Trường hợp nào mẹ không được nuôi con khi ly hôn? Không phải ai cũng hiểu rõ những quy định khi ly hôn đặc biệt là vấn đề giành quyền nuôi con. Thông thường pháp luật ưu tiên quyền nuôi con cho mẹ. Thế nhưng có phải lúc nào ly hôn mẹ cũng được quyền nuôi con? Những trường hợp nào mẹ không được nuôi con khi ly hôn? Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết sau đây hoặc nếu có câu hỏi cần giải đáp nhanh chóng, hãy gọi đến số điện thoại 1900.6174 để được các luật sư hỗ trợ tư vấn.
Con trên 3 tuổi, quyền nuôi con thuộc về ai?
Chị Trang (Hà Nội) có câu hỏi:
Thưa luật sư, tôi và chồng đã ly hôn sau 7 năm chung sống và trong khoảng thời gian đó chúng tôi đã có 1 cậu con trai 5 tuổi. Vì cuộc sống vợ chồng đã xảy ra nhiều mâu thuẫn khiến gia đình có ở chung nhưng cũng không hạnh phúc nên chúng tôi quyết định ly hôn. Luật sư cho tôi hỏi liệu khi ly hôn thì với trường hợp nào mẹ không được nuôi con và hiện tại, cả 2 chúng tôi đều có kinh tế ổn định thì tôi có thể nhận nuôi cháu không?
>> Trường hợp nào mẹ không được nuôi con? Gọi ngay 1900.6174
Trả lời
Căn cứ theo khoản 2 điều 81 Luật hôn nhân và gia đình có quy định rõ về quyền nuôi con như sau:
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Với quy định này, trước khi đến phiên tòa xét xử ly hôn, nếu hai vợ chồng có thể cùng nhau thỏa thuận việc nuôi con sau khi ly hôn thì sẽ không cần có sự can thiệp của tòa án và lúc đó tòa án sẽ công nhận luôn ai là người có quyền nuôi cháu theo đúng nguyện vọng của hai bên. Nếu bạn có nguyện vọng nuôi con và cháu hiện nay đã 5 tuổi thì bạn có thể thỏa thuận với chồng của mình về việc nuôi con. Vì cả 2 bên đều có điều kiện và có cuộc sống ổn định nên 1 trong hai bạn sẽ có quyền nuôi con. Tuy nhiên, với trường hợp 2 bên không thỏa thuận được thì tòa án sẽ giao cháu cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào những quyền lợi và lợi ích hợp pháp của con.
Mọi thắc mắc liên quan đến quyền lợi khi nuôi con hay trường hợp nào mẹ không được nuôi con và bố không được nuôi con sau khi ly hôn, xin vui lòng các bạn hãy gọi cho chúng tôi qua số điện thoại của Tổng đài Pháp luật 1900.6174, các luật sư và chuyên viên tư vấn với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật có thể giải quyết nhanh chóng và trọn vẹn vấn đề mà bạn đưa ra.
>>>Xem thêm: Quyền nuôi con khi ly hôn
Trường hợp nào mẹ không được nuôi con? Gọi ngay 1900.6174
Con dưới 3 tuổi, mẹ được ưu tiên quyền nuôi con
Chị Quỳnh (Đồng Tháp) có câu hỏi:
Chào luật sư, chuyện là chồng tôi luôn đi lăng nhăng qua đường suốt thời gian tôi mang bầu. Tôi đã kìm nén rất nhiều lần vì nghe nói trong thời gian vợ mang bầu thì không thể ly hôn được. Nhưng đến nay, con được 1 tuổi, chồng tôi vẫn liên tục ra ngoài chơi bời nên tôi quyết định đưa đơn ly hôn ra tòa. Vậy trong lần này ly hôn thì tôi có quyền nuôi con không và luật sư có thể chỉ ra thêm trường hợp nào mẹ không được nuôi con giúp tôi được không?
>> Tư vấn thủ tục giành quyền nuôi con – Gọi 1900.6174
Trả lời
Căn cứ theo khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình có quy định về việc nuôi con dưới 36 tháng tuổi như sau:
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Về vấn đề trường hợp nào mẹ không được nuôi con?
Căn cứ theo khoản 3 điều 81 Luật hôn nhân và gia đình quy định trường hợp mẹ không được nuôi con như sau:
+ Người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
+ Cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con
Như vậy, với trường hợp của bạn vừa nêu và căn cứ theo quy định của pháp luật thì chúng tôi rút ra kết luận như sau: Cháu 1 tuổi tức là dưới 36 tháng tuổi nên sau khi ly hôn me có quyền trực tiếp nuôi con cho đến khi con lớn theo quy định của Tòa án nếu trong trường hợp bạn có đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con. Nếu trong trường hợp sau khi ly hôn mà cả bố và mẹ đều có thỏa thuận trước đó về việc nuôi con và phù hợp với lợi ích hợp pháp của con thì người cha vẫn có quyền nuôi con thay mẹ. Tuy nhiên, trong tình huống của bạn, bố của cháu hay đi chơi bời, không quan tâm đến cháu thì phiên tòa có thể xét quyền nuôi con cho bạn.
Nếu các bạn muốn được hỗ trợ cụ thể về những vấn đề trong giành quyền nuôi con sau khi ly hôn hoặc muốn biết thêm trường hợp nào mẹ không được nuôi con thì có thể nhấc máy và gọi ngay cho tổng đài 1900.6174 để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất.
>>>Xem thêm: Giành quyền nuôi con dưới 36 tháng
Trường hợp nào mẹ không được nuôi con khi ly hôn?
Chị Lam (Hà Nội) có câu hỏi về trường hợp nào mẹ không được nuôi con khi ly hôn như sau:
Chào luật sư, hai vợ chồng tôi đang có quyết định ly hôn, tính đến nay, chúng tôi đã ở cung được 4 năm và có 1 cháu gái 2 tuổi. Trong thời gian trước, chồng tôi quyết định mở cửa hàng kinh doanh nhưng bị thua lỗ, tinh thần lúc nào cũng chán nản, rượu bia rồi cờ bạc, đánh đập vợ. Tôi không thể tiếp tục chịu được cảnh này nên đã đưa cháu về nhà bà ngoại sống và đưa đơn ly hôn cho chồng ký. Ở bên ngoại được 1 tuần thì chồng tôi đến đón cháu về cho ông bà nội nuôi mặc dù hiện tại, tôi và gia đình bên ngoại vẫn có điều kiện để chăm cháu. Vậy lần này tôi có quyền nuôi con không và liệu có trường hợp nào mẹ không được nuôi con sau khi ly hôn không?
>> Luật sư tư vấn quyền nuôi con sau khi ly hôn – Gọi 1900.6174
Trả lời
Theo Điều 69 Luật hôn nhân và gia đình 2014 cha mẹ có quyền và nghĩa vụ như sau:
“Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.”
Và căn cứ theo khoản 1 Điều 71 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định:
“Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.”
Ngoài ra, căn cứ vào Điều 13 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định về quyền và lợi ích của trẻ em như sau:
“Trẻ em có quyền sống chung với cha mẹ. Không ai có quyền buộc trẻ em phải cách ly cha mẹ, trừ trường hợp vì lợi ích của trẻ em.”
Theo quy định trên, cả bố và mẹ đều có quyền ngang bằng nhau trong việc yêu thương con, chăm sóc và nuôi dưỡng con khi chưa thành niên hoặc mất hành vi dân sự để có thể giúp con phát triển lành mạnh nhất về mặt thể chất và tinh thần. Vì vậy, với trường hợp đón cháu về nhà ông bà nội và ngăn cản quyền nuôi con của mẹ là hành vi trái với pháp luật vì sẽ không có ai có quyền ngăn cản mẹ của đứa trẻ được chăm sóc, nuôi dưỡng và sống chung với cha mẹ của mình. Nếu hành vi đó vẫn tiếp tục tiếp diễn, bạn với tư cách là mẹ của cháu có thể trình báo với cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương để có thể giải quyết vụ việc nhanh chóng nhất.
Và căn cứ theo luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ của vợ và chồng như sau:
“vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình; Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau.”
Với tình huống của bạn, chồng luôn cờ bạc, rượu chè rồi đánh đập bạn thì đó là hành vi trái với lương tâm và trái với quy định của pháp luật. Nếu bạn muốn ly hôn thì căn cứ theo điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc thụ lý và giải quyết yêu cầu ly hôn như sau:
“ Nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.”
Vì vậy, dựa theo quy định trên, bạn đã đủ điều kiện để đưa đơn ly hôn ra tòa vì chồng bạn luôn có hành vi bạo lực, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của bạn khiến tình trạng hôn nhân không thể kéo dài.
Đối với quyền nuôi con sau khi ly hôn: Căn cứ theo khoản 3 điều 81 luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
“Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.
Đối với trường hợp của bạn, cháu được 2 tuổi nên tòa án sẽ giao cho mẹ trực tiếp nuôi con, chăm sóc và giáo dục con cho đến khi trưởng thành. Nhưng nếu trong trường hợp bạn không có đủ điều kiện để chăm sóc và giáo dục con tốt hoặc vợ chồng bạn có thỏa thuận khác thì có thể được giải quyết theo quyết định của tòa án.
Nếu trong quá trình tham khảo câu trả lời vẫn khiến bạn thắc mắc đến trường hợp nào mẹ không được nuôi con hoặc có câu hỏi liên quan đến quyền nuôi dưỡng và giáo dục con sau khi ly hôn thì hãy nhanh tay gửi câu hỏi đến cho chúng tôi qua tổng đài 1900.6174 hoặc qua địa chỉ email của tổng đài pháp luật để được các luật sư hỗ trợ sớm nhất cho các bạn.
>>>Xem thêm: Quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn
Tư vấn quyền nuôi con khi ly hôn – Gọi 1900.6174
Một số câu hỏi về quyền nuôi con khi ly hôn
Khi nào bố hoặc mẹ bị tước quyền nuôi con?
Anh Ninh (Đà Nẵng) có câu hỏi:
Thưa luật sư, sau khoảng thời gian 3 năm sống chung, tôi và vợ không mấy hạnh phúc vì cuộc hôn nhân này là do 2 bên gia đình sắp xếp. Hiện tại, chúng tôi có với nhau 1 cháu gái 10 tháng tuổi và có ý định ly hôn. Cả 2 bên đều chấp thuận và đã làm đơn ra tòa. Tôi rất muốn được nuôi con sau khi ly hôn nhưng nghe nói con dưới 36 tháng tuổi thì quyền nuôi con sẽ được trao hết cho mẹ cháu và tôi sẽ không có quyền nuôi. Như vậy có đúng không luật sư? Thêm nữa trường hợp nào mẹ không được nuôi con và khi nào thì bố hoặc mẹ sẽ bị tước quyền nuôi con vậy ạ?
>> Tư vấn khởi kiện giành lại quyền nuôi con – Gọi 1900.6174
Trả lời
Căn cứ theo khoản 1 điều 85 Luật hôn nhân và gia đình quy định về việc hạn chế quyền của cha, mẹ với con chưa thành niên như sau:
– Người bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con;
– Người có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
– Người phá tài sản của con
– Người có lối sống đồi trụy
– Người xúi giục, ép buộc con là điều trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Với câu hỏi trên, bạn chưa nhắc rõ là bạn có những hành vi sai với đạo đức, trái với pháp luật hay không nên chúng tôi không thể kết luận được. Nhưng nếu bạn thuộc vào các trường hợp bị kết án về tội xâm phạm sức khỏe, danh dự của con, phá tài sản của con, hay bạn có lối sống đồi trụy làm ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của con thì bạn sẽ bị tước quyền nuôi con theo đúng quy định của pháp luật.
Với câu trả lời trên, hy vọng các bạn có thể hiểu rõ hơn về trường hợp cha, mẹ bị tước quyền nuôi con khi ly hôn. Nếu trong quá trình tìm hiểu mà các bạn có thắc mắc liên quan đến trường hợp nào mẹ không được nuôi con khi ly hôn thì hãy nhanh tay gọi đến số điện thoại 1900.6174 để được hỗ trợ giải đáp miễn phí.
>>>Xem thên: Giành quyền nuôi con
Làm thế nào để giành quyền nuôi con? Gọi ngay 1900.6174
Làm thế nào để giành quyền nuôi 2 con?
Chị Nhung (Thái Bình) có câu hỏi:
Chào luật sư, bây giờ tôi và chồng đã quyết định ly hôn sau 8 năm chung sống, chúng tôi đã có 2 cháu, 1 cháu 6 tuổi và 1 cháu 4 tuổi. Trong quá trình nuôi con thì chồng tôi không có chút sự quan tâm nào đến mẹ con chúng tôi, chỉ biết chăm chút cho bản thân và đi ngoại tình, bao nhiêu tài sản trong gia đình đem đi cho người khác. Nếu tôi đưa đơn ly hôn ra tòa thì tôi có quyền nuôi 2 con không luật sư và nếu có thì làm sao để giành được ạ?
>> Tư vấn điều kiện giành quyền nuôi con – Gọi 1900.6174
Trả lời
Căn cứ theo quy định tại luật hôn nhân và gia đình 2014, khi ly hôn, nếu hai vợ chồng có thể tự thỏa thuận trước về quyền nuôi dưỡng và chăm sóc con thì sẽ được tòa án ra quyết định theo đúng thỏa thuận của 2 người. Nhưng nếu trong trường hợp, 2 bên không thể tự thỏa thuận được thì mọi quyết định sẽ do tòa án nắm giữ và quyết định đó sẽ được căn cứ vào nhiều yếu tố để đảm bảo được quyền và lợi ích cao nhất cho con.
Thông thường, đối với gia đình có 2 con mà muốn ly hôn thì pháp luật sẽ quyết định mỗi người nuôi 1 con. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng giống nhau nên nếu một trong 2 bên thuộc các trường hợp sau thì bên còn lại sẽ có quyền nuôi dưỡng con.
– Nếu vợ hoặc chồng có hành vi vi phạm hạn chế quyền với con khi chưa thành niên thì vợ/ chồng sẽ bị tòa án tước quyền nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.
– Nếu vợ/ chồng có bằng chứng chứng minh cho việc đối phương không có đủ điều kiện vật chất, không đủ yêu thương con, có hành vi ngoại tình, không có môi trường tốt để nuôi dưỡng, chăm sóc con thì cũng bị tước quyền nuôi con
Với câu hỏi của bạn, liệu có thể giành quyền nuôi 2 con hay không thì câu trả lời của chúng tôi là có thể. Tuy nhiên, trường hợp này chỉ xảy ra khi bạn có đủ bằng chứng để chứng minh việc chồng bạn đi ngoại tình, không yêu thương, chăm sóc và giáo dục con. Đồng thời, bạn phải chỉ ra rằng bạn là người tự chủ về kinh tế, có đủ điều kiện vật chất và có môi trường giáo dục con tốt để được tòa án xét xử công bằng nhất.
Qua bài viết trên đây, hy vọng các bạn sẽ hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan đến việc Trường hợp nào mẹ không được nuôi con . Nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần được luật sư hỗ trợ giải đáp nhanh chóng về trường hợp nào mẹ không được nuôi con hay các thủ tục khi giành quyền nuôi con, các bạn hãy liên hệ tới Tổng đài tư vấn theo số điện thoại 1900.6174 để được tư vấn miễn phí 24/7. Với những trường hợp mang tính chất phức tạp, bạn có thể hỏi qua email hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp với luật sư để nhờ sự tư vấn. Sự đồng hành của các bạn là niềm vinh hạnh lớn đối với chúng tôi.