Đường 1 chiều là gì? Mức xử phạt hành vi đi ngược đường một chiều

Đường 1 chiều là gì? Trên các tuyến đường phố chính của các thành phố lớn thường sẽ được bố trí các đường 1 chiều để điều tiết các phương tiện giao thông tham gia đảm bảo việc lưu thông phương tiện.

Vậy cụ thể đường 1 chiều là gì? Biển báo đường 1 chiều sẽ được thể hiện như thế nào? Mức phạt vi phạm đối với hành vi đi ngược chiều của đường 1 chiều là bao nhiêu? v.v…Bài viết sau đây của Tổng Đài Pháp Luật sẽ giải đáp tất cả thắc mắc vừa nêu trên. 

Nếu bạn có bất kì thắc mắc pháp lý nào cần được giải đáp, đừng ngần ngại hãy liên lạc ngay với Tổng Đài Pháp Luật theo đường dây nóng 1900.6174

>>> Đường 1 chiều là gì? Liên hệ luật sư tư vấn 1900.6174

Chị AnLong An đặt câu hỏi như sau:

Xin chào! Tôi xin nhờ luật sư tư vấn về vấn đề thắc mắc của mình cụ thể như sau: Vừa rồi tôi có đi xe máy lên Thành phố Hồ Chí Minh để giải quyết công việc cá nhân. Vì không chú ý quan sát nên tôi đã đi nhầm vào đường 1 chiều, ngay sau đó tôi đã bị công an thổi dừng xe xử lý vi phạm.

Luật sư cho tôi hỏi: Đường 1 chiều là gì? Các loại biển báo đường 1 chiều thường sẽ có đặc điểm như thế nào? Mức phạt vi phạm đối với hành vi đi ngược chiều của đường 1 chiều là bao nhiêu, cụ thể ở đây là xe gắn máy? Tôi xin cảm ơn!


Luật sư tư vấn trả lời:

Chào chị An! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Tổng Đài Pháp Luật! Về vấn đề “Đường 1 chiều là gì” và các thông tin xung quanh, chúng tôi xin được trả lời chị thông qua bài viết sau:

Đường 1 chiều là gì?


Đầu tiên, Tổng Đài pháp luật xin giải đáp về câu hỏi “Đường 1 chiều là gì?“.

Theo quy định tại khoản 3.9 Điều 3 Quy chuẩn 41:2019/BGTVT về khái niệm đường 1 chiều, theo đó, đường 1 chiều là đường chỉ cho đi một chiều. Người tham gia giao thông khi lưu thông trên những đoạn đường có biển báo hoặc chỉ dẫn đi một chiều thì chỉ được điều khiển phương tiện theo đúng chiều được quy định.

Quy định về đường 1 chiều được áp dụng cho các loại phương tiện tham gia giao thông, ngoại trừ các phương tiện ưu tiên. Các phương tiện ưu tiên được quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật giao thông đường bộ 2008, bao gồm:

– Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ

– Xe quân sự

– Xe công an đi làm các nhiệm vụ khẩn cấp

– Đoàn xe mà có xe cảnh sát dẫn đường

– Xe cứu thương đang trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cấp cứu

– Xe hộ đê

– Xe đi làm nhiệm vụ khắc phục các sự cố về thiên tai, dịch bệnh

– Xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp

Như vậy, khi tham gia giao thông bạn nên chú ý và quan sát thật cẩn thận để tránh trường hợp đi sai chiều và bị xử phạt vì vi phạm luật lệ giao thông.

>>> Xem thêm: Đường 1 chiều có 2 làn xe là gì? Cách phân biệt và kí hiệu đường hiện nay

Ký hiệu đường 1 chiều


Để tránh trường hợp đi sai chiều quy định khi đi vào đường 1 chiều, bạn nên lưu ý những biển báo hiệu giao thông trên đoạn đường mình di chuyển.
Đường một chiều thông thường sẽ không có ký hiệu cố định. Mà nó sẽ được nhận diện qua các biển báo thông báo đường một chiều gồm: Biển báo I.407a, biển báo I.407b, biển báo I.407c và và biển báo P.102

Biển báo I.407a – Đường 1 chiều


Biển báo I.407a: Là biển báo hình vuông, có nền là màu xanh lam, bên trong chứa mũi tên màu trắng chỉ lên trên.

duong-1-chieu-la-gi

Biển báo I.407a thường được đặt tại vị trí phía sau nơi đường giao nhau yêu cầu các phương tiện phải đi theo hướng của mũi tên, không được quay đầu lại. Ngoại trừ các loại xe ưu tiên đang trong quá trình thực hiện nhiệm vụ như xe công an, xe cứu thương, xe chữa cháy, xe quân sự…

Biển báo I.407b – Đường 1 chiều


Biển báo I.407b: Là biển báo hình chữ nhật, có nền là màu xanh lam, bên trong chứa mũi tên màu trắng chỉ sang phải.

duong-1-chieu-la-gi

Biển báo I.407b thường được đặt tại vị trí phía sau nơi đường giao nhau và trên đường chuẩn bị đi vào đường 1 chiều. Biển báo này yêu cầu các phương tiện phải đi theo hướng của mũi tên, không được quay đầu lại. Ngoại trừ các loại xe ưu tiên đang trong quá trình thực hiện nhiệm vụ như xe công an, xe cứu thương, xe chữa cháy, xe quân sự…

Biển báo I.407c – Đường 1 chiều


Biển báo I.407c: Là biển báo hình chữ nhật, có nền là màu xanh lam, bên trong chứa mũi tên màu trắng chỉ sang trái.

duong-1-chieu-la-gi

Giống như Biển báo I.407b, biển báo I.407a cũng thường được đặt tại vị trí phía sau nơi đường giao nhau và trên đường chuẩn bị đi vào đường 1 chiều. Và biển báo này cũng yêu cầu các phương tiện phải đi theo hướng của mũi tên, không được quay đầu lại. Ngoại trừ các loại xe ưu tiên đang trong quá trình thực hiện nhiệm vụ như xe công an, xe cứu thương, xe chữa cháy, xe quân sự…

Biển báo P.102 – Cấm đi ngược chiều


Biển báo P.102: Là biển báo hình tròn, có nền là màu đỏ, bên trong chứa một gạch ngang màu trắng.

duong-1-chieu-la-gi

Biển báo P.102 thường được đặt tại vị trí ở đầu các tuyến đường 1 chiều. Tại đoạn đường có chứa biển báo này, các phương tiện lưu thông sẽ không được đi vào theo chiều đặt biển. Ngoại trừ các loại xe ưu tiên đang trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đã trình bày ở trên.

Tuy nhiên, người đi bộ sẽ được phép đi trên vỉa hè và lề đường theo cả 02 chiều.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn về “Đường 1 chiều là gì?”. Gọi ngay 1900.6174

Phân biệt đường 1 chiều và đường 2 chiều


Quy định về đường một chiều và đường hai chiều là khác nhau. Do đó, bạn nên nắm rõ quy định và phân biệt đúng đường một chiều và đường hai chiều để đảm bảo đi đúng luật trên tuyến đường tham gia lưu thông.

Về khái niệm


– Đường một chiều: Là đường chỉ có một chiều đi cho các phương tiện, không có hướng ngược lại.

– Đường hai chiều: Là đường dùng chung cho cả chiều đi và chiều về trên cùng một phần đường xe chạy mà không có dải phân cách.

Về biển báo


– Đường một chiều: Gồm những biển báo I.407(a,b,c) là biển báo chỉ “Đường một chiều và P.102 là biển báo chỉ “Cấm đi ngược chiều”.

– Đường hai chiều: Gồm những biển báo W.204 là biển báo chỉ “Đường 2 chiều” và W.234 là biển báo chỉ “Giao nhau với đường hai chiều”.

Về số làn đường cho phương tiện di chuyển


– Đường một chiều: Bao gồm một hoặc nhiều làn đường, ngăn cách bằng vạch kẻ đường

– Đường hai chiều: Có ít nhất là từ 02 làn đường trở kên, ngăn cách bằng vạch kẻ đường

>>> Xem thêm: Chi tiết về: “Đường 1 chiều và đường 2 chiều làm thế nào để phân biệt?”

Cần lưu ý gì khi lưu thông trên đường 1 chiều?


Khi tham gia giao thông trên đường một chiều, người tham gia giao thông cần lưu ý những điều dưới đây để đảm bảo tuân thủ đúng luật lệ giao thông đường bộ, tránh đi sai để bị xử phạt cũng như đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe cho cả mình và những người tham gia giao thông khác. Cụ thể:

Điều khiển phương tiện theo đúng chiều biển báo giao thông chỉ dẫn


Khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện cần chú ý các biển báo hiệu được gắn trên đường để đảm bảo có thể đi đúng chiều được chỉ dẫn.
Đồng thời, trong đường một chiều sẽ không cho phép quay đầu xe lại (áp dụng với tất cả các loại xe, ngoại trừ những loại xe ưu tiên đã kể trên)

duong-1-chieu-la-gi

Tuân thủ đúng quy định sử dụng làn đường


Quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật giao thông đường bộ 2008 về tham gia giao thông trên làn đường như sau:

Trên đường một chiều có nhiều làn đường (phân biệt bằng vạch kẻ đường) thì người tham gia giao thông phải tuân thủ quy định:

– Xe thô sơ khi đi trong đường một chiều sẽ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng

– Xe cơ giới và xe máy chuyên dùng sẽ đi trên làn đường bên trái.

Không đỗ xe hay dừng đỗ tùy tiện trên đường một chiều

Theo quy định, người tham gia giao thông không được dừng, đỗ xe ở phía bên trái đường một chiều (căn cứ điểm a khoản 4 Điều 18 Luật giao thông đường bộ 2008)

>>> Liên hệ luật sư tư vấn về “Đường 1 chiều là gì?”. Gọi ngay 1900.6174

Tốc độ tối đa khi lưu thông trên đường 1 chiều là bao nhiêu?


Khi tham gia giao thông, bạn sẽ phải tuân thủ quy định về tốc độ giao thông được quy định để đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe cho bản thân và những người tham gia giao thông khác.

Việc chạy quá tốc độ sẽ khiến bạn khó kiểm soát được tay lái khi có tình huống bất ngờ xảy ra. Đồng thời, việc không tuân thủ quy định về tốc độ có thể khiến bạn bị xử phạt. Do đó, bạn nên lưu ý về tốc độ tối đa khi tham gia giao thông trên đường một chiều, được quy định cụ thể tại Điều 6 và 7 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT như sau:

Khu vực đông dân cư


– Với các loại xe là xe ô tô; xe mô tô hai bánh, ba bánh (không gồm xe máy chuyên dùng, xe gắn máy, gồm cả xe máy điện); máy kéo; rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô:

+ Đường một chiều có 01 làn xe: Tối đa 50km/h

+ Đường một chiều có 02 làn xe trở lên: Tối đa 60km/h

>>> Tư vấn “Đường 1 chiều là gì?”. Gọi ngay 1900.6174

Ngoài khu vực đông dân cư (ngoại trừ đường cao tốc)


– Với các loại xe là xe ô tô con, ô tô chở người đến 30 chỗ (ngoại trừ xe buýt), xe ô tô tải có trọng tải đến 3,5 tấn:

+ Đường một chiều có 01 làn xe: Tối đa 80km/h

+ Đường một chiều có 02 làn xe trở lên: Tối đa 90km/h

– Với các loại xe là xe ô tô chở người trên 30 chỗ (ngoại trừ xe buýt), xe ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn (ngoại trừ xe ô tô xi téc):

+ Đường một chiều có 01 làn xe: Tối đa 70km/h

+ Đường một chiều có 02 làn xe trở lên: Tối đa 80km/h

– Với các loại xe là xe buýt, xe ô tô đầu kéo sơ mi rơ moóc, xe ô tô chuyên dùng, xe mô tô (ngoại trừ xe ô tô trộn vữa, trộn bê tông)

+ Đường một chiều có 01 làn xe: Tối đa 60km/h

+ Đường một chiều có 02 làn xe trở lên: Tối đa 70km/h

– Với các loại xe là xe ô tô kéo rơ mó óc, xe ô tô kéo xe khác, ô tô trộn vữa, trộn bê tông hay ô tô xi téc

+ Đường một chiều có 01 làn xe: Tối đa 50km/h

+ Đường một chiều có 02 làn xe trở lên: Tối đa 60km/h

>>> Tư vấn chi tiết “Đường 1 chiều là gì?”. Gọi ngay 1900.6174

Có được lùi xe trên đường 1 chiều không?


Lùi xe trên đường một chiều có nghĩa là người điểu khiển phương tiện giao thông đã di chuyển xe lùi về đằng sau theo hướng ngược lại với chiều đúng của đường một chiều. 

Đây là hành vi gây cản trở giao thông và ảnh hưởng tới những phương tiện tham gia giao thông khác. Nếu không cẩn thận thì có thể gây ảnh hưởng xấu, nguy hiểm, thậm chí là xảy ra tai nạn. Pháp luật quy định cấm lùi xe trên đường một chiều. Nếu cố tình vi phạm thì sẽ bị xử phạt từ 300.000 đồng – 400.000 đồng.

Như vậy, người điều khiển phương tiện giao thông không được phép lùi xe trên đường một chiều.

>>> Luật sư tư vấn “Đường 1 chiều là gì?”. Gọi ngay 1900.6174

Mức xử phạt vi phạm đối với hành vi đi ngược chiều của đường 1 chiều


Trường hợp đi ngược chiều trong đường một chiều thì mức xử phạt sẽ được quy định như sau:

Lỗi đi ngược chiều trên đường một chiều và đi ngược chiều trên đường có biển báo “Cấm đi ngược chiều”


– Xe ô tô: Phạt tiền 4.000.000 đồng – 6.000.000 đồng và bị tước giấy phép lái xe 02 tháng – 04 tháng

– Xe máy: Phạt tiền 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng và bị tước giấy phép lái xe 01 tháng – 03 tháng

– Xe máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt tiền 800.000 đồng – 1.000.000 đồng và bị tước giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng giao thông 01 tháng – 03 tháng

– Xe đạp, xe đạp điện, xe thô sơ khác: Phạt tiền 300.000 đồng – 400.000 đồng

duong-1-chieu-la-giLỗi gây tai nạn khi đi ngược chiều trên đường một chiều và đi ngược chiều trên đường có biển báo “Cấm đi ngược chiều”


– Xe ô tô: Phạt tiền 10.000.000 đồng – 12.000.000 đồng và bị tước giấy phép lái xe 02 tháng – 04 tháng

– Xe máy: Phạt tiền 4.000.000 đồng – 5.000.000 đồng và bị tước giấy phép lái xe 02 tháng – 04 tháng

– Xe máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt tiền 6.000.000 đồng – 8.000.000 đồng và bị tước giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng giao thông 01 tháng – 03 tháng

– Xe đạp, xe đạp điện, xe thô sơ khác: Không quy định

>>> Liên hệ luật sư tư vấn “Đường 1 chiều là gì?”. Gọi ngay 1900.6174

Ngoài những nội dung tư vấn về Đường 1 chiều là gì trong bài viết trên, nếu bạn có bất kỳ nội dung nào chưa rõ cần được giải đáp. Thì đừng ngần ngại, hãy nhấc điện thoại lên và gọi điện ngay cho luật sư Tổng Đài pháp luật của chúng tôi qua điện thoại 1900.6174 để được tư vấn chi tiết, nhanh chóng và miễn phí.

Khuyến cáo:
Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc.
Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng. Chúng tôi không chịu trách nhiệm khi khách hàng giải quyết vấn đề theo nội dung bài viết mà không tham vấn ý kiến từ chuyên gia hay Luật Sư.
Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ của bài viết, vui lòng gửi email đến tongdaiphapluat.mkt@gmail.com.
Luật Thiên Mã là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ luật sư đa lĩnh vực như Hình sự, dân sự, giải quyết tranh chấp, hôn nhân….. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi thông qua hotline 1900.6174.
  19006174