Bằng khoán đất là gì? Đặc điểm cơ bản của bằng khoán đất là gì? Công dân có được xin phép cấp bằng khoán đất không? Tất cả những vấn đề này sẽ được Tổng Đài Pháp Luật giải đáp trong bài viết dưới đây. Trong quá trình tìm hiểu pháp luật, bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được các Luật sư, chuyên gia pháp lý tư vấn, hỗ trợ và giải đáp kịp thời!
>> Tư vấn quy định về Bằng khoán đất, Gọi ngay 1900.6174
Bằng khoán đất là gì?
>> Bằng khoán đất là gì? Liên hệ ngay 1900.6174
Ngày nay, nhiều người dân đã rất quen thuộc với cách gọi Giấy chứng nhận quyền sở hữu và sử dụng đất đai là sổ hồng, sổ đỏ, sổ trắng một trong các loại giấy tờ có giá trị quan trọng và được rất nhiều người dân quan tâm mà ít khi nhắc tới bằng khoán. Vậy bằng khoán là g ?
Bằng khoán đất hay còn có tên gọi khác là bằng khoán là một trong các loại giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất thổ cư. Bằng khoán được lập bởi Sở Địa chính thời Pháp thuộc và đã được cấp cho các chủ sở hữu từ ngày 30/04/1945 trở về trước. Ngày nay, bằng khoán được quy định chi tiết rất rõ và tại Điều 15 Thông tư số 02/2015 Bộ Tài Nguyên Môi Trường với tên gọi pháp lý được công nhận là bằng khoán điền thổ. Đây chính là một trong các loại văn bản đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có căn cứ để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay còn gọi là sổ đỏ hoặc các tài sản khác mà gắn liền với đất. Ngoài ra, khi những người dân có bằng khoán đất sẽ không phải nộp tiền sử dụng đất.
Thực tế, bằng khoán điền thổ này là phiếu kê khai đo đạc về diện tích, xác định loại hình đất, thông tin chủ sở hữu và được các cán bộ địa chính ngầm hiểu là các giấy tờ tạo lập nhà ở, áp dụng với đất thổ cư để phục vụ cho công tác quản lý. Có thể thấy rằng việc giao dịch qua bằng khoán vẫn diễn ra khá phổ biến do loại giấy tờ đó có hạn sử dụng lâu dài và thay đổi tùy vào thị trường bất động sản. Vậy thì bằng khoán đất đai có những đặc điểm gì?
Tổng Đài Pháp Luật chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý trên mọi lĩnh vực như: tư vấn luật đất đai, tư vấn luật dân sự, tư vấn luật hình sự,… Trải qua gần 10 năm hình thành và phát triển, tổng đài đã tư vấn và giải quyết thành công hàng nghìn vấn đề pháp lý trên toàn quốc. Mọi thắc mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được luật sư tư vấn miễn phí!
Đặc điểm cơ bản của bằng khoán đất là gì?
>> Đặc điểm cơ bản của bằng khoán đất là gì? Gọi ngay 1900.6174
Cũng như những loại giấy tờ khác về chứng nhận quyền sử dụng đất như sổ hồng, sổ đỏ… thì bằng khoán cũng là một loại giấy tờ được sử dụng và cấp phép từ năm 1930 cho đến trước năm 1960. Bằng khoán điền thổ không có cấu trúc thống nhất mà được thay đổi qua từng thời kỳ cụ thể là:
– Ở thời kỳ đầu vào những năm 1930, bằng khoán điền thổ sẽ bao gồm 16 cột thông tin với tiêu đề các cột được đánh bằng tiếng Pháp, đối với phần thông tin điền cụ thể được viết tay bằng chữ Quốc ngữ. Các tấm bằng khoán điền thổ đều có hai mặt bao gồm: 11 cột thông tin ở mặt trước và 5 cột thông tin ở mặt sau.
– Đối với bằng khoán được cấp ở những năm 1950 đến thời điểm hiện nay thì các thông tin trên văn bản này được thay thế và viết bằng tiếng Việt, ngoài ra phần thông tin đã đơn giản hóa hơn thời kỳ trước đó.
Những đặc điểm bên ngoài của bằng khoán cụ thể như sau: bằng khoán có hình chữ nhật có kích thước là 25cm với chiều dài và 20cm đối với chiều rộng, chất liệu là giấy đen được bồi giày. Văn bản này đã được cấu tạo nhiều trang, mỗi trang có các nội dung khác nhau, trang đầu sẽ ghi tên chủ sở hữu đất, tên cơ quan cấp giấy, những thông tin về thông số kỹ thuật của thửa đất như vị trí, diện tích và tọa độ cụ thể, ranh giới tiếp giáp thửa đất, số tờ bản đồ… Mặt sau của bằng khoán sẽ được để trống đề phòng bổ sung về thông tin của chủ sở hữu, ghi chú khi cần thiết.
Bằng khoán đất có vai trò quan trọng trong giao dịch, mua bán bất động sản và có nhiều điểm tương đồng như sổ hồng và sổ đỏ. Việc mua bán bằng khoán này vẫn xảy ra khá phổ biến ở thời điểm hiện nay và được pháp luật căn cứ để xét mức độ hợp pháp của giao dịch này.
Có dùng bằng khoán đất để làm sổ đỏ được không?
>> Có dùng bằng khoán đất để làm sổ đỏ được không? Gọi ngay 1900.6174
Ngày nay, thị trường bất động sản lưu hành phổ biến sổ hồng, sổ đỏ nên các công dân đang sở hữu bằng khoán đất được khuyến khích chuyển sang những loại giấy tờ khác có cùng giá trị để giúp cho quy trình sử dụng, mua bán để được thực hiện dễ dàng hơn và có căn cứ về pháp luật chi tiết hơn. Vậy thì dùng bằng khoán đất đai để làm sổ đỏ được không?
Theo điểm e khoản 1 Điều 100 Luật đất đai 2013 Quy định những cá nhân, hộ gia đình có giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho cá nhân sử dụng đất đang sử dụng đất ổn định thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất. Điểm này được hướng dẫn bởi Điều 15 Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên môi trường, theo đó các các giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuộc chế độ cũ được công nhận gồm:
– Bằng khoán điền thổ
– Văn tự đoạn mãi bất động sản có chứng nhận của cơ quan thuộc chế độ cũ
– Văn tự tặng cho nhà ở, mua bán nhà ở, đổi nhà ở và thừa kế nhà ở mà gắn liền với đất có chứng nhận của cơ quan thuộc chế độ cũ.
– Bản di chúc hoặc giấy thỏa thuận tương phân di sản về nhà ở được cơ quan thuộc chế độ cũ chứng nhận.
– Giấy phép hợp thức hóa kiến trúc hoặc giấy phép cho xây cất nhà ở của cơ quan thuộc chế độ cũ cấp.
– Bản án của cơ quan Tòa án có thẩm quyền của chế độ cũ đã có hiệu lực thi hành.
– Những loại Giấy tờ khác chứng minh việc tạo lập nhà ở, đất ở nay được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất ở công nhận.
Công dân có được xin phép cấp bằng khoán đất không?
>> Công dân có được xin phép cấp bằng khoán đất không? Gọi ngay 1900.6174
Bằng khoán đất là một loại giấy tờ được cấp phổ biến vào thời kỳ Pháp thuộc. Hiện nay, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thường chỉ cấp mới hoặc cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất. Thị trường bất động sản cũng lưu hành phổ biến sổ hồng, sổ đỏ, hay sổ trắng hơn nên người dân sở hữu bằng khoán đất được khuyến khích chuyển đổi sang những loại giấy tờ ngang giá trị.
Tuy nhiên, giá trị sử dụng của bằng khoán vẫn sẽ được giữ gìn nguyên vẹn. Đồng thời, theo điều 100 Luật Đất đai năm 2013 và điều 15 Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT cũng quy định một số điều khoản về bằng khoán, cụ thể như sau:
Cá nhân, hộ gia đình đang sử dụng đất ổn định, sở hữu một trong các loại giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất mà không phải nộp tiền sử dụng đất.
Như vậy, bằng khoán đất hay bằng khoán điền thổ mang giá trị và tầm ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực bất động sản. Tuy không còn được cấp mới trong xã hội hiện nay, bằng khoán vẫn được lưu hành hợp pháp nên khi tham gia vào các giao dịch bất động sản, người dân cần phải nắm rõ một số thông tin cơ bản về loại giấy tờ này.
Trên đây là những chia sẻ của Tổng Đài Pháp Luật về bằng khoán đất. Mọi thông tin chia sẻ đều trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành, hy vọng sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin pháp lý hữu ích. Trong trường hợp, bạn còn điều gì vướng mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được tư vấn hỗ trợ bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý nhiều kinh nghiệm!