BỘ Y TẾ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 838/QĐ-BYT |
Hà Nội, ngày 05 tháng 04 năm 2022 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH HƯỚNG DẪN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG CHO NHÂN VIÊN Y TẾ TRONG PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Luật An toàn vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Hướng dẫn An toàn, vệ sinh lao động cho nhân viên y tế trong phòng, chống dịch COVID-19.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Trường hợp các văn bản dẫn chiếu trong Hướng dẫn này bị thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì áp dụng theo các văn bản thay thế hoặc sửa đổi bổ sung.
Điều 3. Các Ông, Bà: Chánh văn phòng Bộ; Chánh Thanh tra Bộ; Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng Cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng Cục thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc các Bệnh viện, Viện trực thuộc Bộ Y tế; Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: – Như Điều 3; – Đ/c Bộ trưởng (để báo cáo); – Các đồng chí Thứ trưởng Bộ Y tế; – Công đoàn Y tế Việt Nam (để phối hợp); – Cổng TTĐT Bộ Y tế; Website Cục QLMTYT; – Lưu: VT, MT. |
KT. BỘ TRƯỞNG Nguyễn Trường Sơn |
HƯỚNG DẪN
AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG CHO NHÂN VIÊN Y TẾ TRONG PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19
(Ban hành kèm theo Quyết định số 838/QĐ-BYT ngày 05 tháng 04 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
I. SỰ CẦN THIẾT
Chăm sóc sức khỏe là một ngành lao động đặc thù với cường độ cao ở hầu hết các hoạt động trong ngành. Toàn bộ người lao động làm việc trong các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập (sau đây gọi là nhân viên y tế) phải trực tiếp khám, điều trị, chăm sóc bệnh nhân và trực tiếp tham gia xử lý các vụ dịch bệnh truyền nhiễm nên rất dễ bị lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm và đặc biệt hiện nay là dịch bệnh COVID-19. Trong quá trình làm việc nhân viên y tế (NVYT) có thể tiếp xúc với những rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động, có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh, bị chấn thương và thậm chí tử vong trong bối cảnh ứng phó với đại dịch COVID-19. Những rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động bao gồm (i) lây nhiễm COVID-19 khi làm việc; (ii) viêm da và căng thẳng nhiệt do phải mặc phương tiện bảo vệ cá nhân (PTBVCN) trong thời gian dài và trong thời tiết nóng nực; (iii) tiếp xúc với hóa chất khử khuẩn do tăng tần suất sử dụng; (iv) mệt mỏi kéo dài (v) bị bạo hành, kỳ thị, phân biệt đối xử; (vi) bị căng thẳng tâm lý; (vii) đau mỏi cơ xương khớp; (viii) điều kiện công trình vệ sinh, phúc lợi không đầy đủ hoặc không đảm bảo an toàn.
Để giảm thiểu những rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động, bảo vệ sức khỏe và an toàn cho nhân viên y tế, cần thực hiện kết hợp đồng bộ các biện pháp toàn diện về phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm với các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động, quản lý lực lượng nhân viên y tế, hỗ trợ sức khỏe tâm thần và hỗ trợ tâm lý cho nhân viên y tế. Nếu không thực hiện các biện pháp về an toàn, vệ sinh lao động, tỷ lệ bệnh liên quan đến công việc của nhân viên y tế có thể tăng lên, tỷ lệ nghỉ việc cao, giảm năng suất lao động và giảm chất lượng chăm sóc người bệnh.
Ngày 02/02/2021, Tổ chức Y tế thế giới và Tổ chức Lao động Quốc tế đã ban hành Hướng dẫn tạm thời: “COVID-19: An toàn và vệ sinh lao động cho nhân viên y tế”. Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới chưa xây dựng hướng dẫn an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) cho nhân viên y tế trong ứng phó với đại dịch COVID-19. Do vậy, việc xây dựng hướng dẫn ATVSLĐ cho NVYT trong phòng, chống dịch COVID-19 phù hợp với tình hình và điều kiện của Việt Nam là rất quan trọng và cấp thiết trong giai đoạn hiện nay nhằm bảo vệ sức khỏe và an toàn cho NVYT.
Hướng dẫn cung cấp các thông tin cần thiết về các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động, các hoạt động chăm sóc sức khỏe nghề nghiệp cho nhân viên y tế trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Hướng dẫn này dành cho người sử dụng lao động, cán bộ quản lý cơ sở y tế, nhân viên y tế, người làm an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập nhằm giảm thiểu rủi ro về ATVSLĐ, bảo vệ sức khỏe người lao động khi tham gia phòng, chống dịch COVID-19.
II. MỤC TIÊU
Hướng dẫn các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động để giảm thiểu nguy cơ rủi ro ảnh hưởng tới sức khỏe của nhân viên y tế tại các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập trong phòng, chống dịch COVID-19.
III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1. Phạm vi:
Các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập tham gia công tác phòng, chống dịch COVID-19.
2. Đối tượng áp dụng:
– Người sử dụng lao động/cán bộ quản lý cơ sở y tế, người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.
– Toàn bộ người lao động làm việc trong các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập (sau đây gọi là nhân viên y tế), làm các nghề, công việc có nguy cơ rủi ro ATVSLĐ trong phòng, chống dịch COVID-19 và được phân loại theo quy trình, hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 như sau:
+ Nhóm 1-Điều tra dịch tễ tại cộng đồng (sau đây gọi là truy vết): là những NVYT thực hiện nhiệm vụ truy vết người nhiễm và nghi nhiễm SARS- CoV-2 tại cộng đồng.
+ Nhóm 2-Lấy mẫu và xét nghiệm nhanh tại cộng đồng: là những NVYT lấy mẫu bệnh phẩm tỵ hầu ở người nhiễm và nghi nhiễm SARS- CoV-2 và/hoặc làm xét nghiệm nhanh tại chỗ trong các khu vực lấy mẫu của các cơ sở y tế, khu cách ly tập trung, trên xe xét nghiệm di động, tại cộng đồng/nhà dân…
+ Nhóm 3-Làm xét nghiệm: là những NVYT làm việc tại các phòng xét nghiệm, Khoa vi sinh, Khoa xét nghiệm và làm xét nghiệm tất cả bệnh phẩm (có thể là bệnh phẩm đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới, bệnh phẩm máu, huyết thanh, vv.) của người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2 tại các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập.
+ Nhóm 4-Trực tiếp điều trị, chăm sóc, phục vụ, chuyên chở bệnh nhân COVID-19 và vận chuyển, xử lý, khâm liệm tử thi, giám định pháp y tử thi, người nhiễm SARS-CoV-2 .
+ Nhóm 5-Làm việc trong các khu vực khám, chữa bệnh thông thường; khám sàng lọc, tư vấn; khu cách ly tập trung; chuyên chở người nghi nhiễm SARS-CoV-2.
+ Nhóm 6-Làm việc tại Trạm Y tế xã/phường/thị trấn lưu động (sau đây gọi tắt là Trạm y tế lưu động): là những NVYT chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi người nhiễm COVID-19 tại nhà và cộng đồng; xét nghiệm COVID-19; tiêm chủng vắc xin phòng, chống COVID-19; truyền thông về COVID-19; khám, điều trị, cấp thuốc cho người mắc các bệnh khác.
IV. CÁC KHÁI NIỆM/ GIẢI THÍCH TỪ NGỮ.
Trong phạm vi của Hướng dẫn này, các khái niệm/từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
– Yếu tố tác hại nghề nghiệp là các yếu tố xuất hiện trong quá trình tham gia thực hiện các nhiệm vụ, công việc liên quan đến phòng, chống dịch COVID-19 có thể gây ảnh hưởng sức khỏe của NVYT.
– Nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động trong phòng, chống dịch COVID-19 là khả năng gây ra bệnh tật và chấn thương do tiếp xúc với các yếu tố tác hại nghề nghiệp tại nơi làm việc trong quá trình thực hiện phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
– Mức độ nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 phân loại theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế.
+ Nguy cơ lây nhiễm rất cao: Tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm có can thiệp hô hấp, thủ thuật xâm lấn, tạo khí dung; khu xử lý, khâm liệm tử thi; giám định pháp y tử thi người nhiễm, nghi nhiễm SARS-CoV-2.
+ Nguy cơ lây nhiễm cao: Tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm không có can thiệp hô hấp, thủ thuật xâm lấn, tạo khí dung; mẫu bệnh phẩm hô hấp xét nghiệm COVID-19.
+ Nguy cơ lây nhiễm trung bình: Có thể tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm, nghi nhiễm SARS-CoV-2.
+ Nguy cơ lây nhiễm thấp: Không tiếp xúc trực tiếp người nhiễm, nghi nhiễm SARS-CoV-2.
– Mức độ nguy cơ rủi ro khác về ATVSLĐ trong phòng, chống dịch COVID-19.
+ Nguy cơ rất cao: tiếp xúc với yếu tố tác hại nghề nghiệp trong hầu hết thời gian làm việc và có thể gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe.
+ Nguy cơ cao: thường xuyên tiếp xúc với yếu tố tác hại nghề nghiệp và có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
+ Nguy cơ trung bình: tiếp xúc không thường xuyên với yếu tố tác hại nghề nghiệp và có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
+ Nguy cơ thấp: ít tiếp xúc với yếu tố tác hại nghề nghiệp và ảnh hưởng ít đến sức khỏe.
V. CÁC NGUY CƠ RỦI RO VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN Y TẾ TRONG PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19.
1. Các nguy cơ rủi ro chính về an toàn, vệ sinh lao động trong phòng, chống dịch COVID-19.
– Lây nhiễm SARS-CoV-2 trong quá trình làm việc;
– Viêm da do phải mặc PTBVCN trong thời gian dài và trong thời tiết nóng nực.
– Căng thẳng nhiệt (say nóng, say nắng) do phải mặc PTBVCN trong thời gian dài và trong thời tiết nóng nực.
– Tiếp xúc với các hóa chất khử khuẩn do tăng tần suất sử dụng;
– Mệt mỏi kéo dài do thời gian làm việc kéo dài, khối lượng công việc lớn, thời gian nghỉ ngơi không đủ, không cung cấp đầy đủ dinh dưỡng.
– Bạo hành, kỳ thị, phân biệt đối xử, quấy rối tại nơi làm việc.
– Rối loạn sức khỏe tâm thần (trầm cảm, lo âu, căng thẳng cảm xúc, kiệt sức nghề nghiệp, vv) do căng thẳng tâm lý.
– Đau mỏi cơ xương khớp do nâng nhấc, vận chuyển, chăm sóc bệnh nhân và các vật nặng khi tham gia phòng, chống dịch COVID-19.
– Điều kiện công trình vệ sinh phúc lợi không đầy đủ hoặc không đảm bảo an toàn.
2. Tóm tắt mức độ nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động trong phòng, chống dịch COVID-19 theo nhóm NVYT.
TT |
Nhóm NVYT |
Lây nhiễm SARS- CoV-2 |
Nguy cơ bị viêm da |
Nguy cơ bị căng thẳng nhiệt |
Tiếp xúc với hóa chất khử khuẩn |
Nguy cơ bị mệt mỏi |
Bạo lực, quấy rối |
Nguy cơ rối loạn sức khỏe tâm thần |
Nguy cơ bị đau mỏi cơ xương khớp |
Điều kiện công trình vệ sinh phúc lợi không đầy đủ hoặc không an toàn |
1. |
Nhóm 1- Điều tra dịch tễ tại cộng đồng |
++ |
++++ |
++++ |
++ |
++++ |
++++ |
++++ |
+++ |
++++ |
2. |
Nhóm 2-Lấy mẫu XN và XN nhanh tại cộng đồng |
+++ |
++++ |
++++ |
++ |
++++ |
++++ |
++++ |
+++ |
++++ |
3. |
Nhóm 3-Làm xét nghiệm |
+++ |
++++ |
+ |
++++ |
++++ |
+ |
++++ |
+++ |
++ |
4. |
Nhóm 4-Trực tiếp điều trị, chăm sóc, phục vụ, chuyên chở bệnh nhân COVID-19 |
++++ |
++++ |
+++ |
++++ |
++++ |
+++ |
++++ |
++++ |
+++ |
5. |
Nhóm 5-Làm việc trong các khu vực khám, chữa bệnh thông thường; khám sàng lọc, tư vấn; khu cách ly tập trung; chuyên chở người nghi nhiễm SARS- CoV-2. |
++ |
++++ |
+++ |
++++ |
++++ |
++++ |
++++ |
+++ |
+++ |
6. |
Nhóm 6-Trạm y tế lưu động |
+++ |
++++ |
++++ |
++ |
++++ |
++++ |
++++ |
+++ |
++++ |
Ghi chú: Nguy cơ rất cao: (++++); Nguy cơ cao: (+++); Nguy cơ trung bình: (++); Nguy cơ thấp: (+)
VI. CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP CHO NHÂN VIÊN Y TẾ TRONG PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19
1. Biện pháp chung:
Để đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp cho nhân viên y tế trong phòng, chống dịch COVID-19, ngoài các biện pháp theo từng yếu tố nguy cơ cụ thể, các cơ sở y tế cần áp dụng và thực hiện các biện pháp dự phòng chung như sau:
1.1. Xây dựng và thực hiện chương trình ATVSLĐ lồng ghép với chương trình kiểm soát và phòng ngừa lây nhiễm SARS-CoV-2 tại cơ sở y tế. Phân công nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể để triển khai thực hiện. Xây dựng các nội quy, quy định về ATVSLĐ trong phòng, chống dịch COVID-19 để đảm bảo điều kiện làm việc an toàn, sức khỏe và phòng chống lây nhiễm cho NVYT. Quy định yêu cầu người lao động tuân thủ các quy trình chuyên môn, kỹ thuật, thực hành công việc an toàn để giảm thiểu các nguy cơ rủi ro ATVSLĐ trong phòng, chống dịch COVID-19 và lưu ý: vệ sinh tay theo qui trình chuẩn; vệ sinh đường hô hấp; vệ sinh môi trường làm việc và xử lý rác thải y tế; nâng nhấc bệnh nhân, vận chuyển vật nặng an toàn/đúng cách. Quy định cho phép nhân viên ở nhà trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh COVID-19 với các triệu chứng đặc hiệu như sốt, ho, khó thở…;
1.2. Tổ chức công việc hợp lý để kiểm soát giảm thiểu nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ trong phòng, chống dịch COVID-19 bao gồm:
– Bố trí làm việc từ xa, cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế từ xa;
– Thay thế những yếu tố rất có hại bằng những yếu tố ít hại hơn như lựa chọn PTBVCN, hóa chất khử khuẩn dùng trong gia dụng và y tế đảm bảo chất lượng, đúng chủng loại cho NVYT.
– Thiết kế khu vực riêng để cách ly bệnh nhân COVID-19; sử dụng rèm, tấm chắn để ngăn cách trong phòng bệnh nhân nếu không gian nhỏ; sử dụng phòng lấy mẫu xét nghiệm; tấm chắn bảo vệ và ngăn cách bằng nhựa trong…
– Bố trí đầy đủ và thuận tiện các công trình vệ sinh phúc lợi phù hợp với NVYT theo qui định. Trang bị đầy đủ vòi nước rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh ở tất cả các điểm chăm sóc người bệnh, khu vực mặc/thay PTBVCN, khu vệ sinh, nơi xử lý chất thải…Khuyến khích lắp đặt hệ thống vệ sinh công nghệ ‘không chạm’ tại các khu vệ sinh, công trình phúc lợi.
– Nghiên cứu, thiết kế và thay đổi hệ thống thông gió phù hợp: Lắp đặt hệ thống thông gió áp suất âm chuyên dụng trong khu điều trị bệnh nhân COVID-19, khi thực hiện các thủ thuật y tế tạo khí dung và trong dãy phòng khám nghiệm tử thi chuyên dụng trong nhà xác; Lắp đặt hệ thống lọc khí hiệu suất cao (HEPA) trong các cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19. Tăng cường tối đa thông khí tự nhiên bằng cách mở cửa sổ và cửa ra vào.
– Sử dụng hệ thống rô bốt để vận chuyển thuốc, thức ăn và vệ sinh khử khuẩn…
– Giảm thời gian làm việc, tăng thời gian nghỉ giải lao cho NVYT khi mặc đầy đủ PTBVCN làm việc trong môi trường nóng; giảm căng thẳng và mệt mỏi cho NVYT bằng cách luân phiên ca làm việc, luân chuyển NVYT từ vị trí làm việc rất căng thẳng xuống vị trí ít căng thẳng hơn, vv.
1.3. Nhận diện các yếu tố có hại, đánh giá nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ trong phòng, chống dịch COVID-19. Quan trắc các yếu tố có hại theo đúng quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
1.4. Tổ chức huấn luyện cho NVYT về phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2; cách sử dụng hóa chất khử khuẩn dùng trong gia dụng và y tế; sức khỏe tâm thần, phòng ngừa bạo hành, kỳ thị, mệt mỏi, căng thẳng tâm lý, đau mỏi cơ xương khớp và các bệnh do căng thẳng nhiệt (say nóng, say nắng) gây ra; mặc, cởi, làm sạch, cất giữ, thải bỏ PTBVCN đúng cách và đảm bảo an toàn…
1.5. Cung cấp và trang bị đầy đủ PTBVCN cho nhân viên y tế, đảm bảo đủ số lượng, chất lượng và đúng chủng loại để phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 theo Quyết định số 4159/QĐ-BYT ngày 28/8/2021, các quy định hiện hành của Bộ Y tế và phòng ngừa tác hại của các hóa chất khử khuẩn theo hướng dẫn sử dụng an toàn hóa chất của nhà sản xuất. Các loại PTBVCN phải đảm bảo các yêu cầu sau: Được lựa chọn dựa trên yếu tố nguy cơ đối với NVYT. Được trang bị đúng cách và được trang bị lại định kỳ, nếu có. Được thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng và thay thế, nếu cần thiết. Được mặc, cởi, làm sạch, cất giữ, thải bỏ hoặc tiêu hủy đúng cách và đảm bảo an toàn theo quy định, phân loại và xử lý rác thải nguy hại để tránh lây nhiễm cho bản thân, người khác và ô nhiễm môi trường.
1.6. Bố trí NVYT đủ sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế để tham gia công tác phòng, chống dịch COVID-19. Sàng lọc và xét nghiệm SARS-CoV-2 cho NVYT theo quy định của Bộ Y tế. Tiêm phòng vắc xin cho NVYT trước khi tham gia hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 và phòng các bệnh lây nhiễm nghề nghiệp khác như viêm gan B, bệnh lao nghề nghiệp,…Tổ chức khám sức khỏe định kỳ và khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho NVYT theo quy định hiện hành, đặc biệt NVYT có nguy cơ cao phơi nhiễm SARS-CoV-2 và các nguy cơ nghề nghiệp khác.
1.7. Đảm bảo NVYT được chẩn đoán, điều trị, chăm sóc và hỗ trợ, tư vấn tâm lý, phục hồi chức năng khi bị lây nhiễm SARS-CoV-2, bị bạo hành, quấy rối hoặc có các rối loạn về sức khỏe tâm thần (căng thẳng, lo âu, trầm cảm, vv.), bị bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động. Báo cáo, điều tra, lập hồ sơ các trường hợp phơi nhiễm SARS-CoV-2, các vụ bạo hành, quấy rối tại nơi làm việc và đưa ra các biện pháp dự phòng;
1.8. Thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách bảo hộ lao động cho NVYT khi tham gia phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định của pháp luật hiện hành (chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; phụ cấp độc hại nguy hiểm; phụ cấp phòng chống dịch; bồi dưỡng bằng hiện vật đối với nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm; trang bị PTBVCN…).
1.9. Thường xuyên cập nhật, tuyên truyền, phổ biến các hướng dẫn về ATVSLĐ trong phòng, chống dịch COVID-19, phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 của Bộ Y tế và Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.
1.10. Tăng cường thực hiện các hoạt động nâng cao sức khỏe cho NVYT tại nơi làm việc (dinh dưỡng, thể dục, thể thao, lối sống lành mạnh, vv).
2. Các biện pháp dự phòng theo nguy cơ.
Ngoài các biện pháp dự phòng chung, các biện pháp dự phòng cụ thể nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động cho 06 nhóm nhân viên y tế tham gia công tác phòng, chống dịch COVID-19 được mô tả chi tiết tại Phụ lục 1.
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Người sử dụng lao động/Lãnh đạo cơ sở y tế:
a) Lập kế hoạch, bố trí nhân lực và kinh phí để tổ chức triển khai thực hiện Hướng dẫn;
b) Thực hiện tất cả các biện pháp phòng ngừa và bảo vệ cần thiết để giảm thiểu các nguy cơ rủi ro ATVSLĐ cho NVYT trong phòng, chống dịch COVID-19;
c) Thường xuyên tự kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Hướng dẫn theo Phụ lục 2 cũng như có phương án để khắc phục các tồn tại nếu có. d) Báo cáo kết quả triển khai thực hiện khi có yêu cầu.
2. Nhân viên y tế trong các cơ sở y tế (Người lao động)
a) Chấp hành nghiêm các quy định, nội quy, quy trình, yêu cầu về ATVSLĐ chung và ATVSLĐ trong phòng, chống dịch COVID-19 do người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao.
b) Tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức, kỹ năng về các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong phòng, chống dịch COVID-19; sử dụng và bảo quản các PTBVCN đã được cấp, các thiết bị an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc trong quá trình thực hiện các công việc, nhiệm vụ được giao.
c) Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp gây mất an toàn, vệ sinh lao động, hành vi vi phạm quy định ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong phòng, chống dịch COVID-19; Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện có các yếu tố nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong phòng, chống dịch COVID-19, hoặc phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.
d) Phải tham gia đầy đủ các khóa tập huấn về ATVSLĐ trong phòng, chống dịch COVID-19 do người sử dụng lao động tổ chức;
e) Tự đánh giá thực hiện các biện pháp ATVSLĐ trong phòng, chống dịch COVID-19 theo Phụ lục 3.
PHỤ LỤC 1.
DỰ PHÒNG CÁC NGUY CƠ RỦI RO VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG CHO NHÂN VIÊN Y TẾ TRONG PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19
1. DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM SARS-COV-2:
1.1. Yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng sức khỏe:
Trong quá trình phòng, chống dịch COVID-19, NVYT có nguy cơ cao bị lây nhiễm SARS-CoV-2 thông qua tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp hay tiếp xúc gần với người nhiễm vi rút như trực tiếp chăm sóc, điều trị người nhiễm bệnh, lấy mẫu, xét nghiệm, vv, tiếp xúc với các bề mặt hay vật dụng mang vi rút, khi thực hiện các thủ thuật y tế tạo khí dung cho bệnh nhân mắc COVID-19 mà không có đầy đủ PTBVCN hay tiếp xúc với người nhiễm bệnh trong không gian kín hay nơi tập trung đông người mà không khí không đảm bảo thông thoáng, vv.
1.2. Mức độ nguy cơ theo nhóm NVYT:
– Nhóm 1 và 5: nguy cơ lây nhiễm trung bình
– Nhóm 2, 3 và 6: nguy cơ lây nhiễm cao.
– Nhóm 4: nguy cơ lây nhiễm rất cao.
1.3. Các biện pháp dự phòng:
Nhóm NVYT |
Mức độ nguy cơ |
Các biện pháp dự phòng đối với cơ sở y tế |
Nhóm 1-Điều tra dịch tễ tại cộng đồng
Công việc tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm hoặc nghi nhiễm SARS-CoV-2. |
Nguy cơ lây nhiễm trung bình |
– Yêu cầu NVYT mặc đầy đủ PTBVCN, đảm bảo giữ khoảng cách; thường xuyên rửa tay, sát khuẩn khi thực hiện nhiệm vụ.
– Cung cấp đầy đủ PTBVCN cho NVYT cả về số lượng và chất lượng theo đúng quy định; – Tổ chức tiêm phòng vắc xin COVID-19; xét nghiệm test nhanh SARS-CoV-2 định kỳ cho NVYT. – Thường xuyên tổ chức tập huấn về phòng ngừa, kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 và ATVSLĐ trong phòng, chống dịch COVID-19; – Cho phép NVYT ở nhà trong trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh COVID-19 với các triệu chứng đặc hiệu như sốt, ho, khó thở… |
Nhóm 2-Lấy mẫu và xét nghiệm nhanh tại cộng đồng
Công việc lấy mẫu hoặc xét nghiệm nhanh mẫu dịch hầu họng cho người nhiễm hoặc nghi nhiễm SARS-CoV-2. |
Nguy cơ lây nhiễm cao |
Các biện pháp dự phòng như Nhóm 1 và bổ sung thêm các biện pháp sau:
– Thực hiện đầy đủ các quy định về phòng ngừa, kiểm soát lây nhiễm SARS- CoV-2 và lây nhiễm theo đường truyền khi lấy mẫu bệnh phẩm cho NVYT theo hướng dẫn tại Quyết định số 5188/QĐ-BYT ngày 14/12/2020; Quyết định số 4158/QĐ- BYT ngày 28/8/2021 và các quy định hiện hành của Bộ Y tế. – Cung cấp và sử dụng buồng lấy mẫu có vách ngăn (nếu có thể) – Sắp xếp, tổ chức khu vực lấy mẫu phù hợp, đúng quy định, thực hiện giãn cách khi lấy mẫu xét nghiệm. – Thường xuyên vệ sinh và khử khuẩn môi trường làm việc theo quy định. |
Nhóm 3-Làm xét nghiệm
Công việc làm xét nghiệm các mẫu dịch hầu họng cho người nhiễm hoặc nghi nhiễm SARS-CoV-2. |
Nguy cơ lây nhiễm cao | Các biện pháp dự phòng như Nhóm 1 và bổ sung thêm các biện pháp sau:
– Thực hiện đầy đủ các quy định về phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 cho NVYT làm xét nghiệm tại Khoa Vi sinh, Khoa Xét nghiệm theo hướng dẫn tại Quyết định số 5188/QĐ-BYT ngày 14/12/2020 và các quy định hiện hành của Bộ Y tế. – Thực hiện các quy định về an toàn sinh học trong phòng xét nghiệm; – Thường xuyên vệ sinh và khử khuẩn môi trường làm việc theo qui định. |
Nhóm 4- Trực tiếp điều trị, chăm sóc, phục vụ, chuyên chở bệnh nhân COVID-19
Công việc trực tiếp khám, điều trị và chăm sóc bệnh nhân COVID-19, thường xuyên thực hiện các thủ thuật tạo khí dung (đặt nội khí quản, thông khí không xâm lấn, mở khí quản, hồi sức tim phổi, mở khí quản bằng tay trước khi đặt nội khí quản, chọc hút đờm, nội soi phế quản, vv); |
Nguy cơ lây nhiễm rất cao |
Các biện pháp dự phòng như Nhóm 1 và bổ sung thêm các biện pháp sau:
– Thực hiện đầy đủ các quy định về phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm SARS- CoV-2 trong thực hành lâm sàng theo hướng dẫn tại Quyết định số 4158/QĐ-BYT ngày 28/8/2021 và các quy định hiện hành của Bộ Y tế; – Tăng cường thông khí tự nhiên trong các khu điều trị bằng cách mở cửa sổ và cửa ra vào; – Tăng cường hệ thống thông khí một chiều theo thiết kế luồng khí lưu thông từ nơi sạch đến nơi kém sạch (nếu có thể); – Cung cấp hệ thống quạt thông gió cơ học với bộ lọc khí dạng hạt không tuần hoàn (nếu có thể); – Lắp đặt hệ thống lọc khí hiệu suất cao (HEPA) trong các cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 (nếu có thể); – Lắp đặt hệ thống thông gió áp suất âm chuyên dụng trong khu điều trị bệnh nhân COVID-19 khi thực hiện các thủ thuật y tế tạo khí dung và trong dãy phòng khám nghiệm tử thi chuyên dụng trong nhà xác (nếu có thể); – Sử dụng hệ thống rô bốt để phát thuốc, đồ ăn và vệ sinh khử khuẩn (nếu có thể); – Thường xuyên vệ sinh và khử khuẩn môi trường làm việc theo qui định. |
Nhóm 5- Làm việc trong các khu vực khám, chữa bệnh thông thường; khám sàng lọc, tư vấn; khu cách ly tập trung; chuyên chở người nghi nhiễm SARS- CoV-2.
Công việc tiếp xúc trực tiếp với người nghi nhiễm SARS- CoV-2. |
Nguy cơ lây nhiễm trung bình |
Các biện pháp dự phòng như Nhóm 1 và bổ sung thêm các biện pháp sau:
– Thực hiện đầy đủ các quy định về phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 theo hướng dẫn tại Quyết định số 4158/QĐ-BYT ngày 28/8/2021 và các quy định hiện hành của Bộ Y tế; – Tổ chức sàng lọc, phân loại sớm người bệnh và người nghi nhiễm, nhanh chóng triển khai các biện pháp kiểm soát nguồn lây; – Bố trí các phân khu cách ly theo quy định; – Đối với khu cách ly tập trung: ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý thông tin và tình hình người được cách ly; – Thường xuyên vệ sinh và khử khuẩn môi trường làm việc theo qui định. |
Nhóm 6-Trạm y tế lưu động
Công việc trực tiếp khám và chăm sóc cho người nhiễm, nghi nhiễm SARS-CoV-2, nhưng không thực hiện các thủ thuật tạo khí dung |
Nguy cơ lây nhiễm cao |
Các biện pháp dự phòng như Nhóm 1 và bổ sung thêm biện pháp sau:
– Thực hiện đầy đủ các quy định về phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm SARS- CoV-2 theo hướng dẫn tại Quyết định số 4158/QĐ-BYT ngày 28/8/2021 và các quy định hiện hành của Bộ Y tế; – Cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế từ xa (nếu có thể). |
2. DỰ PHÒNG VIÊM DA.
2.1. Yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng sức khỏe:
– Khi sử dụng/mặc PTBVCN hoặc sử dụng PTBVCN cao cấp (từ cấp độ 3 trở lên), đeo khẩu trang N95 và kính bảo hộ trong thời gian dài (nhiều hơn 4-6 giờ), thời tiết nóng nực; vệ sinh tay thường xuyên >10 lần mỗi ngày.
– Các triệu chứng và dấu hiệu tổn thương da phổ biến: ngứa, phát ban, nổi mụn, kích ứng da do cọ xát, tì đè, viêm da tiếp xúc, nổi mề đay, khô da, bong vảy, vv. Tổn thương da có thể chia thành ba loại: tổn thương do tỳ đè liên quan đến trang thiết bị, tổn thương da liên quan đến độ ẩm và bị rách da. Vị trí tổn thương chủ yếu ở mặt, má, trán, sống mũi, tai và tay.
2.2. Mức độ nguy cơ theo Nhóm NVYT: Tất cả 06 nhóm NVYT có nguy cơ rất cao
2.3. Các biện pháp dự phòng:
Nhóm NVYT |
Mức độ nguy cơ |
Các biện pháp dự phòng đối với cơ sở y tế |
Nhóm 1- Điều tra dịch tễ tại cộng đồng
Mặc PTBVCN cấp độ 2, truy vết các trường hợp nhiễm và nghi nhiễm tại cộng đồng, di chuyển nhiều nơi ngoài trời và trong điều kiện thời tiết nắng nóng. |
Nguy cơ rất cao |
– Cung cấp găng tay nitrile nếu NVYT bị dị ứng với găng tay latex.
– Trang bị PTBVCN cho NVYT đảm bảo về số lượng, chất lượng và kích cỡ. – Tư vấn cho NVYT bôi kem dưỡng ẩm hoặc gel lên mặt và tay trước khi đeo PTBVCN. – Tư vấn NVYT tránh sử dụng kính bảo vệ mắt quá chặt có thể gây tổn thương da và làm mờ kính. – Khuyến cáo NVYT sử dụng găng tay và khử khuẩn găng tay bằng dung dịch sát khuẩn nhanh được Bộ Y tế cấp phép và theo hướng dẫn của nhà sản xuất. – Cải tiến quai đeo khẩu trang/gọng kính tránh cọ sát vào mang tai. – Khuyến cáo cho NVYT đến khám ở các cơ sở chuyên khoa nếu bị phát ban hoặc có các triệu chứng viêm da kéo dài. |
Nhóm 2-Lấy mẫu và xét nghiệm nhanh tại cộng đồng
Mặc PTBVCN cấp độ 3, lấy mẫu và làm xét nghiệm nhanh bệnh phẩm tỵ hầu ở người nhiễm và nghi nhiễm SARS- CoV-2 tại cộng đồng, làm việc trong nhà hoặc ngoài trời, trong điều kiện thời tiết nắng nóng |
Nguy cơ rất cao |
|
Nhóm 3-Làm xét nghiệm
Mặc PTBVCN cấp độ 3 trong suốt ca làm việc, trong phòng xét nghiệm có quạt hoặc điều hòa không khí |
Nguy cơ rất cao |
|
Nhóm 4- Trực tiếp điều trị, chăm sóc, phục vụ, chuyên chở bệnh nhân COVID-19
Mặc PTBVCN cấp độ 4 trong suốt ca làm việc (≥8giờ) trong khu điều trị và chăm sóc người bệnh, trong điều kiện thời tiết nắng nóng |
Nguy cơ rất cao |
|
Nhóm 5- Làm việc trong các khu vực khám, chữa bệnh thông thường; khám sàng lọc, tư vấn; khu cách ly tập trung; chuyên chở người nghi nhiễm SARS-CoV-2.
Mặc PTBVCN cấp độ 2 trong suốt ca làm việc (≥8giờ) trong điều kiện thời tiết nắng nóng, có thể sử dụng quạt. |
Nguy cơ rất cao |
|
Nhóm 6-Trạm y tế lưu động
Mặc PTBVCN cấp độ 3, trực tiếp khám, chăm sóc, sơ cứu và chuyển tuyến cho người nhiễm hoặc nghi nhiễm SARS-CoV-2 tại cộng đồng, di chuyển nhiều nơi ngoài trời và trong thời tiết nắng nóng. |
Nguy cơ rất cao |
3. DỰ PHÒNG CĂNG THẲNG NHIỆT (SAY NẮNG, SAY NÓNG).
3.1. Yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng sức khỏe:
– Sử dụng đầy đủ PTBVCN phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định của Bộ Y tế trong thời gian dài hoặc làm việc trong nhà hoặc ngoài trời trong thời tiết nóng nực sẽ giữ nhiệt và mất mồ hôi, hạn chế sự bay hơi làm mát cơ thể và có thể dẫn đến căng thẳng nhiệt.
– Các triệu chứng của căng thẳng nhiệt:
○ Chuột rút: co cơ và đau
○ Kiệt sức: quá mệt hoặc uể oải, chóng mặt; xanh xao, lạnh, da ướt; đổ nhiều mồ hôi; đau đầu; buồn nôn;
○ Đột quỵ: da rất khô và nóng có đốm đỏ và hơi xanh, lú lẫn, co giật, bất tỉnh, nhiệt độ cơ thể tăng cao ≥ 41 độ C.
3.2. Mức độ nguy cơ theo Nhóm NVYT:
– Nhóm 1, 2 và 6: nguy cơ rất cao
– Nhóm 4 và 5: nguy cơ cao
– Nhóm 3: nguy cơ thấp.
3.3. Các biện pháp dự phòng:
Nhóm NVYT |
Mức độ nguy cơ |
Các biện pháp dự phòng đối với cơ sở y tế |
Nhóm 1- Điều tra dịch tễ tại cộng đồng
Mặc PTBVCN cấp độ 2, truy vết các trường hợp nhiễm và nghi nhiễm tại cộng đồng, di chuyển nhiều ngoài trời và trong điều kiện thời tiết nắng nóng. |
Nguy cơ rất cao |
– Tư vấn cho NVYT uống nước thường xuyên để tránh mất nước;
– Cung cấp đủ nước uống, nước điện giải hoặc nước uống bổ sung muối trong thời gian nghỉ ngơi; – Rút ngắn thời gian làm việc tối đa là 01 giờ so với thời gian làm việc thông thường khi NVYT mặc đầy đủ PTBVCN làm việc; ví dụ: thời gian làm việc thông thường vào buổi sáng là 04 giờ, khi mặc PTBVCN đầy đủ thì cho phép NVYT nghỉ sớm tối đa 01 giờ. – Sắp xếp đủ thời gian nghỉ và phục hồi sức khỏe cho NVYT; – Tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức cho NVYT về các biểu hiện/triệu chứng căng thẳng nhiệt và các biện pháp dự phòng; cách sử dụng PTBVCN đúng cách và phù hợp với công việc. – Sử dụng các PTBVCN cải tiến (gắn quạt mát hoặc đá lạnh) (nếu có) (chỉ áp dụng cho Nhóm 1,2). |
Nhóm 3-Làm xét nghiệm
Mặc PTBVCN cấp độ 3 trong suốt ca làm việc, trong phòng xét nghiệm có quạt hoặc điều hòa không khí. |
Nguy cơ thấp |
|
Nhóm 4- Trực tiếp điều trị, chăm sóc, phục vụ, chuyên chở bệnh nhân COVID-19
Mặc PTBVCN cấp độ 4 trong suốt ca làm việc (≥8giờ) trong khu điều trị và chăm sóc người bệnh, trong điều kiện thời tiết nắng nóng. |
Nguy cơ cao |
|
Nhóm 5-Làm việc trong các khu vực khám, chữa bệnh thông thường; khám sàng lọc, tư vấn; khu cách ly tập trung; chuyên chở người nghi nhiễm SARS-CoV-2.
Mặc PTBVCN cấp độ 2 trong suốt ca làm việc (≥8giờ) trong điều kiện thời tiết nắng nóng, có thể sử dụng quạt |
Nguy cơ cao |
|
Nhóm 6-Trạm y tế lưu động
Mặc PTBVCN cấp độ 3, trực tiếp khám, chăm sóc, sơ cứu và chuyển tuyến cho người nhiễm hoặc nghi nhiễm SARS-CoV-2 tại cộng đồng, di chuyển nhiều nơi ngoài trời và trong thời tiết nắng nóng. |
Nguy cơ rất cao |
|
Nhóm 2-Lấy mẫu và xét nghiệm nhanh tại cộng đồng
Mặc PTBVCN cấp độ 3, lấy mẫu và làm xét nghiệm nhanh bệnh phẩm tỵ hầu ở người nhiễm và nghi nhiễm SARS- CoV-2 tại cộng đồng, làm việc trong nhà hoặc ngoài trời, trong điều kiện thời tiết nắng nóng |
Nguy cơ rất cao |
Các biện pháp dự phòng như Nhóm 1,3,4,5,6 và bổ sung thêm các biện pháp sau:
– Trong thời tiết nắng nóng, thay đổi thời giờ làm việc cho phù hợp, có thể lấy mẫu buổi sáng từ 5h -10h, buổi chiều từ 16h đến 22h. – Làm mái che tạm thời ở khu vực lấy mẫu. – Cung cấp và sử dụng buồng lấy mẫu có quạt hoặc điều hòa không khí (nếu có thể). |
4. DỰ PHÒNG KHI TIẾP XÚC VỚI CÁC HÓA CHẤT KHỬ KHUẨN
4.1. Yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng sức khỏe:
Việc tăng cường sử dụng các chế phẩm sát khuẩn tay, hóa chất khử khuẩn làm sạch bề mặt môi trường làm việc trong phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở y tế có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của NVYT như gây kích ứng mũi và mắt, tức ngực, thở khò khè, khó thở và kích ứng da. Những ảnh hưởng sức khỏe này có thể xảy ra liên quan đến pha chế hóa chất khử khuẩn không an toàn; sử dụng không đúng cách hoặc thiếu PTBVCN; bảo quản không an toàn; trộn sản phẩm; lạm dụng hóa chất khử khuẩn.
4.2. Mức độ nguy cơ theo Nhóm NVYT:
– Nhóm 1,2 và 6: nguy cơ trung bình
– Nhóm 3,4 và 5: nguy cơ rất cao.
4.3. Các biện pháp dự phòng
Nhóm NVYT |
Mức độ nguy cơ |
Các biện pháp dự phòng đối với cơ sở y tế |
Nhóm 1- Điều tra dịch tễ tại cộng đồng
Công việc truy vết các trường hợp nhiễm hoặc nghi nhiễm tại cộng đồng chủ yếu thường xuyên sử dụng dung dịch sát khuẩn tay nhanh. |
Nguy cơ trung bình |
Khuyến cáo NVYT sử dụng găng tay và khử khuẩn găng tay bằng dung dịch sát khuẩn nhanh đã được Bộ Y tế cấp phép và theo hướng dẫn của nhà sản xuất. |
Nhóm 2-Lấy mẫu và xét nghiệm nhanh tại cộng đồng
Lấy mẫu và làm xét nghiệm nhanh bệnh phẩm tỵ hầu của người nhiễm hoặc nghi nhiễm SARS- CoV-2 tại cộng đồng, thường xuyên sử dụng dung dịch sát khuẩn tay nhanh và sử dụng không nhiều hóa chất làm sạch và khử khuẩn bề mặt môi trường làm việc. |
Nguy cơ trung bình |
– Khuyến cáo NVYT sử dụng găng tay và khử khuẩn găng tay bằng dung dịch sát khuẩn nhanh đã được Bộ Y tế cấp phép và theo hướng dẫn của nhà sản xuất;
– Cung cấp và sử dụng các hóa chất khử khuẩn bề mặt theo quy định của Bộ Y tế; – Hướng dẫn NVYT pha chế hóa chất làm vệ sinh và khử khuẩn theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất; – Thực hiện quy trình vệ sinh, khử khuẩn bề mặt môi trường làm việc (trình tự, số lần) theo hướng dẫn tại Quyết định số 5188/QĐ- BYT ngày 14/12/2020 và các quy định hiện hành của Bộ Y tế. – Trang bị đầy đủ và hướng dẫn sử dụng PTBVCN đúng cách khi làm vệ sinh khử khuẩn bề mặt môi trường làm việc; – Tổ chức tập huấn cho NVYT về cách sử dụng hóa chất khử khuẩn an toàn và thực hành qui trình vệ sinh khử khuẩn bề mặt môi trường làm việc an toàn. |
Nhóm 3-Làm xét nghiệm
Làm xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm tỵ hầu (bệnh phẩm đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới, bệnh phẩm máu, huyết thanh, vv.) của người nhiễm hoặc nghi nhiễm SARS-CoV-2. Thường xuyên sát khuẩn tay nhanh và thường xuyên phải lau khử khuẩn và làm sạch bề mặt môi trường làm việc. |
Nguy cơ rất cao |
|
Nhóm 4- Trực tiếp điều trị, chăm sóc, phục vụ, chuyên chở bệnh nhân COVID-19
Công việc phục vụ, chăm sóc và điều trị bệnh nhân COVID-19 yêu cầu thường xuyên sát khuẩn tay nhanh và thường xuyên phải lau khử khuẩn và làm sạch các bề mặt môi trường làm việc. |
Nguy cơ cao |
|
Nhóm 5- Làm việc trong các khu vực khám, chữa bệnh thông thường; khám sàng lọc, tư vấn; khu cách ly tập trung; chuyên chở người nghi nhiễm SARS-CoV-2.
Phục vụ và chăm sóc những người nghi nhiễm SARS-CoV-2 yêu cầu thường xuyên sử dụng dung dịch sát khuẩn tay nhanh và hóa chất làm sạch và thường xuyên phải lau khử khuẩn và làm sạch các bề mặt môi trường làm việc. |
Nguy cơ rất cao |
|
Nhóm 6-Trạm y tế lưu động
Chăm sóc và quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà/cộng đồng yêu cầu thường xuyên sử dụng dung dịch sát khuẩn tay nhanh và sử dụng ít hóa chất khử khuẩn bề mặt môi trường làm việc. |
Nguy cơ trung bình |
5. DỰ PHÒNG CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY MỆT MỎI
5.1. Yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng sức khỏe:
Các yếu tố có thể dẫn đến tăng nguy cơ mệt mỏi, giảm sự tỉnh táo và năng suất lao động bao gồm:
– Thời gian làm việc kéo dài;
– Làm việc theo ca / luân phiên ca / làm ca đêm;
– Giấc ngủ không đủ hoặc ngắt quãng (ít hơn 7-8 giờ ngủ liên tục); Ngủ ban ngày; Mất ngủ và không có điều kiện ngủ bù;
– Không có hoặc thời gian nghỉ ngơi không đủ
– Công việc đòi hỏi về cả thể chất và tinh thần;
– Tiếp xúc với nhiệt độ môi trường khắc nghiệt; các tác hại sinh học, hóa học và vật lý;
– Tiếp xúc với các yếu tố gây căng thẳng tâm lý (bệnh nhân bị bệnh nặng hoặc tử vong);
– Môi trường làm việc và/ hoặc nhiệm vụ/ công việc không quen;
– Công việc yêu cầu sử dụng PTBVCN;
– Điều kiện sống tạm bợ (góp phần gây căng thẳng và dẫn đến giấc ngủ không đủ hoặc ngắt quãng);
– Không có thời gian tiếp cận phương tiện giải trí/ thể dục, thể thao;
– Không có các bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng;
– Thời gian dài di chuyển đến địa điểm làm việc.
5.2. Mức độ nguy cơ theo Nhóm NVYT: Tất cả 06 nhóm NVYT có nguy cơ rất cao.
5.3. Các biện pháp dự phòng:
Nhóm NVYT |
Mức độ nguy cơ |
Các biện pháp dự phòng đối với cơ sở y tế |
Nhóm 1- Điều tra dịch tễ tại cộng đồng
Số lượng người phải truy vết quá nhiều, công việc quá tải, áp lực về thời gian truy vết, thời gian làm việc thường kéo dài, không ổn định bất kể ngày đêm, thời gian nghỉ ngơi không đủ, không có điều kiện cung cấp bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng và bố trí nơi nghỉ ngơi thoải mái, tiện nghi, vv. |
Nguy cơ rất cao |
– Thời gian ca làm việc: Mỗi tuần nên bố trí 5 ca 8 tiếng hoặc 4 ca 10 tiếng, nếu làm 12 giờ/ngày thì phải sắp xếp nhiều ngày nghỉ xen kẽ hơn. Sắp xếp thời gian làm việc ngắn hơn vào ban đêm. Nên tổ chức đổi ca luân phiên theo chiều thuận (sáng đến chiều đến đêm) và có cân nhắc đến nguyện vọng của NVYT, điều kiện địa phương và cơ sở y tế.
– Nghỉ giải lao: thường xuyên bố trí nghỉ giải lao ngắn giữa giờ (cứ sau 1 đến 2 giờ làm việc); cho phép thời gian nghỉ ăn trưa/tối dài hơn. – Thời gian nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe: Xây dựng chính sách về thời giờ làm việc và nghỉ ngơi phù hợp: khi làm việc tối thiểu 10 giờ liên tục mỗi ngày phải bố trí 7-8 giờ để ngủ và sau 14 ngày làm việc liên tục cần được nghỉ 48 giờ; làm 5 ca liên tục 8 giờ hoặc 4 ca 10 giờ phải bố trí một hoặc hai ngày nghỉ. Khi làm 3 ca liên tục kéo dài 12 giờ phải có hai ngày nghỉ. – Khối lượng công việc: Đối với những ca làm việc kéo dài 12 giờ, nên bố trí các công việc “nhẹ nhàng hơn” (như công việc hành chính). Đối với các công việc có cường độ làm việc cao, gắng sức, môi trường làm việc khắc nghiệt hay tiếp xúc với các nguy cơ rủi ro ATVSLĐ khác, thì nên bố trí ca làm việc ngắn hơn. – Cung cấp các bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng – Rút ngắn thời gian ca làm việc, nếu có thể; – Bố trí chỗ ở cho NVYT khi thực hiện các nhiệm vụ khẩn cấp khi cần, có đầy đủ đồ ăn và nước uống, đảm bảo dinh dưỡng và an toàn; có khu vệ sinh và các điều kiện giải trí (TV, thiết bị tập thể dục, thể thao, vv), vẫn đảm bảo giãn cách và duy trì các biện pháp phòng ngừa COVID-19 khác. |
Nhóm 2- Lấy mẫu và xét nghiệm nhanh tại cộng đồng
Số lượng mẫu phải lấy và làm xét nghiệm nhanh quá nhiều, công việc quá tải, áp lực về thời gian, thời gian làm việc kéo dài, không ổn định bất kể ngày đêm, thời gian nghỉ ngơi không đủ, không có điều kiện cung cấp bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng và bố trí nơi nghỉ ngơi thoải mái, tiện nghi, vv. |
Nguy cơ rất cao |
|
Nhóm 3-Làm xét nghiệm
Số lượng mẫu xét nghiệm lớn, áp lực về thời gian, quá tải công việc, ca kíp kéo dài, thời gian nghỉ ngơi không đủ, không được cung cấp bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, vv. |
Nguy cơ rất cao |
|
Nhóm 4- Trực tiếp điều trị, chăm sóc, phục vụ, chuyên chở bệnh nhân COVID-19
Phải chăm sóc một lượng bệnh nhân quá lớn (140-150/NVYT), bị bệnh nặng hoặc tử vong, công việc quá tải, ca kíp kéo dài, thiếu NVYT, không đủ thời gian nghỉ ngơi; công việc quá căng thẳng, áp lực về thời gian, lo lắng bị lây nhiễm, không được cung cấp bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng,vv. |
Nguy cơ rất cao |
|
Nhóm 5- Làm việc trong các khu vực khám, chữa bệnh thông thường; khám sàng lọc, tư vấn; khu cách ly tập trung; chuyên chở người nghi nhiễm SARS-CoV-2.
Số lượng người đến khám, chữa bệnh, tư vấn và cách ly thường rất đông trong khi đó số lượng NVYT phục vụ và chăm sóc không nhiều, nên công việc thường quá tải, áp lực về thời gian, lo lắng bị lây nhiễm, không được cung cấp bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, vv. |
Nguy cơ rất cao |
|
Nhóm 6-Trạm y tế lưu động
Số lượng người dân trên địa bàn quản lý là khá lớn, số lượng NVYT có hạn, nên công việc thường quá tải, ca kíp kéo dài, thời gian nghỉ ngơi không đủ, công việc quá căng thẳng, áp lực về thời gian, lo lắng bị lây nhiễm, không được cung cấp bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, vv |
Nguy cơ rất cao |
6. DỰ PHÒNG NGUY CƠ VỀ BẠO HÀNH, KỲ THỊ, PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ TẠI NƠI LÀM VIỆC
6.1. Yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng sức khỏe:
– Hình thức bạo hành đối với NVYT bao gồm: bạo hành thể xác (đánh đập, đá, tát, đâm,…cưỡng hiếp và gây tử vong) và bạo hành tinh thần (kỳ thị, phân biệt đối xử, lạm dụng, đe dọa bằng lời nói và bắt nạt). Bạo hành có thể xảy ra tại nơi làm việc cũng như trên đường từ nhà đến nơi làm việc và trong cộng đồng.
– Các yếu tố nguy cơ phổ biến nhất dẫn đến bạo hành tại nơi làm việc trong phòng, chống dịch COVID-19 bao gồm: thời gian bệnh nhân phải chờ đợi lâu; tinh thần thái độ của NVYT do áp lực đông bệnh nhân, khối lượng công việc lớn; do áp dụng các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 như đưa người vào cơ sở cách ly tập trung, truy vết hoặc không cho phép tiếp cận người thân khi qua đời do COVID-19, vv.
– Bạo hành và quấy rối có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe thể chất (chấn thương, tử vong) và tâm thần (trầm cảm, lo âu, rối loạn căng thẳng sau chấn thương, vv).
6.2. Mức độ nguy cơ theo Nhóm NVYT
– Nhóm 1, 2, 5 và 6: nguy cơ rất cao
– Nhóm 4: nguy cơ trung bình.
– Nhóm 3: nguy cơ thấp.
6.3. Các biện pháp dự phòng:
Nhóm NVYT |
Mức độ nguy cơ |
Các biện pháp dự phòng đối với cơ sở y tế |
Nhóm 1- Điều tra dịch tễ tại cộng đồng
Công việc truy vết các trường hợp nhiễm và nghi nhiễm tại cộng đồng với số lượng quá đông, thông tin khai thác khá nhiều và nhạy cảm, phải di chuyển đến nhiều hộ gia đình và cộng đồng. |
Nguy cơ rất cao |
– Xây dựng và thực hiện hướng dẫn về phòng chống bạo hành và quấy rối tại nơi làm việc theo Hướng dẫn số 01/HD-CĐYT ngày 10/01/2019 của Công đoàn Y tế Việt Nam; đảm bảo tất cả NVYT đều biết và thực hiện;
– Phân công nhiệm vụ rõ ràng, khối lượng công việc và thời gian làm việc công bằng giữa các NVYT; – Tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức cho NVYT về bạo hành, quấy rối, kỳ thị và phân biệt đối xử và các biện pháp dự phòng; – Hướng dẫn NVYT về cách giải quyết các tình huống một cách hiệu quả liên quan đến bệnh nhân và người nhà bệnh nhân; – Xây dựng hệ thống, qui trình báo cáo và bảo vệ, tư vấn, hỗ trợ nạn nhân bị bạo hành; – Thường xuyên tổ chức đánh giá nguy cơ về bạo hành, kỳ thị, phân biệt đối xử tại nơi làm việc; – Thực hiện các biện pháp kỹ thuật (như lắp đặt hệ thống báo động) và biện pháp hành chính (bố trí lực lượng an ninh/công an/dân quân tự vệ) để bảo vệ NVYT tránh bạo hành và quấy rối (trừ Nhóm 3); – Đảm bảo an toàn nơi đến truy vết, lấy mẫu, chăm sóc người bệnh tại cộng đồng, có người địa phương/công an địa phương đi cùng (chỉ áp dụng cho nhóm 1, 2 và 6). |
Nhóm 3-Làm xét nghiệm
Làm xét nghiệm mẫu trong labo/ phòng xét nghiệm của Khoa xét nghiệm/vi sinh, khu cách biệt với khu điều trị bệnh nhân, không cho phép bệnh nhân và người nhà bệnh nhân ra vào. |
Nguy cơ thấp |
|
Nhóm 4- Trực tiếp điều trị, chăm sóc, phục vụ, chuyên chở bệnh nhân COVID-19
NVYT chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân COVID-19. Số lượng bệnh nhân phải chăm sóc quá nhiều, bị bệnh nặng và tử vong. Đây là khu vực người nhà bệnh nhân không được ra vào. |
Nguy cơ trung bình |
|
Nhóm 6-Trạm y tế lưu động
Số lượng người dân bị nhiễm bệnh trên địa bàn quản lý là khá lớn trong khi số lượng NVYT có hạn, nên công việc thường quá tải, phục vụ và chăm sóc không kịp thời, người dân phải chờ đợi, vv. |
Nguy cơ rất cao |
|
Nhóm 2- Lấy mẫu và xét nghiệm nhanh tại cộng đồng
Số lượng mẫu phải lấy và làm xét nghiệm tại cộng đồng quá nhiều, áp lực về thời gian, người dân phải chờ đợi lâu để lấy mẫu và làm xét nghiệm. |
Nguy cơ rất cao |
Các biện pháp dự phòng như Nhóm 1, 3, 4, 6 và bổ sung thêm các biện pháp sau:
– Bố trí lấy mẫu/ngày với số lượng hợp lý (nếu có thể) hoặc bố trí lấy mẫu theo khu vực, tránh số lượng người lấy mẫu quá đông dẫn đến tăng thời gian phải chờ đợi. |
Nhóm 5- Làm việc trong các khu vực khám, chữa bệnh thông thường; khám sàng lọc, tư vấn; khu cách ly tập trung; chuyên chở người nghi nhiễm SARS- CoV-2.
Số lượng người đến khám, chữa bệnh, tư vấn và cách ly thường rất đông trong khi đó thiếu NVYT phục vụ và chăm sóc, nên công việc thường quá tải, áp lực về thời gian, người bệnh/người nghi nhiễm phải chờ đợi, vv. |
Nguy cơ rất cao |
Các biện pháp dự phòng như Nhóm 1, 3, 4, 6 và bổ sung thêm các biện pháp sau:
– Bố trí đủ NVYT tham gia khám, chăm sóc, tư vấn và phục vụ người bệnh để tránh quá tải; – Đảm bảo NVYT đến và ra khỏi nơi làm việc an toàn, có các lối thoát hiểm khẩn cấp (có chỉ dẫn) tại nơi làm việc. |
7. DỰ PHÒNG CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN (TRẦM CẢM, LO ÂU, CĂNG THẲNG CẢM XÚC, KIỆT SỨC NGHỀ NGHIỆP…).
7.1. Yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng sức khỏe
Các yếu tố căng thẳng tâm lý xã hội xuất hiện trong phòng chống dịch là khi làm việc quá giờ, quá tải công việc, áp lực về thời gian, không có thời gian nghỉ giải lao và ngày nghỉ, dẫn đến mất cân bằng cuộc sống và hiệu quả công việc kém; làm việc theo ca, lương thấp, không an toàn trong công việc; nguy cơ bị bạo hành và quấy rối; hàng ngày chứng kiến tình trạng bệnh nặng và tử vong của bệnh nhân COVID-19, thậm chí của cả đồng nghiệp…
– Các biểu hiện của căng thẳng: Cảm thấy khó chịu, tức giận hoặc bị từ chối; hồi hộp hoặc lo lắng; không được giúp đỡ hoặc bất lực; thiếu động lực; mệt mỏi, quá sức hoặc kiệt sức; buồn hoặc chán nản; khó ngủ; khó tập trung chú ý.
– Các vấn đề sức khỏe tâm thần: Bị căng thẳng, lo âu, rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD), trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, hành vi ám ảnh cưỡng chế, hoang tưởng và lạm dụng chất kích thích và kiệt sức.
7.2. Mức độ nguy cơ theo Nhóm NVYT: Tất cả 06 nhóm NVYT có nguy cơ rất cao.
7.3. Các biện pháp dự phòng:
Nhóm NVYT |
Mức độ nguy cơ |
Các biện pháp dự phòng đối với cơ sở y tế |
Nhóm 1- Điều tra dịch tễ tại cộng đồng
Số lượng người phải truy vết quá nhiều, công việc quá tải, áp lực về thời gian truy vết, thời gian làm việc thường kéo dài, không ổn định bất kể ngày đêm, thời gian nghỉ ngơi không đủ, không có điều kiện cung cấp bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng và không bố trí nơi nghỉ ngơi thoải mái, tiện nghi, vv. |
Nguy cơ rất cao |
Các biện pháp dự phòng tương tự như dự phòng nguy cơ gây mệt mỏi, bị bạo hành và bổ sung các biện pháp sau:
– Luân chuyển ca và bố trí thời gian nghỉ ngơi hợp lý; phân nhóm NVYT ít kinh nghiệm vào nhóm nhiều kinh nghiệm và triển khai nhân sự xuống cộng đồng theo cặp. – Bảo đảm nơi làm việc an toàn; – Tổ chức tập huấn cho NVYT về các biểu hiện lo âu, trầm cảm, các vấn đề sức khỏe tâm thần khác và các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát; – Tổ chức các hoạt động nâng cao sức khỏe tâm thần cho NVYT (tập thể dục, thư giãn, yoga, thiền, vv); – Có các chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp cho NVYT. – Phát hiện sớm các biểu hiện căng thẳng và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác của NVYT, triển khai các biện pháp hỗ trợ tâm lý và các biện pháp can thiệp; – Cung cấp và tạo điều kiện cho NVYT được hỗ trợ tâm lý và sức khỏe tâm thần, bảo mật thông tin của người được hỗ trợ; – Đảm bảo NVYT gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần có thể quay trở lại làm việc mà không bị kỳ thị và phân biệt đối xử. |
Nhóm 2- Lấy mẫu và xét nghiệm nhanh tại cộng đồng
Số lượng mẫu phải lấy và làm xét nghiệm nhanh quá nhiều, công việc quá tải, áp lực về thời gian, thời gian làm việc kéo dài, không ổn định bất kể ngày đêm, thời gian nghỉ ngơi không đủ, không có điều kiện cung cấp bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng và không bố trí nơi nghỉ ngơi thoải mái, tiện nghi, vv. |
Nguy cơ rất cao |
|
Nhóm 3-Làm xét nghiệm
Số lượng mẫu xét nghiệm lớn, áp lực về thời gian, quá tải công việc, ca kíp kéo dài, thời gian nghỉ ngơi không đủ, không được cung cấp bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, vv. |
Nguy cơ rất cao |
|
Nhóm 4- Trực tiếp điều trị, chăm sóc, phục vụ, chuyên chở bệnh nhân COVID-19
Phải chăm sóc một lượng bệnh nhân quá lớn (140-150/NVYT), bị bệnh nặng hoặc tử vong, công việc quá tải, ca kíp kéo dài, thiếu NVYT, không đủ thời gian nghỉ ngơi; công việc quá căng thẳng, áp lực về thời gian, lo lắng bị lây nhiễm, không được cung cấp bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng,… |
Nguy cơ rất cao |
Các biện pháp dự phòng như Nhóm 1, 2, 3 và bổ sung thêm biện pháp sau:
– Luân chuyển vị trí làm việc của NVYT (chuyển NVYT làm tại vị trí căng thẳng xuống vị trí ít căng thẳng hơn); |
Nhóm 5- Làm việc trong các khu vực khám, chữa bệnh thông thường; khám sàng lọc, tư vấn; khu cách ly tập trung; chuyên chở người nghi nhiễm SARS-CoV-2.
Số lượng người đến khám, chữa bệnh, tư vấn và cách ly thường rất đông trong khi đó thiếu NVYT phục vụ và chăm sóc, nên công việc thường quá tải, quá căng thẳng, áp lực về thời gian, lo lắng bị lây nhiễm, không được cung cấp bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng,.., vv. |
Nguy cơ rất cao |
|
Nhóm 6-Trạm y tế lưu động
Số lượng người dân bị nhiễm bệnh trên địa bàn quản lý là khá lớn trong khi số lượng NVYT có hạn, nên công việc thường quá tải, ca kíp kéo dài, thời gian nghỉ ngơi không đủ, công việc quá căng thẳng, áp lực về thời gian, lo lắng bị lây nhiễm, không được cung cấp bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng,vv. |
Nguy cơ rất cao |
8. DỰ PHÒNG RỐI LOẠN/ ĐAU MỎI CƠ XƯƠNG KHỚP
8.1. Yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng sức khỏe:
Các hoạt động gắng sức lặp đi lặp lại như nâng nhấc, di chuyển, đặt lại bệnh nhân, nâng vật nặng bằng tay, làm việc trong những tư thế rất bất hợp lý (tư thế đứng, ngồi trong thời gian dài, tư thế cúi, vặn người, vv); làm việc nhiều giờ trong tình trạng bận rộn, căng thẳng, khối lượng công việc tăng lên, làm việc theo ca kíp bất thường, nghỉ ngơi không đầy đủ và môi trường chăm sóc người bệnh không quen có thể dẫn đến mệt mỏi và làm tăng nguy cơ chấn thương cơ xương khớp. Tình trạng này càng gia tăng trong đại dịch COVID-19 khi có nhiều bệnh nhân phải chăm sóc hồi sức tích cực và phải nằm sấp.
Những rối loạn/đau mỏi cơ xương khớp phổ biến: Bong gân, căng cơ, đau vùng cổ, thắt lưng và lưng.
8.2. Mức độ nguy cơ theo Nhóm NVYT:
– Nhóm 1, 2, 3, 5 và 6: nguy cơ cao
– Nhóm 4: nguy cơ rất cao.
8.3. Các biện pháp dự phòng:
Nhóm NVYT |
Mức độ nguy cơ |
Các biện pháp dự phòng đối với cơ sở y tế |
Nhóm 1- Điều tra dịch tễ tại cộng đồng
Số lượng người phải truy vết quá nhiều, công việc quá tải, áp lực về thời gian truy vết, thời gian làm việc thường kéo dài, thời gian nghỉ ngơi không đủ, đi bộ và di chuyển nhiều |
Nguy cơ cao |
– Thường xuyên bố trí nghỉ giải lao ngắn giữa giờ (cứ sau mỗi giờ làm việc) |
Nhóm 2- Lấy mẫu và xét nghiệm nhanh tại cộng đồng
Lấy mẫu và làm xét nghiệm trong tư thế đứng kéo dài, số lượng mẫu quá nhiều, công việc quá tải, áp lực về thời gian, thời gian làm việc kéo dài, thời gian nghỉ ngơi không đủ. |
Nguy cơ cao |
– Tổ chức tập huấn hướng dẫn thực hiện kỹ thuật nâng nhấc an toàn;
– Hướng dẫn NVYT thường xuyên thay đổi tư thế làm việc (đứng và ngồi), không nên duy trì một tư thế trong thời gian dài; – Thường xuyên bố trí nghỉ giải lao ngắn giữa giờ cho NVYT (cứ sau mỗi giờ làm việc); – Cung cấp thiết bị hỗ trợ cơ học (như cáng, xe lăn, xe đẩy, thiết bị nâng, vv.) để vận chuyển, nâng nhấc bệnh nhân và vật nặng; tránh nâng nhấc và vận chuyển bằng tay. |
Nhóm 3-Làm xét nghiệm
Số lượng mẫu xét nghiệm lớn, áp lực về thời gian, quá tải công việc, ca kíp kéo dài, thời gian nghỉ ngơi không đủ, làm việc trong tư thế đứng/ngồi kéo dài. |
Nguy cơ cao |
|
Nhóm 5- Làm việc trong các khu vực khám, chữa bệnh thông thường; khám sàng lọc, tư vấn; khu cách ly tập trung; chuyên chở người nghi nhiễm SARS-CoV-2.
Số lượng người đến khám, chữa bệnh, tư vấn và cách ly thường rất đông trong khi đó thiếu NVYT phục vụ và chăm sóc, nên công việc thường quá tải, quá căng thẳng, áp lực về thời gian, lo lắng bị lây nhiễm, thường xuyên phải mang vác vật nặng đặc biệt phục vụ trong khu cách ly.., vv. |
Nguy cơ cao |
|
Nhóm 6-Trạm y tế lưu động
Số lượng người dân trên địa bàn quản lý là khá lớn, số lượng NVYT có hạn, nên công việc thường quá tải, ca kíp kéo dài, không có đủ thời gian nghỉ ngơi, công việc quá căng thẳng, áp lực về thời gian, đi lại và di chuyển nhiều. |
Nguy cơ cao |
|
Nhóm 4- Trực tiếp điều trị, chăm sóc, phục vụ, chuyên chở bệnh nhân COVID-19
Số lượng bệnh nhân phải chăm sóc toàn diện quá lớn , nhiều bệnh nhân nặng công việc quá tải, ca kíp kéo dài, thiếu NVYT, không đủ thời gian nghỉ ngơi; công việc quá căng thẳng, áp lực về thời gian. |
Nguy cơ rất cao |
Các biện pháp dự phòng như Nhóm 2, 3, 5,6 và bổ sung thêm biện pháp sau:
– Khoảng cách giữa các giường bệnh: phân chia đủ không gian giữa các giường. Trong các khu vực không phân chia được, bố trí các giường cách nhau 02 mét để cho phép NVYT làm việc không bị vướng. |
9. DỰ PHÒNG NGUY CƠ LIÊN QUAN ĐẾN ĐIỀU KIỆN CÔNG TRÌNH VỆ SINH PHÚC LỢI KHÔNG ĐẦY ĐỦ HOẶC KHÔNG AN TOÀN.
9.1. Yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng sức khỏe:
NVYT có nguy cơ cao lây nhiễm COVID-19 nếu:
– Không có hoặc không cung cấp đầy đủ nước sạch
– Không có hoặc không bố trí đầy đủ công trình vệ sinh phúc lợi sạch sẽ và an toàn;
– Không có hoặc không trang bị đầy đủ vòi nước rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh ở tất cả các điểm chăm sóc người bệnh, khu vực mặc /thay PTBVCN, khu vệ sinh, nơi xử lý chất thải…;
– Không có hệ thống xử lý chất thải y tế phù hợp.
9.2. Mức độ nguy cơ theo Nhóm NVYT:
– Nhóm 1, 2 và 6: nguy cơ rất cao
– Nhóm 5: nguy cơ cao
– Nhóm 3 và 4: nguy cơ trung bình
9.3. Các biện pháp dự phòng:
Nhóm NVYT |
Mức độ nguy cơ |
Các biện pháp dự phòng đối với cơ sở y tế |
Nhóm 1- Điều tra dịch tễ tại cộng đồng
Truy vết tại cộng đồng và hộ gia đình với điều kiện vệ sinh, công trình vệ sinh phúc lợi, nước uống có thể không đảm bảo an toàn hoặc thiếu |
Nguy cơ cao |
Khuyến cáo nhân viên y tế:
– Mang theo đầy đủ dung dịch sát khuẩn tay nhanh đã được Bộ Y tế cấp phép. – Mang theo đầy đủ nước uống an toàn. |
Nhóm 2-Lấy mẫu và xét nghiệm nhanh tại cộng đồng
Điều kiện vệ sinh, công trình vệ sinh phúc lợi có thể không đảm bảo an toàn hoặc thiếu khi xuống lấy mẫu và xét nghiệm nhanh tại cộng đồng, hộ gia đình |
Nguy cơ rất cao |
|
Nhóm 6-Trạm y tế lưu động
Điều kiện vệ sinh, công trình phúc lợi và nước uống thiếu hoặc không đảm bảo khi đi xuống cộng đồng chăm sóc và phục vụ người bệnh.. |
Nguy cơ rất cao |
|
Nhóm 3-Làm xét nghiệm
Điều kiện vệ sinh, công trình vệ sinh phúc lợi tại các Khoa xét nghiệm/vi sinh được cung cấp đầy đủ và an toàn. Tuy nhiên, các bệnh phẩm, chất thải từ bệnh phẩm của khoa xét nghiệm có nguy cơ lây nhiễm cao nếu không được xử lý đúng cách. |
Nguy cơ trung bình |
– Trang bị đầy đủ vòi nước rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh ở tất cả các điểm chăm sóc người bệnh, khu vực mặc/thay PTBVCN, khu vệ sinh, nơi xử lý chất thải…;
– Bố trí các phòng để nghỉ ngơi và thư giãn trong ca làm việc có nước uống đầy đủ, an toàn, nhà vệ sinh, đồ dùng vệ sinh cá nhân; – Bố trí khu vệ sinh, phòng vệ sinh cá nhân, cho NVYT với thùng đựng chất thải tách biệt với khu vệ sinh của người bệnh và người nhà bệnh nhân; bố trí không gian riêng cho nữ NVYT; – Xây dựng quy trình vệ sinh khử khuẩn môi trường làm việc hàng ngày để đảm bảo nơi làm việc, vị trí làm việc, trang thiết bị và máy móc sạch sẽ, ngăn nắp. Có hệ thống thu gom, xử lý rác thải y tế; – Bố trí phòng đệm thay quần áo tại nơi làm việc cho NVYT; – Tổ chức giặt quần áo bảo hộ lao động cho NVYT tại CSYT. |
Nhóm 4- Trực tiếp điều trị, chăm sóc, phục vụ, chuyên chở bệnh nhân COVID-19
Điều kiện vệ sinh, công trình vệ sinh phúc lợi tại các khu điều trị và chăm sóc bệnh nhân COVID-19 có thể được cung cấp đầy đủ và an toàn. Tuy nhiên, ở những bệnh viện dã chiến, điều kiện này có thể không được cung cấp đầy đủ và an toàn. Ngoài ra, việc thu gom, xử lý rác thải y tế nếu không tuân thủ đúng quy định cũng là nguy cơ cao lây nhiễm bệnh cho NVYT. |
Nguy cơ trung bình |
|
Nhóm 5- Làm việc trong các khu vực khám, chữa bệnh thông thường; khám sàng lọc, tư vấn; khu cách ly tập trung; chuyên chở người nghi nhiễm SARS-CoV-2.
Các khu vực khám chữa bệnh thông thường; khám sàng lọc, tư vấn; khu cách ly tập trung thường tập trung đông người, điều kiện vệ sinh và công trình vệ sinh phúc lợi có thể không có đầy đủ và an toàn. Việc thu gom và xử lý rác thải trong khu vực này nếu không tuân thủ đúng qui định cũng là nguy cơ cao lây nhiễm bệnh cho NVYT. |
Nguy cơ cao |
PHỤ LỤC 2.
BẢNG KIỂM VỀ CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP CHO NHÂN VIÊN Y TẾ TRONG PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19
(Dành cho người sử dụng lao động)
TT |
Các biện pháp đảm bảo ATVSLĐ cho NVYT |
Thực hiện |
||
Có |
Không |
Không áp dụng |
||
I. |
Các biện pháp chung | |||
1. |
Xây dựng và thực hiện chương trình ATVSLĐ lồng ghép với chương trình kiểm soát và phòng ngừa lây nhiễm SARS-CoV-2 tại cơ sở y tế. | |||
|
Phân công nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể để triển khai thực hiện. | |||
|
Xây dựng các nội quy, quy định về ATVSLĐ trong phòng, chống dịch COVID-19 để đảm bảo điều kiện làm việc an toàn, sức khỏe và phòng chống lây nhiễm cho NVYT | |||
|
Quy định yêu cầu người lao động tuân thủ các quy trình chuyên môn, kỹ thuật, thực hành công việc an toàn để giảm thiểu các nguy cơ rủi ro ATVSLĐ trong phòng, chống dịch COVID-19
(Lưu ý: vệ sinh tay theo qui trình chuẩn; vệ sinh đường hô hấp; vệ sinh môi trường làm việc và xử lý rác thải y tế; nâng nhấc bệnh nhân, vận chuyển vật nặng an toàn/đúng cách). |
|||
|
Quy định cho phép nhân viên ở nhà trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh COVID-19 với các triệu chứng đặc hiệu như sốt, ho, khó thở…; | |||
2. |
Tổ chức công việc hợp lý để kiểm soát giảm thiểu nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ trong phòng, chống dịch COVID-19: | |||
|
Bố trí làm việc từ xa, cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế từ xa | |||
|
Thay thế những yếu tố rất có hại bằng những yếu tố ít hại hơn như lựa chọn PTBVCN, hóa chất khử khuẩn dùng trong gia dụng và y tế đảm bảo chất lượng, đúng chủng loại cho NVYT. | |||
|
Thiết kế khu vực riêng để cách ly bệnh nhân COVID-19; sử dụng rèm, tấm chắn để ngăn cách trong phòng bệnh nhân nếu không gian nhỏ; sử dụng phòng lấy mẫu xét nghiệm; tấm chắn bảo vệ và ngăn cách bằng nhựa trong… | |||
|
Bố trí đầy đủ và thuận tiện các công trình vệ sinh phúc lợi phù hợp với NVYT theo qui định. Trang bị đầy đủ vòi nước rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh ở tất cả các điểm chăm sóc người bệnh, khu vực mặc/thay PTBVCN, khu vệ sinh, nơi xử lý chất thải…Khuyến khích lắp đặt hệ thống vệ sinh công nghệ ‘không chạm’ tại các khu vệ sinh, công trình phúc lợi. | |||
|
Nghiên cứu, thiết kế và thay đổi hệ thống thông gió phù hợp: Lắp đặt hệ thống thông gió áp suất âm chuyên dụng trong khu điều trị bệnh nhân COVID-19, khi thực hiện các thủ thuật y tế tạo khí dung và trong dãy phòng khám nghiệm tử thi chuyên dụng trong nhà xác; Lắp đặt hệ thống lọc khí hiệu suất cao (HEPA) trong các cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19. Tăng cường tối đa thông khí tự nhiên bằng cách mở cửa sổ và cửa ra vào. |
|
|
|
|
Sử dụng hệ thống rô bốt để vận chuyển thuốc, thức ăn và vệ sinh khử khuẩn… |
|
|
|
|
Giảm thời gian làm việc, tăng thời gian nghỉ giải lao cho NVYT khi mặc đầy đủ PTBVCN làm việc trong môi trường nóng; |
|
|
|
|
Giảm căng thẳng và mệt mỏi cho NVYT bằng cách luân phiên ca làm việc, luân chuyển NVYT từ vị trí làm việc rất căng thẳng xuống vị trí ít căng thẳng hơn, vv. |
|
|
|
3. |
Nhận diện các yếu tố có hại, đánh giá nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ trong phòng, chống dịch COVID-19. Quan trắc các yếu tố có hại theo đúng quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động. |
|
|
|
4. |
Tổ chức huấn luyện cho NVYT về phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2; cách sử dụng hóa chất khử khuẩn dùng trong gia dụng và y tế; sức khỏe tâm thần, phòng ngừa bạo hành, kỳ thị, mệt mỏi, căng thẳng tâm lý, đau mỏi cơ xương khớp và các bệnh do căng thẳng nhiệt (say nóng, say nắng) gây ra; mặc, cởi, làm sạch, cất giữ, thải bỏ PTBVCN đúng cách và đảm bảo an toàn… |
|
|
|
5. |
Cung cấp và trang bị đầy đủ PTBVCN cho nhân viên y tế, đảm bảo đủ số lượng, chất lượng và đúng chủng loại để phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 theo hướng dẫn tại Quyết định số 4159/QĐ-BYT ngày 28/8/2021, các quy định hiện hành khác của Bộ Y tế và phòng ngừa tác hại của các hóa chất khử khuẩn theo hướng dẫn sử dụng an toàn hóa chất của nhà sản xuất. |
|
|
|
6. |
Bố trí NVYT đủ sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế để tham gia công tác phòng, chống dịch COVID-19. |
|
|
|
|
Sàng lọc và xét nghiệm SARS-CoV-2 cho NVYT theo quy định của Bộ Y tế. |
|
|
|
|
Tiêm phòng vắc xin cho NVYT trước khi tham gia hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 và phòng các bệnh lây nhiễm nghề nghiệp khác như viêm gan B, bệnh lao nghề nghiệp,… |
|
|
|
|
Tổ chức khám sức khỏe định kỳ và khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho NVYT theo quy định hiện hành, đặc biệt NVYT có nguy cơ cao phơi nhiễm SARS-CoV-2 và các nguy cơ nghề nghiệp khác. |
|
|
|
7. |
Đảm bảo NVYT được chẩn đoán, điều trị, chăm sóc và hỗ trợ, tư vấn tâm lý, phục hồi chức năng khi bị lây nhiễm SARS-CoV-2, bị bạo hành, quấy rối hoặc có các rối loạn về sức khỏe tâm thần (căng thẳng, lo âu, trầm cảm, vv.), bị bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động. Báo cáo, điều tra, lập hồ sơ các trường hợp phơi nhiễm SARS-CoV-2, các vụ bạo hành, quấy rối tại nơi làm việc và đưa ra các biện pháp dự phòng; |
|
|
|
8. |
Thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách bảo hộ lao động cho NVYT khi tham gia phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định của pháp luật hiện hành (chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; phụ cấp độc hại nguy hiểm; phụ cấp phòng chống dịch; bồi dưỡng bằng hiện vật đối với nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm; trang bị PTBVCN…). |
|
|
|
9. |
Thường xuyên cập nhật, tuyên truyền, phổ biến các hướng dẫn về ATVSLĐ trong phòng, chống dịch COVID-19, phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 của Bộ Y tế và Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19. |
|
|
|
10. |
Tăng cường thực hiện các hoạt động nâng cao sức khỏe cho NVYT tại nơi làm việc (dinh dưỡng, thể dục, thể thao, lối sống lành mạnh, vv). |
|
|
|
II. |
Dự phòng lây nhiễm SARS-CoV-2 |
|
|
|
1. |
Thực hiện nghiêm quy định về phòng, chống dịch COVID-19 tại nơi làm việc |
|
|
|
2. |
Tuân thủ các qui định chung về phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm SARS- CoV-2; |
|
|
|
3. |
Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 theo đường lây truyền khi lấy mẫu bệnh phẩm, chăm sóc và thực hiện các thực hành có tiếp xúc với dịch sinh học của người bệnh COVID-19 |
|
|
|
4. |
Thực hiện đầy đủ qui định phòng ngừa lây nhiễm SARS-CoV-2 khi thực hiện các phẫu thuật, thủ thuật, đỡ đẻ, chạy thận nhân tạo, chụp chiếu X-quang, siêu âm, vv. cho người nhiễm và nghi nhiễm |
|
|
|
5. |
Bố trí NVYT thành nhóm và làm việc theo ca khác nhau |
|
|
|
6. |
Bố trí nhân lực, sắp xếp và rút ngắn thời gian làm việc (nếu có thể) |
|
|
|
7. |
Bố trí nơi nghỉ tại chỗ đảm bảo khoảng cách an toàn cho NVYT |
|
|
|
8. |
Bố trí dự phòng NVYT để sẵn sàng thay thế NVYT bị ốm, có nguy cơ lây nhiễm cao hoặc nhiễm SARS-CoV-2 |
|
|
|
9. |
Cung cấp các suất ăn riêng, đảm bảo giãn cách và đầy đủ dinh dưỡng |
|
|
|
10. |
Tổ chức theo dõi sức khỏe, sàng lọc sàng lọc, phát hiện sớm lây nhiễm SARS-CoV-2 |
|
|
|
11. |
Hạn chế NVYT di chuyển khỏi khu vực làm việc trong cơ sở khám chữa bệnh ngay cả khi đánh giá nguy cơ thấp |
|
|
|
12. |
Hạn chế họp trực tiếp, tăng cường họp trực tuyến |
|
|
|
13. |
Hạn chế NVYT đi du lịch, đi ra khỏi tỉnh/TP. nơi cư trú |
|
|
|
14. |
Tổ chức phân luồng, sàng lọc, cách ly kịp thời người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2 khi khám chữa bệnh thông thường, khám sàng lọc, tư vấn, ,…. |
|
|
|
15. |
Thường xuyên vệ sinh và khử khuẩn bề mặt môi trường làm việc, các bề mặt dụng cụ dùng chung như: tay nắm cửa, bàn phím điện thoại, bàn phím máy tính, công tắc điện, nút bấm thang máy… theo qui định. |
|
|
|
16. |
Thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải đúng theo qui định |
|
|
|
17. |
Thu gom, vận chuyển và xử lý đồ vải đúng theo qui định |
|
|
|
18. |
Khuyến khích nhân viên y tế vệ sinh tay theo đúng quy định của Bộ Y tế |
|
|
|
19. |
Treo, dán các áp phích hướng dẫn cho NVYT, bệnh nhân và khách thăm về cách đeo khẩu trang an toàn và vệ sinh đúng cách khi ho và hắt hơi. |
|
|
|
20. |
Bố trí khu cách ly hoàn toàn riêng biệt, thông thoáng và thường xuyên được làm sạch và khử khuẩn cho bệnh nhân nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19 |
|
|
|
21 |
Áp dụng hành lang và cầu thang một chiều để giảm thiểu sự lây nhiễm |
|
|
|
22. |
Tăng cường thông gió tự nhiên hoặc cơ học cho tất cả các khu vực, đặc biệt những nơi có bệnh nhân nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19; Tránh sử dụng các quạt riêng lẻ. |
|
|
|
23. |
Cung cấp hệ thống quạt thông gió cơ học với bộ lọc khí dạng hạt không tuần hoàn (nếu có thể). |
|
|
|
24. |
Lắp đặt hệ thống lọc khí hiệu suất cao (HEPA) trong các cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 (nếu có thể). |
|
|
|
25. |
Lắp đặt hệ thống thông gió áp suất âm chuyên dụng trong khu điều trị bệnh nhân COVID-19 khi thực hiện các thủ thuật y tế tạo khí dung và trong dãy phòng khám nghiệm tử thi chuyên dụng trong nhà xác (nếu có thể). |
|
|
|
26. |
Đối với khu cách ly tập trung bổ sung các biện pháp sau: |
|
|
|
|
Bố trí phân khu cách ly tập trung theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế |
|
|
|
Tổ chức sàng lọc và phân loại sớm người cách ly tập trung và nhanh chóng triển khai các biện pháp kiểm soát nguồn lây. |
|
|
|
|
Bố trí các phòng cách ly theo nguyên tắc một chiều. |
|
|
|
|
Ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý thông tin và tình hình người được cách ly |
|
|
|
|
27. |
Đối với nhóm lấy mẫu xét nghiệm và xét nghiệm nhanh tại cộng đồng bổ sung các biện pháp sau: |
|
|
|
|
Cung cấp và sử dụng buồng lấy mẫu có vách ngăn (nếu có thể) |
|
|
|
Sắp xếp, tổ chức khu vực lấy mẫu phù hợp, đúng quy định và thực hiện giãn cách khi lấy mẫu xét nghiệm; |
|
|
|
|
28. |
Đối với Trạm Y tế lưu động: cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế từ xa (nếu có thể) |
|
|
|
III. |
Dự phòng viêm da |
|
|
|
1. |
Cung cấp găng tay nitrile nếu NVYT bị dị ứng với găng tay latex |
|
|
|
2. |
Trang bị cho nhân viên y tế PTBVCN phù hợp và kích cỡ vừa với họ. |
|
|
|
3. |
Tư vấn NVYT bôi kem dưỡng ẩm hoặc gel lên mặt & tay trước khi đeo PTBVCN |
|
|
|
4. |
Tư vấn NVYT tránh sử dụng kính bảo vệ mắt quá chặt, có thể làm tổn thương da và làm mờ kính. |
|
|
|
5. |
Khuyến cáo NVYT sử dụng găng tay và khử khuẩn găng tay bằng dung dịch sát khuẩn nhanh đã được Bộ Y tế cấp phép |
|
|
|
6. |
Cải tiến quai đeo khẩu trang/gọng kính tránh cọ sát vào mang tai |
|
|
|
7. |
Khuyến cáo NVYT đến khám ở các cơ sở chuyên khoa nếu bị phát ban hoặc có các triệu chứng viêm da kéo dài |
|
|
|
IV. |
Dự phòng căng thẳng nhiệt |
|
|
|
1. |
Tư vấn cho NVYT uống nước thường xuyên để tránh mất nước; |
|
|
|
2. |
Rút ngắn thời gian làm việc tối đa là 01 giờ so với thời gian làm việc thông thường khi NVYT mặc đầy đủ PTBVCN làm việc; |
|
|
|
3. |
Sắp xếp đủ thời gian nghỉ và phục hồi sức khỏe cho NVYT ở khu vực mát mẻ; |
|
|
|
4. |
Cung cấp đủ nước uống mát và nước điện giải hoặc nước uống bổ sung muối trong thời gian nghỉ ngơi; |
|
|
|
5. |
Tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức cho NVYT về các biểu hiện/triệu chứng căng thẳng nhiệt (say nắng, say nóng) và các biện pháp dự phòng; |
|
|
|
6. |
Trong thời tiết nắng nóng, thay đổi thời giờ làm việc cho phù hợp, có thể lấy mẫu buổi sáng từ 5h -10h, buổi chiều từ 16h đến 22h. |
|
|
|
7. |
Làm mái che tạm thời ở khu vực lấy mẫu (nếu có thể) |
|
|
|
8. |
Cung cấp và sử dụng buồng lấy mẫu có quạt hoặc điều hòa không khí (nếu có thể) |
|
|
|
V. |
Dự phòng tiếp xúc với các hóa chất khử khuẩn |
|
|
|
1. |
Khuyến cáo NVYT không nên sát khuẩn tay trực tiếp quá nhiều (>10 lần/ngày); sử dụng găng tay và khử khuẩn găng tay bằng dung dịch sát khuẩn nhanh đã được Bộ Y tế cấp phép ; |
|
|
|
2. |
Cung cấp và sử dụng các dung dịch sát khuẩn tay và khử khuẩn bề mặt môi trường làm việc theo quy định của Bộ Y tế; |
|
|
|
3. |
Hướng dẫn NVYT pha chế hóa chất làm vệ sinh và khử khuẩn theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất; |
|
|
|
4. |
Thực hiện quy trình vệ sinh, khử khuẩn bề mặt môi trường làm việc (trình tự, số lần) theo hướng dẫn tại Quyết định số 5188/QĐ-BYT ngày 14/12/2020 và các quy định hiện hành khác của Bộ Y tế. |
|
|
|
5. |
Trang bị đầy đủ và hướng dẫn sử dụng PTBVCN đúng cách khi vệ sinh khử khuẩn bề mặt môi trường làm việc; |
|
|
|
6. |
Tổ chức tập huấn cho NVYT về cách sử dụng hóa chất khử khuẩn an toàn và thực hành qui trình vệ sinh khử khuẩn bề mặt môi trường an toàn. |
|
|
|
VI. |
Dự phòng mệt mỏi |
|
|
|
1. |
Mỗi tuần bố trí 5 ca 8 tiếng hoặc 4 ca 10 tiếng |
|
|
|
2. |
Làm việc 5 ca liên tục 8 giờ hoặc 4 ca 10 giờ phải bố trí một hoặc hai ngày nghỉ. |
|
|
|
3. |
Làm việc 3 ca liên tục kéo dài 12 giờ phải bố trí 02 ngày nghỉ. |
|
|
|
4. |
Sắp xếp thời gian làm việc ngắn hơn vào ban đêm |
|
|
|
5. |
Tổ chức đổi ca luân phiên theo chiều thuận (ca sáng-ca chiều-ca đêm) và có cân nhắc đến nguyện vọng của NVYT và điều kiện địa phương. |
|
|
|
6. |
Thường xuyên bố trí nghỉ giải lao ngắn giữa giờ (cứ sau 1-2 giờ làm việc) |
|
|
|
7. |
Khi làm việc tối thiểu 10 giờ liên tục mỗi ngày phải bố trí 7-8 giờ để ngủ và sau 14 ngày làm việc liên tục cần được nghỉ 48 giờ; |
|
|
|
8. |
Đối với những ca làm việc kéo dài 12 giờ, bố trí các công việc “nhẹ nhàng hơn” (như công việc hành chính). |
|
|
|
9. |
Đối với các công việc có cường độ làm việc cao, gắng sức, môi trường làm việc khắc nghiệt hay tiếp xúc với các nguy cơ rủi ro ATVSLĐ khác, thì bố trí ca làm việc ngắn hơn. |
|
|
|
10. |
Cung cấp các bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng |
|
|
|
11. |
Rút ngắn thời gian ca làm việc (nếu có thể); |
|
|
|
12. |
Bố trí chỗ ở cho NVYT khi thực hiện các nhiệm vụ khẩn cấp khi cần, có đầy đủ đồ ăn và nước uống, đảm bảo dinh dưỡng và an toàn; có khu vệ sinh và các điều kiện giải trí (TV, thiết bị tập thể dục, thể thao, vv), vẫn đảm bảo giãn cách và duy trì các biện pháp phòng ngừa COVID-19 khác. |
|
|
|
13. |
Đảm bảo có đủ số lượng nhân viên sẵn sàng ứng phó với COVID- 19, bằng cách tuyển dụng và đào tạo thêm nhân viên, huy động sinh viên y năm cuối, các bác sĩ và điều dưỡng đã nghỉ hưu, và các tình nguyện viên. |
|
|
|
VII. |
Dự phòng bạo hành, kỳ thị, phân biệt đối xử |
|
|
|
1. |
Xây dựng và thực hiện hướng dẫn về phòng chống bạo hành và quấy rối tại nơi làm việc theo Hướng dẫn số 01/HD-CĐYT ngày 10/01/2019 của Công đoàn Y tế Việt Nam; đảm bảo tất cả NVYT đều biết và thực hiện; |
|
|
|
2. |
Thực hiện các biện pháp kỹ thuật (như lắp đặt hệ thống báo động) và biện pháp hành chính (bố trí lực lượng an ninh/công an/dân quân tự vệ) để bảo vệ NVYT tránh bạo hành và quấy rối. |
|
|
|
3. |
Phân công nhiệm vụ rõ ràng, khối lượng công việc và thời gian làm việc công bằng giữa các NVYT. |
|
|
|
4. |
Tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức cho NVYT về bạo hành, quấy rối, kỳ thị và phân biệt đối xử và các biện pháp dự phòng. |
|
|
|
5. |
Hướng dẫn NVYT về cách giải quyết các tình huống một cách hiệu quả liên quan đến khách hàng, bệnh nhân, những người mà họ cung cấp dịch vụ. |
|
|
|
6. |
Xây dựng hệ thống, qui trình báo cáo và bảo vệ, tư vấn, hỗ trợ nạn nhân bị bạo hành. |
|
|
|
7. |
Thường xuyên tổ chức đánh giá nguy cơ về bạo hành, kỳ thị, phân biệt đối xử tại nơi làm việc. |
|
|
|
8. |
Đảm bảo an toàn nơi đến truy vết/lấy mẫu/chăm sóc người bệnh tại cộng đồng, có người địa phương/công an địa phương đi cùng. |
|
|
|
9. |
Bố trí đủ NVYT tham gia khám, chăm sóc, tư vấn và phục vụ người bệnh |
|
|
|
10. |
Đảm bảo NVYT đến và ra khỏi nơi làm việc an toàn, có các lối thoát hiểm khẩn cấp (có chỉ dẫn) tại nơi làm việc; |
|
|
|
11. |
Bố trí lấy mẫu/ngày với số lượng hợp lý (nếu có thể) hoặc bố trí lấy mẫu theo khu vực, tránh đông đúc và mất thời gian chờ đợi. |
|
|
|
12. |
Bố trí đầy đủ lực lượng bảo vệ, công an/dân quân tự vệ tại nơi làm việc. |
|
|
|
VIII. |
Dự phòng các vấn đề sức khỏe tâm thần |
|
|
|
1. |
Tổ chức tập huấn cho NVYT về các biểu hiện của tình trạng lo âu, trầm cảm, các vấn đề sức khỏe tâm thần khác và các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát |
|
|
|
2. |
Phát hiện sớm các biểu hiện căng thẳng và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác của NVYT, triển khai các biện pháp hỗ trợ tâm lý và các biện pháp can thiệp; |
|
|
|
3. |
Cung cấp và tạo điều kiện cho NVYT được hỗ trợ tâm lý và sức khỏe tâm thần, bảo mật thông tin của người được hỗ trợ; |
|
|
|
4. |
Đảm bảo NVYT gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần có thể quay trở lại làm việc mà không bị kỳ thị và phân biệt đối xử; |
|
|
|
5. |
Tăng cường các hoạt động nâng cao sức khỏe tâm thần cho NVYT tại nơi làm việc (tập thể dục, thư giãn, yoga, thiền, vv); |
|
|
|
6. |
Luân chuyển ca và bố trí thời gian nghỉ ngơi hợp lý; |
|
|
|
7. |
Phân nhóm NVYT ít kinh nghiệm vào nhóm nhiều kinh nghiệm và triển khai nhân sự xuống cộng đồng theo cặp hoặc luân chuyển vị trí làm việc của NVYT (chuyển NVYT làm tại vị trí căng thẳng xuống vị trí ít căng thẳng hơn); |
|
|
|
8. |
Cung cấp hỗ trợ thích hợp về tâm lý và xã hội cho nhân viên bị ốm và bị cách ly. |
|
|
|
9. |
Có các chính sách đãi ngộ phù hợp cho NVYT khi tham gia công tác phòng, chống dịch COVID-19. |
|
|
|
IX. |
Dự phòng rối loạn/đau mỏi cơ xương khớp |
|
|
|
1. |
Bố trí nghỉ giải lao ngắn thường xuyên giữa giờ (cứ sau mỗi giờ làm việc) |
|
|
|
2. |
Bố trí các thiết bị hỗ trợ cơ học (như cáng, xe lăn, xe đẩy, thiết bị nâng, vv để vận chuyển, nâng nhấc bệnh nhân và vật nặng; tránh nâng nhấc và vận chuyển bằng tay; |
|
|
|
3. |
Tổ chức tập huấn cho NVYT về các yếu tố nguy cơ gây rối loạn/đau mỏi cơ xương khớp và kỹ thuật nâng nhấc an toàn |
|
|
|
4. |
Trong các khu điều trị, chăm sóc người bệnh: Khoảng cách giữa các giường bệnh: phân chia đủ không gian giữa các giường. Trong các khu vực không phân chia được, bố trí các giường cách nhau 2 mét để cho phép NVYT làm việc không bị vướng |
|
|
|
X. |
Dự phòng các nguy cơ liên quan đến điều kiện công trình vệ sinh và phúc lợi không đầy đủ và không an toàn |
|
|
|
1. |
Trang bị đầy đủ các vòi nước rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh ở tất cả các điểm chăm sóc người bệnh, khu vực mặc /thay PTBVCN, khu vệ sinh, nơi xử lý chất thải…; |
|
|
|
2. |
Bố trí các phòng để nghỉ ngơi và thư giãn trong ca làm việc có nước uống đầy đủ, an toàn, nhà vệ sinh, đồ dùng vệ sinh cá nhân; |
|
|
|
3. |
Bố trí khu vệ sinh, phòng vệ sinh cá nhân, cho NVYT với thùng đựng chất thải tách biệt với khu vệ sinh của người bệnh và người nhà bệnh nhân; bố trí không gian riêng cho nữ NVYT; |
|
|
|
4. |
Xây dựng quy trình vệ sinh khử khuẩn môi trường làm việc hàng ngày để đảm bảo nơi làm việc, vị trí làm việc, trang thiết bị và máy móc sạch sẽ, ngăn nắp. Có hệ thống thu gom, xử lý rác thải y tế; |
|
|
|
5. |
Bố trí phòng đệm để thay quần áo cho NVYT tại nơi làm việc; |
|
|
|
6. |
Tổ chức giặt quần áo bảo hộ lao động cho NVYT tại CSYT. |
|
|
|
7. |
Khuyến cáo NVYT khi làm việc tại cộng đồng mang theo đầy đủ dung dịch sát khuẩn tay nhanh và mang theo đầy đủ nước uống an toàn |
|
|
|
PHỤ LỤC 3.
BẢNG KIỂM VỀ CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP CHO NHÂN VIÊN Y TẾ TRONG PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19
(Dành cho người lao động)
TT |
Các biện pháp đảm bảo ATVSLĐ cho NVYT |
Thực hiện |
||
Có |
Không |
Không áp dụng |
||
I. |
Thực hiện qui định chung về an toàn, vệ sinh lao động trong phòng, chống dịch COVID-19 |
|
|
|
1. |
Chấp hành quy định, nội quy, quy trình, yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở y tế (CSYT) hoặc hướng dẫn ATVSLĐ liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao |
|
|
|
2. |
Tham gia đầy đủ các lớp huấn luyện về ATVSLĐ do người sử dụng lao động tổ chức |
|
|
|
3. |
Tham gia các hoạt động phòng chống dịch, chăm sóc, điều trị người bệnh COVID-19 khi đủ sức khỏe và được điều động |
|
|
|
4. |
Tham gia sàng lọc và xét nghiệm theo qui định |
|
|
|
5. |
Xin phép ở nhà nếu có các triệu chứng nhiễm bệnh; |
|
|
|
6. |
Thực hiện báo cáo đầy đủ khi tiếp xúc gần với các trường hợp nghi nhiễm hoặc nhiễm COVID-19 khi tham gia phòng, chống dịch COVID-19; |
|
|
|
7. |
Thực hiện báo cáo đầy đủ khi bị bạo hành hoặc bị quấy rối trong quá trình tham gia phòng, chống dịch COVID-19; |
|
|
|
8. |
Phát hiện và báo cáo với cán bộ quản lý CSYT về các nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ trong phòng, chống dịch COVID-19, |
|
|
|
9. |
Tham gia tiêm phòng đầy đủ vắc xin COVID-19 và phòng các bệnh lây nhiễm nghề nghiệp khác như viêm gan B, bệnh lao nghề nghiệp,… |
|
|
|
10. |
Tham gia đầy đủ khám sức khỏe định kỳ và khám phát hiện bệnh nghề nghiệp khi có nguy cơ cao phơi nhiễm SARS-CoV-2 và các nguy cơ nghề nghiệp khác do CSYT tổ chức. |
|
|
|
11. |
Đề nghị được chẩn đoán, điều trị, chăm sóc và hỗ trợ, tư vấn tâm lý khi bị lây nhiễm SARS-CoV-2, bị bạo hành, quấy rối hoặc có các rối loạn tâm thần (căng thẳng, lo âu, trầm cảm, vv). |
|
|
|
12. |
Yêu cầu CSYT cung cấp và trang bị đầy đủ PTBVCN, đảm bảo đủ số lượng và chất lượng theo qui định |
|
|
|
13. |
Sử dụng và giữ gìn vệ sinh các công trình vệ sinh, công trình phúc lợi theo qui định. |
|
|
|
14. |
Thực hiện các hoạt động nâng cao sức khỏe (dinh dưỡng, thể dục, thể thao, lối sống lành mạnh, vv). |
|
|
|
15. |
Yêu cầu CSYT thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách bảo hộ lao động cho NVYT khi tham gia phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định của pháp luật hiện hành (chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; phụ cấp độc hại nguy hiểm; phụ cấp phòng chống dịch; bồi dưỡng bằng hiện vật đối với nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm; trang bị PTBVCN…). |
|
|
|
II. |
Dự phòng lây nhiễm SARS-CoV-2 |
|
|
|
1. |
Thực hiện quy định phòng, chống dịch COVID-19 tại nơi làm việc |
|
|
|
2. |
Tuân thủ các qui định chung về phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm SARS- CoV-2; |
|
|
|
3. |
Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 theo đường lây truyền khi lấy mẫu bệnh phẩm, khi chăm sóc và thực hiện các thực hành có tiếp xúc với dịch sinh học của người bệnh COVID-19 |
|
|
|
4. |
Thực hiện đầy đủ qui định phòng ngừa lây nhiễm khi phẫu thuật, thủ thuật, đỡ đẻ, chạy thận nhân tạo chụp chiếu X- quang, siêu âm, vv. cho người nhiễm và nghi nhiễm |
|
|
|
5. |
Tự theo dõi sức khỏe để phát hiện sớm lây nhiễm SARS-CoV- 2 |
|
|
|
6. |
Xét nghiệm sàng lọc tối thiểu 01 lần/tuần |
|
|
|
7. |
Hạn chế di chuyển khỏi khu vực làm việc trong cơ sở khám chữa bệnh ngay cả khi đánh giá nguy cơ thấp |
|
|
|
8. |
Hạn chế đi du lịch, đi ra khỏi tỉnh/TP. nơi cư trú |
|
|
|
9. |
Thực hiện vệ sinh tay theo quy định của Bộ Y tế |
|
|
|
10. |
Thực hiện vệ sinh đúng cách khi ho, hắt hơi |
|
|
|
III. |
Dự phòng viêm da |
|
|
|
1. |
Sử dụng găng tay nitrile nếu bị dị ứng với găng tay latex |
|
|
|
2. |
Sử dụng PTBVCN phù hợp với vị trí làm việc và đúng kích cỡ |
|
|
|
3. |
Bôi kem dưỡng ẩm hoặc gel lên mặt và tay trước khi đeo PTBVCN |
|
|
|
4. |
Không sử dụng kính bảo vệ mắt quá chặt, có thể gây tổn thương da và làm mờ kính |
|
|
|
5. |
Đeo găng tay và sát khuẩn găng tay bằng dung dịch sát khuẩn nhanh |
|
|
|
6. |
Sử dụng khẩu trang/kính có cải tiến quai đeo/gọng kính tránh cọ sát vào mang tai |
|
|
|
7. |
Đến khám ở các cơ sở chuyên khoa nếu bị phát ban hoặc có các triệu chứng viêm da kéo dài |
|
|
|
IV. |
Dự phòng căng thẳng nhiệt |
|
|
|
1. |
Uống đủ nước mát và nước điện giải hoặc nước uống bổ sung muối trong thời gian nghỉ ngơi trong thời tiết nắng nóng; |
|
|
|
2. |
Đề nghị lãnh đạo CSYT rút ngắn thời gian làm việc tối đa là 01 giờ so với thời gian làm việc thông thường khi mặc đầy đủ PTBVCN làm việc; |
|
|
|
3. |
Đề nghị lãnh đạo CSYT bố trí thời gian nghỉ và phục hồi sức khỏe tại khu vực mát mẻ; |
|
|
|
4. |
Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn nâng cao nhận thức cho NVYT về các biểu hiện/triệu chứng căng thẳng nhiệt (say nắng, say nóng) và các biện pháp dự phòng; |
|
|
|
5. |
Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn cho NVYT về sử dụng PTBVCN đúng cách và phù hợp với công việc được đảm nhận |
|
|
|
6. |
Trong thời tiết nắng nóng, đề nghị lãnh đạo CSYT thay đổi thời giờ làm việc cho phù hợp, có thể lấy mẫu buổi sáng từ 5h -10h, buổi chiều từ 16h đến 22h. |
|
|
|
V. |
Dự phòng tiếp xúc với các hóa chất khử khuẩn |
|
|
|
1. |
Sử dụng găng tay và khử khuẩn găng tay bằng dung dịch sát khuẩn nhanh đã được Bộ Y tế cấp phép ; |
|
|
|
2. |
Sử dụng các dung dịch sát khuẩn tay và khử khuẩn bề mặt theo quy định của Bộ Y tế; |
|
|
|
3. |
Pha chế hóa chất làm vệ sinh và khử khuẩn theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất; |
|
|
|
4. |
Thực hiện quy trình vệ sinh, khử khuẩn bề mặt môi trường làm việc (trình tự, số lần) theo hướng dẫn tại Quyết định số 5188/QĐ-BYT ngày 14/12/2020 và các quy định hiện hành khác của Bộ Y tế. |
|
|
|
5. |
Khi vệ sinh khử khuẩn bề mặt môi trường, mặc đầy đủ và sử dụng PTBVCN đúng cách |
|
|
|
6. |
Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn cho NVYT về cách sử dụng hóa chất khử khuẩn an toàn và thực hành qui trình vệ sinh khử khuẩn bề mặt môi trường an toàn. |
|
|
|
VI. |
Dự phòng mệt mỏi |
|
|
|
1. |
Đề nghị lãnh đạo CSYT bố trí thời giờ làm việc và nghỉ ngơi phù hợp như: |
|
|
|
|
Thường xuyên nghỉ giải lao ngắn giữa giờ (cứ sau 1-2 giờ làm việc) |
|
|
|
Làm việc tối thiểu 10 giờ liên tục mỗi ngày phải bố trí 7-8 giờ để ngủ |
|
|
|
|
Sau 14 ngày làm việc liên tục cần được nghỉ 48 giờ |
|
|
|
|
Làm việc 5 ca liên tục 8 giờ hoặc 4 ca 10 giờ phải bố trí một hoặc hai ngày nghỉ |
|
|
|
|
Khi làm 3 ca liên tục kéo dài 12 giờ phải có 02 ngày nghỉ. |
|
|
|
|
Bố trí ca làm việc ngắn hơn (6 giờ/ngày), nếu có thể |
|
|
|
|
2. |
Đề nghị lãnh đạo CSYT bố trí chỗ ở cho NVYT khi thực hiện các nhiệm vụ khẩn cấp khi cần, có đầy đủ đồ ăn và nước uống, đảm bảo dinh dưỡng và an toàn; có khu vệ sinh và các điều kiện giải trí (TV, thiết bị tập thể dục, thể thao, vv), vẫn đảm bảo giãn cách và duy trì các biện pháp phòng ngừa COVID-19 khác. |
|
|
|
VII. |
Dự phòng bạo hành, kỳ thị, phân biệt đối xử |
|
|
|
1. |
Thực hiện các qui định về phòng chống bạo hành và quấy rối tại nơi làm việc |
|
|
|
2. |
Báo cáo và gọi điện cho người có thẩm quyền giải quyết khi phát hiện nguy cơ hoặc bị bạo hành và quấy rối, kỳ thị, phân biệt đối xử tại nơi làm việc. |
|
|
|
3. |
Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn nâng cao nhận thức cho NVYT về bạo hành, quấy rối, kỳ thị và phân biệt đối xử và các biện pháp dự phòng do người sử dụng lao động tổ chức |
|
|
|
4. |
Đề nghị lãnh đạo CSYT bố trí đầy đủ lực lượng bảo vệ, công an/dân quân tự vệ tại nơi làm việc. |
|
|
|
VIII |
Dự phòng các vấn đề sức khỏe tâm thần |
|
|
|
1. |
Đề nghị lãnh đạo CSYT luân chuyển ca và bố trí thời gian nghỉ ngơi hợp lý; |
|
|
|
2. |
Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về các biểu hiện căng thẳng và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác; các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát. |
|
|
|
3. |
Báo cáo với người sử dụng lao động khi có biểu hiện căng thẳng và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác, đề nghị có các biện pháp hỗ trợ tâm lý và các biện pháp can thiệp; |
|
|
|
4. |
Thực hiện các hoạt động nâng cao sức khỏe tâm thần (tập thể dục, thư giãn, yoga, thiền, vv); |
|
|
|
5. |
Yêu cầu CSYT có các chính sách đãi ngộ phù hợp theo qui định khi tham gia phòng, chống dịch COVID-19 |
|
|
|
6. |
Yêu cầu hỗ trợ thích hợp về tâm lý và xã hội khi bị ốm và bị cách ly, nếu cần. |
|
|
|
IX. |
Dự phòng rối loạn/đau mỏi cơ xương khớp |
|
|
|
1. |
Chủ động nghỉ giải lao ngắn thường xuyên giữa giờ (cứ sau mỗi giờ làm việc) |
|
|
|
2. |
Sử dụng các thiết bị hỗ trợ cơ học (như cáng, xe lăn, xe đẩy, thiết bị nâng, vv khi vận chuyển, nâng nhấc bệnh nhân và vật nặng; tránh nâng nhấc và vận chuyển bằng tay; |
|
|
|
3. |
Thực hiện kỹ thuật nâng nhấc an toàn khi vận chuyển, nâng nhấc bệnh nhân và vật nặng; tránh nâng nhấc và vận chuyển bằng tay |
|
|
|
4. |
Thường xuyên thay đổi tư thế làm việc (đứng và ngồi), không nên duy trì một tư thế trong thời gian dài |
|
|
|
5. |
Cố gắng giữ nhịp độ làm việc vừa phải, tránh các chuyển động lặp lại nhiều và tư thế làm việc bất hợp lý |
|
|
|
6. |
Tham gia đầy đủ các tập huấn cho NVYT về các yếu tố nguy cơ gây rối loạn/đau mỏi cơ xương khớp và kỹ thuật nâng nhấc an toàn do người sử dụng lao động tổ chức |
|
|
|
X. |
Dự phòng các nguy cơ liên quan đến điều kiện công trình vệ sinh và phúc lợi không đầy đủ và không an toàn |
|
|
|
1. |
Thực hiện vệ sinh hàng ngày vị trí làm việc, trang thiết bị và dụng cụ làm việc. |
|
|
|
2. |
Thay quần áo tại các khu vực qui định; |
|
|
|
3. |
Khi làm việc tại cộng đồng mang theo đầy đủ dung dịch sát khuẩn tay nhanh và nước uống an toàn |
|
|
|
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Luật số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015. Luật An toàn, vệ sinh lao động.
2. Bộ Luật số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019. Bộ Luật Lao động.
3. Nghị định số 103/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về đảm bảo an toàn sinh học trong phòng xét nghiệm.
4. Thông tư số 19/TT-BYT ngày 30/5/2016 của Bộ Y tế hướng dẫn về quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động.
5. Thông tư số 37/TT-BYT ngày 25/9/2017 của Bộ Y tế quy định về thực hành bảo đảm an toàn sinh học trong phòng xét nghiệm.
6. Quyết định 4158/QĐ-BYT ngày 28/8/2021 về việc ban hành “Hướng dẫn Phòng ngừa và quản lý nhân viên y tế có nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”
7. Quyết định số 5188/QĐ-BYT , ngày 14/12/2020 về việc ban hành “Hướng dẫn phòng và kiểm soát SARS- CoV- 2 trong các cơ sở khám chữa bệnh”.
8. Quyết định 4159/QĐ-BYT ngày 28/8/2021 về việc ban hành “Hướng dẫn sử dụng và lựa chọn phương tiện phòng hộ cá nhân trong phòng, chống bệnh dịch COVID-19”.
9. Quyết định số 5053/QĐ-BYT ngày 3/12/2020 về việc ban hành “Sổ tay Hướng dẫn thực hành truy vết người tiếp xúc với người có xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính”.
10. Quyết định số 878/2020/QĐ-BYT Về việc ban hành “Hướng dẫn cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung phòng chống dịch COVID-19”.
11. Quyết định 4042/QĐ-BYT ngày 21/8/2021 về việc ban hành “Hướng dẫn tạm thời mô hình trạm y tế lưu động trong bối cảnh dịch COVID-19”.
12. Quyết định số 3088/QĐ-BYT ngày 16/7/2020 về việc ban hành “Bộ Tiêu chí Bệnh viện an toàn phòng chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp”.
13. Hướng dẫn số 01/HD-CĐYT ngày 10/1/2019 về hướng dẫn Công đoàn cơ sở phòng và xử lý khi có đoàn viên công đoàn, người lao động bị bạo hành tại cơ sở y tế.
14. Công văn số 7316/BYT-MT ngày 3/9 /2021 của Bộ Y tế về “Hướng dẫn đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 đối với các lực lượng tham gia hỗ trợ công tác phòng chống dịch COVID-19 tại các địa phương”.
Tài liệu tiếng Anh
15. WHO-ILO (2021). COVID-19: Occupational health and safety for health workers. Interim guidance. 2 February 2021.
16. WHO and ILO (2018): Occupational safety and health in public health emergencies: A manual for protecting health worker, GENEVA, 2018
17. WHO (2020). Health workforce policy and management in the context of the COVID-19 pandemic response. Interim guidance, 3 December 2020. Geneva: (https://www.who.int/publications/i/item/health-workforce-policy-and-management-in- the-context-of-the-COVID-19-pandemic-response
18. WHO (2020): Prevention, identification and management of health worker infection in the context of COVID-19. Interim guidance, 30 October 2020
19. WHO (2020). Cleaning and disinfection of environmental surfaces in the context of COVID-19. Interim guidance 15 May 2020
20. WHO and UNICEF (2020). Water, sanitation, hygiene, and waste management for the COVID-19 virus. Interim guidance. 23 April 2020
21. WHO (2020). Interim guidance: Coronavirus disease (COVID-19) outbreak: rights, roles and responsibilities of health workers, including key considerations for occupational safety and health. 19 March 2020
22. Inter-Agency Standing Committee (2020). IASC Guidance on Basic Psychosocial Skills: A Guide for COVID-19 Responders
23. ILO (2020). Managing work-related psychosocial risks during the COVID-19 pandemic
24. WHO and ILO (2020). Caring for those who care: National Programmes for Occupational Health for Health Workers. Policy brief
25. WHO/ILO Global Framework for National Occupational Health Programmes for Health Workers (2010)
26. ILO, COVID-19: Checklist of measures to be taken in health facilities (2020)
27. WHO, Protection of health and safety of health workers: Checklist for healthcare facilities (2020)
28. ILO/WHO HealthWISE – Work Improvement in Health Services (2014).