Phương pháp khấu trừ thuế trong Công ty Cổ phần và cách tính như thế nào?

Phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp trực tiếp có điểm gì khác nhau?Khấu trừ thuế là gì? Qua bài viết dưới đây, Tổng đài Pháp luật sẽ giúp bạn giải quyết những thắc mắc liên quan đến vấn đề “Phương pháp khấu trừ thuế” qua việc phân tích các quy định pháp luật liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nội dung của bài viết và các quy định pháp luật liên quan, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay tới hotline: 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời.

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về các phương pháp khấu trừ thuế, gọi ngay 1900.6174

Khấu trừ thuế là gì?

 

Khấu trừ thuế được hiểu là phương pháp khấu trừ được áp dụng đối với hầu hết các loại thuế hiện nay. Theo đó, người nộp thuế sẽ cần thiết phải trực tiếp đi nộp thuế, mà số tiền thuế phải nộp sẽ được trừ vào các khoản chi phí mua hàng hoặc thu nhập của họ.

Theo quy định pháp luật hiện hành, có các loại khấu trừ thuế như sau: Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, khấu trừ thuế VAT (giá trị gia tăng – GTGT), khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp.

phuong-phap-khau-tru-thue

Qua việc áp dụng khấu trừ thuế, có thể giúp người nộp thuế giảm đi số tiền thuế hàng tháng, hàng quý, hàng năm phải nộp tại cơ quan quản lý thuế. Điều này giúp tăng lợi ích tài chính cho cá nhân và gia đình, giảm gánh nặng thuế và tạo điều kiện cho việc sử dụng các khoản tiền này vào mục đích khác.

>>>Xem thêm: Khấu trừ thuế là gì? – Khấu trừ thuế GTGT, thuế TNCN, thuế TNDN

Phương pháp khấu trừ thuế GTGT đầu vào

 

Căn cứ Khoản 1 Điều 12 Luật Thuế giá trị gia tăng, phương pháp khấu trừ thuế GTGT được quy định như sau:

–  Thuế GTGT đầu vào của những hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT sẽ được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT bị tổn thất;

– Thuế GTGT đầu vào của những hàng hoá, dịch vụ được sử dụng đồng thời cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của những hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.

Trong trường hợp này, cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ và được khấu trừ. Nếu không hạch toán riêng được thì thuế GTGT đầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa doanh thu của những hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hoá, dịch vụ bán ra;

phuong-phap-khau-tru-thue

– Thuế GTGT đầu vào của những hàng hoá, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn vốn viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại được khấu trừ toàn bộ;

– Thuế GTGT đầu vào của những hàng hoá, dịch vụ được sử dụng cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí được khấu trừ toàn bộ;

– Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai và khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó. 

Nếu trong trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế GTGT đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được phép kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế có thẩm quyền ccông bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế.

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về các phương pháp khấu trừ thuế GTGT đầu vào, gọi ngay 1900.6174

Phương pháp khấu trừ thuế trong Công ty Cổ Phần

 

Theo quy định hiện nay, công ty cổ phần thuộc một trong những nhóm đối tượng sau và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo đúng quy định thì được thực hiện khấu trừ thuế. Bao gồm:

– Công ty cổ phần có doanh thu hàng năm từ một tỷ đồng trở lên từ hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định;

– Công ty cổ phần nước ngoài cung cấp những hàng hóa, dịch vụ để phục vụ hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí thì được nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam thự chiện kê khai khấu trừ nộp thay;

– Công ty cổ phần đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế theo quy định pháp luật.

phuong-phap-khau-tru-thue

Cách tính số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ như sau:

Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

 

Trong đó:

Số thuế GTGT đầu ra bằng tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT. Số thuế GTGT ghi trên hóa đơn được tính theo công thức như sau:

Thuế GTGT ghi trên hóa đơn = Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra x Thuế suất thuế GTGT

– Thuế GTGT đầu vào bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả tài sản cố định) phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh những hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, tổng số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế đối với những hàng hóa nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT nộp thay cho phía nước ngoài được áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài có thu nhập phát sinh hoặc kinh doanh tại Việt Nam.

* Trường hợp đặc biệt: Hàng hóa, dịch vụ mua vào là loại hàng hóa, dịch vụ được dùng chứng từ đặc thù ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT như tem, vé cước vận tải, vé xổ số kiến thiết, … thì tính như sau:

Giá chưa có thuế GTGT = Giá thanh toán (tiền bán vé, bán tem, …)1 + thuế suất của hàng hóa, dịch vụ (%)

Theo đó, thuế GTGT đầu vào được tính như sau:

Thuế GTGT đầu vào = Giá đã có thuế – Giá chưa có thuế

Như vậy, có thể xác định như sau:

– Nếu số thuế GTGT phải nộp > 0 được hiêu là số thuế GTGT đầu ra lớn hơn số thuế GTGT đầu vào thì công ty phải nộp thuế, nhưng còn phải phụ thuộc vào số thuế GTGT được khấu trừ từ kỳ trước chuyển sang mà không phải trong mọi trường hợp công ty đều phải nộp thuế.

– Nếu số thuế GTGT phải nộp < 0 thì số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng hoặc quý (tùy theo kỳ hạn khai thuế) thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo.

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về các phương pháp khấu trừ thuế trong Công ty Cổ phần, gọi ngay 1900.6174

Phân biệt phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp trực tiếp

 

Tiêu chí Phương pháp khấu trừ Phương pháp trực tiếp
Đối tượng áp dụng – Cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm từ một tỷ đồng trở lên từ hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định

– Cơ sở kinh doanh tự nguyện đăng ký áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT (trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp).

– Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam kê khai khấu trừ nộp thay.

– Doanh nghiệp, hợp tác xã không đáp ứng đủ điều kiện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT hoặc mới thành lập (trừ trường hợp tự nguyện đăng ký áp dụng phương pháp khấu trừ).

– Hộ cá nhân kinh doanh.

– Cá nhân, tổ chức nước ngoài thực hiện hoạt động kinh doanh tại Việt Nam không theo quy định pháp luật về đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

– Tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã (trừ trường tự nguyện đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ)

Công thức tính số thuế GTGT phải nộp
Thuế GTGT phải nộp =   Số thuế GTGT đầu ra   Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

     

Thuế GTGT phải nộp      = Doanh thu x      Thuế suất (%)
Mức thuế suất Có 03 loại thuế suất áp dụng với từng nhóm hàng hóa, dịch vụ, cụ thể:

– Thuế suất 0%;

– Thuế suất 5%;

– Thuế suất 10% (áp dụng đối với tất cả hàng hóa, dịch vụ, trừ hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT, chịu thuế suất 0%, thuế suất 5%).

Có 04 loại thuế suất áp dụng đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ cụ thể:

– Thuế suất: 1%; 

– Thuế suất: 3%;

– Thuế suất: 5%;

– Thuế suất: 2%, áp dụng đối với hầu hết những loại hàng hóa, dịch vụ

 

Như vậy, khấu trừ thuế được hiểu là việc người nộp thuế không nộp thuế trực tiếp tại cơ quan quản lý thuế mà số tiền nộp thuế sẽ được khấu trừ vào khoản thu nhập, mua bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định pháp luật. Về cơ bản, doanh nghiệp muốn áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT phải đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật quy định về doanh thu và hoạt động kiểm toán, hóa đơn. Nếu trong trường hợp chưa đáp ứng đủ điều kiện quy định, doanh nghiệp hoàn toàn có thể đăng ký với cơ quan có thẩm quyền để được áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT.

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về các phương pháp khấu trừ thuế và phuong pháp trực tiếp, gọi ngay 1900.6174

Trên đây là một số nội dung tư vấn của Tổng đài Pháp luật về vấn đề “Phương pháp khấu trừ thuế” là những câu hỏi liên quan đến vấn đề này. Trong quá trình tìm hiểu bài viết và các vấn đề pháp lý có liên quan, nếu có bất kỳ câu hỏi nào, hãy nhấc máy và gọi đến đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Liên hệ chúng tôi

 

Dịch vụ luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp