Mức phạt nồng độ cồn xe máy là bao nhiêu nếu bạn vô ý uống rượu bia khi tham gia giao thông? Các mức phạt nồng độ cồn xe máy như thế nào?… Tất cả những lỗi nồng độ cồn xe máy đã được các luật sư của Tổng đài tư vấn luật giao thông 1900.6174 tổng hợp lại và chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Nồng độ cồn là gì?
– Nồng độ cồn là chỉ số đo hàm lượng cồn thực phẩm có trong các sản phẩm chứa cồn như rượu, bia. Nồng độ cồn sẽ được tính theo phần trăm thể tích có trong một sản phẩm. Độ cồn còn được tính bằng chỉ số mililít ethanol nguyên chất trong 100ml dung dịch ở nhiệt độ 20 °C.
– Cồn có khả năng gây nghiện, gây ra ảo giác đối với hệ thần kinh. Vậy nên, nếu người dùng sử dụng cồn khi tham gia giao thông sẽ làm cho hệ thần kinh mất nhận thức, khó tự chủ được bản thân và mất khả năng phương hướng. Điều này là rất nguy hiểm đối với người tham gia điều khiển phương bởi sẽ gây ra những tai nạn giao thông không đáng có. Vậy nên, dù chỉ là một lượng nhỏ bia, rượu nạp vào cơ thể thì vẫn sẽ bị tính vào lỗi nồng độ cồn và mức phạt nồng độ cồn xe máy sẽ phụ thuộc vào số liệu hiện cụ thể trên máy đo.
Nồng độ cồn trong máu đạt bao nhiêu thì bị phạt khi tham gia giao thông? Mức phạt nồng độ cồn xe máy?
Theo khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông 2008, pháp luật đã quy định những trường hợp sau đây sẽ vi phạm lỗi nồng độ xe máy và nghiêm cấm tham gia giao thông:
– Người tham gia giao thông điều khiển xe máy, xe ô tô, xe kéo, xe chuyên dùng trên đường mà trong hơi thở hoặc trong máu có nồng độ cồn.
– Người tham gia giao thông điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà có nồng độ cồn trong máu vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở hoặc 50 miligam/100 mililít máu.
Trên thực tế, trước đây việc tham gia giao thông khi có nồng độ cồn trong hơi thở hay trong máu vẫn được chấp nhận, chỉ cần không vượt quá 0,25 miligam/1 lít hơi thở hoặc 50 miligam/100 mililit máu thì sẽ không bị tính vào mức phạt nồng độ cồn xe máy. Tuy nhiên, sau đó hành vi này đã bị cấm, điều này được quy định rõ ràng trong Nghị định 100/2019 được Quốc hội ban hành. Khi tham gia giao thông mà người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn trong hơi thở hoặc trong máu thì đều bị coi là vi phạm luật tham gia giao thông và tính vào lỗi nồng độ cồn xe máy. Mức phạt nồng độ cồn xe máy khi tham gia giao thông của từng phương tiện được tính như sau:
– Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe đạp, xe đạp điện sẽ chịu mức phạt nông độ cồn:
+ Từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng nếu nồng độ cồn ≤ 0.25 miligam/1 lít khí thở hoặc ≤ 50 miligam/100 mililit máu.
+ Từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng nếu nồng độ cồn > 0.25 miligam đến 0.4 miligam/1 lít khí thở hoặc > 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu.
+ Từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng nếu > 0.4 miligam/1 lít khí thở hoặc > 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu.
– Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (gồm cả xe máy điện) sẽ chịu mức phạt nồng độ cồn:
+ Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu nồng độ cồn ≤ 0.25 miligam/1 lít khí thở hoặc ≤ 50 miligam/100 mililit máu.
+ Từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu nồng độ cồn > 0.25 miligam đến 0.4 miligam/1 lít khí thở hoặc > 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu.
+ Từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu nồng độ cồn > 0.4 miligam/1 lít khí thở hoặc > 80 miligam/100 mililit máu.
– Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dụng sẽ chịu mức phạt nồng độ cồn:
+ Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu nồng độ cồn ≤ 0.25 miligam/1 lít khí thở hoặc ≤ 50 miligam/100 mililit máu.
+ Từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu nồng độ cồn > 0.25 miligam đến 0.4 miligam/1 lít khí thở hoặc > 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu.
+ Từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng nếu nồng độ cồn > 0.4 miligam/1 lít khí thở hoặc > 80 miligam/100 mililit máu.
– Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe ô tô sẽ chịu mức phạt nồng độ cồn:
+ Từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu nồng độ cồn ≤ 0.25 miligam/1 lít khí thở hoặc ≤ 50 miligam/100 mililit máu.
+ Từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng nếu nồng độ cồn > 0.25 miligam đến 0.4 miligam/1 lít khí hoặc > 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu.
+ Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu nồng độ cồn > 0.4 miligam/1 lít khí thở hoặc > 80 miligam/100 mililit máu.
Vừa rồi là một số các mức phạt nồng độ cồn xe máy của người tham gia giao thông theo quy định của pháp luật. Nếu còn điều gì thắc mắc xin liên hệ Tổng đài pháp luật 1900.6174 để được tư vấn tốt nhất.
Mức phạt nồng độ cồn xe máy là bao nhiêu?
Chị C.H gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật:
Thưa luật sư, ngày 15/02 vừa rồi nhà tôi có giỗ ở quê nên chồng tôi có uống một chút rượu. Chúng tôi chắc chắn rằng nồng độ cồn trong cơ thể là rất ít bởi vì khi lái xe chồng tôi hoàn toàn tỉnh táo. Tuy nhiên khi bị công an bắt và kiểm tra nồng độ cồn thì vợ chồng tôi bị phạt 4.000.000 đồng. Luật sư cho tôi hỏi bị phạt như vậy là đúng hay không vì tôi nghĩ nếu tỉnh táo thì đâu thể coi là lỗi nồng độ cồn xe máy? Tiền phạt như vậy cũng cao quá. Mong luật sư giải thích.
>>> Tư vấn các mức phạt nồng độ cồn xe máy, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn, Tổng đài pháp luật xin cảm ơn bạn đã tin tưởng chia sẻ vấn đề tới chúng tôi. Với trường hợp mà bạn đang mắc phải, các luật sư đã nghiên cứu và có những tư vấn như sau:
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (gồm cả xe máy điện) sẽ chịu mức phạt nồng độ cồn:
– Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu nồng độ cồn ≤ 0.25 miligam/1 lít khí thở hoặc ≤ 50 miligam/100 mililit máu.
– Từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu nồng độ cồn > 0.25 miligam đến 0.4 miligam/1 lít khí thở hoặc > 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu.
– Từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu nồng độ cồn > 0.4 miligam/1 lít khí thở hoặc > 80 miligam/100 mililit máu.
>>> Chúng tôi không rõ ràng khi kiểm tra nồng độ cồn với công an giao thông, vợ chồng bạn có nhớ nồng độ cồn trong cơ thể chồng bạn là bao nhiêu không, như vậy sẽ dễ hơn để chúng tôi có thể giải thích lỗi nồng độ cồn xe máy mà vợ chồng bạn gặp phải cũng như tư vấn mức phạt nồng độ cồn xe máy mà vợ chồng bạn phải chịu theo đúng quy định pháp luật. Hai vợ chồng bạn cũng nên lưu ý, bên cạnh việc nhận phí phạt khi tham gia giao thông, tùy từng trường hợp nghiêm trọng của vấn đề chồng bạn cũng có thể sẽ bị thu GPLX. Vậy nên, hãy nhớ rằng khi tham gia giao thông thì không uống rượu bia để tránh những tai nạn không đáng có và cũng không mất tiền cho những lỗi nồng độ cồn xe máy.
>>>Tham khảo ngay bài viết: Không có giấy phép lái xe phạt bao nhiêu?
Một số câu hỏi về mức phạt nồng độ cồn xe máy (tình huống)
Mức phạt lỗi nồng độ cồn xe máy khi đạt 0,49mg/lít khí thở là bao nhiêu?
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, quy định mức xử phạt nồng độ cồn về các lỗi nồng độ cồn xe máy như sau:
Mức nồng độ cồn | Đối tượng | Mức phạt tiền | Xử phạt bổ sung |
Mức 1:
≤ 0.25 ml/1l khí thở hoặc ≤ 50 ml/100 ml máu. |
Ô tô | 06 – 08 triệu đồng | Thu bằng lái xe từ 10 – 12 tháng |
Xe máy | 02 – 03 triệu đồng | ||
Xe đạp, xe đạp điện | 80.000 – 100.000 đồng | ||
Mức 2:
> 0.4 ml/1l khí thở hoặc > 50 ml đến 80 ml/100 ml máu |
Ô tô | 16 – 18 triệu đồng | Thu bằng lái xe từ 16 – 18 tháng |
Xe máy | 04 – 05 triệu đồng | ||
Xe đạp, xe đạp điện | 200.000 – 400.000 đồng | ||
Mức 3:
> 0.4 ml/1l khí thở hoặc > 80 ml/100 ml máu |
Ô tô | 30 – 40 triệu đồng | Thu bằng lái xe 22 – 24 tháng |
Xe máy | 06 – 08 triệu đồng | ||
Xe đạp | 600 – 800.000 đồng |
Nồng độ cồn 0.25mg/lít là bao nhiêu?
Theo nghị định 100/2019/NĐ-CP, các mức phạt nồng độ cồn xe máy liên quan đến lỗi vi phạm nồng độ cồn “lái xe khi đã uống rượu, bia” xử lý như sau:
Mức 1:
Chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/1l khí thở |
Ô tô | 06 – 08 triệu đồng | Thu bằng lái xe từ 10 – 12 tháng |
Xe máy | 02 – 03 triệu đồng | ||
Xe đạp, xe đạp điện | 80.000 – 100.000 đồng |
Vi phạm nồng độ cồn có bị giam xe không?
Với các lỗi nồng độ cồn xe máy, cảnh sát giao thông được phép tạm giữ phương tiện tham gia giao thông của chủ xe, căn cứ khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
“a) Điểm c khoản 6; điểm a, điểm c khoản 8; khoản 10 Điều 5;
b) Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6;
c) Điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7;
d) Điểm q khoản 1; điểm d, điểm đ (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện), điểm e khoản 3; điểm a, điểm c, điểm d khoản 4 Điều 8;
đ) Khoản 9 Điều 11;
e) Điểm a, điểm b, điểm c, điểm đ khoản 4; điểm d, điểm đ, điểm e khoản 5 Điều 16;
g) Khoản 2 Điều 17;
h) Điểm b, điểm đ khoản 1; điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 2 Điều 19;
i) Khoản 1; điểm a, điểm c khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8 Điều 21;
k) Điểm đ, điểm g, điểm h, điểm k khoản 5; điểm m khoản 7; điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 8; điểm c khoản Điều 30;
l) Điểm b khoản 6 Điều 33.”
>>> Từ các quy định trên, ta thấy rằng tất cả các hành vi vi phạm lỗi nồng độ đều bị tạm giữ xe, thời hạn giam xe không quá 7 ngày. Ngoài ra, việc tạm giữ xe sẽ được cảnh sát giao thông lập biên bản đầy đủ, lấy chữ ký của các bên rồi sẽ giao một bản cho người vi phạm giữ, hết thời gian giam xe chủ phương tiện mang theo văn bản này để lấy xe về.
Không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn bị phạt bao nhiêu tiền?
Thực tế, không ai muốn bị phạt giữ xe hay mất tiền cả. Đôi khi có những dịp đặc biệt, nhiều người vẫn xem nhẹ vấn đề này để rồi không may bị bắt thì sẽ chống chế, không hợp tác với cán bộ chức năng. Nếu mắc những lỗi vi phạm, mức phạt nồng độ cồn xe máy mà không chấp hành kiểm tra nồng độ cồn theo đúng quy định của pháp luật thì người tham gia giao thông sẽ chịu mức phạt như sau:
Theo quy định tại Điểm b Khoản 8 Điều 6 của nghị định 100/2019/NĐ-CP và Luật giao thông đường bộ 2008:
– Người tham gia giao thông sẽ bị xử phạt hành chính từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người vi phạm những hành vi sau đây khi điều khiển xe gắn máy:
– Xe chạy quá 20km/h;
– Điều khiển xe quá tốc độ gây tai nạn giao thông, không chú ý quan sát; dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định khi đi vào đường cao tốc gây tai nạn giao thông; đi sai làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe gây tai nạn giao thông; đi vào làn đường có biển báo cấm đối với phương tiện đang điều khiển; đi ngược chiều trong làn đường một chiều hoặc trên đường có biển cấm đi ngược chiều gây tai nạn giao thông, ngoại trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 8 Điều này;
– Là người điều khiển xe nhưng trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Điều này là vi phạm lỗi nồng độ cồn khi tham gia giao thông.
– Ngoài bị xử phạt hành chính, những người điều khiển xe vi phạm các quy định khi tham gia giao thông còn phải bị áp dụng các mức phạt nồng độ cồn xe máy bổ sung sau đây:
+ Vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 6; điểm a khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng GPLX (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng.
+ Vi phạm quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước GPLX (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a khoản 1; điểm e, điểm g, điểm h khoản 2; điểm d, điểm đ, điểm e, điểm i khoản 3; điểm b, điểm d, điểm e khoản 4; điểm b, điểm d, điểm đ khoản 5 Điều này;
+ Vi phạm quy định tại điểm b khoản 7 Điều này sẽ bị tước quyền sử dụng GPLX (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 16 tháng đến 18 tháng;
Bài viết trên là tổng hợp những quy định cần biết về lỗi nồng độ cồn xe máy cũng như các mức phạt nồng độ cồn xe máy mà người tham gia giao thông cần chú ý. Nếu bạn còn những thắc mắc mong muốn được giải đáp hoặc những vấn đề muốn được xử lý riêng xin liên hệ với chúng tôi qua đường dây Tổng đài pháp luật 1900.6174 để nhận được những tư vấn tốt nhất.