Đường 1 chiều và đường 2 chiều làm thế nào để phân biệt?

Đường 1 chiều và đường 2 chiều, nhiều người quan tâm đến những thông tin, quy định. Nắm bắt được nhu cầu đó của mọi người, bài viết dưới chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những quy định về đường một chiều và đường hai chiều. Bài viết bao gồm các danh mục chính, như: Phân biệt đường 1 chiều và đường 2 chiều? Cách nhận biết đường 1 chiều và đường 2 chiều? Tốc độ tối đa trên các loại đường?

Trong quá trình tìm hiểu thông tin, nếu các bạn có thắc mắc về vấn đề trên, hãy gọi cho Tổng Đài Pháp Luật theo số điện thoại 1900.6174, để được tư vấn giải đáp. 

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí phân biệt đường 1 chiều và đường 2 chiều. Gọi ngay 1900.6174

Đường 1 chiều là gì?

Khi tham gia giao thông, chúng ta sẽ dễ dàng nhìn thấy trên đoạn đường sẽ được bố trí làn đường một chiều, để điều tiết giao thông đi lại. Đường 1 chiều là đường chỉ cho phép người điều khiển phương tiện giao thông đi theo một chiều và không được quay đầu hướng ngược lại. 

Đường 1 chiều, thường có các loại biến báo ở nơi đoạn đường giao nhau hoặc ở những nơi gần đến những đoạn đường phải đi một chiều. Các loại biển báo đường một chiều thường là những biển có nền xanh, và mũi tên trắng chỉ hướng mà người lái xe cần đi. 

bien-bao-duong-1-chieu
Hình ảnh biển báo đường 1 chiều

Như vậy, nói tóm lại, đường 1 chiều là đoạn đường được quy định chỉ được phép đi theo một chiều duy nhất. Các phương tiện không được đi theo hướng ngược lại trên đoạn đường này, trừ trường hợp các phương tiện giao thông ưu tiên: xe cấp cứu; xe quân đội,…

>>> Xem thêm: Biển báo đường 1 chiều là gì? Những kí hiệu biển báo đường một chiều?

Đường 2 chiều là gì?

Khái niệm đường 2 chiều, được quy định tại Điều 3 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia: Đường 2 chiều là đường dùng cho cả 2 chiều là chiều đi và chiều về trên cùng một phần đường xe chạy; trên đoạn đường này không có dải phân cách. 

bien-bao-duong-2-chieu
Hình ảnh biển báo đường 2 chiều

Theo đó, Quy chuẩn cũng quy định: 

– Các làn đường, tuyến đường được tách biệt biệt riêng với phần đường dành cho người đi bộ, phương tiện thô sơ bằng các dải phân cách hoặc vạch sơn dọc liền. Bên cạnh đó, kèm theo các biển báo để người điều khiển phương tiện có thể nhận biết được gọi là đường dành riêng cho các phương tiện cơ giới

          –  Các làn đường, tuyến đường được chỉ dẫn bằng các biển báo hoặc vạch sơn được tách biệt riêng với phần đường                    dành cho các phương tiện khác được gọi là đường dành riêng cho một vài loại phương tiện được lưu thông tách biệt

– Các làn đường, tuyến đường được phân chia thành một đoạn đường nhỏ tách biệt thành các làn đường bằng các dải phân cách hoặc vạch sơn dọc liền trên những đoạn đường dành cho các phương tiện cơ giới khi tham gia giao thông được gọi là đường dành riêng cho phương tiện thô sơ, người đi bộ  

– Đường ưu tiên: Là con đường mà các phương tiện khi tham gia giao thông trên đoạn đường này sẽ được các phương tiện từ hướng khác nhường đường khi tới nơi giao nhau. Trên những đoạn đường này sẽ được đặt biển báo đường ưu tiên để người tham gia giao thông có thể nhận biết.  

Như vậy, có thể hiểu đường hai chiều là đoạn đường có hai chiều, dùng cho cả chiều đi và chiều về, xe được đi theo hai hướng ngược nhau. 

>>> Xem thêm: Đường hai chiều là gì theo quy định Luật Giao thông đường bộ 2008?

Phân biệt đường 1 chiều và đường 2 chiều

Mặc dù, đều là những đoạn đường được Nhà nước quy định, hướng dẫn người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đi đúng chiều, đảm bảo an toàn giao thông, nhưng đường 1 chiều và đường 2 chiều có những sự khác nhau tương đối. Dưới đây là cách phân biệt đường 1 chiều và đường 2 chiều mà bạn có thể biết:

https://tongdaiphapluat.vn/wp-content/uploads/2023/08/a-3.png

Có thể thấy, quy định về đường 1 chiều và đường 2 chiều, có nhiều điểm khác nhau, về tính chất và cách nhận diện, số làn đường. 

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí làm thể nào phân biệt đường một chiều và đường hai chiều. Gọi ngay 1900.6174

Cách nhận biết đường 1 chiều và đường 2 chiều

Cách nhận biết đường 1 chiều

Hiện nay, trên rất nhiều tuyến đường, không còn quá xa lạ khi chúng ta thường bắt gặp những con đường một chiều và mắc lỗi đi vào đường một chiều. Trong số trường hợp mắc lỗi, có một số trường hợp có tình đi vào đường một chiều, còn lại có rất nhiều người vô tình vi phạm khi không biết đó là đường một chiều. Để có thể hiểu rõ hơn về đường 1 chiều thì dưới đây là cách nhận biết đường 1 chiều mà bạn có thể tham khảo để lưu ý khi tham gia giao thông:

– Biển báo: R407 là biển báo thông báo đây là đường 1 chiều

– Quan sát xung quanh: Khi tham gia giao thông, để tránh trường hợp vô tình bị mắc lỗi thì bạn hãy quan sát xung quang xem có xe nào đang đi cùng chiều với mình không. Trong trường hợp không có chiếc xe nào chạy cùng chiều với bạn thì khả năng cao bạn đã đi vào chiều cấm

– Quan sát biển báo: Hiện nay, trên những con đường lưu thông đều có biển báo để thông báo cho người điều khiển biết về tình trạng của con đường. Vì vậy, hãy quan sát xung quanh để có biển thông báo đi ngược chiều hay biển báo đường 1 chiều hay không trước ngã giao nhau

Cách nhận biết đường 2 chiều

Bên cạnh đường 1 chiều, đường 2 chiều cũng là con đường mà chúng ta thường xuyên bắt gặp khi tham gia giao thông. Vậy làm sao để biết được đây là đường 2 chiều? Dưới đây, là cách nhận biết đường 2 chiều mà bạn có thể tham khảo để lưu ý khi tham gia giao thông:

– Dải phân cách trên đoạn đường: Là con đường mà có dải phân cách phân chia con đường thành 2 đoạn hay 2 làn riêng biệt. Được phân cách thành 2 làn riêng biệt bằng dải phân cách hoặc vạch sọc liền nhau

– Đường có chiều đi và chiều về: Đoạn đường mà bạn nhận thấy hai xe đi ngược chiều nhau cụ thể là chiều đi và chiều về trên cùng một phần đường. Được phân cách thành 2 làn riêng biệt bằng dải phân cách hoặc vạch sọc liền nhau

– Yêu cầu phải là tuyến đường đôi đúng quy định, phải có trên 2 làn xe

Tốc độ tối đa trên đường 1 chiều và đường 2 chiềutoc-do-duong-mot-chieu-va-duong-hai-chieu

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí tốc độ tối đa khi tham gia giao thông. Gọi ngay 1900.6174

Mong rằng những thông tin trên, sẽ giúp các bạn hiểu hơn về các quy định của pháp luật về Đường 1 chiều và đường 2 chiều. Nếu có thắc mắc các quy định về vấn đề vấn đề trên, hay bất kỳ vấn đề pháp luật khác, hãy gọi cho Tổng Đài Pháp Luật theo số điện thoại liên lạc 1900.6174, để được tư vấn giải đáp. 

Liên hệ chúng tôi

Dịch vụ luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp