An toàn lao động: 4 nhóm quy định quan trọng

Theo thống kê mới nhất từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, chỉ trong 5 tháng đầu năm 2025, cả nước đã xảy ra hơn 3.000 vụ tai nạn lao động, làm hơn 160 người chết và hàng nghìn người bị thương nặng, chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng và công nghiệp chế biến.

Tình trạng vi phạm quy định về an toàn lao động, đặc biệt là an toàn vệ sinh lao động, an toàn trong xây dựng, sản xuất và làm việc trên cao, vẫn còn phổ biến và chưa được kiểm soát chặt chẽ.

Bài viết sau do Tổng đài Pháp Luật thực hiện với sự tư vấn của Luật sư tư vấn luật lao động, sẽ cung cấp những thông tin pháp lý quan trọng về nghĩa vụ của người sử dụng lao động và quyền được bảo vệ của người lao động theo Luật An toàn, vệ sinh lao động.

>>> Đặt lịch ngay để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư hàng đầu, giúp bạn giải quyết mọi khó khăn pháp lý một cách hiệu quả!

Đặt lịch tư vấn

AN TOÀN LAO ĐỘNG LÀ GÌ? CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG THEO LUẬT

Khái niệm an toàn lao động dựa theo khoản 2 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định như sau:

An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.

Theo số liệu báo cáo năm 2022, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội công bố có hơn 7.900 người gặp nạn do tai nạn lao động. Do đó, việc tìm hiểu về an toàn lao động đóng vai trò quan trọng giúp bảo vệ quyền và lợi ích của người tham gia lao động.

“An toàn là trên hết ” được xem là nguyên tắc vàng trong quá trình lao động. Nói cách khác, an toàn lao động là trách nhiệm của bên sử dụng lao động phải đảm bảo an toàn lao động cho người lao động trong suốt quá trình làm việc. Nhằm tránh xảy ra những trường hợp nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng người lao động.

an-toan-lao-dong

Nguyên tắc bảo đảm an toàn lao động

Điều 5 của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định an toàn lao động cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

  • Người lao động cần được đảm bảo làm việc trong điều kiện môi trường an toàn. Song, được trang bị đồ bảo hộ khi làm việc tại nơi như: công trường, nhà xưởng, nhà máy sản xuất,… để đảm bảo an toàn sức khỏe, tính mạng cho người công nhân.
  • Người sử dụng lao động luôn phải có trách nhiệm, ý thức và nghiêm túc tuân thủ các quy định về các biện pháp an toàn lao động trong quá trình sử dụng lao động. Luôn đặt các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát lên hàng đầu tránh những tình huống đáng tiếc xảy ra.
  • Doanh nghiệp có thể tham gia thẩm vấn ý kiến đối với các bên liên quan như: Hội đồng về an toàn, vệ sinh lao động các cấp trong xây dựng, tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động. Qua đó, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động thực hiện đúng các biện pháp trong an toàn lao động.

an-toan-lao-dong

NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐƯỢC BẢO ĐẢM AN TOÀN LAO ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO? 

Tại Điều 6 của Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định quyền lao động hợp đồng và người lao động không theo hợp đồng.

  • Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động được đảm bảo các quyền sau đây:
  • Tại nơi làm việc, người lao động được đảm bảo công bằng, vệ sinh, an toàn lao động; đồng thời, người sử dụng lao động có trách nhiệm tuân thủ các biện pháp về phòng, chống những yếu tố gây hại đến người lao động;
  • Người lao động được cung cấp những thông tin liên quan đến rủi ro tại nơi làm việc như tai nạn lao động, sức khỏe, tâm lý;
  • Được đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình làm việc;
  • Được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm lao động, đồ bảo hộ khi làm việc tại môi trường thiếu an toàn, khám sức khỏe định kỳ;
  • Khi gặp tai nạn lao động, người lao động được giám định mức độ thương tật, và được người sử dụng lao động chi trả chi phí thăm khám, trợ cấp tai nạn lao động theo đúng Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015;
  • Báo cáo đến quản lý, người có thẩm quyền và từ chối làm việc nếu môi trường làm việc có rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng và sức khỏe của người lao động;
  • Có quyền khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định.
  • Các quyền của người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động:
  • Được đảm bảo làm việc tại môi trường công bằng, đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động như người làm việc theo hợp đồng lao động;
  • Được cung cấp và hướng dẫn những quy định về an toàn, vệ sinh lao động;
  • Có quyền được hưởng và tham gia bảo hiểm lao động theo hình thức tự nguyện do Chính phủ quy định;
  • Người lao động làm việc không theo hợp đồng vẫn có quyền tố cáo, khiếu nại đối với những hành vi trái quy định của Nhà nước trong việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động.

an-toan-lao-dong

CHẾ ĐỘ BẢO HỘ LAO ĐỘNG VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG

Chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khỏe người lao động là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo môi trường làm việc an toàn. Mục 3 Chương II quy định người lao động được hưởng chế độ bảo hộ sau:

Chăm sóc sức khỏe nghề nghiệp

  • Người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe hằng năm cho người lao động; người lao động làm việc tại môi trường khói bụi, nặng nhọc, nguy hiểm được khám sức khỏe ít nhất 6 tháng/lần;
  • Đối với người lao động chưa đủ 18 tuổi, người lao động cao tuổi (nam 62 tuổi, nữ 60 tuổi) sẽ bị hạn chế tham gia làm việc tại các môi trường độc hại theo pháp luật lao động;
  • Lao động nữ được khám chuyên khoa phụ sản, sàng lọc các bệnh về ung thư cổ tử cung, ung thư vú;
  • Người phục hồi sau khi tai nạn lao động được chẩn đoán khỏe mạnh có thể quay lại làm việc bình thường;
  • Chi phí các hoạt động khám, chữa bệnh được người sử dụng lao động chi trả được quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 21 của Luật số 84/2015/QH13;

Phương tiện cá nhân cần thiết

  • Người sử dụng lao động phải trang bị những dụng cụ, phương tiện cần thiết khi làm việc để bảo vệ cơ thể khỏi những yếu tố độc hại, nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng;
  • Điều kiện cấp những phương tiện bảo hộ cá nhân phụ thuộc vào môi trường làm việc tiếp xúc nhiều với khói bụi, chất độc hại và những môi trường không đảm bảo về an toàn, vệ sinh lao động;
  • Các phương tiện cần được đảm bảo đúng tiêu chuẩn của Nhà nước quy định;
  • Tổ chức có trách nhiệm vệ sinh, khử khuẩn các dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân đã qua sử dụng ở những nơi dễ gây ra những chất độc hại;

Bồi dưỡng và điều kiện làm việc trong môi trường có hại

  • Bồi dưỡng bằng hiện vật được quy định tổ chức trong ca làm việc đảm bảo tính thuận tiện đối với người lao động trong đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động;
  • Ở nơi làm việc có yếu tố nguy hiểm, có hại đến tinh thần và sức khỏe người lao động được bồi dưỡng bằng hiện vật;
  • Thời gian nghỉ hằng năm của người lao động thuộc nhóm công việc đặc biệt nguy hiểm là 16 ngày; được hưởng thêm 2 ngày so với những nhóm công việc trong điều kiện bình thường.
  • Được điều dưỡng và phục hồi sức khỏe đối với các nhóm ngành đặc thù tiếp xúc nhiều với những chất độc, có hại nếu người lao động không đủ sức khỏe;

Sức khỏe người lao động cần được quản lý

  • Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm quản lý hồ sơ sức khỏe của người lao động;
  • Cần căn cứ vào tình trạng sức khỏe theo tiêu chuẩn của loại công việc, ngành nghề để lựa chọn và sắp xếp công việc hợp lý cho người lao động.

HẬU QUẢ PHÁP LÝ NẾU KHÔNG ĐẢM BẢO AN TOÀN LAO ĐỘNG

Để có những chế tài cụ thể đối với các hành vi vi phạm về biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, Điều 20 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính khi vi phạm quy định về các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động như sau:

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đối với các yếu tố có hại, phòng chống bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

+ Không xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện kế hoạch, nội quy, quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc hoặc khi xây dựng không lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở;

+ Không bố trí bộ phận hoặc người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, công tác y tế, hoặc bố trí người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, công tác y tế nhưng người đó không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;

+ Không bố trí đủ lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc theo quy định;

+ Không tổ chức huấn luyện cho lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc theo quy định;

+ Không phân loại lao động theo danh mục công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để thực hiện các chế độ theo quy định.

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

+ Không định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng theo quy định;

+ Không trang bị các thiết bị an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định;

+ Không xây dựng, ban hành kế hoạch xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp tại nơi làm việc;

+ Không lập phương án về các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của người lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;

+ Không điều tra tai nạn lao động thuộc trách nhiệm theo quy định của pháp luật; không khai báo hoặc khai báo sai sự thật về tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng;

+ Không bảo đảm đủ buồng tắm, buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật;

+ Không trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế để đảm bảo ứng cứu, sơ cứu kịp thời khi xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng, tai nạn lao động.

KẾT LUẬN TỪ LUẬT SƯ TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG

An toàn lao động không chỉ là trách nhiệm pháp lý mà còn là đạo đức nghề nghiệp tối thiểu của người sử dụng lao động. Trong bối cảnh tai nạn vẫn gia tăng, việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, đặc biệt trong xây dựng, sản xuất và làm việc trên cao, cần được thực thi nghiêm ngặt. Người lao động cần tỉnh táo, yêu cầu quyền được huấn luyện, được bảo vệ, và sẵn sàng lên tiếng nếu phát hiện vi phạm.

>>> Thanh toán nhanh, nhận tư vấn chất lượng từ luật sư, giải quyết vấn đề hiệu quả – tất cả chỉ trong một cuộc hẹn!

Đặt lịch tư vấn

Chat Zalo
Đặt Lịch

    PHIẾU ĐẶT LỊCH

    Bạn vui lòng lựa chọn Hình thức tư vấn, lĩnh vực  mức ưu tiên tư vấn phù hợp với nhu cầu của mình. Xin lưu ý Chi phí tư vấn sẽ thay đổi tùy theo lựa chọn của bạn. Hệ thống sẽ lựa chọn luật sư chuyên môn phù hợp với yêu cầu của bạn.








    Bạn vui lòng quét mã để thanh toán phí tư vấn, sau đó xác nhận bằng cách tích Tôi đã thanh toán thành công và nhấn Đặt lịch tư vấn. Lưu ý: Lịch tư vấn chỉ được xác nhận khi thanh toán thành công. Trong vòng 05 phút, chúng tôi sẽ liên hệ để xác nhận và kết nối bạn với đội ngũ luật sư tư vấn. Ngoài ra, tất cả buổi tư vấn đều được giám sát chuyên môn, đảm bảo đúng định hướng và áp dụng thực tế hiệu quả. Bạn có thể ghi âm, ghi hình để theo dõi và triển khai công việc.

    Chấp nhận các ngân hàng và ví điện tử

    Napas247 | Momo | ZaloPay | Viettel Money | VNPay

    Đọc thêm lợi ích của Luật sư tư vấn

    • Giúp bạn hiểu rõ và tuân thủ luật: Luật sư giúp bạn nắm vững các quy định, tránh vi phạm không đáng có và các vấn đề rủi ro pháp lý có nguy cơ gặp phải.

    • Tiết kiệm thời gian và nhiều chi phí: Luật sư sẽ giúp xử lý nhanh chóng các vấn đề pháp lý, giảm thiểu chi phí so với tự tìm hiểu hoặc xử lý sai sót trong các vụ việc, vụ án.

    • Tư vấn chiến lược và giải pháp đúng: Luật sư sẽ đưa ra các giải pháp, phương án pháp lý phù hợp để giải quyết vụ việc, vụ án với đúng mục tiêu và mong muốn của bạn.

    • Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bạn: Luật sư có thể đại diện bạn và hỗ trợ bạn trong các giao dịch, tranh chấp, đảm bảo quyền lợi của bạn được bảo vệ tối đa. Việc thuê luật sư và chi phí thuê luật sư bạn có thể trao đổi trực tiếp với luật sư trong quá trình tư vấn.

    Bạn cần thanh toán trước khi gửi phiếu đặt lịch