Bị gọi điện làm phiền đòi nợ đang là vấn đề nhức nhối mà nhiều người gặp phải hiện nay. Việc liên tiếp nhận được các cuộc gọi, tin nhắn làm phiền, đe dọa từ những công ty đòi nợ thuê đặc biệt một số trường hợp thậm chí không vay nhưng bị đòi nợ, khiến nhiều người cảm thấy rất phiền phức và bất tiện. Đôi khi việc đó còn khiến họ rơi vào trạng thái bồn chồn lo lắng và sợ hãi. Hiểu được điều đó và mong muốn hỗ trợ giúp đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người dân, Tổng Đài Pháp Luật cung cấp dịch vụ hỗ trợ tư vấn giải quyết các trường hợp bị gọi điện làm phiền đòi nợ. Mọi thắc mắc gửi về Tổng Đài Pháp Luật 1900.6174 sẽ được đội ngũ luật sư giỏi và giàu kinh nghiệm của chúng tôi nhanh chóng hỗ trợ tư vấn giải quyết vấn đề.
Công ty tài chính có được nhắn tin, gọi điện khủng bố đòi nợ không?
> Tư vấn thủ tục giải quyết việc bị gọi điện làm phiền đòi nợ gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào chị Dương, chúng tôi đã ghi nhận thông tin chị đưa ra và gửi đến chị câu trả lời như sau:
Tại điểm đ Khoản 2 Điều 7 Thông tư 43/2016/TT-NHNN, sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 18/2019/TT-NHNN nêu rõ:
Biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ phù hợp với đặc thù của khách hàng, quy định của pháp luật;
– Không bao gồm biện pháp đe dọa đối với khách hàng, trong đó số lần nhắc nợ tối đa 05 (năm) lần/01 (một) ngày,
– Hình thức nhắc nợ, thời gian nhắc nợ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho vay tiêu dùng nhưng phải trong khoảng thời gian từ 7 giờ đến 21 giờ;
– Không nhắc nợ, đòi nợ, gửi thông tin về việc thu hồi nợ của khách hàng đối với tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ cho công ty tài chính, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; bảo mật thông tin khách hàng theo quy định của pháp luật.
Chị bị các đối tượng đòi nợ thuê làm phiền với tần xuất quá thường xuyên và có lời lẽ đe dọa thì đây được coi là một hành động trái pháp luật nên chị có thể đến tận công ty cho chị vay tiền đưa ra bằng chứng là chị đã trả hết số nợ. Nếu như công ty vẫn phớt lờ thì chị có thể gọi điện thoại đến số 1900.6174 để chúng tôi tư vấn và hỗ trợ chị làm việc với bên công ty.
Tuy nhiên, dù cho chị đã trả hết hay chưa thì việc công ty tài chính đe dọa, khủng bố và thậm chí gọi cả cho người thân của chị để đòi nợ thì đây là một hành động vi phạm pháp luật trái với quy định của pháp luật. Hành động này có thể dẫn đến việc bất an, lo lắng hành động thúc giục ép buộc bên vay phải trả nợ như vậy là một việc bất hợp pháp. Trong trường hợp này chị hoàn toàn có thể kiện công ty tài chính đó ra tòa.
Với trường hợp trên chúng tôi mới chỉ tư vấn sơ bộ dựa trên những thông tin chị cung cấp, nếu còn bất kì thắc mắc nào chị có thể gọi điện đến số điện thoại 1900.6174 của chúng tôi để được chúng tôi tư vấn cụ thể hướng giải quyết theo đúng quy định của pháp luật và tránh thiệt thòi về sau.
> Tham khảo thêm bài viết: Bị ngân hàng khởi kiện đòi nợ
Không vay nhưng bị gọi điện làm phiền đòi nợ thì phải làm sao?
> Liên hệ 1900.6174 để tư vấn việc không vay nhưng bị gọi điện đòi nợ.
Trả lời:
Luật sư Tổng đài Pháp luật xin tư vấn cho bạn như sau:
Đầu tiên, về việc không thực hiện vay nhưng lại vẫn phải trả nợ
Theo quy định tại Điều 463 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
“ Điều 463. Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Theo đó, quan hệ vay tiền chỉ hình thành khi có sự thỏa thuận giữa các bên, bên cho vay và bên vay về việc vay tiền, giao tiền cho vay, hạn trả nợ, lãi suất (nếu có).
Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 1 Điều 466 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên cho vay như sau:
“ Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Việc vay tiền phải được hai bên thỏa thuận với nhau trên phương diện tự nguyện thì khi đó bạn mới phải có nghĩa vụ trả tiền. Ở đây, bạn được người không quen biết liên hệ qua facebook và có báo lại là không vay được nên bạn và bên vay tiền chưa phát sinh quan hệ cho vay. Vì vậy, bạn không có nghĩa vụ phải trả số tiền nợ này.
Thứ hai, cách xử lý việc không vay nhưng bị gọi điện đòi nợ
Nếu như bạn không vay mà bị gọi điện làm phiền thì bạn có thể yêu cầu bên đòi nợ cho xem những giấy tờ, giao dịch, thời gian vay liên quan và vay ở đâu, vay lãi xuất ra sao,… Tuy nhiên, nếu bên đòi nợ không chịu đưa bạn xem thì bạn nên đến công an xã phường nơi bạn cư trú trình bày trường hợp mà bạn đang gặp phải để bên công an có thể tiến hành điều tra và làm rõ thông tin.
Ngoài ra, họ còn bôi nhọ danh dự và xúc phạm nhân phẩm của bạn bằng cách đăng hình ảnh của bạn lên MXH tại Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyên điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử thì bên cho vay thực hiện hành vi đó còn có thể bị xử lý như sau:
“Điều 101. Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
…
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.”
Ở trường hợp trên thì bạn nên rút kinh nghiệm vì hiện nay có rất nhiều vụ lừa đảo tương tự nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân. Vì vậy, nếu như còn bất kỳ vấn đề nào mà bạn còn thắc mắc liên quan đến xử lý khi bị gọi điện đòi nợ bạn có thể liên hệ ngay đến Tổng đài Pháp luật 1900.6174, chúng tôi sẽ trao đổi thêm và đưa ra tư vấn cụ thể dựa theo thông tin bạn cung cấp thêm.
>> Xem thêm: Tư vấn luật dân sự trực tuyến 24/7 – Giải quyết tranh chấp dân sự
Công ty tài chính gọi điện làm phiền đòi nợ sẽ bị xử lý ra sao?
>Tư vấn bị gọi điện làm phiền đòi nợ từ các công ty tài chính gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Khoản 3 điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP:
– Bị phạt từ 10-20 triệu đồng tại các công ty tài chính khi vi phạm về các biện pháp đòi nợ hoặc thúc giúc trả nợ trong việc:
– Xử lý, thu thập một số thông tin của cá nhân hoặc tổ chức mà chưa được sự đồng ý và sử dụng sai mục đích theo luật pháp
– Trao đổi hoặc cung cấp và sử dụng các biện pháp nhằm đe doạ, vu khống, xúc phạm, xuyên tạc danh dự, nhân phẩm của người khác
Pháp luật luôn bảo vệ người vay nợ và các công ty tài chính cũng không được phép đe doạ hay khủng bố để đòi lại nợ. Tuy nhiên, thì trong thực tế vẫn có rất nhiều vụ việc tương tự diễn ra. Vì vậy nếu không thể tự xử lí bạn có thể gọi điện thẳng đến số điện thoai của chúng tôi 1900.6174 để được hỗ trợ tư vấn cách giải quyết rõ hơn.
>> Dịch vụ tư vấn giải quyết khi bị gọi điện làm phiền đòi nợ liên hệ ngay 1900.6174
Luật sư tư vấn về vấn đề bị gọi điện làm phiền đòi nợ
Như hai câu hỏi ở bên trên mà khách hàng đã gửi về cho chúng tôi xin tư vấn thì như bạn có thể thấy hiện nay ngày càng có nhiều vụ lừa đảo thậm chí còn giả mạo tin nhắn đòi nợ của ngân hàng, hay các tin nhắn giả mạo tòa án yêu cầu nộp tiền..vv.
Vì vậy nếu như bạn không may có để lộ thông tin cá nhân ra bên ngoài như CCCD, tài khoản ngân hàng, địa chỉ, họ tên,… thì đây chính là miếng mồi béo bở cho những kẻ xấu lợi dụng. Những kẻ đó có thể lấy thông tin cá nhân của bạn để đi vay tiền dẫn đến nhiều trường hợp bạn không vay những bị đòi nợ và bị các công ty tài chính hay ngân hàng bị gọi điện đòi nợ hàng ngày.
Không chỉ vậy, các tổ chức tín dụng còn có các hành vi như đe dọa, bị gọi điện đòi nợ liên tục, làm phiền đến người thân, bạn bè của bạn, gây ra rất nhiều áp lực, ảnh hưởng đến cuộc sống riêng tư của bạn.
Chính vì vậy, Tổng đài Pháp luật luôn sẵn sàng để hỗ trợ giúp đỡ bạn. Mọi vấn đề bạn chỉ cần liên hệ đến số điện thoại 1900.6174 trong các trường hợp bị gọi điện làm phiền đòi nợ thì chúng tôi sẽ giúp bạn tư vấn cách xử lý sao cho đúng luật pháp bởi các luật sư nhiều kinh nghiệm trong ngành. Khi gọi đến số 1900.6174 bạn sẽ không mất bất kỳ một khoản chi phí nào và tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại mà vẫn có thể giải quyết được vấn đề một cách triệt để.
Trên đây, chúng tôi đã đưa ra một số trường hợp mà khách hàng gửi tới Tổng đài Pháp luật nhờ tư vấn về việc bị gọi điện làm phiền đòi nợ, không vay nhưng bị đòi nợ hay nhận được các tin nhắn giả mạo như tin nhắn đòi nợ của ngân hàng..vv. Chúng tôi hi vọng rằng thông qua bài viết này nếu gặp phải bất cứ tình huống liên quan đến bị gọi điện đòi nợ bạn có thể gọi điện đến Tổng đài Pháp luật 1900.6174 để được tư vấn và xin ý kiến giải quyết từ các luật sư chuyên môn của chúng tôi.