Bảo lãnh con nuôi sang Úc – Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục bảo lãnh

Trên thực tế, nhiều bố mẹ muốn cho con nuôi sang nước ngoài để giúp con được tiếp cận với một môi trường giáo dục hiện đại hơn. Tuy nhiên, nhiều người không gặp ít khó khăn trong quá trình bảo lãnh con nuôi sang Úc. Để giúp bạn đọc hiểu rõ về vấn đề này, trong bài viết sau, Tổng Đài Pháp Luật sẽ cung cấp những quy định về điều kiện, hồ sơ, thủ tục để bảo lãnh con nuôi qua Úc. Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề này, bạn vui lòng liên hệ đến hotline 1900.6174 để được Luật sư tư vấn chi tiết!

 

luat-su-huong-dan-ho-so-bao-lanh-con-nuoi-sang-uc

 

Câu hỏi

 

Anh Lucas (quốc tịch Úc) có câu hỏi:

“Tôi sinh năm 1991, là công dân Úc được điều chuyển công tác sang Việt Nam. Thời gian làm việc ở đây, tôi có quen một người con gái Việt Nam và kết hôn với cô ấy vào năm 2018. Đến nay, chúng tôi vẫn chưa có con và hiện tại hai người đang mong muốn nhận con nuôi (tuổi từ khoảng 5 đến 10 tuổi) tại Việt Nam. Sau đó bảo lãnh cho cháu sang Úc sinh sống cùng chúng tôi. Vậy cho tôi hỏi thủ tục nhận con nuôi ở Việt Nam như thế nào? Thủ tục bảo lãnh con nuôi sang Úc? Tôi xin cảm ơn!”

 

>> Quy định của pháp luật về bảo lãnh con nuôi sang Úc, gọi ngay 1900.6174 

Luật sư tư vấn luật dân sự trả lời:

Cảm ơn anh Lucas đã tin tưởng Tổng Đài Pháp Luật của chúng tôi là nơi hỗ trợ, giải đáp các vấn đề pháp lý! Để giải đáp các thắc mắc của anh, Luật sư của chúng tôi sẽ phân tích qua các vấn đề sau đây:

Nhận con nuôi ở Việt Nam như thế nào?

Điều kiện nhận con nuôi

Điều kiện đối với cha mẹ nuôi

 

>> Luật sư tư vấn điều kiện nhận con nuôi đối với cha mẹ nuôi là gì? Gọi ngay 1900.6174 

Pháp luật Việt Nam có quy định các trường hợp nhận con nuôi căn cứ theo quy định của Luật nuôi con nuôi năm 2010 như sau:

Cha mẹ nuôi phải thuộc một trong các trường hợp sau:

Thứ nhất, cha mẹ nuôi là công dân Việt Nam và đang thường trú ở trong nước

Thứ hai, cha mẹ nuôi là người nước ngoài và đang thường trú tại Việt nam

Thứ ba, cha mẹ nuôi là công dân Việt Nam nhưng đang định cư ở nước ngoài

Thứ tư, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài

Tuy nhiên, với đối tượng là người nước ngoài chỉ khi không thể tìm được người nhận nuôi ở trong nước căn cứ theo thứ bậc ưu tiên (cha dượng/mẹ kế; cô cậu dì chú bác ruột) người nước ngoài mới có thể nhận con nuôi.

Nhận nuôi con nuôi là việc thực hiện xác lập quan hệ giữa cha, mẹ với con, do đó cũng xuất hiện các quyền và nghĩa vụ giữa các bên nhận nuôi con nuôi. Vì vậy, pháp luật có quy định về năng lực hành vi dân sự (có đầy đủ năng lực hành vi dân sự phù hợp với quốc gia nhận nuôi con nuôi) để bảo đảm quyền lợi cho người được nhận làm con nuôi do con nuôi từng là người chưa thành niên và vẫn còn phụ thuộc vào cha mẹ.

Cha mẹ nuôi phải nhiều hơn con nuôi tối thiểu 20 tuổi

Để đảm bảo đời sống cho con nuôi cha mẹ nuôi cần có điều kiện như: kinh tế, sức khỏe, nơi ở bảo đảm, không bị hạn chế một số quyền với con chưa thành niên của cha mẹ để việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi được đảm bảo;

Điều kiện đối với con nuôi

 

>> Điều kiện nhận con nuôi đối với con nuôi, liên hệ ngay 1900.6174 

Căn cứ quy định tại điều 8 Luật nuôi con nuôi năm 2010 về điều kiện các đối tượng được nhận làm con nuôi với các trường hợp như sau:

Thứ nhất, trẻ em mà dưới 16 tuổi mọi đối tượng đủ điều kiện nhận con nuôi đều có quyền nhận con nuôi.

 Thứ hai, trẻ em từ 16 đến dưới 18 tuổi, đối với độ tuổi này, để được nhận làm con nuôi chỉ trong những trường hợp nhận giữa những người thân thích sau đây:

+ Trường hợp nhận con nuôi là con riêng của vợ hoặc con riêng của chồng (cha dượng/mẹ kế nhận làm con nuôi).

+ Trường hợp được người thân bao gồm: cô, dì, cậu, chú bác nhận làm con nuôi.

Mỗi người con nuôi chỉ làm con nuôi của cả hai người là vợ chồng hoặc của một người độc thân.

Như vậy, theo như thông tin anh cung cấp, anh thuộc đối tượng người nước ngoài thường trú tại Việt Nam nhận con nuôi. Do hiện hại anh 32 tuổi nên sẽ chỉ nhận nuôi được trẻ từ dưới 12 tuổi (do cha mẹ nuôi phải nhiều hơn người được nhận nuôi là 20 tuổi). Ngoài ra, anh cần chuẩn bị đầy đủ khả năng tài chính, sức khỏe, nơi ở để phù hợp nhất với điều kiện nhận con nuôi. Nếu anh muốn hiểu rõ về điều kiện nhận con nuôi, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư giải đáp chi tiết!

>> Xem thêm: Thủ tục bảo lãnh con sang Pháp như thế nào? [Chi tiết A–Z]

Trình tự nhận con nuôi

 

>> Tư vấn thủ tục nhận con nuôi nhanh chóng, liên hệ ngay 1900.6174 

Để nhận nuôi con nuôi anh cần thực hiện theo trình tự như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký nhận con nuôi

Người nhận con nuôi sẽ phải chuẩn bị hồ sơ của mình và hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi như sau:

Căn cứ theo Điều 17 Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy định về hồ sơ của người nhận con nuôi bao gồm:

Thứ nhất, đơn xin nhận con nuôi;

Thứ hai, bản sao của căn cước công dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ tương ứng có giá trị thay thế;

Thứ ba, phiếu lý lịch tư pháp;

Thứ tư, văn bản xác nhận về tình trạng hôn nhân;

Thứ năm, giấy khám sức khỏe (do cơ quan y tế cấp có thẩm quyền cấp: cơ sở y tế từ tuyến huyện trở lên); văn bản do uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận về: điều kiện kinh tế, hoàn cảnh gia đình, tình trạng nơi ở của người nhận con nuôi thường trú cấp.

Căn cứ theo Điều 18 Luật nuôi con nuôi năm 2010, hồ sơ của người được nhận nuôi bao gồm:

Thứ nhất, giấy khai sinh;

Thứ hai, giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

Thứ ba, 02 ảnh toàn thân chụp không quá 06 tháng;

Thứ tư, đối với trẻ em bị bỏ rơi cần chuẩn bị biên bản xác nhận do Công an cấp xã hoặc uỷ ban nhân dân xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập;

Thứ năm, đối với trẻ em mồ côi cần chuẩn bị giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc tài liệu về quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được nhận nuôi là đã chết;

Thứ sáu, đối với trẻ mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích cần có quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi mất tích;

Thứ bảy, đối với trẻ mà có cha đẻ, mẹ mất năng lực hành vi dân sự cần có Quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự;

Thứ tám, quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ trên của cả người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền là sở tư pháp tại địa phương nơi người được nhận làm con nuôi cư trú.

* Thời hạn giải quyết việc nhận con nuôi là 30 ngày, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến của những người liên quan

Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi tiếp nhận hồ sơ sẽ có trách nhiệm là kiểm tra hồ sơ;

Sau đó, tiến hành việc lập ý kiến của những người liên quan trong thời gian là 10 ngày (tính từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ),

Việc lấy ý kiến phải lập thành văn bản và có xác nhận của người được lấy ý kiến bằng một trong hai cách là ký chữ ký hoặc điểm chỉ.

Bước 3: Cấp giấy chứng nhận nhận nuôi con nuôi

Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật trong trường hợp xét thấy có đủ điều kiện của người được giới thiệu làm con nuôi và người nhận con nuôi trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi được uỷ ban nhân dân cấp xã giao cho cha mẹ nuôi hoặc cha mẹ đẻ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng, tổ chức giao nhận con nuôi hoặc người giám hộ của trẻ;

Trong thời hạn 20 ngày, cơ quan sẽ thực hiện ghi vào sổ hộ tịch.

Trường hợp uỷ ban nhân dân cấp xã từ chối cấp giấy chứng nhận nuôi con nuôi phải trả lời bằng văn bản trong thời hạn 10 ngày và nêu rõ lý do từ chối cho người nhận con nuôi, cha mẹ đẻ của trẻ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng hoặc người giám hộ hợp pháp của trẻ.

Như vậy, để hoàn tất thủ tục nhận nuôi con nuôi, anh cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ nêu trên và nộp hồ sơ tại uỷ ban nhân dân cấp xã để thực hiện thủ tục nhận con nuôi. Trong quá trình thực hiện thủ tục nhận con, nếu anh gặp bất kỳ vướng mắc nào, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ nhanh chóng!

>> Xem thêm: Bảo lãnh con sang Nhật – Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục miễn phí

ho-so-bao-lanh-con-nuoi-sang-uc

 

Điều kiện bảo lãnh con nuôi sang Úc

Đối với cha mẹ nuôi

 

>> Cha mẹ nuôi cần đáp ứng điều kiện bảo lãnh con nuôi sang Úc là gì? Liên hệ ngay 1900.6174 

Điều kiện của người bảo lãnh con nuôi sang Úc bao gồm:

Thứ nhất, phải thuộc một trong ba trường hợp sau: là công dân của nước Úc, hoặc là thường trú nhân tại Úc hoặc trường hợp là công dân của New Zealand (cần đạt những tiêu chuẩn nhất định).

Thứ hai, nhận con nuôi khi trẻ dưới 18 tuổi

Thứ ba, trường hợp nếu cha mẹ nuôi của người đó đã có thời gian sống ngoài nước Úc từ 12 tháng trở lên kể từ năm 16 tuổi, người đó phải cung cấp Biên bản kiểm tra của cảnh sát liên bang AFP.

Đối với con nuôi

 

>> Điều kiện bảo lãnh con sang Úc đối với con nuôi là gì? Gọi ngay 1900.6174 

Điều kiện với người được bảo lãnh theo diện bảo lãnh con nuôi sang Úc bao gồm:

Về độ tuổi: Trẻ em dưới 18 tuổi, đối với trẻ từ trên 16 tuổi còn cần đáp ứng một số yêu cầu về đạo đức, nhân phẩm của chính phủ Úc đưa ra.

Về quan hệ với người bảo lãnh: Trẻ đang là con nuôi của người bảo lãnh hoặc người bảo lãnh và trẻ đang trong quá trình thực hiện thủ tục nhận nuôi con nuôi.

Về nơi ở hiện tại: Khi nộp hồ sơ bảo lãnh trẻ phải đang sinh sống tại một quốc gia khác ngoài nước Úc.

Như vậy, để bảo lãnh con nuôi sang Úc anh cần đáp ứng các điều kiện trên. Theo thông tin anh cung cấp, anh là công dân Úc, độ tuổi là 32 tuổi. Căn cứ theo quy định trên, anh đủ điều kiện để bảo lãnh con nuôi sang Úc. Trong quá trình anh đang nhận con nuôi để bảo lãnh sang Úc gặp khó khăn về hồ sơ hay thủ tục, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư của chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng!

>> Xem thêm: Bảo lãnh con sang Hàn Quốc – Hướng dẫn chi tiết hồ sơ, thủ tục

Hồ sơ xin visa bảo lãnh con nuôi sang Úc

 

>> Luật sư hỗ trợ soạn thảo hồ sơ xin visa bảo lãnh con nuôi sang Úc, gọi ngay 1900.6174 

Theo đó, hồ sơ xin visa 102 phải bao gồm những tài liệu chính yếu sau:

Thứ nhất, giấy tờ tùy thân của đương đơn bao gồm:

+ Hộ chiếu còn hiệu lực,

+ Chứng minh nhân dân/ căn cước công dân (nếu có),

+ Giấy khai sinh,

+ Hình thẻ: 4 cái được chụp tính từ thời điểm nộp hồ sơ không quá 6 tháng.

Thứ hai, giấy tờ, bằng chứng chứng minh mối quan hệ: Giấy xác nhận về việc nhận con nuôi của chính quyền Việt Nam.

Thứ ba, giấy xác nhận từ phía cảnh sát: Tùy thuộc vào từng đối tượng và hoàn cảnh khác nhau mà người bảo lãnh được yêu cầu nộp chứng nhận của cảnh sát nước ngoài hoặc bản kiểm tra của cảnh sát quốc gia liên bang Úc.

Thứ tư, giấy tờ lý lịch tư pháp.

Thứ năm, 02 mẫu đơn: Đơn bảo trợ con cái (theo Mẫu đơn 40 CH) và Đơn xin di cư đến Úc (theo mẫu đơn 47CH).

Thứ sáu, giấy tờ, bằng chứng chứng minh khả năng tài chính, thu nhập của người bảo lãnh.

Như vậy, hồ sơ bảo lãnh con nuôi sang Úc gồm 06 loại giấy tờ trên và cần được dịch toàn bộ sang tiếng Anh cùng với việc sao y công chứng tại cơ quan có thẩm quyền và được cha mẹ nuôi – người bảo lãnh thực hiện thay mặt cho con nuôi nộp hồ sơ.

>> Xem thêm: Bảo lãnh con sang Đức thực hiện như thế nào? Điều kiện là gì?

thu-tuc-xin-visa-bao-lanh-con-nuoi-sang-uc

 

Thủ tục xin visa bảo lãnh con nuôi sang Úc

 

>> Thủ tục xin visa bảo lãnh con nuôi sang Úc như thế nào? Gọi ngay 1900.6174 

Để nhận được visa 102 Úc diện bảo lãnh con nuôi, người bảo lãnh sẽ thực hiện thủ tục thông qua 5 bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Kiểm tra các điều kiện để xin cấp visa 102 Úc bao gồm: điều kiện của người bảo lãnh (chú ý đến khả năng tài chính) và điều kiện của người được bảo lãnh

Sau đó chuẩn bị đầy đủ 05 loại giấy tờ như đã nêu ở trên

Bước 2: Nộp hồ sơ và thực hiện đóng phí visa

Bước 3: Nhận thông báo tiếp nhận đơn

Sau khi đơn được chuyển tới cơ quan tiếp nhận Bộ Di trú Úc sẽ ra thông báo đến với gia đình nộp hồ sơ bảo lãnh đã tiếp nhận đơn

Bước 4: Cơ quan có thẩm quyền xử lý hồ sơ

Trường hợp nếu hồ sơ bị thiếu hoặc thông tin điền chưa đầy đủ, chính xác người duyệt hồ sơ sẽ gửi thông báo yêu cầu người bảo lãnh bổ sung giấy tờ, thông tin còn thiếu.

Bước 5: Cấp Visa 102 Úc cho đương đơn

Sau khi xử lý hồ sơ và thấy đủ các điều kiện để đảm bảo bảo lãnh visa được cấp cho đương đơn.

Như vậy, thủ tục xin visa bảo lãnh cho con sang Úc của anh cần tuân thủ thực hiện theo 05 bước như đã nêu ở trên. Anh cần chú ý chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, điều kiện bảo lãnh để tránh gây mất thời gian giải quyết hồ sơ. Nếu anh còn thiếu bất kỳ 1 loại giấy tờ nào trong 5 loại giấy tờ nêu trên, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ nhanh chóng!

>> Xem thêm: Điều kiện bảo lãnh con sang Mỹ – Tư vấn hồ sơ, thủ tục miễn phí

Lệ phí xin visa bảo lãnh con nuôi sang Úc

 

>> Lệ phí xin visa bảo lãnh con nuôi sang Úc là bao nhiêu? Gọi ngay 1900.6174 

Lệ phí xin visa 102 diện bảo lãnh con nuôi cũng có mức phí tương tự như visa 101 (visa diện bảo lãnh con ruột). Theo đó, mức phí cho người nộp đơn chính là 2,790 AUD. Khoản phí này phải thanh toán trước khi nộp đơn xin visa.

Trường hợp hồ sơ bảo lãnh bị từ chối, không đủ điều kiện cấp visa phí xin visa sẽ không được hoàn lại cho người nộp phí này.

Như vậy, anh cần nộp lệ phí bảo lãnh con nuôi sang Úc theo quy định mà Luật sư của chúng tôi đã nêu trên. Anh cần lưu ý cần chuẩn bị hồ sơ bảo lãnh để tránh trường hợp hồ sơ bảo lãnh của anh bị từ chối hay không đủ điều kiện để cấp visa, anh sẽ không được hoàn trả phí xin Visa. Nếu anh còn bất cứ thắc mắc nào về phí xin visa, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư giải đáp chi tiết!

Thời gian xét hồ sơ xin visa bảo lãnh con nuôi sang Úc là bao lâu?

 

>> Tư vấn miễn phí về thời gian xét hồ sơ xin visa bảo lãnh con nuôi sang Úc, liên hệ ngay 1900.6174 

Tuỳ từng đối tượng, hoàn cảnh và thời gian xử lý hồ sơ xin visa nhanh hay chậm. Thông thường, thời gian xử lý hồ sơ thường dao động từ 7 tháng đến 27 tháng.

Như vậy, trước khi nộp hồ sơ xin visa anh cần nộp lệ phí là 2,790 AUD và sau đó hồ sơ sẽ được xem xét duyệt trong thời gian từ 07 tháng đến 27 tháng tùy từng trường hợp. Nếu anh muốn được hỗ trợ để rút ngắn thời gian xét hồ sơ xin visa bảo lãnh con nuôi sang Úc, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ nhanh chóng!

Như vậy, Tổng Đài Pháp Luật đã cung cấp cho anh/chị những thông tin vấn đề bảo lãnh con nuôi sang Úc và các vấn đề xoay quanh. Việc chủ động trang bị kiến thức pháp luật là điều cần thiết và đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích của chính mình và người thân yêu. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp anh/chị tháo gỡ những thắc mắc của mình. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, anh/chị hãy nhấc máy gọi đến đường dây nóng 1900.6174, phía đội ngũ Luật sư, chuyên gia pháp lý của chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn một cách tốt nhất cho anh/chị!