Kết hôn cận huyết thống là thủ tục lạc hậu vẫn còn tồn tại và gây ra nhiều hệ luỵ nhức nhối hiện nay. Đặc biệt ở những vùng văn hoá, kinh tế kém phát triển, tuy đã có nhiều biện pháp tuyên truyền và xử phạt nhưng việc ngăn chặn hôn nhân giữa những người có quan hệ họ hàng gần vẫn chưa đạt hiệu quả triệt để. Không phải ai cũng đủ kiến thức để nhận biết hôn nhân cận huyết đem lại hậu quả nghiêm trọng thế nào. Hãy cùng Tổng Đài Pháp Luật tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết dưới đây! Trong trường hợp cần tư vấn khẩn cấp, liên hệ với Luật sư tư vấn hôn nhân gia đình tại tổng đài của chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!
Kết hôn cận huyết thống là gì?
Chị Chiêm (Sơn La) có câu hỏi:
Quê gốc của tôi ở Sơn La, gia đình đông con gồm 6 anh chị em. 10 năm nay, tôi xuống xuôi làm ăn, đến giờ mới có cơ hội về quê thăm anh chị, họ hàng. Anh trai cả của tôi có một con gái năm nay đến tuổi lấy chồng, đã hứa hôn với con trai của ông bác họ nhà tôi. Hành vi này có phải là kết hôn cận huyết không ạ, tính ra hai đứa nhỏ mới cách nhau có 2 đời. Nếu thực sự như vậy thì hành vi này có tính là kết hôn trái pháp luật không thưa luật sư?
>>> Tư vấn luật hôn nhân gia đình trực tuyến, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Hiện nay, pháp luật đã có những quy định chặt chẽ về hôn nhân. Trong đó, hôn nhân cận huyết là hôn nhân được tiến hành giữa những người nội tộc, có quan hệ họ hàng hoặc quan hệ máu mủ trực hệ với nhau. Cụ thể hơn, hôn nhân cận huyết là việc kết hôn và chung sống như vợ chồng giữa hai cá thể có quan hệ họ hàng trong phạm vi 3 đời, giữa anh chị em, giữa bố mẹ với con, giữa bố chồng và con dâu, mẹ vợ và con rể, cha dượng, mẹ kế với con riêng của người còn lại.
Theo Luật hôn nhân gia đình 2014, kết hôn cận huyết hay quan hệ nội tộc trực hệ được giải thích như sau:
“17. Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.
18. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.”
Như vậy, hành vi kết hôn giữa hai cháu của chị đã được coi là kết hôn cận huyết. Đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật về hôn nhân và gia đình, không chỉ gây hệ quả xã hội mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của thế hệ tiếp theo.
Hiện nay, do nhiều vùng chưa phát triển kinh tế xã hội nên sự ý thức về hệ quả của hôn nhân cận huyết thống là gì. Chị nên nói chuyện và khuyên ngăn hai bên gia đình, có thể dẫn hai cháu tới cơ sở y tế tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân để được tư vấn các hệ lụy sức khỏe của con cái do kết hôn cận huyết nhé.
Kết hôn cận huyết đem lại hậu quả gì?
Chị Viễn (Bắc Kạn) có câu hỏi:
Năm nay em 20 tuổi, có tình cảm với anh họ do cả hai cùng làm chung tại nhà máy giấy. Chúng em dự tính tháng 05/2022 sẽ nói chuyện với bố mẹ xin cưới. Nhưng do cả hai là họ hàng gần với nhau nên anh chị chung nhà máy đều khuyên ngăn nên chia tay vì kết hôn cận huyết không tốt cho con cái đời sau và sẽ bị phạt tiền. Xin hỏi có đúng như vậy không? Mong luật sư tư vấn.
>>> Hôn nhận cận huyết có bị pháp luật ngăn cấm không , liên hệ luật sư tư vấn 1900.6174
Trả lời:
Nhiều trường hợp hiện nay, do không rõ hệ quả của kết hôn cận huyết là gì mà vẫn chấp nhận trở thành vợ chồng với người cùng huyết thống. Trong trường hợp bạn và người yêu có họ hàng, nếu quan hệ nội tộc dưới 3 đời sẽ bị coi là hôn nhân cận huyết. Việc kết hôn với người nội tộc không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật mà còn có ảnh hưởng rất lớn đến xã hội, cũng như ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe thế hệ sau.
Về mặt sức khỏe, thế hệ con cái sẽ bị suy thoái do xuất hiện các gen lặn khi bố mẹ là người cận huyết. Các thể bệnh có thể không biểu hiện rõ ràng ra bên ngoài và các gen lặn trùng nhau ở bố và mẹ sẽ trở thành gen trội ở thế hệ con. Rất nhiều trường hợp lấy nhau là người trong họ dẫn đến con sinh ra bị các bệnh về máu, xương dị dạng, thiểu năng trí tuệ, bệnh da vảy cá,… Ngoài ra, rất nhiều trẻ sinh ra bị dị dạng bẩm sinh, nhiều cháu bị suy thoái nặng dẫn đến tàn phế suốt đời. Những bệnh gặp phải lại di truyền xuống các đời tiếp theo, gây suy thoái giống nòi nghiêm trọng.
Về mặt xã hội, hôn nhân cận huyết là hành vi vi phạm pháp luật. Một hành vi kết hôn cận huyết diễn ra không bị xử lý sẽ là tiền đề cho những vi phạm khác, gây rối loạn trật tự xã hội. Ở một số nơi, hôn nhân cận huyết là hủ tục lạc hậu, cần được loại bỏ triệt để.
Như vậy, việc hai bạn kết hôn khi là họ hàng gần của nhau rất có thể để lại những hậu quả nặng nề trực tiếp lên con cái. Khi sinh con ra có thể cháu không ở tình trạng sức khỏe tốt, cơ thể mang nhiều bệnh ẩn dễ bùng phát ở những giai đoạn tiếp theo. Thêm vào đó, kết hôn với người cận huyết sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật với mức phạt lên tới 20 triệu đồng. Bạn và người yêu nên cân nhắc thêm các vấn đề này trước khi quyết định kết hôn, bạn hãy nghĩ cho thế hệ con cháu của mình và chính bản thân mình nhé.
Kết hôn cận huyết thống bị xử phạt như thế nào?
Anh Sơn (Điện Biên) có câu hỏi:
Tôi đang làm việc tại Điện Biên và có thuê trọ ở một gia đình anh chị khá tốt tính. Anh chị chủ nhà là người dân tộc Mông, có con trai chuẩn bị kết hôn cận huyết với cháu họ. Chính quyền địa phương cũng có đến nhà tuyên truyền, can ngăn nhưng anh chị đều không nghe. Vậy xin hỏi luật sư dưới phương diện pháp lý, trường hợp này có thuộc các trường hợp cấm kết hôn không? Nếu thuộc sẽ bị xử phạt thế nào ạ? Tôi muốn biết thêm để khuyên can anh chị ấy.
>>> Tư vấn các quy định xử phạt hôn nhân cận huyết thống, liên hệ ngay 1900.6174
Trả lời:
Kết hôn trong nội tộc hiện nay vẫn là vấn đề nhức nhối trong cộng đồng người dân tộc thiểu số vùng cao. Tại các tỉnh biên giới, không chỉ kết hôn cận huyết, nạn tảo hôn và “xuất khẩu” cô dâu vẫn đang được các cơ quan chức năng vào cuộc ngăn cản.
Về quy định xử phạt đối với hôn nhân cận huyết, trong trường hợp bị phát hiện có thể xử phạt hành chính hoặc phạt hình sự dựa theo mức độ vi phạm. Nghị định 82/2020/QĐ-CP về việc xử phạt hành chính đối với các vi phạm trong hôn nhân có quy định như sau:
“Điều 59. Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
b) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;
c) Cưỡng ép kết hôn hoặc lừa dối kết hôn; cưỡng ép ly hôn hoặc lừa dối ly hôn;
d) Lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình;
đ) Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.”
Như vậy, về mặt hành chính, tiến hành hôn nhân giữa người có máu mủ trực hệ trong 3 đời sẽ bị xử phạt lên tới 20 triệu đồng. Nghiêm trọng hơn, nếu xảy ra hành vi cưỡng chế kết hôn cận huyết có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự do cố ý cưỡng chế, vi phạm quy định luật hôn nhân. Việc này được quy định trong Bộ luật hình sự 2015 như sau:
“Điều 181. Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện
Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.”
Như vậy, nếu bố mẹ cưỡng ép con cái kết hôn với anh chị em, họ hàng thì có thể bị bắt giữ, xử phạt án treo hoặc án tù lên tới 3 năm. Anh có thể dùng những thông tin trên phổ cập lại cho anh chị chủ nhà để anh chị ấy được rõ. Lưu ý rằng hành vi kết hôn trực hệ là hành vi phạm pháp, bị ngăn cấm và sẽ bị xử lý đúng với quy định luật pháp hiện hành. Nếu anh vẫn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến kết hôn cận huyết, anh có thể liên hệ để các luật sư của chúng tôi để nhận hỗ trợ sớm nhất.
Kết hôn cận huyết nguyên nhân từ đâu?
Chị Ngần (Thái Bình) có câu hỏi:
Tôi có dịp lên Hòa Bình du lịch và làm phóng sự trải nghiệm đời sống người dân tộc thiểu số. Tuy hiện nay cơ sở hạ tầng tại các buôn làng không quá thiếu thốn, nhưng tôi nhận thấy quan niệm về xã hội của người dân vẫn còn rất lạc hậu. Việc kết hôn cận huyết vẫn còn xảy ra tương đối nhiều và mọi người có ít kiến thức về pháp luật hôn nhân. Xin hỏi luật sư, dưới góc nhìn pháp luật thì việc kết hôn sai trái này là do đâu?
>>> Tư vấn Luật hôn nhân gia đình mới nhất, liên hệ hotline 1900.6174
Trả lời:
Hiện nay việc tuyên truyền cũng như các cơ chế luật pháp vẫn chưa thể hạn chế hoàn toàn hành vi kết hôn với người cận huyết thống. Hủ tục này vẫn chưa thể chấm dứt có thể kể đến các nguyên nhân như sau:
Thứ nhất, do trình độ dân trí, hiểu biết của người dân chưa thật sự được nâng cao. Nhiều người do không biết kết hôn cận huyết là gì và có hậu quả ra sao nên vẫn chấp nhận chung sống với anh em, họ hàng,… Đặc biệt tại những vùng khó khăn về kinh tế, xã hội, khả năng tiếp cận giáo dục thấp, kết hôn nội tộc chưa thể chấm dứt..
Thứ hai, do quan niệm truyền thống lạc hậu của một số bộ phận dẫn đến hành vi duy trì hôn nhân cận huyết thống. Do quan niệm cha mẹ đặt đâu con ngồi đó nên nhiều bạn trẻ chấp nhận được bố mẹ sắp đặt hôn nhân với người nội tộc, thậm chí còn chưa đến độ tuổi kết hôn. Thêm vào đó, quan niệm người nội tộc gần gũi với nhau hơn khiến nhiều người không ngần ngại kết hôn với anh chị em, họ hàng,… Đối với những gia đình vùng núi chỉ có con gái còn chấp nhận hôn nhân nội tộc cho con để tài sản không bị phân chia cho người ngoài.
Thứ ba, khoảng cách vùng miền khiến trai gái không có điều kiện tìm hiểu, chỉ quen biết trong vùng. Đặc biệt ở những vùng địa hình hiểm trở và dân cư thưa thớt, nam nữ không có điều kiện di chuyển lại vô tình dẫn đến việc kết hôn cận huyết.
Thứ tư, do hoạt động tuyên truyền và cơ chế pháp luật hoạt động chưa thực sự hiệu quả khiến hôn nhân cận huyết chưa thể được loại bỏ. Các cơ chế xử phạt còn bị nới lỏng tại nhiều nơi, chưa đủ sức răn đe quyết liệt khiến cho việc đẩy lùi hôn nhân nội tộc thiếu hiệu quả.
Việc hôn nhân giữa người có quan hệ cận huyết vẫn chưa thực sự được loại bỏ hoàn toàn có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân trên. Tùy theo thực trạng xã hội tại địa phương và quan điểm cụ thể của người trong cuộc mà kết hôn cận huyết xảy ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Đây là một hủ tục đáng lên án và cần phải bị bài trừ ra khỏi xã hội.
>> Xem thêm: Hủy kết hôn trái pháp luật
Kết hôn cận huyết làm sao để loại bỏ?
Anh Bản (Tuyên Quang) có câu hỏi:
Khu vực gia đình tôi sinh sống ở vùng núi cao, dân cư thưa thớt, do là xóm nghèo nên nhiều người bỏ đi làm ăn xa xứ. Dân trong làng vẫn còn quan niệm khá lạc hậu về việc kết hôn, nhiều nhà cho con em chưa đủ tuổi thành niên lập gia đình. Theo thống kê của cán bộ xã tôi, có 15% dân cư trong làng kết hôn cận huyết. Nhiều vợ chồng sinh con đều bị chết non do các cháu sức khỏe quá kém. Xin hỏi luật sư có biện pháp nào giảm thiểu tình trạng kết hôn giữa người cận huyết như vậy hay không?
>>> Biện pháp hạn chế tình trạng kết hôn giữa người cận huyết, luật sư tư vấn 1900.6174
Trả lời:
Có thể nói, ảnh hưởng dễ thấy nhất của hôn nhân có quan hệ cận huyết là sức khỏe của thế hệ con cái tiếp theo bị suy giảm nghiêm trọng. Để giảm thiểu tối đa hệ quả của việc kết hôn này cần có biện pháp chặt chẽ và kế hoạch cụ thể. Tổng đài pháp luật xin được đưa ra một số gợi ý như sau:
Thứ nhất, cải thiện trình độ học thức, phổ cập giáo dục cho các vùng còn nhận thức kém về vấn đề kết hôn cận huyết. Điều này vừa giúp cải thiện xã hội, vừa tạo tiền đề phát triển kinh tế địa phương. Người dân có tư tưởng tiến bộ phần nào nhận thức và hạn chế xảy ra tình trạng kết hôn trực hệ. Trẻ em gái được phổ cập giáo dục sẽ có nhận thức bảo vệ bản thân tốt hơn và có kế hoạch hôn nhân, sinh sản tốt hơn.
Thứ hai, cán bộ địa phương tăng cường tuyên truyền các hệ lụy của việc kết hôn cận huyết để người dân nắm rõ. Ở những vùng núi vẫn có tình trạng mê tín dị đoan, con cháu ốm yếu do bố mẹ cận huyết nhưng lại đổ lỗi cho ma quỷ và thực hiện cúng bái mê tín, dẫn đến việc trẻ em ốm yếu không được điều trị kịp thời. Cán bộ địa phương cần đốc thúc việc tuyên truyền để người dân địa phương bài trừ những hủ tục, quan niệm lạc hậu về hôn nhân.
Thứ ba, cần thắt chặt việc xử phạt những hành vi kết hôn trực hệ, tiến hành xử phạt nghiêm minh để ngăn chặn thực trạng này tiếp diễn nghiêm trọng hơn. Đồng thời, thúc đẩy kinh tế địa phương, tạo điều kiện giao lưu giữa các vùng để hạn chế trường hợp kết hôn gần, kết nối kinh tế và xã hội của các vùng lân cận.
Đây là việc làm hết sức quan trọng để đẩy lùi hủ tục hôn nhân này, việc này đòi hỏi sự chung tay góp sức của rất nhiều người và các cấp chính quyền. Tổng đài pháp luật rất sẵn lòng góp chút sức mọn của mình vào hành động ý nghĩa này, nếu có bất kỳ điều gì cần được hỗ trợ, hạn hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được tư vấn cụ thể nhé.
>> Xem thêm: Làm giấy khai sinh có cần giấy kết hôn không
Bài viết trên đây, Tổng đài pháp luật đã cung cấp một số thông tin về kết hôn cận huyết theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu bạn đang có bất cứ thắc mắc, băn khoăn nào về hôn nhân cận huyết thống, đừng ngại nhấc máy liên hệ ngay Tổng đài pháp luật. Đội ngũ luật sư giàu chuyên môn và kinh nghiệm của chúng tôi luôn thường trực hỗ trợ nhanh chóng, chính xác và tận tình nhất cho mọi vấn đề của bạn.