện đi vào làn đường này.
Mặc dù, không nhìn thấy lực lượng chức năng đứng điều tiết giao thông hay xử phạt, nhưng các phương tiện giao thông (chủ yếu là ô tô) hoàn toàn có thể bị phạt nguội nếu cố tình đi vào làn đường dành cho xe buýt nhanh BRT.
>> Liên hệ Luật sư tư vấn về chủ đề liên quan đến BRT là gì nhanh chóng và chính xác nhất, liên hệ ngay 1900.6174
Xe buýt nhanh là hệ thống xe buýt thuận tiện cho người di chuyển, và đang ngày phổ biến, hệ thống xe này không chỉ giúp mọi người tối ưu hoá thời gian đi lại, mà còn giúp mọi người tiết kiệm hơn với mức chi phí.
Đây là hình thức phương tiện di tiềm năng và hữu ích, người sử dụng phương tiện có thể sử dụng thay thế cho những phương tiện di chuyển cá nhân khác. Các hành vi vi phạm, đi vào làn đường xe BRT, sẽ bị cơ quan chức năng xử phạt theo quy định, với mức phạt được quy định tại điều luật, bên cạnh đó còn thu giữ bằng lái xe
Trên đây, là toàn bộ thông tin, quy định của pháp luật về BRT là gì. Mong rằng những thông tin chúng tôi cung cấp phía trên, sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình tiếp nhận, tìm hiểu thông tin quy định về BRT. Nếu các bạn có thắc mắc, hãy gọi cho Tổng Đài Pháp Luật chúng tôi theo số điện thoại liên lạc 1900.6174, để được tư vấn giúp đỡ.
Liên hệ với chúng tôi
✅ Dịch vụ Luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |